You are on page 1of 22

“Trong nghệ thuật, bàn tay không bao giờ có thể tạo ra

điều gì cao hơn điều trái tim có thể tưởng tượng”.


( Ralph Waldo Emerson )

Vợ nhặt
(KIM LÂN)
Tiến trình bài học
Tác giả 01 - Tác giả Kim Lân
(Tiểu sử và quan niệm nghệ thuật)

Tác phẩm 02 - Nhân vật văn học


- Đọc hiểu văn bản

Tổng kết
ghi nhớ
03 - Tổng kết ghi nhớ nội dung
- Tổng kết ghi nhớ nghệ thuật
- Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài. Quê quán: Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.Do
hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình
phong, vừa viết văn. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó liên tục hoạt động
văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

- Kim Lân và những trang sách của ông ‘đong đầy vóc dáng đồng bằng Bắc Bộ’. Làng quê trong
văn Kim Lân với những con người lam lũ thô mộc. Từ bóng tối hoàn cảnh Kim Lân muốn làm tỏa sáng
1 chất thơ của hồn người, ánh sáng của nhân tâm tỏa ra hào quang đặc biệt của chủ nghĩa nhân văn
tha thiết và cảm động. Tư tưởng này xuyên suốt trong tác phẩm của Kim Lân và có thể nhận thấy rõ
nhất trong truyện ngắn ‘Vợ nhặt’.

- Kim Lân khi nói về tác phẩm ‘Vợ nhặt’ đã cho biết: ‘Khi viết về nạn đói người ta thường viết
về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ về những con
người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết 1 truyện ngắn vs ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng
dù cận kề bên cái chết mà những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.’

Sau này vẫn viết về nông thôn, Kim Lân đề cập đến sự đổi mới về mặt tình cảm của người nông dân
trong cách mạng và kháng chiến. Về phương diện này, nhà thơ Trần Ninh Hồ nhận xét: ‘Tất cả, tất cả
dường như đã đc ghi lại bằng những thân phận, tâm trạng sắc xảo đến cốt, đến lõi. Nếu như
cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng của con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực
trên cái ý nghĩa ấy’
Quan niệm nghệ thuật
1. ‘Lắm lúc tôi thấy văn chương như 1 thứ đạo, đạo làm người, như 1 thứ tôn giáo. Mà tôn giáo
nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người. Đòi con người có quyền làm
người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền 1 cách nhưng cuối cùng con người vẫn thương
yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng’. Và nhà văn
kết luận: ‘Rõ ràng văn chương là 1 thứ tôn giáo mà tôn giáo này không cần đến súng gươm, không
bắt buộc người ta phải theo, ai muốn theo thì theo. Và mỗi người truyền đạo theo 1 kiểu riêng của
mình miễn sao nó chinh phục đc trái tim của con người. Bằng cảm nhận chứ không bằng lí lẽ hoặc
bằng hăm dọa’.

2. “Cái đáng viết thì đã viết rồi, còn cái không đáng viết thì viết làm gì. Viết nhiều mà nhạt thì thà
không viết còn hơn, vả lại giời cũng chỉ cho mình có thế, muốn hơn cũng không được. Viết được thì
viết, không viết được thì thôi. Những cái cố gượng viết đều giả, đều khô khan, đọc lại thấy xấu hổ
lắm”.

3. Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩ gì thì chuyện đời thường hằng ngày tự thân đã có tiếng
nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy
không có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn. Chính vì
vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên.
Nhân vật văn học
Khái niệm: nhân vật văn học là hình tượng cụ thể được khắc họa trong tác
phẩm văn học bằng các phương tiện, phương thức nghệ thuật.
Đọc một tác phẩm văn học cái động lại sâu sắc trong tâm hồn người đọc
thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được
nhà văn thể hiện. Chính Tô Hoài đã từng phát biểu: “Nhân vật là nơi duy
nhất tập trung hét thảy, giải quyết hết thảy mọi sáng tác”.

Chức năng nhân vật:


+ Nhân vật là phương tiện để văn học thể hiện và khái quát tính cách con
người, đưa ra định hướng giá trị sống
+ Nhân vật là phương tiện dẫn dắt người đọc vào môi trường khác nhau của
đời sống
+ Nhân vật thể hiện quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người
tác phẩm văn học bằng các phương tiện, phương thức nghệ thuật.
Tác phẩm
“Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình
nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những
tia sáng ấm lòng” (Hoài Việt)
● 1. Hoàn cảnh ra đời: Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác
phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau
hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ
nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí".

● 2. Ý nghĩa nhan đề: Vợ nhặt:


Đây là 1 nhan đề lạ và nó là một nghịch lý. Người vợ thì phải đc tìm hiểu trân trọng, theo
đuổi và nâng niu. Ấy thế mà lại dùng từ ‘nhặt’: chỉ dùng vs những sự vật, con vật rất bình
thường thậm chí rất tầm thường -> ‘Vợ nhặt’ thành một dạng vợ đặc biệt: không cần theo
đuổi, cưới xin đàng hoàng, không phải khổ công theo đuổi mà vẫn dễ dàng có được -> hé lộ
hoàn cảnh, số phận bi thảm của con người, bước đầu cho thấy sáng tạo nghệ thuật của người
viết trong xây dựng tình huống truyện éo le, bi thảm nhưng lại là tình huống thấm đẫm tình
người.
01
Khung cảnh làng quê
ngày đói
1. Nạn đói kinh hoàng năm 1945:
+ Thời điểm: buổi chiều trạng vạng
+ Không gian cảnh vật: xóm chợ tối om và xác xơ
+ Âm thanh: tiếng quạ kêu gào thê thiết
+ Mùi: mùi gây của xác người và mùi thối rữa của rác
=> Tả thực đến trần trụi, cho người đọc cảm giác về 1 cõi dương tràn ngập tử khí. Ở đây tác giả vừa là
một chứng nhân, vừa là một nạn nhân.
- Con người:
+ người sống: xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ
+ người chết: ‘người chết như ngả rạ, những cái thây nằm còng queo bên đường’
=> Nhà văn không phải vô tình khi đặt câu văn người chết, người sống gần nhau. Ở đây tạo sự ấn
tượng mạnh mẽ giữa danh giới mong manh giữa sống và chết năm 45, tô đậm ấn tượng lành lạnh về
cõi âm và tử khí. Đây là 1 trong những đoạn văn tả cảnh đặc sắc nhất trong truyện ngắn dựng lại
khung cảnh tối sầm lại vì đói khát của nông thôn VN.
“Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một
xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những
dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Lev Tolstoy)
02
Nhân vật anh
cu Tràng
Cách giới thiệu của tác giả: nhân vật này đc Kim Lân cho xuất hiện ngay đầu tác phẩm giữa
khung cảnh làng quê VN thời đói khát.
- Chân dung:
+ Ngoại hình: lưng vập vạp như lưng gấu, cái đầu trọc nhẵn, đôi mắt gà gà đắm vào bóng chiều
+ Trang phục: mặc áo nâu bạc
+ Hành động: cười hềnh hệch, lảm nhảm, than thở những điều hắn nghĩ
=> Kim Lân mô tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ. Con người ấy như kết tinh phần hoang dã của tự nhiên,
con người mà tạo hóa đẽo gọt quá sơ sài. Qua các chi tiết về chân dung có thể nói Tràng là
người lao động nghèo, xấu lại là người dân ngụ cư. Với Tràng cơ hội có được vợ rất xa vời lại
còn trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp.
- Sự kiện nhặt vợ:
+ Chỉ qua 1 câu hò vu vơ -> 1 lời cầu hôn
+ 4 bát bánh đúc -> lễ dạm hỏi
=> Không gian gặp gỡ của tình yêu thường là những không gian thử thách vs nhiều cản trở
khác nhau. Mỗi cản trở lại tạo ra một kiểu truyện tình, trong ‘Vợ nhặt’ mà nơi 2 con người gặp
gỡ nhau là 1 cái dốc.
2. Nhân vật anh cu Tràng
+ Đầu tiên cảm thấy ‘chợn’ nhưng sau đó lại ‘Chậc, kệ!’
+ Trên đường về nhà mặt hắn phớn phở khác thường, hắn tủm tỉm cười nụ 1 mình và 2 mắt sáng
lên lấp lánh
- Nhận xét về sự ngượng nghịu ngại ngùng nhưng vẫn bao trùm hạnh phúc:
+ Với đám trẻ: khi chúng nó ‘Chông vợ hài’, Tràng nghiêng mặt nói ‘Bố ranh’ -> đây là lời mắng
yêu, mắng vs thái độ rất bao dung, từ 1 đứa trẻ lớn tuổi, Tràng trở thành 1 người đàn ông thực sự
+ Với dân xóm: những người dân trong xóm mời vào nhà chơi nhưng Tràng từ chối -> biểu hiện của
người đàn ông chín chắn, chu đáo (không muốn vợ vào nơi không biết, không quen)
+ Với bà cụ Tứ: reo lên như một đứa trẻ, lật đật chạy ra đón, tiếp theo tươi cười mời mẹ ngồi lên
giường
- Sau đêm có vợ, cảm xúc của Tràng:
+ Ngỡ ngàng như bước ra từ trong giấc mơ -> niềm hạnh phúc ngạc nhiên
+ Bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh có cái gì thay đổi mới mẻ
+ Hắn cảm thấy mình nên người
+ Hắn thấm thía cảm động một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng
+ Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này
+ Hán muốn làm 1 việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà
=> Hạnh phúc làm cho con người ta thay đổi, sự cưu mang, đùm bọc, yêu thương làm cho con
người ta cảm thấy cuộc đời trở nên có ý nghĩa. Trong khung cảnh đói khát, chết chóc, những
người dân đói khổ như Tràng biết vượt lên trên hoàn cảnh bằng sự nương tựa lẫn nhau. Ở đây
có sự thay đổi từ suy nghĩ, tình cảm đến hành động.

=> Tác giả Kim Lân đã khám phá trân trọng vẻ đẹp của một con người giàu tình thương, giàu
trách nhiệm với gia đình -> Sở trường miêu tả tâm lí của Kim Lân: sở trường miêu tả tâm lí
người nông dân chân thực, tinh tế, ới những độc thoại nội tâm và đối thoại

Chính Nguyễn Khải là 1 trong những tác giả nổi tiếng của nền văn học VN hiện đại đã khái quát
toàn bộ về truyện ngắn Kim Lân: ‘Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện
trong các tác phẩm viết trước cách mạng đến những tác phẩm sau này người đọc dễ nhận
ra nét riêng trong ngòi bút của Kim Lân: một ngòi bút cẩn thận, tỉ mỉ, sâu lắng luôn luôn
cố gắng đi đến nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng để từ đó đóng góp
một tiếng riêng vào trang sử riêng, vào tâm tư tình cảm con người Việt Nam hiện đại’
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương
rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một
nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là
nguồn gốc của thi ca.

2. Nhân vật người


vợ nhặt
“Tương lai có nhiều tên gọi. Với kẻ yếu đuối, tương lai là bất khả;
với những kẻ nhát gan, nó là ẩn số; nhưng với những con người can
đảm, tương lai là lý tưởng.” (Victor Hugo)
- Hình tượng người phụ nữ vợ nhặt qua phác họa chân dung
+ Ngồi vêu ở cái dốc tỉnh để nhặt hạt rơi hạt vãi
+ Quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2
con mắt -> người vợ nhặt là nạn nhân thê thảm của nạn đói
- Diễn biến cuộc gặp gỡ:
+ Lần đầu gặp gỡ: khi Tràng buông câu hò vu vơ giữa chợ ‘Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!/ Lại
đây mà đẩy xe bò vs anh, nì!’ -> thị cong cớn: ‘Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói
thật hay nói khoác đấy?’ -> cơm trắng vs giò thật ra chỉ là 1 trò đùa nhưng ‘này, nhà tôi ơi’ thể hiện
khao khát có gia đình, có chỗ dựa để vượt qua nạn đói đã thế thị còn ‘cười tít’ -> làm Tràng cảm
thấy cả đời chưa có người con gái nào cười tình tứ với hắn như thế
+ Lần gặp thứ 2: Tràng không nhận ra thị là ai, thị chạy sầm sập đứng trước mặt hắn sưng sỉa ‘Điêu!
Người thế mà điêu!’:
- Thị đã ngầm xem câu hò giữa chợ là lời hứa cho ăn nên mới trách Tràng ‘Hôm ấy leo lẻo cái mồm
hẹn xuống, thế mà mất mặt’ nói vs một sự trì chiết, cay nghiến
- Thị từ chối việc ăn giầu lái câu chuyện vào việc được ăn thật (bản năng sinh tồn)
- “Ăn thật nhá! Ăn thì ăn sợ gì.’ -> Biến nhu cầu ăn thật của mình thành nhu cầu thách thức, mời
mọc của người mời.
- Sau khi ăn xong ‘Hà, ngon!’ -> câu nói bộc lộ cảm xúc hàm ơn của người ít học
- ‘Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố’ -> bộc lộ sự lo lắng với Tràng, biết cách quan tâm đến người
khác, nhất là người đang đối xử tốt với mình. Sâu xa đó cũng là cách thăm dò Tràng.
• Cô vợ nhặt dưới 3 điểm nhìn:
- Với dân ngụ cư:
+ rón rén, e thẹn
+ Khó chịu, nhíu mày, xóc xóc tà áo
+ Lấy cái nón rách tàng che mặt
=> Thị bối rối, sợ hãi, ngượng ngùng pha lẫn tâm trạng lo âu. Đây đúng là tâm lí của một cô dâu mới
về nhà chồng.
- Với anh cu Tràng khi ở chợ tỉnh:
Niềm ước ao hạnh phúc không thể diệt trừ đc cái đói hay sự u tối nhưng nó cũng không thể bị diệt
trừ (không xóa đc mùi gây của xác người nhưng sự yêu thương của con người đc thể hiện ngay từ
đầu khi Tràng dẫn vợ về, những người hàng xóm đã thể hiện nét mặt hạnh phúc) bởi chính cái đói
hay sự u tối của ngoại cảnh. Niềm ao ước ấy vẫn âm thầm vươn lên giữa khó khăn, đói khát và
chính vì thế nó trở nên cảm động và đáng quý.
- Khi theo Tràng về nhà, thị đã có những chuyển biến:
+ Không còn cái vẻ chao chát chỏng lỏn
+ Rõ là người đàn bà hiền hậu đúng mực biết thu xếp nhà cửa, quét tước sân vườn
=> Người phụ nữ vợ nhặt đã thổi vào gia đình Tràng một luồng sinh khí, thì ra đây là một người phụ
nữ lương thiện, cuộc sống đói nghèo tạm thời che lấp bản tính ấy mà thôi. Một người phụ nữ đổi
phận, đổi đời từ một người sống cô độc không người thân, không mái ấm nhưng cuộc hôn nhân với
Tràng đã cho thị tất cả.
 Khát vọng âm thầm mãnh liệt được sống. Khắc họa hình ảnh của người phụ nữ là người vợ
nhặt, nhà văn Kim Lân đã tiếp tục phản ánh số phận bi kịch của người nông dân nghèo, đói, xấu có
nguy cơ tha hóa về nhân cách và chết vì đói khát. Đồng thời nhà văn cũng có những khám phá đầy
trân trọng về những vẻ đẹp đáng quý (giá trị hiện thực, gía trị nhân đạo): tinh tế, đoan trang, biết
mình, biết người và luôn khao khát âm thầm mãnh liệt đc sống, được hạnh phúc, làm đầy đặn hơn
gía trị hiện thực và gía trị nhân đạo của tác phẩm, tiếp tục sở trường miêu tả tâm lí những người
dân nghèo tài tình thông qua hành động, đối thoại.

Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng
thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì
cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến nhường nào.

“Nói cho cùng, nghệ thuật nào mà chẳng vị nhân sinh, không vì cái
sinh hoạt vật chất thì cũng vì cái sinh hoạt tinh thần của người ta”.
(Hoài Thanh)
3. Nhân vật bà cụ Tứ

“Niềm tin là sức mạnh có thể khiến thế


giới tan vỡ xuất hiện trong ánh sáng”.
Helen Keller
- Từ ngoại hiện: ‘dáng lọng khọng và ho húng hắng -> một người phụ nữ gầy gò, già nua,
nghèo khó và tiều tụy
- Tâm trạng:
+ Ban đầu nhìn thấy người phụ nữ lạ trong nhà, bà lão có hàng loạt các phản ứng: ngạc nhiên
về những điều mình vừa nhìn thấy, nghe thấy -> bối rối vì không xác định được mối quan hệ
với nhân vật này
+ ‘Bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải’: trong bối rối ngạc nhiên thì có sự xúc động tinh tế,
đây là kết quả của quá trình gắn bó, thấu hiểu và từng trải
+ Sau khi nghe con trai nói về mối quan hệ hai người phải duyên, phải kiếp với nhau thì bà lão
thấy ai oán, xót thương -> lo lắng cho tương lai của cuộc hôn nhân này. Chừng ấy năm sống
trên đời mách bảo bà lão rằng mối duyên kiếp chớ trêu kia hình như không nên có.
Bà luôn nghĩ đến cảm xúc của người vợ nhặt ‘Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình’ -> sự hàm ơn thật lòng. Bà cụ Tứ không chỉ là người phụ nữ lđ
sống sâu sắc, hiểu đời, hiểu người mà còn là người mẹ chồng nhân hậu, vị tha.
+ ‘Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…’:
=>Bà cụ Tứ rất bao dung khi chấp nhận cuộc hôn nhân của con, vì con mà bỏ qua tất cả
những thủ tục.

+ Bà cụ Tứ là người nói nhiều đến hy vọng, nói nhiều đến ngày mai: từ việc đan cái phê nan
chỗ của vợ chồng cho kín đáo, khi nào có tiền mua đôi gà, đến việc tốt đẹp hơn ‘may ra ông
giời cho khá’ ‘ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời?’ => lạc quan. Người mẹ có lẽ đã không cho con thứ
tài sản vật chất nào nhưng lại giành cho các con tài sản vô cùng quý giá là niềm tin, niềm lạc
quan vào tương lai. Kim Lân đã làm hiện lên 1 người phụ nữ lao động tràn đầy niềm tin vào sự
sống.
=> Người mẹ ấy sống vì con, hy vọng cho lớp cháu con tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự
chăm lo, vun vén cho con. Nhờ đó mà để những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, niềm hy
vọng của bà cụ Tứ không bị tàn theo đói nghèo và tuổi tác
Tổng kết
a. Nội dung:
- Qua văn bản, Kim Lân đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn cùng, bi thảm của con
người trước sự đe dọa, rình rập của cái đói, kín đáo phơi bày tội ác của phát xít Nhật (bắt nhân
dân ta nhổ lúa trồng đay)
- 3 biểu hiện của gía trị nhân đạo
+ Bày tỏ sự cảm thông, trân trọng người lao động nghèo
 Người mẹ có lẽ đã
+ Phát hiện đầy tin tưởng vẻ đẹp tình người, đặc biệt là khát vọng được sống hạnh phúc của
không cho con thứ tài sản vật
con người khi rơi vào hoàn cảnhchấtkhốnnàocùng
nhưng lại giành cho
+ Khẳng định và khát quát bài các
biến con người thành bèo bọt nhưng
họccon
nhân
giá là con
tàisinh
sản vô
niềmngười
Israel
thấm thía:
cùng
bằng
tin, niềm
quýhoàn cảnh nghiệt ngã cố tình xô đẩy
lạckhát
quanvọng được sống, được hạnh phúc đã
vượt lên chiến thắng hoàn cảnh. vàoKhông
tương những
lai. Kimthế
Lân đã khẳng
còn
Mercury định vàplanet
is the closest tỏa sáng
to the những phẩm
chất đáng quý của chính mình làm hiện lên 1 ngườiSun phụand
nữthe smallest one in the Solar
lđ tràn đầy niềm tin vào sự
System—it’s only a bit larger than the
b. Nghệ thuật:
sống.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện éo le Moon và đầy ý nghĩa:
- Khắc họa nhân vật bằng miêu tả tâm lí tinh tế thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm và
hành động
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, trữ tình sâu lắng, pha chút hóm hỉnh của một tấm lòng
nhân hậu là nhà văn Kim Lân
- Ngôn ngữ kể tự nhiên, gần gũi vs lời ăn, tiếng nói của người lao động nghèo

You might also like