You are on page 1of 12

KIẾN THỨC CHUNG CÁC TÁC PHẨM NGỮ VĂN 12

`(Phục vụ phần MB, khái quát và đánh giá ở TB, KB

Phần giải quyết vấn đề nghị luận dựa vào yêu cầu đề bài)

1. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – Hồ Chí Minh


Tác -Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại.
giả: Hồ -Người để lại sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú
Chí về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo.
Minh -Tác phẩm của Người được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt với ba
loại hình nổi bật là thơ ca, truyện kí và văn chính luận. Trong đó văn chính luận
vô cùng đặc sắc, tiêu biểu là bản Tuyên ngôn độc lập.
-Hoàn cảnh:
+ Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ
Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội và tại căn nhà số 48
phố Hàng Ngang, Người đã soạn “Tuyên ngôn Độc lập”. Ngày 2/9/1945, tại
quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra
Xuất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
xứ - + “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc
Hoàn lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, bọn đế quốc thực
cảnh dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.
sáng - Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực
tác dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
- Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước
Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
-Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trên cơ sở chân lí không
thể chối cãi, xuất phát từ thực tế Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự
Nội thực đã chiến đấu để trở thành một nước tự do, độc lập.
dung -Lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, bác bỏ luận điệu sai
trái của chúng trước dư luận quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân thế giới với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta trong đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc.
-Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và khẳng định quyết tâm chiến đấu
của nhân dân Việt Nam để giữ vững nền tự do, độc lập.
- Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, lập luận giàu sức thuyết phục
Nghệ - Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, gợi cảm.
thuật - Giọng điệu linh hoạt.
Giá trị - Giá trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm
lịch sử dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới cho đất
và giá nước: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội.
trị văn - Giá trị văn học:
học + Giá trị tư tưởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn yêu nước lớn của thời
đại, tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu
chuộng tự do.
+ Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí
lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi
cảm, hùng hồn.
-Giá trị nhận thức: Với cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân văn và tài năng
Giá trị nghệ thuật, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh xứng đáng là đỉnh cao của
nhận văn chương chính luận nước nhà và Hồ Chí Minh xứng đáng là “nhà văn của
thức và nhân loại”.
giáo -Giá trị giáo dục: Tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, quyết
dục tâm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, giàu mạnh
hơn.

2. TÂY TIẾN – Quang Dũng


-Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc
Tác nhưng trước hết ông là nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại trưởng
giả thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp.
Quan - Hồn thơ Quang Dũng lãng mạn, tài hoa, thơ giàu chất nhạc, họa...
g - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng.
Dũng

-Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân
đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động
Xuất của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh
xứ - sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc.
Hoàn Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh,
cảnh sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ
sáng nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.
tác - Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948,
ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây
Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh
- Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)
4 phần: -14 câu đầu:Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và
những chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến.
Bố cục -8 câu tiếp:Đêm lửa trại ấm áp tình quân dân và cảnh thiên nhiên Tây
Bắc trữ tình, thơ mộng.
-8 câu tiếp: Bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến
-4 câu cuối: Khúc vĩ thanh nhớ nhung về Tây Tiến.
Qua bài thơ, Quang Dũng đã ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình, dữ dội mà
Nội mĩ lệ của thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc của Tổ quốc, đặc biệt khắc tạc
dung vào thời gian một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến anh dũng, hào
hoa.
- Cảm hứng lãng mạn, bi tráng
Nghệ - Sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt
thuật - Kết hợp chất nhạc và họa.
Có một thời như thế đã đi qua. Nhưng có lẽ bức tượng đài mà QD dựng lên về hình
Kết tượng người lính trong KCCP sẽ mãi còn là khúc tráng ca bất tử. Không một phút
luận giây nào dân tộc quên ơn các anh. Cảm ơn những người con cảm tử của tổ quốc,
chung cảm ơn người nghệ sĩ tài hoa QD, đã để lại cho nền văn học dân tộc nước nhà một
bông hoa thơm mãi tỏa hương trong vườn hoa thơ của văn học Việt Nam hiện đại.

3. VIỆT BẮC – Tố Hữu


Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại
-Các chặng đường thơ của Tố Hữu song hành với các giai đoạn đấu tranh cách
Tác mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình-
giả chính trị đậm nét.
TỐ -Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là thành công xuất sắc của thơ ca kháng
HỮU chiến chống Pháp.
-Việt Bắc là khúc hùng ca vả khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến
và con người kháng chiến.
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết,
hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách
mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ
Xuất rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những
xứ - năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.
Hoàn - Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi
cảnh rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng
sáng khổ, với những người đã từng “chia ngọt sẻ bùi”. Người ra đi không khỏi bâng
tác khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi…
=>Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu – một cán bộ của Đảng,
một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” vào tháng 10-1954.
- Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ “Việt Bắc”, một đỉnh
cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Hai phần: Phần đầu tái hiện những kỉ niệm của cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc;
Bố phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác
cục Hồ đối với dân tộc.
-Mạch cảm xúc: nỗi nhớ thương lưu luyến trong giờ phút chia tay, nghĩa tình thắm
thiết với Việt Bắc – quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân.
-Kết cấu:
Mạch +Lối đối đáp giao duyên trong ca dao - dân ca. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỷ
cảm niệm về cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Thực ra, bên ngoài là đối
xúc – đáp, còn bên trong là lời độc thoại, là biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ, của
kết những người tham gia kháng chiến.
cấu + Cách xưng hô “ta” – “mình” gần gũi thân thương được Tố Hữu vay mượn trong ca
dao, dân ca, khiến cho cuộc chia tay giữa hai tập thể người như một cuộc chia tay đầy
lưu luyến, bịn rịn, vấn vương, thương nhớ như đôi lứa yêu nhau. Lời hỏi đáp như lời
thủ thỉ ân tình cứ ngọt ngào thấm sâu vào lòng kẻ ở người đi.
Bài thơ là khúc hát ân tình thủy chung của những người kháng chiến, giữa người
Nội cán bộ với nhân dân Việt Bắc, giữa nhân dân Việt Bắc với cách mạng mà bề sâu
dung bắt nguồn từ truyền thống đạo lí thủy chung, giàu ân nghĩa của dân tộc.
-Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Nghệ -Đậm đà tính dân tộc (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp giao duyên, ngôn ngữ giàu
thuật nhạc điệu…)
-“Việt Bắc” là một kiệt tác của thơ Tố Hữu và thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến.
Giá Bài thơ là khúc hát tâm tình chung của con người Việt Nam trong kháng chiến được
trị bắt nguồn từ truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.
nhận - Lời thơ nhắc nhở chúng ta biết trân trọng quá khứ, nỗ lực ở hiện tại và giữ vững
thức niềm tin ở tương lai.
và GD

4. ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm


-Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Tác giả -Thơ NKĐ là sự hội tụ tinh tế giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một
Nguyễn người trí thức về đất nước, con người VN.
Khoa
Điềm
Trường ca Mặt đường khát vọng được NKĐ hoàn thành ở chiến trường Bình Trị
Xuất Thiên khói lửa năm 1971. Đoạn trích Đất Nước là phần đầu của chương 5 trong bản
xứ - trường ca, là những câu thơ hay nhất về đề tài đất nước.
Hoàn
cảnh
sáng
tác
Bản trường ca được khơi nguồn từ mong ước của nhà thơ là thức tỉnh tuổi trẻ vùng đô
thị vùng tạm chiếm của miền Nam hiểu về non sông, đất nước, từ đó nhận rõ vai trò,
sứ mệnh của mình. Nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với
Cảm nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước để
hứng xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của dân tộc.
Hai phần:
-Phần đầu: Sự cảm nhận về Đất Nước từ nhiều phương diện khác nhau.(Văn
hóa, văn học dân gian; Lịch sử; Địa lí…)
Bố cục -Phần sau: Sự thể hiện tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
Đoạn thơ cảm nhận, phát hiện về Đất Nước trong cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn,
Nội mang đậm tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
dung
-Sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
Nghệ -Giọng điệu thơ trữ tình chính luận.
thuật
-Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về đề
tài Đất nước . Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước không
còn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng.
- Đọc Đất nước, ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân
Giá trị tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại. Mỗi tiếng thơ vang lên là một
nhận lời thúc giục mỗi cá nhân hãy ra sức cống hiến hết mình cho đất nước. Đó là trách
thức và nhiệm, nghĩa vụ nhưng cũng là tình cảm cao cả thiêng liêng trong mỗi con người.
giáo
dục

5. SÓNG – Xuân Quỳnh


-Là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Tác giả -Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc và rất tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh –
Xuân một trái tim phụ nữ giàu tình cảm yêu thương, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa
Quỳnh chân thành, đằm thắm; vừa mãnh liệt và đầy khao khát trong tình yêu vừa luôn
âu lo về sự phai tàn, đổ vỡ.
Xuất xứ -Viết năm 1967 khi tác giả đi thực tế ở biển Diêm Điền, Thái Bình.
- Hoàn -In trong tập “Hoa dọc chiến hào”
cảnh
sáng tác
-Âm điệu của bài thơ “Sóng” là âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi,
lúc ào ạt ,dữ dội, lúc nhẹ nhàng, khoan thai. Âm điệu đó được tạo nên bởi thể
ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng sự đa dạng
của nhịp sóng.
Âm điệu - Bài thơ được tổ chức theo kết cấu vừa song hành với hai hình tượng là sóng
– (hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ) và em – lúc phân tách,soi chiếu vào
Cấu tứ nhau,lúc nhập hòa làm một để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
Bốn phần:
-Khổ 1,2 : Hình tượng sóng và nhận thức về tình yêu.
Bố cục - Khổ 3,4: Hình tượng sóng và sự cắt nghĩa về tình yêu
-3 khổ thơ giữa: Hình tượng sóng và những biểu hiện trong tình yêu.
-2 khổ thơ cuối: Hình tượng sóng và khát vọng tình yêu.
Bài thơ thể hiện chân thực, tinh tế vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ luôn khao
Nội khát được yêu thương, gắn bó, một trái tim luôn trăn trở âu lo, một tấm lòng
dung luôn mong được hi sinh, dâng hiến cho tình yêu.
-Thể thơ 5 chữ tạo âm hưởng dạt dào của sóng biển và nhịp sóng lòng.
-Kết cấu hình tượng song hành: Sóng và em.
+Em:nhân vật trữ tình
Nghệ +Sóng (ẩn dụ cho trái tim người phụ nữ khi yêu, là sự hóa thân của “em”)
thuật Trái tim người phụ nữ soi vào sóng để nhận ra mình, thông qua sóng để
thể hiện những rung động, đam mê, khao khát.
-Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp…
-Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Qua hình tượng
sóng, bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu vừa
Giá trị thành thực, mãnh liệt vừa dịu dàng đằm thắm.
nhận - Bài thơ giúp ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc
thức và lớn lao của con người, từ đó biết trân quý, tìm kiếm và xây đắp tình yêu bền
giáo dục vững.

6. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân


Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những thành
tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.
Sáng tác của Nguyễn Tuân mang một phong cách riêng độc đáo trong đó nổi
Tác giả bật chất tài hoa, uyên bác.
Nguyễn Là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyên Tuân thường khám phá thế giới ở
Tuân phương diện văn hóa thẩm mĩ, thưởng miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa,
nghệ sĩ.
Người lái đò sông Đà là tập tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân, in trong tập
Sông Đà năm 1960.
Xuất Đây là thành quả chuyến đi gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân lên miền
xứ - Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 1958 -1960 để tìm kiếm chất vàng
Hoàn trong trong vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, phát hiện thứ
cảnh vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn con người Tây Bắc qua cuộc sống
sáng hàng ngày của họ.
tác

-Hình tượng sông Đà – một con sông hung bạo, dữ dội nhưng cũng hết sức trữ
Nội tình, thơ mộng.
dung -Hình tượng người lái đò sông Đà – người chiến sĩ và nghệ sĩ.

Nghệ -Vận dụng nhiều tri thức văn hoá và nghệ thuật vào trong tác phẩm.
thuật -Quan sát, khám phá và diễn tả thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, miêu
tả con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

-Là một trong số những tùy bút hàng đầu của văn học VN hiện đại. Là thiên
Giá trị anh hùng ca ca ngợi vẻ đẹp của con người trong cuộc chiến đấu chinh phục tự
nhận nhiên bằng trí tuệ, sức mạnh, lòng can đảm của mình.
thức và - Bồi dưỡng cho ta tình yêu quê hương đất nước thiết tha, tự hào với vẻ giàu
giáo đẹp của thiên nhiên và tôn vinh giá trị con người vào lao động.
dục

7. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?


- Hoàng Phủ Ngọc Tường-
- Nhà văn chuyên về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Tác phẩm của ông đã thể
hiện những nét riêng của cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước từ
Bắc vào Nam. Nhưng đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất với độc giả vẫn là những
Tác giả bài viết về Huế.
Hoàng - Phong cách nghệ thuật: Là cây bút uyên bác, giàu chất trí tuệ; Tài hoa, trí
Phủ tưởng tượng phong phú, lãng mạn, đậm chất thơ; Lối viết hướng nội, súc tích,
Ngọc có chiều sâu văn hoá, cảm hứng nhân văn.
Tường
1. Xuất xứ: Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết năm 1981, in trong
tập sách cùng tên.
Xuất 2. Nhan đề
xứ - Bài kí mở đầu và kết luận bằng một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Nhan - Mang nghĩa hỏi: Chính nội dung bài kí là câu trả lời,-một câu trả lời dài như
đề một bài kí ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông có cái tên cũng rất đẹp và
phù hợp với nó: Sông Hương.
- Mang tính chất biểu cảm.
+ Là cái cớ để nhà văn đi vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương
gắn với mảnh đất cố đô cổ kính tươi đẹp.
+ Thể hiện tình cảm ngỡ ngàng ngưỡng mộ thái độ trân trọng ngợi ca của tác
giả với dòng sông Hương, thành phố Huế thân yêu. Vì quá yêu mà bật thành
câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Cách đặt nhan đề của tác giả vì thế đã tạo sức lôi cuốn hấp dẫn cho tác phẩm.
.
- Bài kí ngợi ca dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp
Nội thơ mộng hữu tình, ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm
dung hồn người Huế.
- Thể hiện hình tượng nhân vật tôi trong tác phẩm; Một trí thức gắn bó
và có tình yêu thiết tha đến say đắm đối với cảnh và người nơi xứ Huế;
nhân vật đã huy động tổng hợp vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, địa lí, lịch sử
và văn chương để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng
sông...

Nghệ -Ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình.
thuật - Vận dụng đa dạng, linh hoạt và thành công các thủ pháp nghệ thuật đặc biệt
là thủ pháp so sánh, nhân hoá.
- Giọng điệu thủ thỉ, say đắm, tự nhiên.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là tác phẩm không chỉ hay nhất viết về sông
Giá trị Hương mà còn là bản bút kí xuất sắc bậc nhất văn học Việt Nam hiện đại.
nhận - Bồi dưỡng cho ta tình yêu quê hương đất nước thiết tha, tự hào với vẻ giàu
thức và đẹp của thiên nhiên và tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử
giáo
dục
8.VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài
Nhà văn -Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Tô Hoài -Ông có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục và thành công với các tác phẩm viết cho
thiếu nhi và viết về đề tài miền núi với lối viết đậm màu sắc dân tộc và tài
quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
- Vợ chồng A Phủ in trong tập “Truyện Tây Bắc” viết năm 1952, là kết quả
Xuất xứ - của chuyến đi thực tế cùng bộ đội lên giải phóng vùng cao Tây Bắc.
HCST -Tác phẩm được tặng giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam năm
1954 – 1955.
- Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là
một cô gái trẻ, đẹp; bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một
món nợ truyền kiếp. Lúc đầu, Mị phản kháng nhưng dần dẫn trở nên tê liệt
về tinh thần. Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói
đứng vào cột nhà. A Phủ là một thanh niên cường tráng, gan góc do đánh A
Cốt Sử nên bị bắt, bị phạt vạ và thành người ở trừ nợ cho nhà thống lí. Không
truyện may để hổ bắt mất một con bò, A Phủ bị trói đứng đến gần chết. Cảm
thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng
trốn đến Phiềng Sa, thành vợ chồng, đi theo cách mạng để giải phóng quê
hương.
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh chân thực cuộc đời tăm tối, tủi nhục của những người lao động
nghèo miền núi trước cách mạng.
+ Vạch trần tội ác của bọn phong kiến thống trị vùng cao
+ Phản ánh con đường đấu tranh đến với cách mạng của người lao động.
Giá trị - Giá trị nhân đạo:
nội dung + Cảm thông, xót thương cho số phận bất hạnh của những người lao động
nghèo miền núi trước cách mạng.
+ Lên án, tố cáo bọn phong kiến, chúa đất miền núi đẩy người dân vào cảnh
khốn cùng.
+ Trân trọng vẻ đẹp của người lao động, thể hiện niềm tin vào sức sống tiềm
tàng, mãnh liệt của những con người bị đọa đày, vùi dập.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
Giá trị - Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc
nghệ - Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, hấp dẫn.
thuật - Ngôn ngữ giản dị, mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu chất tạo hình và
chất thơ.
Giá trị - Nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi
nhận dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định
thức và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì hủy diệt được của những kiếp nô lệ,
giáo dục khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng cách mạng soi
đường sẽ dẫn tới cuộc đời tươi sáng.
-Giúp ta cảm thương cho những kiếp người nô lệ dưới chế độ phong kiếm
miền núi, khâm phục sức sống tiềm tàng mãnh liệt của họ.
9.VỢ NHẶT – Kim Lân
Tác giả - Là gương mặt xuất sắc của nền văn xuôi VN hiện đại, là cây bút truyện ngắn
Kim tài hoa.
Lân -Số lượng tác phẩm không nhiều nhưng có những trang viết đặc sắc về người
nông dân và nông thôn Bắc bộ.
Xuất xứ - In trong tập “Con chó xấu xí” xuất bản 1962.
- Hoàn - Truyện có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách
cảnh mạng nhưng dang dở và mất bản thảo. Khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào
sáng tác một phần cốt truyện cũ để viết truyện “Vợ nhặt”
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, người
chết như rạ.. Tràng là chàng trai ngụ cư, xấu xí thô kệch, làm nghề kéo xe bò
thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng
đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái
ấy bởi vẻ tiều tụy, đói rách. Cô ta gợi ý để được ăn và ăn một lúc bốn bát bánh
Cốt đúc và bám vào câu nói đùa của Tràng để theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng
truyện nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ (mẹ của
Tràng. Bà nín lặng, bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, ai oán, buồn tủi
xen lẫn cả niềm vui rồi mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu.  Đêm tân
hôn của họ diễn ra lặng lẽ trong không khí thê lương. Sáng hôm sau, người vợ
nhặt thay đổi thành người phụ nữ đảm đang, hiền thục. Trong bữa cơm thảm
hại ngày đói, bà cụ Tứ dành cho nàng dâu mới tấm lòng độ lượng, bao dung.
Tiếng trống thúc thuế dồn dập vang lên, Người vợ nhặt nói về chuyện Việt
Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp
phới và đoàn người đói trên đê.
-Giá trị hiện thực
+ Bức tranh đời sống nông thôn Việt Nam trong nạn đói bi thảm năm 1945
Giá trị +Thân phận con người bị rẻ rúng, cùng cực đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp
nội dung và sức sống của họ.
-Giá trị nhân đạo
+Thương xót cho số phận bi thảm của con người trong nạn đói.
+ Phát hiện ra những giá trị tốt đẹp trong tâm hồn người lao động: Tình yêu
thương, khao khát hạnh phúc.
+Chỉ ra con đường đấu tranh của người lao động: đi theo cách mạng.
Giá trị -Xây dựng tình huống truyện độc đáo
nghệ -Cách kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, dựng cảnh sinh động,.
thuật - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

 Là truyện ngắn xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân, là
Kết luận thành tựu tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
chung -Thông qua câu chuyện nhặt vợ bi hài, cảm động của Tràng, nhà văn đã phản
ánh và trân trọng  những con người bần cùng, lương thiện Điều này giúp ta
thêm tin yêu và cảm phục vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: trong hoàn
cảnh đói kém khủng khiếp, họ vẫn đùm bọc nhau, dành cho nhau hạnh phúc
và hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.

10. RỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sự gắn bó mật thiết với Tây Nguyên
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trở thành nhà văn
Tác giả tiêu biểu với những tác phẩm hay nhất viết về mảnh đất này.
Nguyễn - Sáng tác của Nguyễn Trung Thành thể hiện khuynh hướng sử thi kết hợp
Trung với cảm hứng lãng mạn, thường đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân
Thành tộc, của đất nước.

Rừng xà nu viết năm 1965 ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung
Bộ, trong không khí sôi sục của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Xuất xứ; Truyện tái hiện không khí đen tối, ngạt thở trong thời kì đầu chống Mỹ của
Hoàn cách mạng miền Nam. Sự tàn bạo của kẻ thù đẩy mâu thuẫn giữa Mĩ-Ngụy
cảnh sáng với các tầng lớp nhân dân bị dồn nén cao độ dẫn tới sự bùng nổ của phong
tác trào đồng khởi.
In trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”
Truyện được kể trong một lần về thăm làng của Tnu sau 3 năm đi bộ đội.
Cốt Đêm ấy, dân làng quây quần bên bếp lửa nhà rông nghe cụ Mết kể lại câu
truyện chuyện bi tráng về cuộc đời Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xô man.
Từ câu chuyện về cuộc nổi dậy của một buôn làng Tây Nguyên, tác giả
Nội dung phản ánh khí thế hào hùng trong phong trào Đồng Khởi khắp miền Nam
đồng thời khái quát chân lí lịch sử, lí giải sâu sắc và thuyết phục con đường
cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
Thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành:
Nghệ - Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
thuật - Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
-Rừng xà nu là bản anh hùng ca thời chống Mỹ, ca ngợi ý chí bất khuất,
kiên cường của con người Tây Nguyên và lí giải con đường giải phóng của
Giá trị nhân dân VN trong kháng chiến chống Mỹ.
nhận -RXN là bài ca về tình yêu cuộc sống, lời nhắc nhở con người hãy làm tất
thức và cả vì cuộc sống của đất nước, nhân dân, cũng là của chính bản thân mình.
giáo dục

11. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu

-Là nhà văn lớn của văn xuôi hiện đại Việt Nam
-Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của
nền văn học sử thi lãng mạn; sau 1975 ngòi bút của ông chuyển sang đề tài
Tác giả thế sự, quan tâm tới đời sống của con người trong đời thường với những vấn
Nguyễn đề về đạo đức, về triết lí nhân sinh, trở thành nhà văn tiên phong của VHVN
Minh thời kì đổi mới.
Châu - NMC là một trong số “nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” của
văn học thời hậu chiến. (Chuyển mục đích sáng tác từ cuộc chiến đấu cho
quyền sống của cả dân tộc sang cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con
người).
Xuất xứ;
Hoàn Sáng tác năm 1983, sau đó được in trong tập truyện cùng tên.
cảnh sáng
tác
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến vùng biển miền trung, nơi anh từng chiến đấu
để chụp ảnh cho bộ lịch. Sau nhiều ngày phục kích anh đã chụp được một
bức ảnh đắt giá, đó là cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo.
Nhưng khi thuyền cập bến, anh thấy cảnh một người đàn ông đang đánh đập
Tóm tắt vợ rất dã man. Người đàn bà ấy được mời lên tòa án huyện, được khuyên
ngăn nhưng người đàn bà nhất quyết không bỏ chồng và kể về câu chuyện
cuộc đời mình. Phùng rời đi với nỗi tiếc nuối dù tấm ảnh được mọi người
yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau
thương.
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức
ảnh, tác phẩm mang đến bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và
Nội dung con người: cái nhìn đa diện, nhiều chiều phát hiện ra bản chất thật đằng sau
vẻ đẹp bề ngoài.
Tình huống truyện độc đáo.
Nghệ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sắc sảo.
thuật Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.
-Đây là một tác phẩm hay, đậm tính nhân văn, thể hiện lối tư duy mới mẻ
của nhà văn về cái đẹp và số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc
Giá trị nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
nhận -Cảm thương và lo âu cho số phận những con người khốn khổ trong cuộc
thức và sống đói nghèo tăm tối; Trân trọng, tin yêu với những phẩm chất tốt đẹp
giáo dục trong tâm hồn những con người nhân hậu, vị tha và đầy nghị lực.
12. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT – Lưu Quang Vũ
TG -Lưu Quang Vũ là tài năng xuất sắc của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện
Lưu đại với thành công ở nhiều lĩnh vực nhưng nổi bật hơn cả là nghệ thuật viết
Quang kịch.

Viết năm 1981 – ra mắt công chúng năm 1984.
Hoàn -Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ xây dựng thành vở kịch nói
cảnh hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân
sáng tác văn sâu sắc.
Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc
trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba -
một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng
dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã
hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó
Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư
Tóm tắt hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay
đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba
chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được
sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.
Thông điệp của vở kịch:
+ Được sống làm người quý giá thật, nhưng đưuọc sống đúng là mình, sống
trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
+ Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với
sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
Nội + Con người phải luôn luôn biết dấu tranh với những nghịch cảnh, với chính
dung bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những
giá trị tinh thần cao quý.
- Sáng tạo trên cơ sở truyện dân gian.
- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.
Nghệ - Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa.
thuật - Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần
thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm
về lẽ sống đúng đắn.
Lưu Quang Vũ đã mãi mãi ra đi trong một tai nạn giao thông đầy thương
tâm và khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu
kịch trường Việt Nam là không thế lấp đầy. Từ đó đến nay, Hồn Trương Ba,
Kết da hàng thịt và gần 50 vở kịch khác của LQV vẫn thường xuyên được dàn
luận dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội... đặt
chung ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.

You might also like