You are on page 1of 7

ĐỀ 3:

I. Mở bài
II. Thân bài:
1. Giới thiệu đoạn trích:
- Tóm tắt phần trước (nguyên nhân của sự hồi sinh trong tâm hồn Mị)
- Khái quát nội dung đoạn trích (đại ý):
Diễn biến sự hồi sinh của tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân.
Sự xuất hiện cử tiếng sáo lần hai đã tác động đến những chuyển biến trong tâm hồn
Mị.
a. Diễn biến tâm trạng của Mị qua sự xuất hiện của tiếng sáo lần thứ hai.
- Mị nhớ lại, hoài niệm kí ức quá khứ: “Mị thổi sáo”, “Mị uống rượu bên bếp và
thổi sáo … đi theo Mị”. Mị được sống lại thời thanh xuân tươi trẻ, con người
quá khứ trọng Mị đang dần hồi sinh.
- Mị nhận thức Mị vẫn còn trẻ: mải mê đắm chìm trong quá khứ, không nhận
thức về thực tại “rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả”, “ Mị
không biết Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy,
nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng”. Tâm trạng
giằng xé:
+ “ Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết”, “A Sử với Mị không có lòng với
nhau mà vẫn phải ở với nhau” bất hạnh của phận con dâu gả nợ, không có tự
do, không có tình yêu => nhắc cho Mị về nỗi đau. Suy nghĩ “nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa.
Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra”=> Sự thức dậy của quá khứ giúp mị nhận ra
rõ hơn hiện thực bất công đau khổ.
+ “Mị thấy phơi phới trong lòng trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm tết ngày trước”. Mị tìm thấy con người ngày xưa của mình, con rùa
lầm lũ không vô cảm nữa, thoát khỏi vỏ cứng và chính mình. “Mị trẻ lắm. Mị
vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, nhận ra mình còn trẻ tức là còn những khát
khao về tình yêu, hạnh phúc, cuộc sống tự do.
=> Tâm hồn Mị với những cung bậc phong phú, phức tạp đã có những thay đổi thể
hiện qua những hành động và suy nghĩ, hồi tưởng lại về quá khứ, nhận thức lại về tuổi
trẻ và có những mong muốn về hạnh phúc đích thực.-> Tiếng sáo trong đêm tình mùa
xuất chính là sự xúc tác mạnh mẽ trong tâm hồn Mị
b. Đánh giá:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thể hiện qua những chuyển biến tâm lí phức
tạp trong tâm hồn Mị
- Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện: tiếng sáo xuất hiện giúp tình huống trở
nên logic, độc đáo
- Ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét văn hóa Tây Bắc
- Khái quát ý nghĩa đoạn trích.
III. Kết bài.
ĐỀ 4:
I. Mở bài
II. Thân bài:
1. Giới thiệu đoạn trích:
- Tóm tắt phần trước (nguyên nhân của sự hồi sinh trong tâm hồn Mị)
- Khái quát nội dung đoạn trích (đại ý): Sự thức tỉnh khát khao sống của Mị.
2. Phân tích đoạn trích:
a. Nguyên nhân:
- Khách quan : “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết”, “bao nhiêu người có
chồng cũng đi chơi ngày Tết”,”A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn
phải ở với nhau” bất hạnh của thân phận con dâu gả nợ , không có tự do, không
có tình yêu → nhắc cho Mị về nỗi đau khổ.Suy nghĩ “nếu có năm lá ngón trong
lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa… nước mắt ứa ra”
→ Sự thức dậy của quá khứ giúp Mị nhận ra rõ hơn hiện thực đau khổ.
- Chủ quan: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước”. Mị tìm thấy con người ngày xưa của mình, con
rùa lầm lũi không vô cảm, thoát khỏi vỏ cứng để cảm nhận xung quanh và
chính mình “Mị trẻ lắm… muốn đi chơi” Nhận ra mình còn trẻ tức là còn
những khát khao về tình yêu, hạnh phúc, cuộc sống tự do.
→ Tâm hồn Mị với những cung bậc phảng phất , phức tạp.
b. Khao khát sống mãnh liệt của Mị thức tỉnh qua tiếng sáo lần thứ 3:
- Thôi thúc Mị hành động : Mị không thể ngồi trong căn buồng kín mít ấp nửa , cô
muốn bước ra ngoài với thế giới tự do.
- Mị hành động:
+Thắp đèn: “Mị đến góc lấy ống mở, xắn một miếng bơ thêm vào đĩa đề cho sáng” :
thắp sáng căn buồng vốn tăm tối , thay đổi không gian sống ; thắp sáng tâm hồn u mê
của mình với những suy nghĩ bi quan , bế tắc trước đây - ánh sáng đã giúp Mị thoát
khỏi đêm tối triền miên.
+Chuẩn bị đi chơi : tự ý thức được mình trẻ và trong mình còn khao khát muốn đi
chơi , giống như tất cả những người con gái khác Mị chuẩn bị cho cuộc đi chơi của
mình “quần lại tóc” , “với cái váy hoa” , “rút thêm cái áo…” … Mị hành động theo
những khao khát của lòng mình,
- Sợi dây trói của A Sử đã ngăn cản Mị: ngọn lửa của tình yêu cuộc sống đang bùng
cháy mãnh liệt thì A Sử đột ngột xuất hiện, quan sát hành động của Mị, hắn hiểu cô
muốn gì, nhận ra những thay đổi của Mị. Hắn lặng lẽ trong sự tàn bạo: trói đứng Mị
vào cột nhà bằng 1 thúng sợi đay, tiếp tục tắt đèn, khép cửa... cầm tù Mị trong căn
buồng tăm tối. Khát khao của Mị không thực hiện được.
-> A Sử chỉ có thể cầm tù được con người thể chất của Mị chứ không thể trói buộc
được tâm hồn Mị.
*Tiếng sáo lần 4,5: "Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo", "tiếng sáo đưa Mị đi theo cuộc
chơi, đám chơi"
- Tiếng sáo: biểu tượng cho cuộc sống tự do, tình yêu, hạnh phúc
+ Sợi dây trói không tác động được vào tâm hồn Mị, tâm hồn cô vượt thoát khỏi sợi
dây trói, khiến tiếng sáo nâng tâm hồn để trở thành một tâm hồn tự do "đi theo những
cuộc chơi, đám chơi" -> chưa được giải phóng thể xác nhưng được giải thoát tinh
thần. Bên cạnh sự tác động của âm thanh tiếng sáo là "hơi rượu còn nồng nàn"
+ Tiếng sáo và men rượu thôi thúc Mị bước đi, khao khát đã chuyển hoá thành hành
động, thành mong muốn cháy bỏng
- Sợi dây trói: Biểu tượng cho cuộc sống nô lệ, đau đớn, tủi nhục
+ Nhắc nhở cho Mị ở hiện tại: "chân tay đau không cựa được", "không nghe tiếng sáo,
chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách" -> âm thanh của hiện thực phũ phàng, "Mị
thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa"
=> Tâm hồn Mị vừa hồi sinh, sức sống trong Mị vừa bừng lên mãnh liệt thì lập
tức bị cường quyền vùi dập.
c. Đánh giá:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thể hiện qua tâm trạng phức tạp của nhân
vật Mị
- Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện: tiếng sáo xuất hiện giúp tình huống trở
nên logic, độc đáo
- Ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét văn hóa Tây Bắc
- Khái quát ý nghĩa đoạn trích.

III. Kết bài.


IV.Nâng cao:
1. Nhận xét về giá trị hiện thực
*Dẫn dắt: -Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực bên ngoài xã
hội được nhà văn phản ánh vào trong tác phẩm, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng
đó có thể đồng nhất với thực tại của cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ
khác nhau. Giá trị ấy thường biểu hiện ở:
+Tái hiện chân thực hiện thực(lịch sử) được nhà văn đưa vào tác phẩm
+Khắc họa những con người, nhân vật điển hình cho thời đại
-“Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.”(Tố Hữu) Tác phẩm văn
học thiếu đi hiện thực giống như mầm cây trên mảnh đất cằn cỗi, nó sẽ mãi không thể
trở thành một bông hoa tuyệt sắc giữa khu vườn văn chương. Vì vậy, “văn học trước
hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.”(Bêlinxki) Một tác phẩm thành công luôn
gắn liền với giá trị hiện thực sâu sắc mà nó đem lại. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ cũng
không nằm ngoài quy luật ấy.
*Làm rõ qua đoạn trích trong Vợ Chồng A Phủ
-Tái hiện chân thực cuộc sống cơ cực, bị áp bức, bị đè nén của người nông dân Tây
Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ miền núi và thực dân Pháp:
+ Bi kịch của nhân vật Mị:
● Mặc dù Mị và A Sử “không có lòng với nhau” nhưng vẫn phải sống chung như
vợ chồng. Những con dâu gạt nợ như Mị là những “kiếp trâu ngựa’, khốn khổ,
nhục nhã, không còn được coi như con người, không có tiếng nói, quanh năm
phải làm việc như đầy tớ cho nhà thống lí và lầm lũi như một con rùa.
● Mị từ một cô gái vốn rất yêu đời, khát khao hạnh phúc, tự do trở thành một cô
gái chai sạn, vô cảm, cam chịu, lặng lẽ.
● Mị bị cầm tù, khống chế, mất đi quyền được tự do và hạnh phúc.
+ Các hủ tục phong kiến thối nát của các dân tộc vùng cao trong xã hội: hủ tục bắt vợ,
cúng trình ma ->1 phần lí do Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí
+ Bộ mặt tàn bạo của lũ địa chủ phong kiến và thực dân Pháp: hành động trói đứng Mị
của A Sử, không cho phép Mị đi chơi
=> Tô Hoài đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về giai cấp thống trị Tây Bắc và nỗi
thống khổ tột cùng của người dân nơi đây qua số phận bất hạnh của nhân vật Mị. Đây
không phải số phận của một con người riêng lẻ mà là số phận chung của rất nhiều
người nông dân khác dưới sự thống trị của cường quyền, thần quyền.
- Khắc họa sinh động nhân vật Mị-điển hình cho giai cấp nông dân bị giai cấp cường
quyền, thần quyền áp bức, giày vò nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Đó
là sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, yêu đời.
*Nhận xét
-Giá trị hiện thực đã góp phần lật tẩy tội ác của bọn địa chủ phong kiến và thực dân
Pháp đối với nhân dân miền núi. Đồng thời, Tô Hoài đã tố cáo và phê phán các hủ tục
cưới xin cổ hủ, lỗi thời, thối nát của dân tộc vùng cao đã chèn ép con người có được
hạnh phúc, tự do.
- Qua đó còn thể hiện sự phẫn nộ, căm hận bọn thống trị tàn ác và sự đồng cảm, xót xa
của tác giả dành cho số phận bất hạnh của nhân vật Mị nói riêng và người nông dân
trong xã hội ấy nói chung.
-Giá trị hiện thực của đoạn trích đã khẳng định tài năng của Tô Hoài. Ông đã có
những phát hiện mới mẻ trong đề tài người nông dân, dám “khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những gì chưa có”, tài tình trong cả nội dung và nghệ thuật.
2. Nhận xét về giá trị nhân đạo
*Dẫn dắt:
- Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được
tạo nên bởi tấm lòng sâu sắc của nhà văn dành cho nỗi đau của những con người,
những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Giá trị ấy thường được biểu hiện ở:
+Thể hiện lòng cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh
+Ca ngợi, nâng niu phẩm chất tốt đẹp của con người
+Tố cáo, phê phán xã hội
+Thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp
- Bạch Cư Dị từng nói: “Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và
tình cảm là cái gốc của văn chương”. Giống như hương sắc là linh hồn của hoa, tiếng
ca là linh hồn của loài chim thì tình cảm chính là linh hồn của văn chương mà thiếu đi
nó thì văn chương chỉ là cái vỏ rỗng xác xơ. Giá trị nhân đạo hay chính là tấm lòng
của Tô Hoài đã trở thành nhiên liệu để tác phẩm Vợ Chồng A Phủ lăn bánh đi vào và
trú ngụ trong lòng độc giả bao thế hệ.
*Làm rõ qua đoạn trích trong Vợ chồng A Phủ
- Bênh vực, đồng cảm, xót thương sâu sắc đối với những số phận bất hạnh, điển hình
là nhân vật Mị. Chính vì thấu hiểu những đau khổ của kiếp “con dâu gạt nợ” nên Tô
Hoài đã khai thác được rất sâu tâm lí của nhân vật.
- Từ những khai thác ấy, Tô Hoài ca ngợi, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất sâu bên
trong của nhân vật nói riêng và người nông dân nói chung. Đó là sự sống tiềm tàng,
khao khát tự do, khát vọng sống. “Điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế
lực tội ác cũng không giết được sức sống con người.”(Tô Hoài)
- Tố cáo bộ mặt tàn ác của bọn phong kiến miền núi. Bọn chúng cho mình quyền hành
tối cao để quyết định số phận người khác, để chà đạp, đánh đập và lấy đi quyền tự do,
hạnh phúc của người nông dân dưới quyền. Qua đó thể hiện thái độ căm thù của Tô
Hoài với giai cấp thống trị mọi rợ luôn tìm cách chà đạp cuộc sống của nhân dân.
*Nhận xét
- Giá trị nhân đạo đã góp phần thể hiện tấm lòng nghĩa tình sâu nặng của Tô Hoài
dành cho những người nông dân có cuộc sống cơ cực, đau khổ dưới ách đô hộ của
thực dân và ách cai trị của địa chủ vùng cao. Với Tô Hoài, Tây Bắc đã luôn là một
phần trong tâm hồn ông: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi
nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào
cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”.
- Giá trị nhân đạo của đoạn trích đã khẳng định tài năng của Tô Hoài. Ông đã có
những phát hiện mới mẻ trong đề tài người nông dân, dám “khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những gì chưa có”, tài tình trong cả nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh
tài năng, Tô Hoài còn có một trái tim nồng ấm tình yêu thương dành cho con người.

3. Nhận xét về chi tiết tiếng sáo

- Tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần


+Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi
+Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng
+Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đương
+Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi,..
- Ý nghĩa
+Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi.
+Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu
đời, yêu cuộc sống tự do trong Mĩ
+Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị
đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân
+Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc
nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên là giá trị nhân đạo.
- Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng Tây Bắc. Tiếng sáo gọi bạn, gọi
người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi.
- Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người.”mị thổi sáo giỏi’ “Mị uốn chiếc lá
trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đẽ thổi
sáo đi theo Mị’”.
- Tiếng sáo kêu gợi quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời
tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị “Mị vẫn nghe
tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi” “Mị vùng bước đi”.
- Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực
dân phong kiến miền núi.cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người.
=> nếu tiếng chân ngựa đạp vào vách là sự lên tiếng của hiện thực phũ phàng thì tiếng
sao lại là hiện thân của những ước mơ, hoài niệm.
4. Chất thơ
- Dẫn dắt: Chất thơ trong tác phẩm văn học ấy chính là vẻ đẹp lãng mạn, nó
tương phản với đời sống hiện thực nhưng lại được lấy cảm hứng, thoát lên
từ đời sống thực. Bởi hiện thực là những cái vốn có, chân thật còn chất thơ
là ước mơ, lý tưởng, là cái đẹp mà con người phát hiện ra và muốn hướng
tới.
- + Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài đã bao phủ lên trên đó một
chất thơ bàng bạc, bao phủ khắp mọi ngóc ngách, mọi câu từ trong tác phẩm,
lan tỏa những giá trị vô cùng đẹp đẽ.
- Nhận xét:
+ Chất thơ qua đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của con người: Tái hiện
bức tranh sinh hoạt rất đỗi nên thơ trữ tình, đặc biệt là qua đêm tình mùa xuân
=> một nét văn hoá, phong tục đặc trưng của miền núi Tây Bắc. Đặc biệt, tác
giả dành nhiều tình cảm và câu chữ cho việc miêu tả tiếng sáo - cầu nói truyền
tải ngôn ngữ của người H'Mông, thay họ cất lên tiếng lòng sâu thẳm, vượt qua
dòng chảy thời gian, trở thành dòng chảy tâm hồn của biết bao đôi trai gái miền
sơn cước.
+ Chất thơ qua vẻ đẹp, tâm hồn nhân vật: Một tâm hồn đầy giông tố và khát
vọng, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân. Nhà văn
đã diễn tả sâu sắc tâm hồn nhân vật đan cài con người quá khứ, hiện tại, tương
lai. Vẻ ngoài của Mị đều toát lên vẻ âm thầm nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng kỳ
thực bên trong đó lại tiềm tàng 1 sức sống vô cùng mãnh liệt. => Chính sức
sống tiềm tàng, rạo rực âm thầm cháy tựa như ánh sáng nâng đỡ, ngăn cản sự
lụi tàn của tâm hồn. Khi bùng cháy lên lại biến thành sức mạnh có thể xua tan
tất cả.
+ Chất thơ thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật: Tô Hoài sử dụng hàng loạt âm
thanh, hình ảnh gợi cảm; ngôn ngữ văn xuôi vừa cụ thể rõ ràng vừa trừu tượng;
âm điệu và tiết tấu nhẹ nhàng,…

You might also like