You are on page 1of 2

Các tác giả của văn học 1930 – 1945

- Thạch Lam: Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn.Sáng tác thường
hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Cốt
truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện. Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Có sự hòa quyện
tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. 
- Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong
phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng là lay động người đọc nhiều nhất.
- Vũ Trọng Phụng: Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”. Ông là cây
bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.
- Nam Cao: Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá
"con người trong con người".Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật.Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý
nghĩa triết lý sâu sắc.Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.
- Xuân Diệu: Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một
quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân
và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
- Huy Cận: Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.Thơ Huy Cận
hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí. Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương.
Còn sau Cách mạng tháng 8 thì lại mang nét tươi vui. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện
thực cuộc sống, thời đại
- Hàn Mặc Tử:Ông đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi
cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và
bút pháp siêu thực.
- Hồ Chí Minh: Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Luôn chú trọng tính
chân thực và tính dân tộc.Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của
tác phẩm.
- Thống nhất:
+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.
+ Về cách viết ngắn gọn.
- Tố Hữu : Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ
sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi
những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.Những tư tưởng
lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua
giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.
Các tác giả của văn học 1945 – 1975
- Quang Dũng: Một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Nguyễn Khoa Điềm: Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương,
con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm
xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.Trong kháng chiến chống Mỹ,
thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt
Nam. =>  Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
- Xuân Quỳnh:Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của
Xuân Quỳnh. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm
và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Tô Hoài:Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều
khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
- Kim Lân:Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân.Có biệt tài miêu tả
tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng
ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.
- Nguyễn Trung Thành: Các tác phẩm của ông mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Ở đó, chất thơ
hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của  những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung
với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt và khả năng trỗi dậy phi thường của con người, sự sống  luôn được đề cao
trong tác phẩm của ông.
Các tác giả của văn học sau 1915
- Thanh Thảo: - Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời
đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.
- Ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua
hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế
liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. 
- Hoàng Phủ Ngọc Tường:Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với
suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí.... Tất cả được thể hiện
qua lối hành văn hướng nội, súc tích,mê đắm và tài hoa.
- Nguyễn Minh Châu: Tự sự - triết lí đậm nét

You might also like