You are on page 1of 13

THPT TRẦN KHAI NGUYÊN

NHẬ T KÝ
ĐỌC
TRUYỆN
VỢ CHỒNG
A PHỦ-Tô Hoài

GV: Nguyễn Hà Bích Vân


Ngô Ngọc Thùy Trang-12A6
MỤC LỤC
I. Tác giả và tác phẩm 3

a. Tác giả: 3

b. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ 3

II. Nhật ký đọc truyện 4

1. Hình ảnh 4

2. Từ hay 5

3. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả 5

4. Kết cấu/Bố cục/Mạch cảm xúc 6

5. Nhân vật trữ tình/Chủ thể trữ tình/Tình cảm trữ tình 8

6. Quan điểm 9

7. Giải thích 10

8. Điểm thơ/Phê bình 10

9. Phần đặc sắc của bài thơ 11

10. Bản thân và bài thơ 12

2
I. Tác giả và tác phẩm
a. Tác giả:
- Tô Hoài (1920-2014) tên thật là Nguyễn Sen quê ở tỉnh Hà Đông
(nay thuộc Hà Nội).
- Là một những nhà văn lớn của văn học Việt Nam.
- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của
nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu luu kí (truyện, 1941), O chuột (tập
truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Truyện Tây Bắc (tập
truyện, 1953),...

b. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ:


- Hoàn cảnh sáng tác: Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến
đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây Bắc.
- Tác phẩm gồm 2 phần, đoạn trích trong sách giáo khoa là phần
một.
- Tóm tắt: Đoạn trích kể về cuộc đời của Mị và A Phủ (dân tộc Mèo).
Mị là cô gái trẻ đẹp, hồn nhiên, tài giỏi, hiếu thảo. Vì món nợ của bố
mẹ, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Mị định tự
tử nhưng nghĩ thương bố nên thôi. Mị sống kiếp nô lệ hết năm này
qua năm khác trong nhà thống lí, lâu dần cô giống như "con rùa lùi lũi
nuôi trong xó cửa". Vào một đêm xuân nghe tiếng sáo gọi bạn tình;
Mị như sống lại những ngày tuổi trẻ xa xưa. Mị uống rượu và sửa soạn
muốn đi chơi nhưng bị chồng là A Sử trói đứng vào cột nhà suốt đêm
cho đến sáng hôm sau khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy
thuốc cho chồng.
A Phủ một chàng trai mồ côi nghèo, gan dạ, vì đánh A Sử nên bị bắt,
bị phạt, phải ở đợi suốt đời cho nhà thống lý. Một lần đi chăn bò bị
mất một con, Pá Tra cho trói A Phủ vào cột. Hằng đêm, Mị thổi lửa hơ
tay nhưng không để ý. Đến khi thấy dòng nước mắt trên má A Phủ, Mị
chợt nhớ lại tình cảnh của mình, tình cảm của người đàn bà trong nhà
này trước bị trói cho đến chết. Xót thương và căm giận Mị, cắt dây trói
cho A Phủ. Rồi khi A Phủ bỏ chạy, cô chạy vụt theo.
Phần sau lượt đi kể về việc hai người chạy đến Phiềng Xa và thành vợ
chồng, họ được cán bộ A Châu giác ngộ Cách mạng và A Phủ trở
thành tiểu đội trưởng du kích đánh Tây.

3
II. Nhật kí đọc truyện
1. Hình ảnh
Đọc xong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, sau khi khép
trang sách lại rồi nhưng hình ảnh gương mặt “buồn rười rượi” của Mị
vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi rất lâu. Vậy nên tôi quyết định vẽ ra
hình ảnh đó để cùng chia sẻ đến mọi người:

Sở dĩ hình ảnh ấy luôn ám ảnh tâm trí tôi khiến cho tôi muốn chia sẻ
cùng mọi người là bởi vì tôi ấn tượng với hình ảnh “cô con gái ngồi
quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” (SGK/4) với một
gương mặt “buồn rười rượi” đặt trong hoàn cảnh tấp nập, giàu có của
nhà thống lí. Càng đào sâu vào câu truyện, càng hiểu về cuộc đời bất
hạnh của Mị tôi càng hiểu được cảm xúc của cô, trong nỗi buồn có ẩn
chứa sự tuyệt vọng và bất lực.

4
2. Từ hay
Sau khi đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, lối hành văn của Tô
Hoài đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong tôi, cách ông viết truyện
rất bình dị và thông tục, ngoài ra còn mang đậm nét riêng về
phong tục, tập quán và lối sống của người Mông. Có những từ ngữ
trong văn bản đã tạo cho tôi ấn tượng sâu sắc:

- Trước hết là sự xuất hiện của từ ngữ “lá ngón”. Lá ngón ở Việt
Nam là một loại thực vật có độc tính cao, rất quen thuộc với người
dân dân tộc miền núi, nên nhiều người (đặc biệt là đồng bào dân
tộc thiểu số) ăn nó để tự tử. Từ ngữ “lá ngón” xuất hiện làm cho tôi
nhận ra lúc bị bắt về làm dâu gạt nợ, Mị đã phải tuyệt vọng tới
nhường nào, nó đại diện cho lòng khát khao tự do của Mị. Qua đó,
Tô Hoài đã giúp người đọc một phần cảm nhận được cuộc đời bị
bóc lột, tinh thần bị đè nén của đồng bào các dân tộc lúc bấy giờ,
dấy lên nỗi câm phẫn tội ác của giai cấp thống trị miền núi.

- Tôi đặc biệt ấn tượng với cụm từ “buồn rười rượi” trong đoạn giới
thiệu về nhân vật Mị: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa,
dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cuối
mặt, buồn rười rượi.” (SGK/4). Nó diễn tả một nỗi buồn không thể
nào đo đạc được, một nỗi buồn cực kì sâu sắc, rầu rĩ, ủ rũ. Đó
dường như cũng là cảm giác của người dân miền núi khi chịu áp
bức và bóc lột nặng nề, nỗi buồn bao trùm cả cuộc đời tăm tối của
họ.

3. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả


Về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, Tô Hoài đã để lại cho tôi một
ấn tượng rất sâu sắc bởi cách ông đan cài khéo léo các thủ pháp
nghệ thuật độc đáo. Trong nhật ký đọc truyện này, tôi sẽ ghi lại
các ví dụ về những điều đặc biệt như thế mà tác giả đã sử dụng
trong truyện mà tôi cho là đặc sắc nhất:

5
+ Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Hai nhân
vật Mị và A Phủ là nhân vật điển hình cho các đồng bào Tây Bắc
vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức, kìm kẹp của bọn thực dân
và chúa đất thống trị. Nét đặc sắc nhất cách Tô Hoài miêu tả diễn
biến tâm lý nhân vật Mị. Tác giả đã đặt nhân vật Mị vào hoàn
cảnh căng thẳng, khó khăn, cảm xúc bị đè nén để làm cơ sở dẫn
đến những phản kháng mạnh mẽ ở tình huống sau. Để khơi gợi
sức sống tiềm tàng của Mị, tác giả đã lấy “tiếng sáo” như chất xúc
tác để làm thay đổi tâm lý nhân vật Mị để thể hiện tư tưởng nhân
đạo sâu sắc.

+ Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt. Cách giới thiệu nhân vật đầy
bất ngờ, tự nhiên, lôi cuốn, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt khéo léo.
Chỉ trong mấy câu mở đầu tác giả đã khéo léo giới thiệu nhân vật
và hoàn cảnh đầy đau khổ và éo le của nhân vật Mị. Giữa khung
cảnh đông đúc, tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra, Mị xuất hiện
âm thầm, lẻ loi: “một cô con gái ngồi quay sợi gai bên cạnh tảng
đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” (SGK/4). Là con gái của gia đình
giàu có nhưng Mị “lúc nào cũng cuối mặt, buồn rười rượi” (SGK/4).

+ Lớp từ thông tục mang màu sắc dân tộc đậm đà. Tô Hoài đã
khắc họa chân thực những nét riêng về phong tục, tập quán, tính
cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng
văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm phong vị miền núi.

4. Kết cấu/Bố cục/Trình tự sự kiện


Theo tôi, bố cục của tác phẩm được chia như sau:
+ Phần 1 (từ đầu đến “bị đánh vỡ đầu”) (SGK/4-9): Cuộc sống và
diễn biến tâm trạng của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra
+ Phần 2 (“Nửa đêm qua” đến “đánh nhau ở Hồng Ngài”)
(SGK/10-13): Hoàn cảnh của A Phủ và cuộc xử kiện ở nhà thống lí
Pá Tra.
+ Phần 3 (còn lại) (SGK/13,14): Mị cởi trói cho A Phủ và hai người
chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

6
Kết cấu thời gian-không gian: từ bóng tối ở Hồng Ngài đến ánh
sáng ở Phiềng Sa. Đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả để đối lập
giữa cuộc sống bị giam hãm như ngục tù và cuộc sống tự do.

Trình tự sự kiện:

Mị A Phủ

Giới thiệu: Mở đầu nhà văn đã giới A Phủ là chàng trai mồ côi
thiệu nhân vật Mị một cách nghèo, gan dạ, vì đánh A
độc đáo (con gái của gia Sử nên bị bắt, bị phạt, phải
đình quyền thế, giàu có ở đợ suốt đời cho nhà
nhưng “lúc nào cũng cuối thống lí.
mặt, buồn rười rượi”). Rồi từ
đó tác giả kể lại câu chuyện
Mị bị lừa bắt về “làm dâu
gạt nợ” nhà thống lý.

Mở mối: Hai nhân vật cùng có số phận giống nhau. Dẫn đến sự
gặp gỡ của hai nhân vật.

Vào đêm tình mùa xuân, kỉ A Phủ bị bắt vì tội đánh A


Phát triển niệm sống dậy bởi tiếng sáo Sử, bị xử ép và trở thành
rập rờn làm khơi dậy sức nô lệ cho nhà thống lí Pá
sống tiềm tàng của Mị. Tra.

Giọt nước mắt của A Phủ đã Vì bị để mất một con bò


đánh thức tình thương người mà A Phủ bị trói đứng chờ
Thắt nút: cùng cảnh ngộ cùng sức chết.
sống mạnh mẽ tiềm tàng
bên trong Mị.

Mị cắt dây trói cho A Phủ A Phủ dù bị trói đứng mấy


Giải quyết: cũng như giải thoát cho ngày đêm, dù đang kiệt
chính bản thân mình. sức vẫn vùng lên chạy.

7
5. Hồ sơ nhân vật
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với
nhân vật Mị - nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nhà văn Tô Hoài
đã dành trọn vẹn tài năng và tâm huyết của mình để xây dựng
nên nhân vật Mị với nghệ thuật khắc họa tâm trạng độc đáo:

- Ngoại hình: Mị là một cô gái trẻ, đẹp.

- Tính cách: Hiếu thảo (khi bị buộc phải trở lại nhà thống lí Pá Tra,
Mị có ý định ăn lá ngón tự tử nhưng nghĩ đến bố sẽ khổ hơn, Mị
không đành lòng chết nữa), giàu lòng yêu đời, cá tính, có tài thổi
sáo, Mị là một cô gái chăm làm (“Con nay đã biết cuốc nương làm
ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố”)

- Diễn biến tâm lý: Thời gian đầu bị bắt làm vợ A Sử, Mị đã phản
kháng quyết liệt (“Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng
khóc” (SGK/6), Mị trốn về nhà và có ý định ăn lá ngón tự tử).
Nhưng Mị chết thì nợ vẫn còn, bố Mị sẽ còn khổ hơn nữa, thế là Mị
không đành lòng chết, chấp nhận cuộc sống nô lệ. Rồi mấy năm
sau, Mị quen dần với cái khổ khi ngày ngày đều phải chịu áp bức,
bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần. Vào đêm tình mùa xuân, không
khí mùa xuân và tiếng sáo gọi bạn tình đã tác động vào tâm trạng
Mị, làm sức sống, sức phản kháng bên trong Mị trỗi dậy. Dù bị A
Phủ trói đứng vào cột cả đêm, Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo.
Trong đêm mùa đông trên núi cao, thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản
nhiên thổi lửa, hơ tay. Tâm hồn Mị đã chai sạn, trở nên vô cảm,
dửng dưng. Nhưng rồi một đêm, Mị nhìn sang thấy “dòng nước
mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” (SGK/13) của
A Phủ, dòng nước mắt đau đớn, tuyệt vọng ấy đã hồi sinh tâm hồn
đầy thương tích của Mị “..Người kia việc gì phải chết thế...”
(SGK/13). Lúc này tình thương, sự đồng cảm, khát khao tự do
mãnh liệt đã thôi thúc Mị cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát
cho cuộc đời mình.

8
- Hành động:
+ Đêm tình mùa xuân: khi ý thức mình vẫn còn trẻ, Mị đến góc
nhà, xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với tay lấy váy
hoa.
+ Đêm mùa đông: Mị cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đứng lặng trong
bóng tối, lòng ham sống đã thúi giục Mị chạy theo A Phủ.

6. Quan điểm
Theo quan điểm của tôi thì Tô Hoài đã thành công trong việc miêu
tả chân thật số phận nô lệ của người dân Tây Bắc dưới ách thống
trị của bọn cường quyền và phong kiến miền núi. Đồng thời tác
phẩm cũng miêu tả một cách chân thực và sinh động quá trình
trưởng thành và con đường tìm đến với cách mạng của đồng bào
dân tộc vùng cao Tây Bắc. Thế nhưng khi tác giả miêu tả về A Phủ
là một chàng trai khỏe mạnh, gan góc, khát vọng tự do được bộc
lộ quyết liệt: “A Phủ không chịu ở dưới cách đồng thấp, trốn lên
núi, lưu lạc đến Hồng Ngài” (SGK/12). Một con người cứng cỏi với
khát vọng tự do quyết liệt như thế thì đáng lẽ phải tìm mọi cách
mà chạy trốn khỏi số phận làm nô lệ cho nhà thống lí. Theo tôi, tác
giả nên thêm thắt các chi tiết về sự vùng vẫy, phản kháng của A
Phủ khi phải làm nô lệ cho nhà thống lí, nhưng sau vài lần cố gắng
thì không thành công, từ đó hình ảnh A Phủ có thể khắc sâu trong
lòng người đọc hơn. Đó là quan điểm cá nhân của tôi sau khi đọc
truyện ngắn này.

Sau đó tôi tình cờ tìm được lời giải thích của Tô Hoài về điều này:
Nhà văn Tô Hoài: "Để giải thích điều này phải hiểu tập tục của
người Mèo. Cũng như Mị, A Phủ bị “trình ma” nhà Pá Tra, vậy A
Phủ đã hoàn toàn bị lệ thuộc vào nhà Pá Tra. Nếu A Phủ trốn, anh
cũng sẽ không tìm được đường sinh sống trong các bản người
Mèo. Hơn nữa, dù bị nô lệ, sông do tínnh chất công việc, đời sống
của A Phủ có phần phóng khoáng hơn. A Phủ và Mị, dù thân phận
giống nhau, song mức độ tủi cực có khác nhau. Vậy hoàn cảnh ấy
chưa có một cái gì bức xúc xô đẩy A Phủ trốn đi cả, nếu không có
chuyện để mất bò…" (Tô Hoài, ‘Vợ chồng A Phủ’, in trong Tác giả
nói về tác phẩm, Nguyễn Quang Thiều chủ biên, Nxb Trẻ, 2000)

9
7. Giải thích

Theo Tô Hoài: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự
thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ
những thần tượng trong lòng người đọc”. Ẩn sau trong từng trang
văn của ông là giá trị nhân đạo sâu sắc. Sau khi đọc tác phẩm, tôi
đã ngẫm nghĩ rất lâu về thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt
qua từng áng văn. Tôi sẽ viết ra ở nhật ký này những thông điệp
mà tôi cảm nhận được sau khi đọc truyện:

Thông qua nhân vật Mị, tôi cảm nhận được ân tình mà Tô Hoài
muốn gửi trọn cho những kiếp người khốn khổ. Nhà văn như muốn
nhắn gửi đến những người đang phải sống một cuộc đời đau khổ,
tăm tối, tuyệt vọng hay đang ở bước đường cùng một niềm tin, hy
vọng vào tương lai phía trước. Cái chết không phải là sự giải thoát
mà nó chỉ làm đau khổ càng thêm đau khổ. Cứ tiếp tục tiến về phía
trước dù con đường có tối tăm như nào, sẽ tồn tại đâu đó một ánh
sáng dẫn chúng ta đến với một cuộc sống tốt đẹp hơn như cách
mà Mị và A Phủ tìm được ánh sáng của cách mạng.

8. Điểm truyện/Phê bình


Đọc xong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, trong lòng tôi tồn tại ngổn
ngang cảm xúc. Trước hết là phẫn uất trước sự áp bức, bóc lột con
người ta không thương tiếc của bọn cường quyền và thần quyền
miền núi, rồi tôi lại thấy bồi hồi, đáng thương thay cho cuộc đời Mị.
Một cô gái trẻ đẹp, tài giỏi, đức hạnh vẹn toàn như Mị mà phải chịu
cảnh chết mòn cả về thể xác lẫn tinh thần khi bị bắt về làm dâu
gạt nợ nhà thống lí. Tô Hoài đã rất tài tình khi dùng phép so sánh
không ngang bằng để miêu tả hoàn cảnh khốn khó của Mị: “Con
ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được lúc gãi chân, đứng
nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả
ngày” (SGK/6), “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
(SGK/8)

10
Nét nổi bậc của truyện chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi
nhân vật trong tác phẩm được tác giả miêu tả với những nét rất
đặc trưng (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc
họa tâm trạng…). Các tình tiết của truyện được miêu tả khá trọn
vẹn, hai nhân vật chính được giới thiệu bối cảnh, ngoại hình, tính
cách, rồi cùng sống trong một hoàn cảnh đã dẫn đến sự đồng
cảm, gặp gỡ giữa họ. Khung cảnh thiên thiên vùng Tây Bắc cũng
như cuộc sống của người dân nơi đó như được tái hiện rõ nét trước
mắt tôi, lối hành văn của ông thật tự nhiên và giản dị, khiến tôi
như chìm đắm vào bức tranh con người vùng cao Tây Bắc tấp nập
và sinh động.

9. Phần đặc sắc của truyện


Trong tác phẩm, có rất nhiều chi tiết đặc sắc chứa đựng cảm xúc
và tư tưởng sâu sắc của tác giả muốn truyền đạt. Nhưng tôi đặc
biệt ấn tượng nhất với chi tiết giọt nước mắt của A Phủ: “Mị lé mắt
trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt
lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” (SGK/13). Ta có thể
thấy A Phủ là một nhân vật được miêu tả rất gan góc, dũng cảm,
A Phủ không sợ bọn nhà quan, bị đánh đập dã man nhưng A Phủ
vẫn cắn răng chịu đựng. Chi tiết giọt nước mắt ấy hẳn là nỗi uất
ức, tuyệt vọng đến tột cùng và đồng thời mang sức mạnh của sự
thức tỉnh. Chính giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức sống
tiềm tàng, khả năng phản kháng mạnh mẽ tưởng chừng đã ngủ
quên bên trong con người Mị.

Ngoài ra, tôi còn đặc biệt ấn tượng với hình ảnh Mị trong đêm tình
mùa xuân. Vào lúc tâm hồn, sức sống Mị đã hoàn toàn chết lặng,
giờ đây Mị như một cái bóng vật vờ trong nhà thống lí, quên mất
cách yêu thương, thù hận. Nhưng vào đêm mùa xuân, Mị nghe
văng vẳng tiếng sáo gọi bạn tình, rồi “Mị thấy phơi phới trở lại,
trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị
trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” (SGK/7).

11
Chỉ qua vài dòng văn, Tô Hoài đã lột tả hết được tâm hồn của Mị.
Tưởng như Mị đã chết lặng cả thể xác lẫn tâm hồn thì giờ đây khi
nghe tiếng sáo vọng lại từ xa, trong khí trời rạo rực và niềm vui lan
tràn khắp bản làng, dưới tác động của rượu, Mị bồi hồi nhớ lại
ngày xưa. Toàn bộ kỉ niệm cùng ý thức về tuổi trẻ sống lại bên
trong Mị. Nhưng hiện thực vẫn đau đớn, Mị bị A Phủ trói đứng vào
cột nhà, tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng ngoài đường làm cho Mị mê
man, không nghĩ được gì khác nữa, lúc mê, lúc tỉnh…

10. Bản thân và truyện


Qua hình ảnh nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của
Tô Hoài, đã làm cho tôi nhận ra bản thân mình may mắn đến
nhường nào khi được sống trong thời kì dân chủ, tự do. Con đường
mà Mị và A Phủ đi qua cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của con
đường cách mạng mà dân tộc ta trải qua trong hàng chục năm
qua. Mỗi chúng ta giờ đây cần phải biết trân trọng cuộc sống của
mình, trân trọng những gì mình đang có, phấn đấu hết mình, trau
dồi bản thân hơn nữa để góp phần dựng xây đất nước, phát triển
đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

12
Lời cuối cùng mình chân thành cảm ơn các bạn đã đọc
nhật ký.
Hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn lại để cùng nhau
thảo luận về nhật ký này!

Aa

Hãy
đọc kỹ và
để lạ
cảm i
nhận
thật
lòng
của
các b
ạn nh
é!

15

You might also like