You are on page 1of 13

TÂY TIẾN

- Quang Dũng-
I. Tác giả
- Là một nhà thơ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,… thứ gì người nghệ sĩ
này cũng giỏi cả. Đề tài được lựa chọn trong những thi phẩm của ông bao
gồm quê hương và hình ảnh người lính. Hồn thơ của ông lãng mãn, hồn hậu,
phóng khoáng, tài hoa.

II. Tác phẩm


 Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối
hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực
lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa
bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó
cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những
nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội,
trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong
điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.
 Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm
1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn
quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù
Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ
được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)

III. Giá trị ND và NT


1. ND
Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những
chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu thốn, hi sinh mất mát mà
vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến anh
hùng…
Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào
hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc

=> Chất lãng mạn bi tráng là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng
trong thơ Quang Dũng

2.NT
- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng
- Nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu:
+ Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú
+ Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách ; ( trang trọng, cổ kính; sinh động
gợi tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo ( nhớ chơi vơi , Mai Châu
mùa em…), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm..
+ Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng
man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…
SÓNG
- Xuân Quỳnh-
I. Tác giả
- Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời kì
kháng chiến chống Mĩ. Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc và tiêu biểu cho
hồn thơ Xuân Quỳnh - một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, giàu đức hi
sinh và lòng vị tha. Trong thơ Xuân Quỳnh , khát vọng sống, khát vọng yêu
chân thành, mãnh liệt luôn gắn liền với những dự cảm lo âu, những mong
manh, bất ổn…

II. Tác phẩm


- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền.
Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình
yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

III. Giá trị ND và NT


1. ND
- Qua hình tượng sóng, ta cảm nhận được sức sống và vẻ đẹp của tâm hồn phụ
nữ trẻ. Bài thơ diển tả tình yêu của một trái tim giàu nữ tính thiết tha, nồng
nàn chung thủy trọn vẹn, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu
hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một
hạnh phúc lớn lao của con người

2.NT
- Giọng điệu thiết tha sôi nổi, giọng thơ tự do phóng khoáng
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
- Nguyễn Tuân -
I. Tác giả
- Là gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với vốn
tri thức uyên bác cùng tài năng nghệ thuật bậc thầy, người nghệ sĩ suốt đời đi
tìm cái đẹp ấy đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị cho nền văn học
Việt Nam.
- Ông thể hiện sự tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh, tài hoa trong việc
sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, trong những so sánh, liên tưởng táo bạo, bất
ngờ với những hình ảnh đẹp đầy gợi cảm; uyên bác trong việc vận dụng
những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để làm phong phú và giàu
có thêm khả năng diễn tả nghệ thuật của văn chương.
- Nhắc đến Nguyễn Tuân là chúng ta nhắc đến một hồn văn mạnh mẽ, tự do,
phóng túng và rất ngông.

II. Tác phẩm


- Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tập tùy bút Sông Đà (1960) –
thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và
hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy
bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.
- Mục đích chính của chuyến đi tới Tây Bắc của nhà văn đồng thời cũng là cảm
hứng chủ đạo của cả tập bút ký là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây
Bắc và nhất là chất vàng mười – “thứ vàng đã được thử lửa” ở tâm hồn
những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ
mộng.
III. Giá trị ND và NT
1. ND
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say
đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ,
hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động
bình dị ở miền Tây Bắc:
- Một con sông “hung bạo” Và “Trữ tình”
- Một người lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Tây Bắc tài trí dũng cảm
trong lao động

2. NT
- Đậm chất tài hoa uyên bác
- Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức
chuyên môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau
- Lối so sánh liên tưởng độc đáo.
- Ngôn ngữ giàu có,tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất sắc
sảo
- Tác phẩm thể hiện được một số dặc trưng cơ bản của P/C Nguyễn Tuân (Có
cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ,
tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút kí
rất phóng túng)
VỢ CHỒNG A PHỦ
- Tô Hoài -
I. Tác giả
- Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với sức sáng tạo
dồi dào. Những trang văn của ông là kết tinh của vốn hiểu biết phong phú,
tập quán của nhiều dân tộc. Với lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, uyên bác
mà gần gũi, văn chương Tô Hoài luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn
đọc nhiều thế hệ.

II. Tác phẩm


- Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế dài 8 tháng cùng bộ đội và giải
phóng Tây Bắc.
- “Vợ chồng A Phủ” In trong tập “Truyện Tây Bắc“- Giải nhất Hội Văn nghệ
Việt Nam 1954-1955.

III. Giá trị ND và NT


1. ND
- Đây là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không
cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống
tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc họa
chân thực những nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn
người dân các dân tộc thiểu số
- Qua tác phẩm, tác giả lên án bọn thực dân, chúa đất độc ác dã man tàn bạo;
bày tỏ sự cảm thông thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nghèo miền núi
và khẳng định sức sống ngoan cường , khát vọng tự do tiềm tàng ở người
dân lao động. Bên cạnh đó, nhà văn còn phản ánh quá trình đấu tranh từ tự
phát đến tự giác, chỉ ra con đường đấu tranh để giải phóng của người dân
miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân PK

2. NT
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ
nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác
nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.
- Ngòi bút tả cản đặc sắc: ( Cảnh tết, cảnh xử kiện…)
- Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng dầy cảm thông,
yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật,
vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm
- Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất
thơ
VỢ NHẶT
- Kim Lân -
I. Tác giả
- Là nhà văn có sở trường truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi
thở của làng quê Bắc Bộ, được gọi là “thú đồng quê”, “phong lưu đồng
ruộng”. Những trang văn của Kim Lân đi vào lòng độc giả bởi hồn văn chân
chất, mộc mạc, bởi tấm lòng “một lòng đi với đất, với người, với thuần hậu
nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”

II. Tác phầm


- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư –
tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và
bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ,
Kim Lân đã viết truyện Vợ nhặt.
- Xuất xứ: Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).

III. Giá trị ND và NT


1. ND
- Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của
người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945 mà còn thể hiện
được những phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực
của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và yêu
thương đùm bọc lẫn nhau
- Chủ đề : Lên án tội ác của bọn thực dân , phát xít, phát hiện và khẳng định
niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin mãnh liệt của người dân lao
động nghèo ở sự sống và tương lai
2. NT
- Tình huống truyện độc đáo: Vừa lạ vừa éo le
- Cách kể chuyện hấp dẫn
- Miêu tả tâm lí khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
I. Tác giả
- Là nhà văn lớn của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Từng là cây bút xuất sắc của
văn học sử thi thời đại kháng chiến chống Mĩ, từ sau 1975, Nguyễn Minh
Châu lại là nhà văn tiên phong của sự nghiệp đổi mới, là một trong những
nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam.

II. Tác phẩm


- Là một truyện ngắn xuất sắc thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn
Minh Châu, khi nhà văn bắt đầu hướng sự quan tâm của mình tới cuộc sống
đời tư - thế sự. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê, sau được
Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyền tập truyện ngắn in năm
1987.

III. Giá trị ND và NT


1. ND
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh,
truyện ngẳn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm:
- Về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Cần có một cách nhìn đa diện,
nhiều chiều để có thể phát hiện ra bản chất thật sau vè đẹp bên ngoài của
hiện tượng
- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời –
“NT vị nhân sinh”
- Về nạn bạo lực gia đình do đói nghèo, thất học, động con…
=> Tác phẩm thể hiện một cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình yêu thương và nỗi lo âu
đối với con người của tác giả
2. NT
Truyện xoay quanh tình huống tự nhận thức nhân vật từ lầm lẫn, ngộ nhận đến

giác ngộ”, tình huống truyện đã chi phối :
- Giọng điệu thay đổi linh hoạt: lúc say sưa hùng biện, lúc hài hước tự trào, lúc
khách quan tiết vhees, lúc trầm lắng suy tư
- Diễn biến tình tiết giàu kịch tính, chi tiết đối lập…
- Sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, suy tư- triết lí nổi bật hơn cả với những câu
văn miêu tả giàu chất trữ tình, nhịp chậm, ngữ điệu trầm, những so sánh mở
ra trường liên tưởng nhiều lo âu, day dứt
- Lời văn giản dị, mộc mạc mà nhiều dư vị
=> Vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạmchiêm nghiệm lẽ
đời để rút ra những triết lí sâu sắc

You might also like