You are on page 1of 24

Vợ chồng A Phủ

Tô Hoài
“Sông Tô một thoáng mây mờ
Phủ Hoài lặng tiếng vẫn chờ đợi ai
“Truyện Tây Bắc” mãi nguôi ngoai
“Vợ chồng A Phủ” nhớ ai bên trời”
Tiến trình bài học

01 Tác giả Tô Hoài 02 Nhân vật văn học

03 Đọc hiểu văn


bản 04 Tổng kết ghi nhớ
01
TÁC GIẢ TÔ
HOÀI
Tác giả Tô Hoài
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen sinh ngày 07 tháng 09 năm 1920, quê nội ở thị trấn Kim Bài,
huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô,
phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong một gia đình
thợ thủ công. Ông có tuổi thơ và thời trai trẻ phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề, như làm gia sư
dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,...và nhiều khi thất nghiệp.

Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái
hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt
đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng. Ông bước vào nghề bằng một số bài thơ có tinh chất
lãng mạn và một số truyện vừa, viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn
xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay, trong đó có Dế mèn phiêu lưu kí.

Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm chủ nhiệm báo “Cứu quốc”, ông là một trong số nhà văn đầu
tiên Nam tiến và tham dự một số mặt trận ở phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên,...). Năm 1946, Tô
Hoài được kết nạp vào Đảng.
Môi trường hoạt động của nhà văn
Trước CM, Tô Hoài hoạt động chủ yếu ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy nơi ông sinh ra. Sau CM, môi trường hoạt
động văn học của Tô Hoài mở rộng và phong phú hơn, nhà văn có điều kiện tiếp xúc với nhiều miền quê
khác nhau, nhưng có một mảnh đất đã “để thương để nhớ” cho ông chính là Tây Bắc. Ở đây, ông đã gặt
được một lúc cả hai mùa: Mùa tình dân và mùa văn học. Có mùa tình dân thì mới có mùa văn học, như
ông đã chân tình ghi lại: “Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành
người, thành việc trong tâm trí tôi đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ trong tôi nhiều quá,
tôi không thể bao giờ quên”.

Balzac cho rằng: Trước khi viết một quyển sách, nhà văn phải phân tích hết mọi tính cách, thâm nhập
vào mọi tính tình, chạy vòng khắp trái đất, cảm hiểu hết được mọi say mê. Gorky thì khẳng định: Nhà
văn bắt buộc phải hiểu biết, phải biết tất cả các dòng cuộc sống và tất cả những nhánh của dòng, tất cả
những mâu thuẫn của hiện thực.
=> Vì tầm quan trọng của vốn sống mà nhà văn phải là người lịch lãm, từng trải, người tham gia tích cực
vào cuộc sống.Tất cả những điều trình bày ở trên hội tụ đầy đủ ở nhà văn Tô Hoài, tạo cho nhà văn một
vốn sống thật sự phong phú, đa dạng, sâu sắc và đầy đủ chính điều này đã góp phần tạo nên giá trị cho
những sáng tác của Tô Hoài. Nói riêng về tập truyện Tây Bắc (1953) ra đời là do nhà văn đã có những
năm tháng trải nghiệm, sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
Đóng góp của tác giả Tô Hoài
Đóng góp nổi bật về nội dung:
- Đề tài: Chủ yếu viết về 2 vùng quê là Hà Nội và Tây Bắc. Hai vùng không gian trở thành nguồn cảm
hứng không bao giờ vơi cạn trong nhà văn
- Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng nhân văn đời thường:
+ Sự quan tâm đến số phận những con người bé nhỏ, bất hạnh, nghèo khó.
+ Thiên hướng khai thác phương diện đời thường: Những chuyện thường của những con người thường,
thậm chí khi viết về những người có địa vị xã hội, những người anh hùng, Tô Hoài cũng tiếp cận bằng
những góc độ đời thường, ít lý tường hóa những con người này: “Xưa nay tôi chỉ quen với cái gì vụn vặt”
(Tô Hoài)/ “Tô Hoài là nhà văn của người thường, đời thường, chuyện thường” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Đóng góp về nghệ thuật:
- Một cây bút có biệt tài miêu tả loài vật: Những con vật rất tầm thường xung quanh ta, qua ngòi bút Tô
Hoài hiện lên sống động, đầy sức hấp dẫn vì nó mang bộ dạng riêng, có tập quán riêng của mỗi loài.
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động với cách kể chuyện khéo léo, cách trần thuật từ nhiều điểm nhìn khác
nhau, kho từ vựng giàu có, đậm chất thơ, hồn nhiên.
- Người nghệ sĩ có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật chân thực thông qua những chi tiết hình ảnh đầy ý
nghĩa và những độc thoại nội tâm.
QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA TÔ HOÀI:

• “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình
tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có. Trang sách mà không có ngọc, trang bản
thảo mà không có chữ thần, không có tinh hoa, thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất
cả bao nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì cho sống được.”

• “Muốn viết được, nhất thiết phải biết quan sát để ấn sâu thêm trí nhớ, giúp sức cho trí tưởng
tượng. Cái cách, cái lối quan sát ấy không có gì đặc biệt và bí ẩn. Đó chỉ là thói quen mài giũa cái
nhìn, cái nghe, cái nghĩ, đó là việc bắt sức óc chăm chú tìm tòi ra sự chuyển động của mọi vật”

• “Tôi thường dè chừng một thói quen dễ mắc: sáng tạo trên cở sở tiếng nói của quần chúng nhưng
tuyệt nhiên không phải là bắt chước, là nhại quần chúng. Học tinh hoa tiếng nói, đưa tinh hoa
tiếng nói quần chúng thành phong cách văn mình”

• “Đối trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ quanh ta, nếu biết làm việc thu lượm chăm chỉ liên tục,
biết năng nhặt chặt bị. Người viết văn cũng như ông lang, như nhà bào chế, càng có sẵn đầu vị
thuốc tốt trong ô, càng dễ pha chế được như ý”
02
NHÂN VẬT VĂN HỌC
Nhân vật văn học
Khái niệm: nhân vật văn học là hình tượng cụ thể được khắc
họa trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện, phương thức
nghệ thuật.
Đọc một tác phẩm văn học cái động lại sâu sắc trong tâm hồn
người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của
những con người được nhà văn thể hiện. Chính Tô Hoài đã từng
phát biểu: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hét thảy, giải
quyết hết thảy mọi sáng tác”.

Chức năng nhân vật:


+ Nhân vật là phương tiện để văn học thể hiện và khái quát tính
cách con người, đưa ra định hướng giá trị sống
+ Nhân vật là phương tiện dẫn dắt người đọc vào môi trường
khác nhau của đời sống
+ Nhân vật thể hiện quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về
con người
03
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng nhân vật Mị
Sự xuất hiện trong không gian nghệ thuật
- Câu mở đầu: “Ai ở xa về…mặt buồn rười rượi”
=> Đây là một câu văn phảng phất lời mở đầu của những câu chuyện cổ tích. Nhân vật Mị được
giời thiệu ngay từ những dòng đầu tiên: Những phát họa đầu là sự miêu tả thân phận, vẻ mặt buồn
rười rượi lúc nào cũng cúi.
- Khung cảnh: Nhà thống lí “nhiều người/thuốc/bạc nhất làng”
=> Điệp cấu trúc + liệt kê: Đặc tả làm nổi bật sự giàu có và quyền thế của nhà thống lí Pá Tra
- Vị thế, thân phận: Con dâu với công việc: quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước
=> Vị thế là con dâu đáng trọng cao quý lẽ ra phải đc sống trong nhàn hạ, sung sướng >< trái lại
lại thân phận con ở, phải lao động vất vả, khổ cực, khó nhọc.

- Tư thế: ngồi quay sợi gai bên cạnh tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa
- Tâm thế: lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
=> Thủ pháp đồng nhất: Mị hiện diện trong nhà thống lí giống như một mảng sống im lìm, câm lặng
dù là một người còn rất trẻ. Diện mạo hé lộ một thế giới nội tâm có gì đó cam chịu và u uất. Hình ảnh
của Mị ở đầu tác phẩm như là sự báo trước số phận nô lệ, kiếp nô lệ của những con người trên vùng
cao xa tít dưới chế độ thực dân phong kiến.
Cuộc sống của Mị
1. Trước khi về nhà thống lí Pá Tra
- Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, tài giỏi, chăm chỉ, hiếu thảo, yêu đời, nhiều người yêu quý.
- Bị bắt về làm dâu: Vì món nợ truyền kiếp do cha mẹ để lại khiến Mị trở thành con dâu gạt nợ cho
nhà thống lí Pá Tra
- Cha con thống lí lợi dụng hủ tục bắt Mị về làm dâu và cúng trình ma cho nên Mị luôn nghĩ mình là
con ma nhà thống lí và vì thương cha, vì món nợ cho nên Mị chấp nhận cuộc sống đó
2. Sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
*Cuộc sống khổ cực của Mị: đày đọa cả thể xác và tinh thần:
+ Ban đầu: Đêm nào cũng khóc
=> giọt nước mắt khởi đầu cho một quãng đời đau khổ. Mị thấm thía nỗi bất hạnh của đời mình. Món
nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ đã khiến Mị bị cha con thống lí bắt về làm dâu gạt nợ. Nếu như làm nô
lệ có ngày được thoát ra ngoài, thì việc Mị làm con dâu nhà thống lí là một sự khẳng định cuộc đời
của một cô gái nghèo đang tươi trẻ phơi phới đang đi vào những ngày tháng nô lệ, tối tăm và bi thảm.
+ Về sau: Trốn- lá ngón- lạy cha
=> Sự đau khổ đến mức độ không thể sống được, cũng như không thể chấp nhận được. Dấu hiệu toan
tự tử cùng lá ngón là phản ứng tiêu cực của một con người yêu sống, quyết định chọn cái chết khi rơi
vào cuộc sống vô nghĩa.
Cuộc sống của Mị
+ “Con rùa trong xó cửa”: không gian tối, nhỏ, thuộc về miền quên lãng
 Tô Hoài đã tái sinh một hình ảnh quen thuộc trong ca dao về người lao động:
“ Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia”
=> Cách nói vật hóa của Tô Hoài đã cho thấy được tình trạng sống mất ý thức, sự tồn tại như chiếc bóng
vô hồn của cô gái nghèo yêu đời và ham sống tha thiết nay đã mất, thay vào đó, là số phận đau khổ của
những con người chịu cảnh nô lệ, áp bức. (Liên hệ Chí Phèo)
+ Căn buồng – kín mít – ô vuông nhỏ bằng bàn tay
=> Dường như đây không phải là không gian sống của con người, đó là thứ ngục thất trần gian, là nấm
mồ chôn chặt tuổi xuân của người thiếu nữ. Nó biến Mị thành một con người mất đi ý niệm về thời gian,
không còn ý thức được mình đã đi đến chặng nào của cuộc đời.
=> Đoạn văn trần thuật với nhịp điệu chậm rãi, giọng văn lắng sâu, bởi chính tiếng nói bên trong của
nhân vật cùng hệ thống chi tiết được chắt lọc giàu ý nghĩa đã khắc họa nhân vật trong trạng thái sống vô
thức, vô cảm, vô nghĩa. Cuộc sống bị đày đọa thể xác, bị áp bức tinh thần khiến Mị tê liệt ý thức về bản
thể, tê liệt khả năng phản kháng cuộc sống phi nhân tính. -> chấp nhận cuộc sống đau khổ, tuyệt vọng và
cam chịu.
=> Tấm lòng cảm thông xót thương tha thiết của Tô Hoài với số phận đau thương, bi thảm của nhân vật.
Đêm 󰉃ì󰈞h
mùa 󰉕󰉉â󰈞
- Hồng Ngài vào mùa xuân:
*Khung cảnh:
• Thiên nhiên: Cỏ gianh vàng ửng/ Gió rét dữ dội/ Tiếng chó sủa
• Cuộc sống con người: Chiếc váy hoa/ Tiếng cười ầm của lũ trẻ đánh pao
=> Hồng Ngài vào mùa xuân được tái hiện bằng một thứ ngôn ngữ đậm chất thơ, qua đó làm hiện lên bức
tranh thiên nhiên cuộc sống rộn ràng, sự sống đang dần được tái sinh. Cách chọn chi tiết của Tô Hoài biểu
hiện cảm quan triết học: tràn ngập màu sắc và âm thanh là cách biểu hiện sự sống dâng trào. Đằng sau
bức tranh tả ngoại cảnh, mục đích chính là để hướng tới nội tâm con người.

* Diễn biến tâm trạng Mị:


- Uống rượu: ực từng bát => Uống rượu một cách bất thường. Mị uống trượu nhưng không ý
thức được thứ đang tan trong cổ họng của mình là rượu. Đang nuốt cả những uất hận. Cách hóa giải nỗi
buồn nhưng lại tích chứa thêm nhiều uất hận. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ.
- Mị bồi hồi: Hồi sinh năng lực cảm xúc: Đón nhận, tiếp nhận những xúc cảm từ thế giới bên
ngoài bằng trái tim => Năng lực người
- Phơi phới trở lại: “Vui sướng”, cảm xúc ngày càng rõ rệt và xuất hiện ý nghĩ:” Mị còn trẻ, Mị
muốn đi chơi”. -> Tiếng nói bên trong của nhân vật nhập vào người kể. Hồi sinh năng lực tự ý thức về
bản thân.
- Toan tự tử: “Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại làm
gì nữa => Biểu hiện sự phản ứng tiêu cực của một con người yêu sống tha thiết bị dồn ép đến cái
chết. Tiếng sáo gọi thức hoài niệm về một quá khứ hạnh phúc tự do, càng làm cho Mị thấm thía về
thực tại sống thê thảm của mình.
- Tiếng sáo xuất hiện 6 lần trong tác phẩm:
4 lần: tiếng sáo ngoại cảnh tác động tới Mị
2 lần: tiếng sáo nhập vào thế giới nội tâm trở thành tiếng nói bên trong của nhân vật
=> Quan hệ biện chứng: Âm thanh tình tứ réo rắt của đêm tình mùa xuân ngoài kia là tác nhân khơi
dậy ngọn lửa khát vọng được sống, được tự do của Mị. Khi tâm hồn mở rộng, con người được lấy
lại niềm vui sống. Khi ta yêu sống, chỉ một tiếng động nhỏ thôi nhưng cũng tác động được vào thế
giới tâm hồn. Chứng tỏ con người nhạy cảm đặc biệt với thế giới âm thanh.
Không phải lúc nào cũng cần lên tiếng, phải lập luận đúng sai. Bởi im lặng cũng là thanh âm. Và "
thinh lặng là hùng biện cũng là thứ ngôn ngữ mạnh mẽ nhất". Tôi bỗng nhớ đến cái im lặng của Tây
Bắc, nhớ đến cái cuộc sống im lìm " lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" của Mị. Trong trang văn
"Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài, nhân vật ít khi cất tiếng. Ngày hôm qua vẫn sẽ như ngày hôm nay,
chẳng có gì thay đổi nếu không có cái đêm mùa xuân ở Hồng Ngài. Vào thời khắc ấy, nhân vật Mị
đã lấp đầy cuộc sống im lặng của mình bấy lâu nay bằng âm thanh của tình yêu cuộc sống mãnh
liệt, bằng khát vọng tự do hạnh phúc tha thiết dẫu cho có bị chà đạp khổ đau....
• Sự thức dậy của lòng yêu sống:
+ Một chuỗi hành động có ý nghĩa:
• Xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng
=> Mị đang lấy ánh sáng của lòng yêu sống vừa được nhen lên để thắp sáng không gian sống tối tăm, tù
túng, ngột ngạt. Sáng tối không phải là do ngoại cảnh mà là do trái tim con người
• Quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa vắt ở phía trong vách
=> Chiếc váy hoa cất kín lâu không dùng đến, nhu cầu được làm đẹp thức dậy với năng lực nữ tính vốn
có, thể hiện một lòng yêu sống, ham sống đến tha thiết.
+ Hành động trói vợ của A Sử: “ Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt
đèn, đi ra, khép cửa buồng lại”
=> A Sử trói vợ một cách thản nhiên, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Bản chất đầy thú tính của A Sử, đồng thời
dập tắt ngọn lửa khát vọng sống tự do hạnh phúc vừa được khơi lên trong Mị.
+ Dù bị trói, nhưng tâm hồn Mị vẫn vọng lại âm thanh tiếng sáo tình tứ, réo rắt
=> Tiếng sáo là âm thanh của giấc mơ >< tiếng chân ngựa là âm thanh đớn đau của thực tại. Thực tại
đập vỡ giấc mộng làm tiêu tan tiếng sáo. Âm thanh tiếng chân ngựa đánh thức Mị, kéo người con gái ấy
về với đời thực. Nỗi đau thể xác chuyển hoá thành nỗi đau tinh thần khi Mị thổn thức nhận ra: “Mình
không bằng con ngựa”. Rất nhiều tác giả của những truyện ngắn hay là những người cầm bút có cái
biệt tài "có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà
ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất... thậm chí có khi
đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại" (NMChâu)
Mẫu cho 2 mở bài nếu đề cho về đêm mùa xuân
Cái đẹp của truyện ngắn muôn màu là cái đẹp của chính cuộc sống luôn hiện ra như một thực thể
không đáy và mình luôn là kẻ phải mò mẫm dò tìm. Dò tìm trong say mê thì may ra mới thấy được. Và
có lẽ, trong mỗi một truyện ngắn để " dò tìm" được thứ " vàng mười đã qua thử lửa" thực chẳng dễ
dàng gì. Nhưng may mắn thay, trong những giây phút " dò tìm say mê", tôi có cơ hội bắt gặp bóng
dáng của một con người trong cái lặng im Tây Bắc, bắt gặp những tia sáng le lói đằng sau một tâm hồn
tưởng như đã chìm vào đêm đen. Trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài dưới trang sách "Vợ chồng A
Phủ" của Tô Hoài, tôi tìm thấy Mị - một con người bị chà đạp khổ đau nhưng vẫn yêu cuộc sống mãnh
liệt đến da diết....

"Chẳng có nơi nào trên thế gian này là nơi trú ngụ bình an thực sự, đó là bản chất tự nhiên của thế
gian. Hãy nương tựa vào chính mình để tìm một chỗ trú ngụ an toàn. Đừng tìm cầu nơi nào khác bên
ngoài" ( Chỉ là một cội cây thôi)
Chỉ có thể dựa vào động lực bên trong, dựa vào chính mình để tiếp tục sống. Phải chăng chính vì
thế mà hình ảnh nhân vật Mị trong trang văn " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài ngày hôm nay vẫn còn
sức quyến rũ lạ thường đối với mỗi độc giả chúng ta? Trong lay lắt khổ đau, Mị vẫn sống âm thầm tiềm
tàng mãnh liệt. Những khát vọng của một bản thể ham sống, thiết tha với cuộc đời được thể hiện rõ nét
qua đêm mùa xuân ở Hồng Ngài....
Đêm đông
cứu A Phủ
- Lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột, Mị không mảy may mủi lòng, không cảm xúc
“Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”.
=> Thản nhiên: thờ ơ dửng dưng, vô cảm với người cùng cảnh ngộ với mình. Khi Mị vô cảm với
chính mình cũng là lúc mà Mị chẳng còn thiết tha đến mọi thứ xung quanh. Mị vô cảm luôn với cả
đồng loại của mình.

- Lé mắt trông sang: Mị thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.
Người đàn ông đầy sức mạnh đang đi đến tận cùng của sự tuyệt vọng và tiều tụy. Điều đó đã tác động
tạo nên những biến chuyển tinh vi trong Mị:
+ Khơi dậy trong kí ức đầy đau khổ của Mị cảnh bị trói ở đêm tình mùa xuân năm trước.
+ Mị cảm nhận thấm thía hơn sự tuyệt vọng của Mị ở đêm tình mùa xuân -> Ý thức về bản thân
hồi sinh trông người mà nghĩ đến mình: “Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm
trước…lau đi được ”. Và thương mình rồi đến thương người: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến
chết,… Mị phảng phất nghĩ vậy”
+ Mị nhận thức những sâu sắc những bất công độc ác, tàn bạo của thống lí.
 + Nhà văn đã để nhân vật ném vào bóng tối một loạt câu hỏi và điệp khúc của độc thoại nội tâm.
Chất vấn đầy bất bình, phẫn nộ trước những bất công xung quanh.

• Rút dao cắt dây trói cứu A Phủ: Cắt dây trói cứu A Phủ nhưng cũng là cắt đi cái dây trói cuộc
đời mình. Đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng “Mị đứng lặng trong bóng tối”: hành động
ấy của Mị hình như là cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội bên trong giữa: sống hay là chết; tự do hay
nô lệ; đi hay ở ?
• Chạy trốn theo A Phủ: “A Phủ cho tôi đi, ở đây thì chết mất” => Lựa chọn của tiếng gọi yêu
sống trong trái tim, được sống trong tự do và không phải chết trong nô lệ. Tác giả đã cho ta thấy
vẻ đẹp tinh thần tiềm ẩn và sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng cháy bỏng về một sự sống tự
do, đó là một ngọn lửa chưa bao giờ vụt tắt chỉ chờ gặp ngọn gió lành mà bùng lên.
=> Chiều sâu giá trị nhân đạo cảm động mới mẻ: Tô Hoài đã có những khám phá đầy trân
trọng về những vẻ đẹp mang dấu ấn thời đại của người lao động Tây Bắc. Trong hoàn cảnh nghiệt
ngã đến đâu cũng không bao giờ hủy diệt được khát vọng của con người. Chừng nào còn trái tim
của con người là chừng đó còn bảo toàn được khát vọng cao đẹp

Liên hệ: Chị Dậu của Ngô Tất Tố và Mị của Tô Hoài đều chạy ra ngoài đêm tối với cùng một mục
đích là để thoát khỏi kiếp sống khốn cùng, nhục nhã. Nhưng nếu chị Dậu một mình chạy ra ngoài
trời khuya và không biết sẽ đi về đâu, tương lai mịt mờ như bóng đêm, thoát khỏi chốn tăm tối này
rồi nhưng rất có thể chị lại rơi vào một chốn đau khổ khác. Thì Mị, dù cũng không biết mình sẽ đi
đâu, nhưng cùng với A Phủ, Mị biết rằng phải rời khỏi chốn này trước hết, thoát khỏi chốn này là
thoát khỏi địa ngục trần gian, ra khỏi chốn này là sẽ tìm được cho mình đường sống.
Tổng kết - Ghi nhớ
1. Nội dung:
- Tác phẩm cho thấy cuộc sốị đè nén và áp bức nặng nề của người dân miền núi Tây Bắc
dưới ách thống trị hà khắc của bọn địa chủ và phong kiến kết cấu với thực dân Pháp. Tiêu
biểu cho thân phận những con người khốn khổ bị vùi dập ấy chính là Mị và A Phủ
- Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với người dân lao động miền núi trước
CM
- Tố cáo lên án phơi bày bản chất xa tàn bạo của thế lực PK miền núi chà đạp lên quyền
sống của con người.
- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn sức sống mãnh liệt tiềm tàng của con người
2. Nghệ thuật:
- NT xây dựng nhân vật, miêu tả nhân vật có tâm lí sinh động, có cá tính đậm nét
- Lối kể chuyện tự nhiên sinh động
- Miêu tả phong tục tập quán đặc sắc, ngôn ngữ màu sắc dân tộc miền núi.

You might also like