You are on page 1of 14

THU HIỀN – 12D

ĐỀ SỐ 1
“ Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các
nhà kho…đêm thổi sáo đi theo Mị.’’
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bức tranh thiên thiên, cảnh sinh hoạt và nhân vật
Mị ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
DÀN Ý CHI TIẾT
I.MỞ BÀI:
1.Tác giả:. Đi cùng dòng thời gian với văn học Việt Nam đã không biết có bao
nhiêu tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi danh đóng góp cống hiến tài lực giúp cho nền
văn học nước nhà có những viên ngọc sáng như ngày hôm nay. Những tên tuổi kỳ
cựu là lực lượng có thể xem như là đã đặt những viên gạch vững chắc để xây nên
một bức tường thành văn chương đồ sộ cho đất nước không thể không nhắc đến
Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Khải, Thạch Lam…và đặc biệt là Tô Hoài – nhà văn
sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ảnh những sự thật của cuộc sống
đời thường trong những trang viết bình bị, tinh tế gắn liền với vùng Tây Bắc.
2.Tác phẩm: Đặc biệt, không thể không kể đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”- tác
phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.
3.Vấn đề:
-Lệnh đề 1:Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên , cảnh sinh hoạt của nhân vật Mị được
miêu tả rõ nét qua đoạn trích “Trên đầu núi…đi theo Mị”.
-Lệnh đề 2: Qua đoạn trích trên, ta thấy rất rõ chất thơ trong sáng tác của nhân vật
Tô Hoài.

II.THÂN BÀI:
1. Khái quát chung:
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952 in trong tập Truyện Tây
Bắc (1953). Vợ chồng A Phủ không chỉ là truyện ngắn hay nhất trong tập Truyện
Tây Bắc nói riêng, trong mảng sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung
mà còn là một là một tác phẩm có giá trị của văn xuôi Việt Nam hiện đại khi phản
ánh chân thực và sinh động con đường của nhân dân miền núi cao Tây Bắc đi theo
cách mạng.
*Khái quật chung về nhân vật Mị trong toàn tác phẩm:
Mị là người con gái vốn yêu đời, xinh đẹp và tài hoa nhưng lại bị đè nén bởi 3 ách
nặng: đói nghèo khiến cho Mị trở thành dâu gạt nợ, cường quyền làm Mị phải chịu
đựng những cái đánh đạp dã man và thần quyền bắt Mị trở nên an phận, thủ thường
nhưng cuối cùng Mị đã vùng lên và giải thoát cho bản thân
2.Phân tích chi tiết :
*Lòng tin yêu sâu sắc vào con người đã giúp Tô Hoài khám phá và miêu tả
thật chân thực sự hồi sinh sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong lòng người đàn bà
bất hạnh qua những diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa
xuân:
- Trước khi Mị về làm dâu nhà Thống Lí Pá Tra:
♦ Mị là cô gái người Mông trẻ trung, xinh đẹp, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay
như thổi sáo, có biết bao người mê”
♦ Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu
♦ Mị hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm
nương ngô trả nợ thay bố.
-Khi về làm dâu:
♦ Bị “cúng trình ma” nhà thống lí
♦ Phận con dâu nhưng bị bóc lột sức lao động
♦ Bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói…
=> Dù chịu nhiều bất hạnh, đau khổ nhưng Mị là người có phẩm chất tốt đẹp, có
sức sống tiềm tàng, khao khát tự do, nhất là trong đêm tình mùa xuân…
a.Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của Tây Bắc khi mùa xuân được Tô
Hoài miêu tả bằng những rung cảm mãnh liệt :
- Tết của đồng báo miền núi Tây Bắc là sự cộng hưởng của vẻ đẹp đất trời và
niềm vui thu hoạch mùa màng “trên đầu núi, các nương ngô, nương lúc gặt xong,
ngô lúa đã xếp yên đầy kho”.
- Vào lúc tiết trời khắc nghiệt, gió thổi rét dữ dội nhưng không ngắn nổi cái rạo
rực lòng người
- Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa.
- Cỏ gianh vàng óng, gió và rét rất dữ dội.
- Cả ban làng sáng bừng trong sắc vàng:
♦ Đó là màu vàng của ngô, lúa, của trái bí đỏ, của cỏ gianh
♦ Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc
sỡ.
- Hình ảnh trẻ con chơi quay, trai gái tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo,
thổi khèn và nhảy.
- Âm thanh rộn rã:
♦ tiếng sáo gọi bạn tình lơ lửng ngoài đầu núi.
♦ tiếng khèn
♦ tiếng nói cười của trẻ con
♦ tiếng chó sủa xa xa
=> Tạo nên bức tranh mùa xuân đẹp thơ mộng, tràn trề sức sống, góp phần khơi
dậy những khát vọng tình yêu và hạnh phúc vẫn âm ỉ đâu đó trong lòng Mị.
-“Ngoài đầu núi đã lấp ló có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”

♦“lấp ló”: từ láy gợi âm thanh tiếng sáo lúc ẩn lúc hiện
=> Tạo không gian mênh mông, được nhà văn miêu tả từ xa đến gần
=> Biểu hiện nét đặc trưng của con người Tây Bắc
=> Đây cũng là dịp để các chẳng trai và cô gái trẻ kiếm tìm người yêu.
-Cảnh Tết diễn ra trong không gian nhà Thống Lý “Cả nhà Thống Lý Pá Tra
vừa ăn xong cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng
vẫn còn nhảy lên xuổng run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu
bên bếp lửa.”
b.Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân:
-Âm thanh tiếng sáo
♦ Tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi => người đàn bà câm lặng ấy đã “ngồi nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi”. “nhẩm thầm” là khẽ khàng nhắc lại theo sự
hổi tưởng, thậm chí không liền mạch, lúc nhớ lúc quên lời bài hát của người đang
thổi.
♦ Tác dụng: khiến Mị trở về với quá khứ, nhớ lại những giai điệu ngọt ngào thuở
xa xưa, bắt đầu mở lòng để đón những và hòa vào âm thanh nồng nàn của tình yêu
gửi trong tiếng sáo.
-Mị lén lấy rượu ra uống:
+ Cảnh uống rượu: “cứ uống ực từng bát”
 Uống như để say, để quên, như muốn dùng cái men của rượu để dìm đi
những tiếc nuối, khát khao, phẫn uất đột ngột bùng cháy trong lòng.
 Chi tiết tinh tế thể hiện những biến đổi âm thầm mà dữ dội trong tâm hồn
Mị.
+ Nghe âm thanh “văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”
 Từ “văng vẳng” gợi tả tiếng sáo ở xa
 Là âm thanh của hoài niệm
-Tác động: khiến Mị trở lại với quá khứ tươi đẹp của cô gái xinh đẹp tài hoa
 Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi
 Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo.
 Có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
=> Người phụ nữ gần như không thiết nghĩ đến quá khứ, tương lai, hiện tại nay
“lịm mặt” sống về ngày trước, ảo giác về quá khứ mãnh liệt. Bao nhiều kỷ niệm
đẹp thời con gái đã sống dậy trong lòng Mị.
c.Đánh giá:
-Mị hiện lên trong đoạn trích là người con gái đau khổ, bất hạnh nhưng có sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt.
=> Thông qua đây, Tố Hữu khám phá, trân trọng , ngợi ca khát khao tình yêu của
con người, thể hiện niềm tin vào sức sống của con người
-Tác giả sử dụng các tác nhân bên ngoài như: thiên nhiên vào xuân, niềm vui sống
của con người, men rượu và tiếng sáo để diễn tả 1 quá trình diễn biến tâm lí phức
tạp của Mị. Tô Hoài còn sử dụng các từ ngữ trực tiếp diễn tả sự hồi sinh trong tâm
hồn Mị: phơi phới, vui sướng. Nhà văn đã đặt nhân vật Mị vào sự giằng xé giữa 1
bên là sức sống tiềm tàng mãnh liệt còn 1 bên là những day dứt tủi hờn của nhân
vật về thân phận. Do đó, tâm lý Mị hiện lên sinh động, chân thực.
=> Diễn biến tâm lý và hành động của Mị trong đoạn trích được Tô Hoài khéo léo
thể hiện bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. Chất giọng trần thuật của tác giả hòa
vào độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.
3.Lệnh đề phụ:
Vợ chồng A Phủ là thiên truyện tràn đầy chất thơ. Chất thơ chính là những
người, rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người,
đồng thời có khả năng truyền được cảm xúc ấy đến người đọc. Vốn là nhà văn có
sở trường miêu tả thiên nhiên, phong tục sinh hoạt, chất thơ trong Vợ chồng A Phủ
được thể hiện qua những bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ của miền núi Tây
Bắc, đặc biệt là cảnh mùa xuân về trên núi cao, giai điệu ngọt ngào mê đắm của
tiếng sáo, tiếng khèn, những cảnh sinh hoạt đậm màu sắc miền núi cao. Chất thơ
cũng thể hiện qua việc nhà văn khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của nhân vật,
nhất là khát vọng tình yêu, hạnh phúc, khát vọng sống và sự đồng cảm giai cấp.
Chất thơ trong tác phẩm đã góp phần nâng cao cái đẹp của cuộc sống và con người,
truyền cho người đọc niềm yêu mến và những rung cảm đẹp về thiên nhiên, con
người Tây Bắc.
III.KẾT BÀI

ĐỀ SỐ 2
“ Ngày Tết, Mị cũng uống rượu...quả pao rơi rồi... “
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự
tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
DÀN Ý CHI TIẾT
I.MỞ BÀI:
1.Tác giả:. Đi cùng dòng thời gian với văn học Việt Nam đã không biết có bao
nhiêu tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi danh đóng góp cống hiến tài lực giúp cho nền
văn học nước nhà có những viên ngọc sáng như ngày hôm nay. Những tên tuổi kỳ
cựu là lực lượng có thể xem như là đã đặt những viên gạch vững chắc để xây nên
một bức tường thành văn chương đồ sộ cho đất nước không thể không nhắc đến
Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Khải, Thạch Lam…và đặc biệt là Tô Hoài – nhà văn
sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ảnh những sự thật của cuộc sống
đời thường trong những trang viết bình bị, tinh tế gắn liền với vùng Tây Bắc.
2.Tác phẩm: Đặc biệt, không thể không kể đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”- tác
phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.
3.Vấn đề:
-Lệnh đề 1: Mị là cô gái có số phận bất hạnh nhưng lại có sức sống tiềm tàng
mãnh liệt. Điều đó được thể hiện cụ thể và sinh động qua đoạn trích “Ngày Tết…
rơi rồi”
-Lệnh đề 2: Từ nhân vật Mị, ta thấy được cái nhìn tinh tế về con người khi diễn tả
sự hồi sinh trong nhân vật của Tô Hoài.
II.THÂN BÀI:
1.Khái quát chung:
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952 in trong tập Truyện Tây
Bắc (1953). Vợ chồng A Phủ không chỉ là truyện ngắn hay nhất trong tập Truyện
Tây Bắc nói riêng, trong mảng sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung
mà còn là một là một tác phẩm có giá trị của văn xuôi Việt Nam hiện đại khi phản
ánh chân thực và sinh động con đường của nhân dân miền núi cao Tây Bắc đi theo
cách mạng.
*Khái quát hình ảnh nhân vật Mị trong toàn tác phẩm :
Mị là người con gái vốn yêu đời, xinh đẹp và tài hoa nhưng lại bị đè nén bởi 3 ách
nặng: đói nghèo khiến cho Mị trở thành dâu gạt nợ, cường quyền làm Mị phải chịu
đựng những cái đánh đạp dã man và thần quyền bắt Mị trở nên an phận, thủ thường
nhưng cuối cùng Mị đã vùng lên và giải thoát cho bản thân
2. Phân tích chi tiết:
Biểu hiện đầu tiên của sự hồi sinh sức sống trong lòng Mị là chi tiết Mị nghe
tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bổi hổi.
-Trước khi Mị về làm dâu nhà Thống Lí Pá Tra:
+Mị là cô gái người Mông trẻ trung, xinh đẹp, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay
như thổi sáo, có biết bao người mê”
+Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu
+Mị hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm
nương ngô trả nợ thay bố.
-Khi về làm dâu:
+bị “cúng trình ma” nhà thống lí
+phận con dâu nhưng bị bóc lột sức lao động
+bị đày đạo nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói…
=> Dù chịu nhiều bất hạnh, đau khổ nhưng Mị là người có phẩm chất tốt đẹp. Sự
trỗi dậy sức sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân bởi tác động của
các yếu tố chủ quan và khách quan, nó biểu hiện ra thành những suy nghĩ và hành
động.
- Những yếu tố ngoại cảnh tác động tới sự hồi sinh trong tâm hồn Mị
*Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân:
-Âm thanh tiếng sáo:
+ Tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi => người đàn bà câm lặng ấy đã “ngồi nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi”. ”. “nhẩm thầm” là khẽ khàng nhắc lại theo sự
hổi tưởng, thậm chí không liền mạch, lúc nhớ lúc quên lời bài hát của người đang
thổi.
+ Tác dụng: khiến Mị trở về với quá khứ, nhớ lại những giai điệu ngọt ngào thuở
xa xưa, bắt đầu mở lòng để đón những và hòa vào âm thanh nồng nàn của tình yêu
gửi trong tiếng sáo.
-Mị lén lấy rượu ra uống:
+ Tiếng sáo đã dẫn đến hành động nổi loạn của Mị
+ Cảnh uống rượu: “cứ uống ực từng bát”
•Uống như để say, để quên, như muốn dùng cái men của rượu để dìm đi
những tiếc nuối, khát khao, phẫn uất đột ngột bùng cháy trong lòng.
 Men rượu và hơi xuân khiến người đàn bà không còn liên hệ gì với cuộc
sống bỗng “lịm mặt ngồi đấy…nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước”
• Chi tiết tinh tế thể hiện những biến đổi âm thầm mà dữ dội trong tâm hồn
Mị.
+ Nghe âm thanh “văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”
•Từ “văng vẳng” gợi tả tiếng sáo ở xa
•Là âm thanh của hoài niệm
-Tác động: khiến Mị trở lại với quá khứ tươi đẹp của cô gái xinh đẹp tài hoa
•Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi
•Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo.
•Có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
=> Người phụ nữ gần như không thiết nghĩ đến quá khứ, tương lai, hiện tại
nay “lịm mặt” sống về ngày trước, ảo giác về quá khứ mãnh liệt đến mức gầm như
xóa mờ những bất hạnh khiến Mị thấy “phơi phới trở lại…lòng đột nhiên vui
sướng” – biểu hiện đầu tiên của hồi sinh.
+ Nhận thức và thay đổi trong tâm hồn và hành động:
o Mị nhớ ra bao nhiêu năm nay, “chẳng năm nào, A Sử cho Mị đi chơi
Tết. Mị cũng chẳng buồn đi”  biểu hiện của hồi sinh (nhận thức được
thực tại và quá khứ)
o Mị bất ngờ nhận ra “lòng đột nhiên vui sướng như đêm Tết ngày trước.
Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” nhận thức giản dị về
tình trạng của bản thân Mị nhưng không hề dễ dàng với một người gần
nhưng đã mất đi ý thức về cuộc sống – biểu hiện hồi sinh.
o Nhận thức sâu sắc tình trạng phi lí trong hôn nhân của mình khi “A Sử
với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”.  đây là một
nhận thức bắt đầu đánh dấu sự trỗi dậy, vượt thoát khỏi mọi ràng buộc
trong tâm hồn Mị bởi cái thực tế đau khổ mà cô đã quen, đã chấp nhận
nay bỗng trở nên phi lí tới mức không thể chấp nhận.
o Mị đột ngột muốn chết “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ
ăn cho chết ngay…” để không phải nhớ về quá khứ và những ước mơ,
khát khao của mình  là biểu hiện mãnh kiệt nhất, dữ dội nhất của sự
thức tỉnh lòng ham sống, lòng khát khao hạnh phúc, cũng có nghĩa là Mị
đã thoát khỏi tình trạng lầm lũi, vô cảm suốt bao năm nay.
* Đánh giá:
Đoạn văn miêu tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân thể
hiện sức sống tiềm ẩn trong Mị. Nhà văn đã khám phá, trân trọng, ngợi ca những
khao khát tình yêu, hạnh phúc của con người, thể hiên niềm tin vào sức sống của
con người không bị hủy diệt. Đồng thời lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên
cuộc sống con người
3.Lệnh đề phụ:
Thành công đặc sắc nhất của “Vợ chồng A Phủ” là nghệ thuật xây dựng nhân
vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Mị là người phụ nữ có bề ngoài
nhẫn nhục, âm thầm nhưng bên trong lại tha thiết mãnh liệt một niềm ham sống,
niềm khao khát tự do và hạnh phúc. Những phẩm chất ấy đều được Tô Hoài khắc
hoạ ấn tượng qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, dáng vẻ, hành động nhưng đặc
sắc nhất là được soi chiếu qua diễn biến tâm lí bên trong. Xây dựng nhân vật với số
phận và tính cách chân thực như thế, Tô Hoài đã khiến người đọc tin rằng những
người dân miền núi sẽ có sức mạnh vượt qua mọi sự áp bức, đè nén và hoàn toàn
có khả năng đi theo cách mạng để thay đổi cuộc đời.
III.KẾT BÀI
ĐỀ SỐ 3:
“ Bây giờ Mị cũng không nói…Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích. Từ đó nhận xtets về cái nhìn con người
của nhà văn Tô Hoài.
I.MỞ BÀI:
1.Tác giả:. Đi cùng dòng thời gian với văn học Việt Nam đã không biết có bao
nhiêu tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi danh đóng góp cống hiến tài lực giúp cho nền
văn học nước nhà có những viên ngọc sáng như ngày hôm nay. Những tên tuổi kỳ
cựu là lực lượng có thể xem như là đã đặt những viên gạch vững chắc để xây nên
một bức tường thành văn chương đồ sộ cho đất nước không thể không nhắc đến
Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Khải, Thạch Lam…và đặc biệt là Tô Hoài – nhà văn
sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ảnh những sự thật của cuộc sống
đời thường trong những trang viết bình bị, tinh tế gắn liền với vùng Tây Bắc.
2.Tác phẩm: Đặc biệt, không thể không kể đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”- tác
phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.

3.Vấn đề:
-Lệnh đề 1:Mị hiện lên là một người con gái chịu nhiều đau khổ, bất hạnh cùng
sức sống tiềm tàng của Mị. Điều đó được thể hiện cụ thể và sinh động qua đoạn
trích “Bây giờ…không bằng con ngựa”
-Lệnh đề 2: Từ nhân vật Mị, ta thấy được cái nhìn tinh tế về con người của Tô
Hoài.
II.THÂN BÀI:
1.Khái quát chung:
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952 in trong tập Truyện Tây
Bắc (1953). Vợ chồng A Phủ không chỉ là truyện ngắn hay nhất trong tập Truyện
Tây Bắc nói riêng, trong mảng sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung
mà còn là một là một tác phẩm có giá trị của văn xuôi Việt Nam hiện đại khi phản
ánh chân thực và sinh động con đường của nhân dân miền núi cao Tây Bắc đi theo
cách mạng.
*Khái quát hình ảnh nhân vật Mị trong toàn tác phẩm :
Mị là người con gái vốn yêu đời, xinh đẹp và tài hoa nhưng lại bị đè nén bởi 3 ách
nặng: đói nghèo khiến cho Mị trở thành dâu gạt nợ, cường quyền làm Mị phải chịu
đựng những cái đánh đạp dã man và thần quyền bắt Mị trở nên an phận, thủ thường
nhưng cuối cùng Mị đã vùng lên và giải thoát cho bản thân

2.Phân tích chi tiết:


*Số phận đau khổ, bất hạnh của Mị:
“Mị lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, rồi Mị quấn lại
tóc...với cái váy hoa...” – chuẩn bị đi chơi.
-Đây là những chi tiết cụ thể nhưng lại hàm chứa ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc:
 vừa thể hiện niềm mong ước được sống một cuộc sống tươi
sáng, mới mẻ, đẹp đẽ hơn
 vừa là hành động đấu tranh lặng lẽ, tự phát nhưng thật quyết
liệt của Mị với số phận
-Nhưng sự hồi sinh của Mị đã bị vùi dập thật độc ác:
-Mị bị A Sử đánh đập, hành hạ dã man:
+A Sử xuất hiện với câu hỏi “Mày muốn đi chơi à?” => Mị không trả lời
“Mị không nói”
 Có thể lúc đó trong đầu Mị chỉ còn rập rờn tiếng sáo, sự thúc giục của tình
yêu
 Cũng có thể lúc bấy giờ Mị nghe thấy A Sử hỏi nhưng Mị chi nghe chứ
không trả lời.
+A Sử cũng “không hỏi thêm”, chẳng nói chẳng rằng, hắn bắt đầu bằng
những hành động vô cùng tàn bạo: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói
hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị
xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng
được đầu nữa”, để Mị đứng trong căn phòng giam đầy bóng tối.
 Cuộc đời một lần nữa lại tối tăm trước mặt cô.
 “thúng sợi đay”: mình chứng cho tội ác bóc lột sức lao động của cha
con nhà Thống Lý đối với Mị
 Mái tóc của Mị bị A Sử biến thành dây trói, khiến Mị gần như tê liệt
về thể xác.
 Nghệ thuật liệt kê kết hợp với các động từ mạnh “nằm, trói đứng, quấn,..”
và phó từ “không cúi, không nghiêng” đã tái hiện nỗi đau về thể xác của Mị.
Không những thế còn tố táo sự tàn bạo của A Sử cũng như giai cấp thống trị
ở miền núi, đống thời bộc lộ sự cảm thông, thương xót của nhà văn dành
cho Mị.
-Tuy nhiên, ảo giác rạo rực về tình yêu và tuổi trẻ vẫn nương theo tiếng sáo rập
rờn “đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi…” khiến Mị hầu như
không biết mình đang bị trói.
 Mị quên cả hiện tại với dây trói và phòng giam đầy bóng tối.
 A Sử trói được thân xác Mị nhưng đã không còn kiềm giữ được tâm hồn
người con gái nhận ra mình vẫn còn thanh xuân và khao khát được hưởng
tình yêu, hạnh phúc trong tuổi thanh xuân.
-Chỉ đến khi Mị “vùng bước đi”, sợi dây trói thắt vào “tay chân đau không
cựa được”, Mị mới tỉnh lại và trở về hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã.
-Trong cảm nhận cay đắng của Mị lúc đó, tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu
và hạnh phúc đột ngột biến mất “Mị không nghe tiếng sáo nữa.Chỉ còn nghe
thấy tiếng chân ngựa”.
+ Tiếng chân ngựa đạp vào vách, nhai cỏ, gãi chân là những âm thanh của
thực tại
 Đưa Mị trở lại với sự liên tưởng đau đớn bởi kiếp sống “không bằng con
ngựa” của mình.
-Dù trở lại hiện thực tàn nhẫn, suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ vẫn nồng nàn tha
thiết trong nỗi nhớ Mị:
 Khúc tình ca Tây Bắc: “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào,
em bắt pao nào” cứ dìu Mị đi, đưa Mị đến với cuộc sống tươi đẹp, náo nức
ngoài kia.
 Mị phải sống trong giằng xé, đau đớn giữa những khát khao cháy
bỏng vừa hồi sinh và hiện thực phũ phàng hiện hữu ngay trong sợi
dây trói và căn buồng giảm đầy bóng tối.
 Sau bao nhiêu năm tháng, Mị đã tỉnh táo nhận ra thân phận trâu ngựa
của mình, đã thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa nhà thống lí.
Khi đã nhận ra sự khổ ải, cảm nhận về sự khổ ải sẽ càng thấm thía.
 Từ nay, có lẽ Mị sẽ không yên ổn với những suy nghĩ buông xuôi, cam chịu
của mình để tiếp tục sống cảnh trâu ngựa cho đến chết. Khát vọng hạnh
phúc, khát vọng tình yêu trong tuổi trẻ đã hồi sinh, đã bị vùi dập và đang
chờ đợi một ngọn gió thổi bùng lên lần thứ hai.
*Đánh giá đoạn trích:
Mị hiện lên là một người con gái đau khổ bất hạnh nhưng có sức sống tiềm
tàng, mãnh liệt. Thông qua đó, Tô Hoài đã trân trọng, ngợi ca khát khao tình yêu,
thể hiện niềm tin vào sức sống của con người.
*Nghệ thuật:
 Tác giả sử dụng các tác nhân bên ngoài như: thiên nhiên, tiếng sáo, men
rượu để diễn tả cả một quá diễn biến tâm lý phức tạp của Mị.
 Tô Hoài còn sử dụng các từ ngữ trực tiếp diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn
Mị: phơi phới, vui sướng,..
 Nhà văn đã đặt nhân vật Mị vào sự giằng xé giữa một bên là sức sống tiềm
tàng mãnh liệt và một bên là những day dứt, tủi hờn của nhân vật về thân
phận. Do đó, tâm lí Mị hiện lên sinh động, chân thực.
 Diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đoạn trích được Tô Hoài khéo
léo thể hiện bằng nghệ thuật kể truyện hấp dẫn. Giọng trần thuật của tác giả
hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực
tiếp đặc sắc.
3.Cái nhìn con người của Tô Hoài:
Qua đoạn trích nói riêng và toàn tác phẩm nói chung, ta có thể thấy được cái nhìn
đầy cảm thông, tin yêu vào con người của TH:
 Tác giả cảm thông thấu hiểu với những đau đớn và bất hạnh của con
người.
 Nhà văn trân trọng, yêu thương cảm phục sức sống tiềm tàng mãnh
liệt của con người, cụ thể là khát vọng tự do, khát khao hạnh phúc và
khát vọng vươn tới tương lai.
Vậy tại sao TH lại có cái nhìn đầy cảm thông như vậy?
 Nó xuất phát từ sự gắn bó, am hiểu và tình yêu sâu nặng với mảnh đất
và con người miền núi Tây Bắc. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là
sản phẩm của nền văn học cách mạng, là đứa con tinh thần của nhà
văn – chiến sĩ với cảm quan hiện thực, tinh thần lạc quan cách mạng:
luôn tin tưởng vào sức mạnh của con người và tương lai tươi sáng mà
con người muốn vươn tới
 Đây còn là cái nhìn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
III.KẾT BÀI.

You might also like