You are on page 1of 2

DÀN Ý THAM KHẢO ĐỀ 1

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nam Cao và vấn đề nghị luận
VD: Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của dòng VHHTPP 1930 – 1945. Viết về đề tài người nông dân
nghèo trước CM, Nam Cao có nhiều truyện ngắn hay và đặc sắc. Một trong những truyện ngắn hay và đặc sắc
đó ta phải kể đến truyện ngắn “Tư cách mõ”. Truyện không chỉ sâu sắc về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ
thuật..
2. Thân bài: Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật:
- Về nội dung:
+ Giới thiệu ngắn gọn nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm “Tư cách mõ”: Nhân vật chính trong
tác phẩm là anh cu Lộ. Anh vốn là một người nông dân hiền lành lương thiện, yêu thương vợ con nhưng do sự
rẻ rúng, khinh bỉ của mọi người anh trở thành một tên mõ chính hiệu (Lộ vốn sinh ra trong một gia đình viên
quan tử tế. Anh sống hiền lành được mọi người yêu mến. Lộ trình từ một anh nông dân lương thiện trở
thành một tên mõ tham lam của anh cu Lộ được bắt đầu từ câu chuyện của họ đạo Lưu An chọn người
làm mõ. Và người được nhắm đến là anh cu Lộ. Dựa vào nhược điểm là nghèo khó của anh, người ta đã
vẽ vời, bày ra những thứ lợi lộc để nhử anh. Cuộc đời làm mõ của anh cu Lộ thăng tiến rất nhanh, cuộc
sống sung túc hẳn. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn,  họ vô tình về hùa với
nhau để báo thù. Mọi người bắt đầu coi khinh Lộ. Sự khinh bỉ đó của mọi người đối với anh ngày càng
lớn thêm, điều đó vô hình trung đã tạo nên vết thương nơi tâm can Lộ. Sự rẻ rúng, miệt thị của mọi
người dần làm cho tâm hồn anh chai sạn, tha hóa và anh cu Lộ trở thành mõ chính hiệu, đúng với tư
cách mõ. Hắn bắt đầu trả thù cho sự ghẻ lạnh của mọi người bằng cách tham lam. Từ đó, cuộc đời làm
mõ của hắn rẽ sang hướng khác)
+ Giá trị hiện thực: Câu chuyện trong “Tư cách mõ” phản ánh quá trình tha hóa biến chất của anh cu Lộ. Từ câu
chuyện của anh cu Lộ, Nam Cao đã đúc kết được nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Lộ nói riêng, và những
người thấp cổ bé họng trong xã hội nói chung đó là vì sự rẻ rúng, khinh bỉ của mọi người. Cũng từ đó, Nam Cao
đã chỉ ra rằng: lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn đến cái nhân cách của người khác. Vì thế, ở
cuối tác phẩm ta thấy có một phát ngôn mang tính triết lí của Nam Cao và phần nào cũng bộc lộ tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn: “Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người
khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một
cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện...”..
+ Giá trị nhân đạo: Qua câu chuyện về anh cu Lộ từ một anh nông dân lương thiện trở thành một tên mõ tham
lam, nhà văn Nam Cao không chỉ lên án, phê phán XH đương thời mà còn muốn bày tỏ sự cảm thông, thương
xót cho hoàn cảnh của anh. Với sự dày dạn, cùng những trải nghiệm trong cuộc sống Nam Cao đã nhìn thấu bản
chất của vấn đề. Sự tha hóa của anh cu Lộ không phải do bản chất của anh ta tạo nên mà do khách quan bên
ngoài đưa đến. Cụ thể đó là sự xuống cấp trầm trọng của một bộ phận người dân trong xã hội đương thời, cùng
với đó là những phong tục tập quán lỗi thời, sự hạch sách, nhiễu nhương của bọn thực dân, địa chủ phong kiến.
Ông đồng cảm sâu sắc với những con người thuộc tầng lớp thấp hèn trong xã hội, đau cùng với nỗi đau của họ.
Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Về nghệ thuật:
+ Cốt truyện: Cốt truyện trong “Tư cách mõ” rất đơn giản. Truyện viết về sự tha hóa của anh cu Lộ từ - nhân
vật chính của tác phẩm.Từ đó đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Ngôi kể: Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ 3. Điều đó giúp cho nhân vật anh cu Lộ trong truyện được đánh giá
một cách khách quan, tự nhiên hơn.
+ Đề tài: Truyện viết về số phận người nông dân nghèo trước CM. Ở mảng đề tài này, Nam Cao thường hướng
ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề
có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Đặc biệt, viết về người
nông dân, Nam Cao đặc biệt quan tâm đến vấn đề miếng ăn, vấn đề cái đói – điều mà nhiều cây bút hiện thực đã
chú ý phản ánh. Song nếu như Ngô Tất Tố viết về cái đói là tiếng kêu khẩn thiết, cấp bách cứu đói cho người
ông dân thì Nam Cao viết về cái đói, miếng ăn như một nỗi nhục nhã, ê chề làm hủy hoại cả nhân phẩm và nhân
tính của con người. Ông nhấn mạnh nỗi nhục hơn là nỗi khổ. Trong “Tư cách mõ”, miếng ăn cùng với sự xúc
phạm của những người xung quanh đã biến anh cu Lộ từ một người nông dân thật thà thành một kẻ đê tiện,
tham lam. Như vậy qua những câu chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, xoay quanh chuyện cái đói, miếng ăn Nam
Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ, bần cùng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, cảm thông,
thương xót trước nỗi cơ cực của những người nông dân đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh
sâu sắc
+ Kết cấu: Trong truyện Nam Cao sử dụng kiểu kết cấu đi thẳng vào vấn đề trung tâm của tác phẩm. Ngay từ những
dòng đầu tiên của tác phẩm đã nói tới chi tiết, sự kiện thể hiện bản chất, vấn đề cốt lõi của câu chuyện và sau đó nhà văn
mới quay lại phía sau, miêu tả quãng đời quá khứ của nhân vật. Mở đầu truyện Tư cách mõ Nam Cao nói thẳng vào vấn
đề anh cu Lộ đã trở thành một thằng mõ điển hình, một thằng mõ chính tông rồi sau đó mới quay lại lý giải nguyên nhân
khiến cho Lộ bị tha hóa: “Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ chẳng chịu kém những anh
mõ chính tông một tý gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn…”.
+ Ngôn ngữ, giọng điệu: Ngôn ngữ trong “Tư cách mõ” là ngôn ngữ đa thanh, có sự hòa quyện giữa ngôn ngữ
người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Giọng điệu bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng ẩn chứa trong đó là buồn
thương, chua chát.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của của tác phẩm
Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (cần phải biết tôn trọng người khác, có lòng tự trong, kiên định vững
vàng trước những cám dỗ của cuộc sống…)

You might also like