You are on page 1of 12

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HK2
VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
Tác giả Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra ở tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội. Là một trong
những nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập
quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
Xuất hiện “VCAP” là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây
HCST Bắc cuae Tô Hoài. Tác phẩm đạt được Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam
Vị trí đoạn 1954-1955.
trích Tác phẩm gồm 2 phần, đoạn trích SGK là phần 1
Ý nghĩa Nhan đề: Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt đã đem họ lại
thành đôi “VCAP”
Văn bản: Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân, thể hiện số phận đau khổ của người dân
lao động miền núi, phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tang, mãnh
liệt của họ.
Nghệ thuật +Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều đặc sắc.
+Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt: cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng,
kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
+Màu sắc dân tộc đậm đà thể hiện qua biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán người
dân miền núi.
+Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.
Gía trị Hiện thực: Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân lao động nghèo, phơi bày bản chất
tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi.
Nhân đạo: Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân
lao động miền núi trước Cách Mạng. Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai
cấp, sự đồng cảm của những người nghèo khổ trong cùng cảnh ngộ.
VỢ NHẶT – KIM LÂN
Tác giả Kim Lân, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thường viết về nông thôn và người nông dân, có những
trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê.
Xuất hiện Là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lan in trong tập “Con chó xấu xí”. Truyện ngắn thuộc
HCST tiểu thuyết Xóm ngụ cư – viết sau CMT8, thành công nhưng thất lạc bản thảo. Sau hòa bình, ông
Vị trí đoạn dựa vào một phần truyện cũ để viết nên truyện này.
trích
Ý nghĩa Nhan đề: Tạo được ấn tượng kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không như cảnh lấy vợ
theo phong tục truyền thống mà là “nhặt được vợ”. Nói lên cảnh ngộ, số phận của Tràng và cả
người đàn bà xa lạ. Anh Tràng đã “nhặt được vợ” nhanh chóng, dễ dàng phản ánh sự rẻ rung của
giá trị con người => nói lên sự tủi nhục của người nông dân nghèo và nạn đói khủng khiếp năm
1945
Văn bản: Tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến và phát xít đả đẩy nhân dân ta vào nạn đói
năm 1945, khẳng định: ngay bờ vực cái chết, con người vẫn hướng về cuộc sống, tin tưởng
tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Nghệ thuật +Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
+Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dững cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
+Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
+Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
Gía trị Nhân đạo: +Lòng cảm thông, thương xót của nhà văn với những số phận nghèo trong nạn đói.
+Phát hiện vẻ đẹp của tình người – 1 phẩm chất tốt đẹp ở người lao động. Diễn ra những khát
vọng sống của người lao động, trong hoàn cảnh khốn khổ bi đát, họ vẫn đùm bọc cưu mang
nhau, hướng đến cuộc sống gia đình, hy vọng ở tương lai.
+Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến, tay sai.
Hiện thực: phản ánh hiện thực bọn thực dân phong kiếm và phát xít đã đẩy nội dung vào nạn đói
năm 1945.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU
Tác giả Nguyễn Minh Châu, quê ở Nghệ An, trước năm 1975, là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình
lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo
đức và triết lý nhân sinh, thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng” nhất của
văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
Xuất hiện “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983, thời kì đất nước hòa bình thống nhất. Tác phẩm
HCST tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu
Vị trí đoạn sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
trích
Ý nghĩa Nhan đề: “Chiếc thuyền” :là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển cũng là biểu tượng về
cuộc sống sinh hoạt của người hàng chài.
“Chiếc thuyền ngoài xa” :+ là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh của những
thân phận, những cuộc đời trôi nỗi trên sông nước. Là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ
thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của những
con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật
Văn bản: Thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời; nghệ
thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ phải nhìn nhận
cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâc sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi báo động về
tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
Nghệ thuật +Tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá; phát hiện về cuộc sống: chủ yếu cắt nghĩa
giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân (tình huống nhận thức)
+Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu văn trở nên gần gũi, chân thực và
có sức thuyết phục.
+Ngôn ngữ nhân vật sinh động phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
Gía trị Nhân đạo: Phê phán hiện thực xã hội cuộc sống, những người đàn ông vũ phu, gia trưởng
thường xuyên bạo hành phụ nữ. Không chỉ dừng lại ở đó nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện
sự cảm thông của mình với sự nhẫn nhịn, cam chịu của người phụ nữ nghèo khổ cơ cực.
Hiện thực: Nguyễn Minh Châu chỉ ra những trăn trở của ông về cuộc đời. Ông còn rút ra bài học
cho những người nghệ sĩ rằng khi nhìn nhận cuộc sống, con người phải có cái nhìn đa diện đa
chiều, phải biết đi sâu khám phá những bản chất đằng sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Tác giả Lưu Quang Vũ, quê gốc ở Đà Nẵng. Là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc
sắc nhất. Ông được coi là hiện tượng đặc biệt của sân khấu là một trong những nhà sàn kịch tài
năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
Xuất hiện Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được viết vào năm 1981, ra mắt 1984, được huy chương
HCST vàng tại Hội diễn toàn quốc năm 1990. Được công diễn nhiều lần, nhiều nơi, vở kịch được viết
Vị trí đoạn trong bối cảnh của xã hội có nhiều biến đổi. Công cuộc đổi mới được phát động cái mới bắt đầu
trích manh nha Nhưng cái cũ vẫn còn.
Ý nghĩa Nhan đề: là một hiện tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi
vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài 1 đằng, bên trong 1 nẻo, không được sống đích
thực là chính mình.
Văn bản: Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn
vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được
sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
Nghệ thuật +Dựng tình huống độc đáo, xung đột kịch hợp lý. Nghệ thuật dựng hành động kịch, đối thoại
kịch sinh động.
+Sáng tạo lại cốt truyện dân gian
+Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
+Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh,tính cách, góp phần phát triển tình huống
truyện.
+Ngôn ngữ kịch vừa có tích chất dân dã, bình dị, dí dỏm, cừa có tính chất triết lý thâm trầm.
Gía trị “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện
dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư
tưởng và triết lý nhân sinh sâu sắc.
RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH
Tác giả Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam, là nha
văn trưởng thành trong hai 2 cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
Nguồn đề tài và cảm hứng về Tây Nguyên đã làm cho văn chương ông đạt tới tầm vóc của
những khúc sử thi hào hung, đậm chất trữ tình lãng mạn.
Xuất hiện Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Truyện ngắn
HCST Rừng xà nu viết vào mùa hè năm 1965, khi quân Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vài miền Nam nước
Vị trí đoạn ta, đăng trên tạp chí Văn nghệ quân Giải phóng miền Trung Trung Bộ, sau đó in trong tập Trên
trích quê hương những anh hung Điện Ngọc.
Ý nghĩa Nhan đề: +Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ
thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
+Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man.
+Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô Man nói riêng và Tây
Nguyên nói chung.
Nghệ thuật +Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm
lí, hành động của các nhân vật.
+Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm
chất có tính khái quát, tiêu biểu
+Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc – tạo nên màu
sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện
+Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, thăng trầm, khi thiết tha, trang nghiêm…
Gía trị Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và
tinh thần của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người
Tây Nguyên: sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI
Tác giả Nguyễn Thi, tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở tỉnh Nam Định, là một trong những cây bút
văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ. Ông gắn bố sâu sắc với
nhân dân Nam Bộ và trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là nhà
văn có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
Xuất hiện “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi,
HCST được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vị trí đoạn (02/1966)
trích
Ý nghĩa Nhan đề: “Những đứa con trong gia đình”không chỉ có giá trị thông váo về vị trí của 2 nhân vật
chính mà còn gợi nhiều ý nghĩa:Nkhẳng định, ngợi ca mối liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các
thế hệ trong gia đình, giữa con người và gia đình thời kỳ chống Mĩ.
Văn bản: Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và
truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, muôn người
như một, đoàn két chiến đấu nhằm mục đích giải phóng quê hương, xây dựng đất nước.
Nghệ thuật + Tình huống truyện độc đáo. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch(lúc tỉnh), khi
gián đoạn (lúc ngắt đi). Tình huống truyện đã dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện
theo dòng ý thức của nhân vật.
Đoạn trích được trần thuật theo phương thức thứ ba, nghĩa là tác giả thuật chuyện nhưng lại
phòng theo cách nhìn và giọng điệu nhân vật. Câu chuyện vừa được thuật kể, cùng một lúc.

Gía trị Nhân đạo: Tố cáo tội ác của kè thù xâm lược khi đã giày xéo, gây ra cái chết oan uổng cho con
người trên mảnh đất này.
Cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mất mát của người dân Nam Bộ. Ca ngợi lòng dũng cảm,
kiên cường và hi sinh lớn lao của nhân dân miền Nam, của những đứa trẻ vì sự nghiệp giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thôi thúc, giục giã và khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ niềm căm thù giặc sâu sắc mà đứng lên
chiến đấu chống lại kè thù.
Hiện thực: Cuộc chiến đấu khốc liệt giữa ta và kẻ thù và hình ảnh của một miền Nam đau
thương mà kiên cường.Số phận đau thương, mất mát của nhân dân miền Nam: cả gia đình phải
chịu chung nỗi đau dưới gót giày xâm lược của kè thù. Chúng gieo rắc cái chết lên những người
dân thường vô tội.
SỐ PHẬN CON NGƯỜI – SÔ-LÔ-KHỐP
Tác giả Sô-lô-khốp (1905 – 1984): sinh ra trong một gia đình nông dân người Cozak ở Kamenskaya
thuộc nước Nga.
là nhà tiểu thuyết tài năng và là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX của nước Nga,
được nhận giải Nô-ben năm 1965.
Xuất hiện Truyện ngắn được sáng tác năm 1957, sau khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc. Tác
HCST phẩm là truyện ngắn xuất sắc đánh dấu bước chuyển trong nhìn nhận chiến tranh và khám phá
Vị trí đoạn tính cách Nga; được đánh giá là một tiểu anh hùng ca.
trích
Ý nghĩa Đoạn trích khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến của nhân dân Nga nói chung trong
sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đồng thời thể hiện lòng khâm phục và tin tưởng ở tính
cách Nga kiên cường và nhân hậu, đồng cảm trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải
vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.
Nghệ thuật +Cách kể chuyện giản dị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn chân thực và sâu sắc.
+Nhân vật được xây dựng và miêu tả đặc sắc, sinh động.
Gía trị Tác phẩm chứa đựng một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm my, mang giá trị nhân văn sâu
sắc: sức mạnh tinh thần, tình yêu thương có thể cứu vớt con người và nhờ nó, con người có thể
vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên lành.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - HÊ-MINH-UÊ
Tác giả Hemingway (1899 – 1961), ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại một vùng ngoại ô của
Chicago. Ông là người đề ra nguyên lý tảng băng trôi. Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục
đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”
Xuất hiện Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống.
HCST Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.
Vị trí đoạn Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống"
trích được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả
nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi).
Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
Ý nghĩa Nhan đề: Tác giả đặt tên cho tác phẩm rất hay và giúp nâng cao tầm vóc của con người lao động.
Đặt ông già (người lao động) ngang với biển cả (thiên nhiên), giữa cái hữu hạn với cái vô hạn,
tác giả muốn mang con người đặt ngang hàng với tự nhiên khẳng định từ thế chủ động của con
người trước cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, thử thách.
Đây là nhan đề có tính biểu tượng cao, mang nhiều ẩn ý sâu sắc của tác giả.

Nghệ thuật - Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”
- Hình tượng được lựa chọn kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.
- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm.

Gía trị Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về
vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức
tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn chính là sự thể hiện
nguyên lý “tảng băng trôi”.
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC – TRẦN ĐÌNH HƯỢU
Tác giả Trần Đình Hượu (1926- 1995)
Là nhà khoa học chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận
đại. Năm 2000 được tặng giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ

Xuất hiện Xuất xứ: trích từ phần II, bài tiểu luận “Vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn “Đến
HCST hiện đại từ truyền thống.
Vị trí đoạn Vị trí: thuộc phần II bài Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc.
trích

Ý nghĩa Văn bản: Nền văn học Việt Nam tuy không đồ sộ nhưng vẫn có nét riêng tinh thần cơ bản là
"thiết thực, linh hoạt, dung hòa"

Nghệ thuật - Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc
- Bố cục rõ ràng, rành mạch
- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Gía trị Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản hân trong việc giữ gìn và phát huy
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, cần có những hành động đúng đắn, phù hợp….
1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” và “Vợ nhặt”?
- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân) đều viết về số phận và cảnh ngộ của người nông dân lao động trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhưng mỗi tác phẩm lại có những phát hiện riêng về những thân phận khổ nhục
trong xã hội cũ.
- Vợ chồng A Phủ:
+ Nói về nỗi khổ nhục của Mị, người con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra. Ở lâu trong cái khổ, dưới ách áp bức
nặng nề thế lực phong kiến và thân quyền ở miền núi, Mị dường như mất đi đời sống ý thức, cảm giác chai lì, sống lầm lũi
cam phận như con rùa trong xó cửa. Mị tê liệt về đời sống tinh thần, sống mà như chết, không còn ý niệm về thời gian, không
mong đợi, không hy vọng. Thế nhưng, từ trong đáy sâu tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt của một cô gái tài
sắc và trẻ trung, khát khao tự do, tình yêu và hạnh phúc. Sức sống ấy gặp những hoàn cảnh thuận lợi nào đó sẽ bùng lên,
bùng lên ngày càng mạnh mẽ.
+ Sự gặp gỡ của Mị - cô con dâu gạt nợ - với A Phủ - người ở trừ nợ nhà thống lí Pá Tra - là sự gặp gỡ ngẫu
nhiên mà tất yếu của hai người khốn khó cùng cảnh ngộ. Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ, cùng bó trốn với A
Phủ, tự giải thoát cuộc đời mình.
- Vợ nhặt: là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Trong thiên truyện ngắn này, Kim Lân đã làm nổi bật thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng
(là dân ngụ cư, nghèo túng không lấy nổi vợ); đồng thời, phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân
trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Cảnh ngộ của người đàn bà là “vợ nhặt” của Tràng, câu chuyện nhặt
được vợ của Tràng và cảnh nàng dâu mới về nhà chồng đã phơi bày tất cả sự nghèo đói và tình trạng thê thảm
của thân phận con người.
2. Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt”?
- Giá trị nhân đạo: là tình cảm, thái độ của nhà văn dựa trên các nguyên tắc và đạo lý làm người mang tính chuẩn mực
và tiền bộ của thời đại được thể hiện qua cái nhìn về cuộc sống và con người từ bối cảnh cụ thể trong tác phẩm.
- Các phương diện của giá trị nhân đạo thường được cụ thể hoá qua:
+ Niềm cảm thông, thương xót những con người bất hạnh, bị chà đạp, bị lăng nhục bởi xã hội hoặc một tầng lớp thống trị nào
đó.
+ Thái độ thấu hiểu, trân trọng những đức tính cao quý của con người trong nghịch cảnh.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm bộc lộ qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ:
+ Đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng;
+ Tố cáo, lên á án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị;
+ Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng làm cách mạng của nhân
dân Tây Bắc;
+ Đề cao tình hữu ái giai cấp, sự đồng cảm của những người nghèo khổ cùng cảnh ngộ.
3. Tình huống truyện trong truyện ngắn “CTNX”?
- Khái quát: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Tình huống chính là
cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự thể hiện đặc biệt, qua đó, cuộc sống được hiện lên đậm đặc nhất
và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Nguyễn Minh Châu quan niệm: Tình huống là
“cái tình thế xảy ra truyện”, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là cái “khoảnh
khắc chứa đựng cả một đời người”. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành
động (mọi tình tiết chủ yếu hướng tới hành động có tính chất bước ngoặt của nhân vật), tình huống tâm trạng
(chủ yếu hướng tới việc khám phá diễn biến tư tưởng, tình cảm và tâm lí của nhân vật), tình huống nhận thức (chủ yếu
hướng tới việc cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân vật).
- Tình huống trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tình huống nhận thức. Các tình tiết, chi tiết
trong truyện: người đàn ông làng chài đánh vợ, thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà, phản ứng của cậu bé Phác
trước hành động vũ phu của người cha, người đàn bà được mời đến tòa án huyện đề giải quyết bi kịch gia đình... đều dẫn đến
sự bừng tỉnh, giây phút “giác ngộ” chân lý, làm sáng tỏ nhận thức mới mẻ của nhân vật Đầu : “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong
đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”.

4. Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích “Hồn Trương ba, da hàng thịt”?
- Phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời. Qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm
sống và tình trạng sống sai lệch: hoặc quá chú trọng đến ham muốn của thân xác hoặc chỉ chú trọng đời sống tinh thần.
Phê phán lối sống giả tạo, đánh mất mình. Thể hiện qua:
+ Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.
+ Bi kịch của con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình.
- Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi gắm một triết lý sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người:
Cuộc sống thật đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân đề vươn tới
sự thống nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.

You might also like