You are on page 1of 7

ĐỀ SỐ 2 (VCAP)

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi
say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị
đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày
trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn
chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ
ngày đêm thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị
vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước
ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy
giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ
nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết
ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có
chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà
vẫn phải ở với nhau!Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết
ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo
gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu,quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb
GD,2008, tr 7,8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của TH.
I. Mở bài Tô Hoài
- TH không chỉ được biết đến với
những trang văn viết cho thiếu nhi
1, Giới thiệu tác giả
mà còn được biết đến với tư cách là
nhà văn của những con người cheo
leo nơi miền núi hẻo lánh Tây Bắc
“Vợ chồng A Phủ”
- Là linh hồn của tập truyện “Tây
2, Giới thiệu tác
Bắc”
phẩm
- Là tác phẩm tiêu biểu cho pcnt của
TH
3, Nêu vấn đề - Lệnh đề chính: Mị - cô gái có số
phận bất hạnh, chịu nhiều đau khổ
nhưng lại có sức sống tiềm tàng
mãnh liệt. Điều đó được thể hiện
cụ thể, sinh động trong đoạn trích “
Ngày tết, Mị cũng uống rượu….
em không yêu quả pao rơi rồi”
- Lệnh đề phụ: Từ nhân vật Mị trong
đoạn trích trên, ta thấy được chiều
sâu nhân đạo trong ngòi bút của
TH.
I. Thân - “VCAP” ra đời sau chuyến đi cùng
bài bộ đội giải phóng Tây Bắc (1952)
của tác giả.
- Mị- người con gái vốn yêu đời xinh
đẹp, tài hoa nhưng sau đó bị đè nén
bởi những ách nặng: ách đói nghèo
1. Khái quát
khiến Mị trở thành dâu gạt nợ, ách
chung
nặng cường quyền làm Mị phải
chịu đựng bị đánh đập dã man và
thần quyền khiến cho Mị trở nên an
phận thủ thường nhưng cuối Mị
cũng vùng lên và giải thoát cho
chính mình.
2. Nhân vật Mị Hành động nổi loạn của Mị
trong đoạn - Thiên nhiên, niềm vui, tiếng sáo đã
trích trên dẫn đến hành động nổi loạn của Mị
“Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống
ừng ực từng bát”
 “lén” là hành động lén lút
khi làm một việc gì đó vốn
không được cho phép =>
Danh phận dâu nhà thống Lý
chỉ là người ở
 “uống ực từng bát”: Mị uống
rượu như nuốt những cay
đắng tủi hờn phẫn uất vào
lòng.
 Hình ảnh Mị “uống ừng ực từng
bát” đã thể hiện chân thực những
biến đổi âm thầm mà dữ dội trong
tâm hồn người đàn bà tưởng như đã
nguội tắt sức sống từ lâu.
Men rượu giúp Mị tạm
quên hiện tại và nhớ quá
khứ tươi đẹp
- Mị muốn và đã tạm quên hiện tai
bởi hiện tại Mị sống với kiếp ngựa
trâu, đời nô lệ trong địa ngục nhà
Pá Tra
- Men rượu đã khiến cho Mị- người
đàn bà không còn liên hệ gì với
cuộc sống với quá khứ bỗng “sống
về ngày trước”.
 Có thể nói, rượu đã làm cơ thể, đầu
óc của Mị say nhưng tâm hồn đã
tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ
mị vì bị đọa đày. Lòng Mị, tâm hồn
Mị sống lại những tháng năm tuổi
trẻ, thanh xuân đầy ắp hạnh phúc,
đắm say của tình yêu, hồi hộp trong
những cuộc hẹn hò.
Mị ý thức về thân phận và
hiện thực cuộc sống của
mình
- Bên cạnh sự hồi sinh trong đêm
tình mùa xuân ấy, Mị vẫn tự ý thức
được thân phân và hiện thực nghiệt
ngã của mình.
 Tô Hoài đã rất tinh tế khi đặt Mị
vào sự giao tranh giữa một bên là
sức sống tiềm tàng, một bên là ý
thức về thân phận. Cho nên bên
cạnh sự hồi sinh tâm hồn khi lòng
Mị “sống về ngày trước” thì ngay
lập tức ý thức về thân phận lại
khiến Mị hành động theo thói quen,
theo quán tính “từ từ bước vào
buồng”
 Hình ảnh căn buồng kín mít chỉ có
cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay trở
đi, trở lại như trở thành nỗi ám ảnh
và day dứt trong lòng người đọc, vì
nó là nấm mồ, là địa ngục trần gian
chôn vùi cuộc đời thanh xuân của
Mị.
- Mị ý thức về hiện thực, cuộc sống
và thân phận của mình: “ Chẳng
năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết”
và “ A Sử với Mị không có lòng
với nhau nhưng vẫn phải ở với
nhau”
 Mị ý thức được thân phận của
mình: đó là số phận bị cầm tù gian
hãm, trớ trêu đầy bi kịch của Mị
 Sự phẫn uất và đau khổ của Mị
- Mị phản kháng dữ dội “ nếu có
nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị
sẽ ăn cho chết ngay chứ không
buồn nhớ lại nữa”
 Mị không thể cam chịu mãi kiếp nô
lệ, kiếp ngựa trâu, kiếp làm dâu gạt
nợ nhà Pá Tra nên muốn ăn lá ngón
cho chết ngay
 Mị muốn chết để không phải đối
diện với thực tại, không phải nhớ
lại quá khứ với bao nhiêu ước mơ
khát khao.
 Muốn ăn lá ngón để chết như một
phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, phản
ứng này cho thấy Mị đang phản
kháng lại hoàn cảnh, Mị không
muốn chấp nhận kiếp sống trâu
ngựa này cho thấy sức sống tiềm
tàng của Mị đã được đánh thức.
Sức sống tiềm tàng mãnh
liệt( khát khao sống, yêu,
tự do)
Men rượu, tiếng sáo đánh
thức trong Mị khát khao
sống, khát khao yêu, khát
khao tự do “ Mị phơi phới
trở lại, trong lòng đột nhiên
vui sướng như những đêm
tết ngày trước. Mị trẻ lắm.
Mị vẫn còn muốn đi chơi”
 Cảm giác “phơi phới”, ‘vui sướng”
chính là sự trỗi dậy của lòng ham
sống, yêu đời trong Mị.
 Mị ý thức được mình “còn trẻ”- có
nghĩa là mình còn có quyền yêu, có
quyền hưởng hạnh phúc.
 Mị muốn đi chơi: “đi chơi” chính
là cách đoán nhận hạnh phúc. Mị ý
thức rõ về khát khao tự do, khát
khao tháo cũi sổ lồng. Đó chính là
cuộc khởi nghĩa nhân tính trong
Mị.
- Khát khao tự do, hạnh phúc ẩn
chứa trong “ tiếng sáo gọi bạn yêu
vẫn lơ lửng bay ngoài đường:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”
 Đó là lời của tiếng sáo, lời của bản
tình ca, lời trai gái yêu nhau tâm
tình cho nhau và cũng là tiếng lòng
da diết, mãnh liệt, bao năm bị chôn
vùi của Mị. Nó thôi thúc, giục giã
Mị hành động
 Tiếng sáo ngân vọng như tiếng gọi
của khát vọng tình yêu, hạnh phúc:
“tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ
bay ngoài đường”.
3. Đánh giá về  Nhân vật Mị
nhân vật Mị - Nét đặc sắc: Mị hiện lên trong
qua đoạn trích đoạn trích là người con gái đau khổ
bất hạnh nhưng có một sức sống
tiềm tàng mãnh liệt
- Ý nghĩa: thông qua đây, TH khám
phá, trân trọng, ngợi ca khát khao
tình yêu hạnh phúc của con người,
thể hiện niềm tin vào cuộc sống
của con người.
- Nghệ thuật:
 Tác giả sử dụng các tác nhân
bên ngoài như: thiên nhiên,
tiếng sáo, men rượu để diễn
tả cả một quá diễn biến tâm
lý phức tạp của Mị.
 TH còn sử dụng các từ ngữ
trực tiếp diễn tả sự hồi sinh
trong tâm hồn Mị: phơi phới,
vui sướng,..
 Nhà văn đã đặt nhân vật Mị
vào sự giằng xé giữa một
bên là sức sống tiềm tàng
mãnh liệt và một bên là
những day dứt, tủi hờn của
nhân vật về thân phận. Do
đó, tâm lí Mị hiện lên sinh
động, chân thực.
 Diễn biến tâm lí và hành
động của Mị trong đoạn trích
được TH khéo léo thể hiện
bằng nghệ thuật kể truyện
hấp dẫn. Giọng trần thuật
của tác giả hòa vào những
độc thoại nội tâm của nhân
vật tạo nên ngôn ngữ nửa
trực tiếp đặc sắc.
4. Nhận xét Từ nhân vật Mi trong đoạn trích trên, ta
chiều sâu thấy được chiều sâu nhân đạo của ngòi
nhân đạo bút TH:
 Tác giả đồng cảm xót xa trước
những đau khổ, bất hạnh của Mị.
 Lên tiếng tố cáo A Sử, giai cấp
thống trị miền núi đã lợi dụng đói
nghèo, cường quyền, thần quyền đã
tước đoạt quyền sống và sức sống
của Mị.
 Nhà văn đã phát hiện, trân trọng,
ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh
liệt của Mị
 Từ đó, nhà văn khẳng định: không
thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt
được khát vọng sống, khát vọng tự
do, hạnh phúc của con người

II. Kết bài

You might also like