You are on page 1of 7

MỞ BÀI CÁC TÁC PHẨM 12

BY: VanTran
MỞ ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1, Tâm hồn tôi dường như đã khác sâu một quan iệm sống mà mỗi lần nhớ lại tôi
đều trăn trở: “Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu. Trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ
gối”. Và một trong những điều làm nên trái tim yêu thương đó chính là...
MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1, VỢ CHỒNG A PHỦ
Có lần nhà văn Tô Hoài đã từng nhận định: “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông
xuống những trang bản thảo. Phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do
phong cách văn chương của mình mà có. Trang bản thảo mà không có ngọc, trang
sách mà không có chữ thần, thì cái hồn của tác phầm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất
cả bao nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì cho
sống được”. Chính vì tâm niệm ấy mà Tô Hoài đã để lại cho đời bao châu ngọc.
Nói đến tên tuổi của nhà văn Tô Hoài, chắc hẳn tuổi thơ mỗi chúng ta đều biết đên
chú “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Chính chú dế mèn đã đưa tên tuổi của Tô hoài lên đến
đỉnh cao của văn chương nước nhà. Nhưng Tô Hoài đâu chỉ là nhà văn của một
đỉnh cao. Hành trình văn chương đưa ông đi xa hơn thế, đến với vùng Tây Bắc rẻo
cao, điểm hội tụ của bao trái tim nghệ sĩ yêu cái đẹp. Tại đây, ông đã gặt hái được
hai mùa vụ lớn: mùa tình dân và mùa văn học. “Vợ Chồng A Phủ” – một mốc son
chói lọi trong sự nghiệp của nhà văn TH. Tác phẩm là kết quả của những mùa tình
nở rộ đó. Trong truyện, TH mang đến cho người đọc những hiểu biết về phong tục
và thiên nhiên miền Tây Bắc, đồng thời mang đến cho người đọc những cảm xúc
đặc biệt về cuộc hành trình vượt lên bóng tối của những số phận nhỏ bé để đến với
cách mạng, đến với một tương lai tươi sáng hơn....
* giới thiệu tác giả
Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo xếp bậc kỉ lục của nền văn chương nước nhà.
Phong cách văn chương của ông lôi cuốn người đọc với lối trần thuật hóm hỉnh,
ngôn ngữ phong phú kết hợp với vốn hiểu biết phong tục tập quán của các vùng
miền trên đất nước. Ông từng quan niệm “Viết văn là cả một quá trình đấu tranh để
nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, dù có phải đập vỡ những thần
tượng trong lòng người đọc”.
Có ai ngờ rằng ngòi bút sinh ra tưởng chừng chỉ để cắm sâu vào vùng đất ven đô
ấy, sau CMT8 lại ngược gót đến với vùng Tây Bắc rẻo cao và gắn bó với nơi đây
thật sâu đậm. “Vợ Chồng A Phủ” là truyện ngắn suất sắc nhất viết về đề tài miền
núi Tây Bắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc” năm 1953. Tác phẩm là kết quả
của những đợt thâm nhập thực tế cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người miền Tây
Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn. Sau chuyến đi dài
8 tháng cùng bộ đội vào giả phóng Tây Bắc năm 1952, ông đã sống gắn bó và nghĩa
tình với người dân và phong tục tập quán nơi đây thật sâu nặng. Nói về Tây Bắc,
ông từng tâm sự: “ kết quả lớn nhất và trước nhất trong chuyến đi 8 tháng ấy là
nước và người miền Tây đã để thương để nhớ trong tôi nhiều quá. Hình ảnh Tây
Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong
tâm trí tôi. Đó là ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác”.
Nghệ thuật:
- ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và snags tạo, hấp dẫn lôi cuốn người
đọc
- lối văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ, trữ tình.
- nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật
- thể hiện am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán miền núi Tây bắc của nhà văn.
Nội dung:
Tác phẩm đặt ra vấn đề về số phận con người – những con người dưới đáy xã hội
– những con người bị tước đoạt hết tài sản và hơn hết là tước đoạt đi quyền sống,
quyền tự do. Giải quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ
đến với Cách Mạng và cho họ một cuộc sống mới. Tác phẩm đã góp phần “khai sơn
phá thạch” một vùng đất hoang vu, xa xôi đặc biệt là mang đến một cái nhìn nhân
đọa, có chiều sâu về cuộc sống con người.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


1, TÁC GIẢ
Nguyễn Tuân được sinh ra trong một gia đình nhà Nho cuối thời ở Hà Nội, là nhà
văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. Ông là một nhà văn theo chủ nghĩa
duy mĩ, ông quan niệm đời là một hành trình, hành trình đi tìm cái đẹp, cái thật và
khẳng định cái đẹp, cái thật. Nếu trước Cách Mạng, Nguyễn Tuân quan niệm cái
đẹp chỉ có ở trong quá khứ gọi là “Vang bóng một thời” và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở
những con người xuất chúng, điển hình như Huâns Cao trong “Chữ người tử tù” .
thì sau cách mạng, quan niệm của NT khác hoàn toàn với trc đó: Cái đẹp có ở cả
quá khứ, hiện tại, tương lai và tài hoa có ở cả cá nhân đại chúng.

ĐẤT NƯỚC
1, tác giả - NGUYỄN KHOA ĐIỀM –
- NKD là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống
Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức
tham gia tích cực vào cuộc chiến đầu của nhân dân.
- phong cách thơ: đẫm chất triết luận xuất phát từ vốn tri thức uyên bác và bề sâu
văn hóa trong mối liên tưởng vừa sắc sảo triết lí lại vừa huyền ảo thấp thoáng bóng
dáng của văn hóa dân tộc.
2, HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
- Trường ca “Mặt Đường Khát Vọng” được hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên
năm 1971 và in lần đầu năm 1974.
- thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền Nam, giúp thanh niên vùng
địch tạm chiến nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất
nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập với
cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
3, VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
- đoạn trích nằm ở phần đầu chương V của trường ca.
VIỆT BẮC
1, tác giả - TỐ HỮU
- TH sớm giác ngộ Cách Mạng khi tuổi đời còn rất trẻ, kiên cường
đấu tranh trong các nhà tù thực dân. Ông trở thành người lãnh đạo
chủ chốt của Đoàn Thanh Niên dân chủ ở Huế, được kết nạp vào
DCS năm 1938
- Tố Hữu là một ngọn cờ đầu, một đỉnh cao của thơ ca cách mạng
(1945 – 1975). Phong cách thơ TH rất đa dạng, đã kế tục được
truyền thống thơ ca dân tộc,kết hợp một cách nhuần nhị hai yếu tố
cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật. Sức thu hút của thơ TH
chính là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà.
2, HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
- VB là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng
chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong
suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Sau chiến
thắng ĐBP, tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung Ương của
Đảng và Chính Phủ rời chiến khu VB về thủ đô HN. Nhân sự kiên
trọng đại này , TH viết bài thơ VB.
- bài thơ viết vào tháng 10/1954, được in trong tập Vb( 1945-
1954)

TÂY TIẾN
1, TÁC GIẢ
- Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, thông thạo cầm, kì, thi,
họa nên trong thơ ông luôn có sự hòa trộn, đan xen giữa các yếu tố
nhạc – họa và thơ ca.
- Quang Dũng cũng là một người lính nên ông rất thành công khi
viết về đề tài người lính. Người lính hiện lên trong thơ ông với vẻ
đẹp hào hoa, bi tráng.
2, HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
* Giới Thiệu Về binh đoàn Tây Tiến.
- Tây Tiến là một, đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp,
thành lập năm 1947; Quang Dũng làm đại đội trưởng.
- chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có
nhiều học sinh, sinh viên.
- Địa bàn hoạt động và nhiệm vụ: phối hợp với bộ Lào, bảo vệ
biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở
vùng Thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ của VN.
* HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
- Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về
Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, QD chuyển
sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu
Chanh, QD viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên
thành Tây Tiến
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
1, Tác Giả - Lưu Quang Vũ
- Lưu Quang Vũ đến với sân khấu khi sân khấu đang đòi hỏi hết
sức khẩn thiết phải đổi mới. Hiện thực cuộc sống được phơi bày.
Cái tốt có, cái xấu có. Cái lí tưởng đang dần phai nhạt và cái tầm
thường đang trỗi dậy, có cơ lấn lướt...
2, Hoàn Cảnh Sáng Tác
- Lưu Quang Vũ viết vở kịch HTBDHT năm 1981, đến năm 1984
thì ra mắt cồn chúng. Vở kịch dựa trên câu chuyện dân gian,
nhưng đã có những thay đổi cơ bản
- đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
- là người phụ ngữ vô danh với số phận bất hạnh, đáng thương.
+ ngoại hình kém duyên
+ Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ
- Cuộc sống nghèo khổ, cơ cực
- cuộc sống tinh thần địa ngục

You might also like