You are on page 1of 19

VỢ CHỒNG A PHỦ

(Trích) Tô Hoài
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt
-Nam.Quan điểm sáng tác:
Sáng tácra trong
- Ông sinh của một
ônggiathiên
đình thợvề
thủ diễn
công tả sự thật đời
- Thời trẻ, ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như làm gia
thường. Theo ông “Viết văn là quá trình đấu
sư, dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,… và nhiều khi thất
tranh
nghiệp để nói ra sự thật, đã là sự thật thì
không tầmvàothường,
- Tô Hoài bước con đường văn chohọc dù phải
bằng một đập
số bài thơ cóvỡ
tính
chất lãng mạn và một số cuốn truyện vừa, viết theo dạng võ hiệp
những
nhưng sauthần
đó nhanhtượng
chóng trong lòngvănngười
chuyển sang đọc”
xuôi hiện thực và được
-chúPhong
ý ngay từcách
nhữngsáng
sáng táctác:
đầu tay.
- Ông là một nhà văn lớn với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục (gần 200
+ Thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú
đầu sách với nhiều thể loại khác nhau) trong văn học hiện đại Việt
về
Namphong tục, tập quán của nhiều vùng miền
+=> Lối
Tô Hoàitrần thuật
là một sinh
nhà văn động,
lớn của hóm
Văn học Việt hỉnh
Nam hiệncủađại,
người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho
người từng
văn học. Ông trảivăn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối
là nhà
+ Vốn
lượng từ đồ
tác phẩm vựng phong
sộ. (Phạm phú đưuọc sử dụng
Xuân Nguyên)
=> Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì
đắc địa, (Hà
Cách Mạng. tàiMinh
ba,Đức)có sức lay động, lôi cuốn
người đọc.ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
- Năm 1996,
nghệ thuật
2. Tác phẩm
+ “VCAP” là kết quả của chuyến đi tham dự
chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô
Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm"
với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng
của năm 1952.
=> “Đất nước và người miền Tây đã để thương để
nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình
ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào
cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm
trí tôi”. (Tô Hoài)
+ Truyện ngắn VCAP là tác phẩm đặc sắc trong
tập Truyện Tây Bắc (1953)
Giúp cho người đọc không những hiểu thêm mà còn xúc động
trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc
nghèo miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của phong kiến
đồng thời hiểu thêm về sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như
con đường mà họ đã đến với Cách mạng.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
- Mị là cô gái trẻ đẹp:
+ Mùa xuân, Mị cũng hồi hộp náo nức chờ đợi người yêu
đến rủ đi chơi xuân.
+ Không miêu tả trực tiếp, từ chi tiết nhỏ “trai làng đứng
nhẵn cả chân vách đầu buồng nơi Mị nằm”.
-> Mị xinh đẹp, nhiều trai làng say mê.
- Mị là cô gái tài năng, chăm chỉ, yêu tự do và rất hiếu
thảo.
+ Mị biết thổi lá, thổi sáo: “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá
cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày
đêm thổi sáo đi theo Mị”.
-> tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, yêu đời của cô gái trẻ.
+ Khi thống lí Pá Tra đến nhà yêu cầu cho Mị về làm dâu gạt nợ.
-> Mị đã từ chối: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay
cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.
-> Câu nói tưởng chừng đơn giản -> bật lên khát khao tự do, tình yêu lao động, sự chăm chỉ,
chịu thương chịu khó của một cô gái nghèo.
-> Sự hiếu thảo, tự đứng ra gánh trách nhiệm làm nương ngô giả nợ cho bố.
=> Cô gái có sắc, có tài, có tâm hồn đẹp. Mị ở độ tuổi xuân thì với vẻ đẹp rực rỡ tươi tắn đầy
sức sống tựa như những bông hoa ban hoa gạo của núi rừng Tây Bắc giữa tiết trời mùa xuân.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
- Cuộc đời bi đát, sống trong chuỗi ngày nô lệ đầy tủi
nhục trong gia đình thống lí Pá Tra.
- Nguyên nhân: món nợ truyền kiếp -> Cha mẹ Mị
cưới nhau không có bạc nên phải vay bạc nhà thống lí
Pá Tra, khi Mị trưởng thành, mẹ Mị mất, bạc vẫn chưa
trả hết.
-> Chi tiết nhỏ -> chính sách cho vay nặng lãi, bóc lột
nặng nề người lao động của bọn chúa đất miền núi.
- Hậu quả:
+ Mị bị bắt về làm “dâu gạt nợ”:
-> “dâu gạt nợ” -> gợi lên sự chua xót của thân phận -
> vừa là con dâu vừa là con nợ -> Mị bị đày ải chịu
nhiều thống khổ về thể xác lẫn tinh thần, chìm trong
những ngày tháng nô lệ tủi nhục.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
- Hậu quả:
+ Mị bị bắt về làm “dâu gạt nợ”:
+ Mị bị bóc lột nặng nề:
• Mị phải làm những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi
tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa
năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi,
bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước
sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con
trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà
con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.
-> Nghệ thuật liệt kê + so sánh: con ngựa con trâu – đàn bà con
gái trong nhà thống lí:
-> sự vắt kiệt sức lao động, thân phận thấp hèn, bị ngược đãi
hơn cả trâu ngựa, tận cùng của sự khổ cực.
• Chìm ngập trong vất vả, lam lũ -> “quen khổ”: “Ở lâu trong
cái khổ Mị cũng quen khổ rồi”.
-> “quen khổ”: từ dùng giàu giá trị biểu đạt -> sự chịu đựng,
cam chịu, cái khổ đã trở thành một thói quen -> sức tố cáo
mạnh mẽ hành động bóc lột nặng nề của giai cấp thống trị.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
- Hậu quả:
+ Mị bị bắt về làm “dâu gạt nợ”:
+ Mị bị bóc lột nặng nề:
+ Mị bị đánh đập, hành hạ:
▪ Khi Mị thoa thuốc cho chồng, mệt mỏi ngủ quên, A Sử đã đạp chân vào mặt Mị.
▪ Đêm đông lạnh lẽo, cô đơn, Mị ra thổi lửa hơ tay, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa lò.
-> hành động ngược đãi vô nhân tính của gia đình thống lí.
+ Mị trở nên tê liệt tinh thần, mất đi sức phản kháng:
▪ Hành động “cúi mặt, mặt buồn rười rượi”: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra
thường trông thấy một cô con gái ngồi quay sợi gay bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.
Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe
suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
-> Cụm từ “thường trông thấy”, “lúc nào cũng vậy” + hình ảnh “cúi mặt, buồn rười rượi”
-> gương mặt buồn cố hữu, ko còn sức sống, chịu nhiều giày vò, đau khổ thường trực.
-> Gương mặt buồn >< hoàn cảnh giàu có: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn
Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất
làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn”.
-> Ngỡ ngàng, xót xa khi biết Mị mang thân phận “dâu gạt nợ” nhà thống lí.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
- Hậu quả:
+ Mị bị bắt về làm “dâu gạt nợ”:
+ Mị bị bóc lột nặng nề:
+ Mị bị đánh đập, hành hạ:
+ Mị trở nên tê liệt tinh thần, mất đi sức phản kháng:
▪ “Mỗi ngày Mị càng không nói lùi lũi như con rùa nuôi trong xoá cửa”:
-> Câu văn so sánh mang tính vật hoá tô đậm cuộc đời nô lệ tủi cực như mộc súc nô và sự tê liệt
tinh thần của Mị.
▪ Chi tiết căn buồng Mị nằm: “Cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông
bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”.
-> Không phải là căn phòng của một cô gái xuân thì -> Ngục thất tăm tối giam hãm cuộc đợi Mị.
▪ Nhưng Mị lại có suy nghĩ: “ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.
-> Hoàn toàn mất đi ý thức phản kháng, không muốn vượt thoát khỏi nơi u tối, tê liệt về tinh
thần.
⇒ Chỉ vài chi tiết nhỏ -> cuộc sống của Mị trong gia đình thống lí Pá Tra là những chuỗi ngày
đau khổ, bị đoạ đày cùng cực. Dường như Mị không còn biết đến niềm vui, nỗi buồn, không
biết đến nỗi đau khổ của mình. Mị sống như một cỗ máy vô hồn.
⇒ Tài năng, tấm lòng thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước cuộc đời đau khổ của Mị.
⇒ Người đọc dâng lên những cảm xúc khó tả vừa đau đớn, xót thương choMị vừa uất nghẹn,
căm phẫn đối với tội ác của bọn phong kiến miền núi.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c1. Những ngày đầu về làm dâu nhà thống lí
- Khóc: có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc
-> phản ứng, bất bình trước hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
- Có ý định ăn lá ngón tự vẫn:
-> Sự phản kháng quyết liệt, dữ dội trước một cuộc sống không
đáng sống.
-> suy cho cùng biểu hiện của một khát vọng sống chính đáng,
đúng nghĩa.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c2. Đêm tình mùa xuân
* Nguyên nhân
- Không khí ngày Tết vui tươi, hạnh phúc ở Hồng ngài đã tác động đến Mị: “Trong các làng mèo
đỏ… cười ầm trước nhà”.
- Âm thanh của tiếng sáo gọi bạn tình mùa xuân là yếu tố tác động sâu sắc và mãnh liệt nhất đối với
Mị.
* Diễn biến tâm trạng của Mị.
- Khi nghe tiếng sáo ngoài đầu núi lấp ló:
+ Mị đã mở lòng ra để cảm thấu được giai điệu của tiếng sáo “thiết tha”, “bổi hổi”.
+ Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi
-> tâm hồn lãng mạn, yêu đời, dấu hiệu của sự hồi sinh tâm hồn sau bao năm tháng bị đọa đày.
- Mị lén uống rượu: “Mị uống ực từng bát”
-> hành động đặc biệt -> uống không phải để vui, để thưởng thức -> uống như nuốt cay, nuốt đắng,
nuốt hận vào lòng, thể hiện tâm trạng đầy uất ức, đau khổ.
-> Tiếng sáo là chất xúc tác từ bên ngoài, rượu là chất men tác động từ bên trong khiến cho Mị sống
lại với quá khứ.
- Quá khứ: ngày xưa Mị thổi sáo giỏi “Mị uốn chiếc lá trên môi… đi theo Mị”
-> Khoảng thời gian tươi đẹp, hạnh phúc, ngắn ngủi trong cuộc đời của Mị.
- Tâm trạng: Mị cảm thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước.
-> cấu trúc câu văn “Mị thấy”+ từ chỉ cảm xúc “vui sướng”, “phơi phới” -> nổi bật sự tự nhận thức,
biến chuyển của cảm xúc trong chính tâm hồn tưởng đã chai sạn của Mị.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c2. Đêm tình mùa xuân
* Nguyên nhân
* Diễn biến tâm trạng của Mị.
- Mị nhận thức được giá trị và quyền lợi chính đáng của mình: “Mị trẻ lắm… đi
chơi ngày Tết”
+ Nhà văn lặp lại 2 lần ý: Mị vẫn còn trẻ
-> nhấn mạnh sự tự ý thức của Mị về vẻ đẹp, sức sống và giá trị của bản thân.
-> tạo nên giọng ngậm ngùi thể hiện sự tiếc nuối của Mị về những năm tháng đã
sống hoài, sống phí, sông cuộc đời vô nghĩa chôn vùi tuổi thanh xuân trong gia đình
thống lí.
+ Không chỉ thế Mị còn nhận thức được quyền lợi chính đáng của mình, khi so
sánh mình và những người phụ nữ tự do khác ở Hồng Ngài “Mị muốn đi chơi, bao
nhiêu người có chồng vẫn đi chơi ngày Tết”.
- Mị ý thức được thực tại đau khổ: “nếu có nắm lá ngón… nước mắt ứa ra”
+ Chi tiết mắn lá ngón và hành động khóc ở đầu đoạn trích được lặp lại -> cho
thấy một điều lạ lùng nhưng hợp lí là mỗi khi Mị ý thức sâu sắc về sự sống về nhân
phẩm thì Mị lại muốn tìm đến cái chết. Đó là cách Mị phản ứng với thực tại đau khổ.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c2. Đêm tình mùa xuân
* Nguyên nhân
* Diễn biến tâm trạng của Mị.
- Giữa lúc Mị đang dằn vặt đan xen giữa quá khứ và thực tại, “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn
lửng lơ bay ngoài đường” -> âm thanh tiếng sáo thúc đẩy hành đông đi chơi xuân của Mị.
+ Đến góc nhà lấy ống mỡ xắn miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng.
-> hành động gợi ý nghĩa biểu trưng, mị không chỉ muốn thắp sáng cho căn phòng mà dường
như Mị muốn thắp sáng cho chính cuộc đời tăm tối của mình. Điều này khác với suy nghĩ trước
đây “Ở trong căn phòng có một lỗ vuông bằng bàn tay trông ra đến khi nào chết thì thôi”.
-> Sự chuyện biến sâu sắc trong nhận thức, tình cảm của Mị.
+ Mị “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái hoa ở trong vách”:
-> Hành động dồn dập, dứt khoát -> khát vọng đi chơi xuân bùng lên, thôi thúc mạnh mẽ.
-> Thậm chí khi A Sử hỏi “mày muốn đi chơi à?” -> Mị không đáp lời A Sử, trong đầu Mị
“tiếng sáo rập rờn”, tiếng sáo choáng ngợp lấy tâm hồn Mị.
- Khát vọng của Mị bị chặn đứng bởi hành động thô bạo của A Sử “trói Mị bằng một thúng
dây đay”.
-> Trói được thể xác không trói buộc được tâm hồn, tâm hồn Mị đi theo tiếng sáo, “tiếng sáo
đưa Mị đi theo những cuộc chơi, đám chơi”. Khi Mị vùng bước đi, nỗi đau thể xác mới đưa mị
về thực tại, Mị thổn thức thân phận của mình không bằng con tâu, con ngựa.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c2. Đêm tình mùa xuân
* Nguyên nhân
* Diễn biến tâm trạng của Mị.
* Tiểu kết:

- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm mùa xuân diễn ra rất phức tạp nhưng được nhà văn
miêu tả sinh động, hợp lí.
- Âm thanh tiếng sáo vai trò quan trọng thức tỉnh tâm hồn Mị: tiếng sao thực tại ->
tiếng sáo của qúa khứ -> đánh thức tâm hồn -> thôi thúc Mị đi chơi xuân.
- Qua quá trình tâm lí đó, ta thấy Tô Hoài là nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật
đặc sắc.
- Qua đó, nhà văn khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người lao động miền
núi: sức sống ấy chỉ bị vùi lấp chứ không mất đi. Nó như một hòn than đang âm ỉ cháy
giữa đóng tro tàn chỉ cần một ngọn gió xuân thổi qua sẽ bùng lên mạnh mẽ.
=> Niềm tin sâu sắc của nhà văn về sức sống tiềm tang mãnh liệt của người lao động.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c3. Đêm đông cứu A Phủ
* Nguyên cớ
- A P làm mất bò, bị bắt vạ bằng cách bị trói đứng
vào chiếc cột ở giữa nhà
- Mị có thói quen dậy thổi lửa hơ tay: “Những đêm
mùa đông … buồn. Nếu không có… chết héo”.
+ Đêm mùa đông dài và buồn: nhà văn không chỉ
miêu tả đặc điểm thiên nhiên mà còn chú ý nhấn
mạnh đến hoàn cảnh lạnh lẽo, cô đơn của Mị
+ Mị sởi lửa hơ tay, không chỉ là muốn sưởi âm cơ
thể mà còn muốn sưởi ấm cho tâm hồn lạnh lẽo của
mình
-> trở thành thói quen, bị đánh ngã xuống cửa lò, hôm
sau Mị vẫn ra sưởi lửa
-> sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với nhân vật.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c3. Đêm đông cứ A Phủ
* Tâm trạng và hành động của Mị trước khi cởi trói cho AP
- Lạnh lùng, thản nhiên đến độ thờ ơ vô cảm: “nếu AP là cái
xác chết… vẫn thế thôi”.
-> Mị chai sạn tâm hồn, Mị không biết đến nỗi đau khổ của
chính mình và càng không quan tâm đến nỗi đau khổ của người
khác.
-> cũng có thể là Mị không muốn liên quan đến người bị bắt vạ
trong gia đình thống lí.
-> Việc trói đứng người trong gia đình thống lí là việc thường
xuyên, quen thuộc
-> M.Gorki: “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” -> nó cho thấy
được bộ mặt tàn bạo của gia đình thống lí.
- Tâm trạng của Mị chuyển biến khi nhìn thấy “một dòng nước
mắt lấp lánh đã bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của AP
-> giọt nước mắt của sự tuyệt vọng đã chạm đến cõi sâu tâm hồn
Mị -> tao nên một chuỗi diễn biến phức tạp của tâm trạng.
+ Mị nhớ lại việc mình bị trói đứng “nước mắt…không lau được”
-> Mị thương mình trong quá khứ, nỗi thương mình làcội nguồn,
cơ sở để Mị đồng cảm với người cùng cảnh ngộ.
+ Mị nhớ đến người đàn bà từng bị trói đến chết trong cái nhà này.
1. Nhân vật Mị
a. Giới thiệu chung
b. Số phận của Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c3. Đêm đông cứu A Phủ
* Tâm trạng và hành động của Mị trước khi cởi trói cho AP
+ Mị nhận thức được bản chất của gia đình thống lí: Chúng nó thật độc ác.
-> Câu đơn, ngắn gọn, súc tích.
-> Tâm trạng phẫn uất, lời tố cáo đanh thép tội ác của một người từng là nạn
nhân đ/v gia đình thống lí.
+ Nhận thức cái chết sẽ đến với AP như một điều tất yếu: “cơ chừng này …
phải chết”
-> Điệp từ “chết” + liệt kê
-> nhấn mạnh cái chết đến với A Phủ như một điều tất yếu. Đó là cái chết
trong đói rét, đau đớn vật vả, một cách chết thảm khốc -> nổi bật hoàn cảnh
nguy kịch của AP và tội ác của gia đình thống lí.
+ Mị còn nhận thức được cái chết của AP là điều vô lí khi đối sánh với chính
mình “ta là thân đàn bàn … việc gì phải chết”.
-> AP là con nợ ->trả hết nợ sẽ được tự do >< Mị là con dâu + con nợ: “đợi
ngày rũ xương”
-> độc thoại nội tâm -> Mị bị trói buộc bởi sức mạnh của sợi dây vô hình là
cường quyền và thần quyền.
+ Mị đấu tranh nội tâm sâu sắc: -> chi tiết “Đám than đã vạc hẳn lửa, Mị
không thổi cũng không đứng lên”.
-> Mị nghĩ mình bị trói vào đấy thay AP -> trong tình cảnh này Mị cũng không
thấy sợ
-> Tình thương người đồng cảnh ngộ khiến Mị vượt qua nỗi sợ, chiến thắng sức
mạnh của cường quyền và thần quyền, thực hiện hành động táo bạo.
1. Nhân vật Mị
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
c3. Đêm đông cứ A Phủ
* Tâm trạng và hành động của Mị sau khi cởi trói cho A Phủ.
- Hoảng hốt: “Đứng lặng trong bóng tối”
-> Câu văn ngắn, tách thành một dòng riêng biệt.
-> hành động cởi trói cho AP là hành động bộc phát.
-> H/ả bóng tối ở đây không chỉ là bóng đêm còn là bóng đen tăm tối của cuộc đời nô lệ. Khoảnh
khắc quan trọng, đấu tranh nội tâm căng thẳng, dữ dội giữa việc chôn vùi cuộc đời trong bóng tối hay
bước ra ánh sáng tìm tia hi vọng của sự sống.
- Quyết định chạy theo AP. Mị đã từng nghĩ (ngồi trong cửa sổ, đợi ngày rủ xương). Điều gì khiến
Mị chạy theo AP?.
+ Bước chân trốn chạy kiếm tìm sự sống của AP như thôi thúc Mị.
+ Hoàn cảnh nguy kịch: Ý thức rõ cái chết đang cận kề. Thể hiện qua câu đối thoại với AP: "Ở đây
thì chết mất”. -> Đứng giưa ranh giới giữa sự sống và cái chết, khát vọng sống trong Mị trỗi dậy hơn
bao giờ hết. Mị vốn là người yêu tự do, khát khao sống mãnh liệt. (từng khóc, định ăn lá ngón tự vẫn…
+ Hành động Mị chạy theo Ap được nhà văn miêu tả “Rồi trời tối lắm .. cho tôi đi”
-> câu văn ngắn, nhịp dồn dập -> tình huống kịch tính -> khát vọng sống bùng lên mãnh liệt.
-> Hành động: phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của Mị.
-> Cởi trói cho Ap là Mị giải cứu cho AP. Chạy theo AP là Mị giải thoát cho chính mình.

Qua diễn biến tâm trạng và hành động của Mị khi cắt dây cởi trói và chạy theo AP quá trình
tâm lí quanh co, phức tạp nhưng hợp lí:
- tài năng miêu tả khác họa tâm lí đặc sắc của Tô Hoài.
- Khẳng định sức sống tiềm tàng, khả năng vùng lên đấu tranh tự phát của người lao động miền núi
-> Cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài.

You might also like