You are on page 1of 16

Tự hào Tổ Quốc

__Nhóm 3__
I. Nạn đói năm 1945
-) Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói lớn xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng
từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu
người dân chết đói.
-) Là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc đang chiếm
đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng
và khai thác quá sức vào nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém và từ đó gây ra
nhiều tai họa làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Trong khi phát
xít Nhật thu gom gạo để chở về nước thì thực dân Pháp lại dự trữ lương thực để
phòng khi quân Đồng minh chưa tới thì phải đánh bại phát xít Nhật hoặc dùng cho
công cuộc tái xâm lược Việt Nam sau này
-) Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến
sản xuất lương thực ở miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.
Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm đóng Việt Nam rồi thực hiện các biện
pháp khác khốc liệt hơn nhằm mục đích khai thác phục vụ chiến tranh (bắt nông dân
nhổ lúa trồng đay để giải quyết nạn khan hiếm vải, buộc người dân bán lúa gạo với giá
rẻ mạt để chuyển về Nhật).
II. Cách mạng tháng 8 thành công-Bác Hồ đọc bản tuyên
ngôn độc lập

 Đất nước ta trong thời kỳ 1945 – 1975 đã đứng trước những thử
thách lớn lao của lịch sử, có thể khẳng định rằng đó là một quá trình
lịch sử vừa hùng tráng, vừa lắm gian khổ hi sinh của dân tộc ta.

Năm 1945 mở đầu thời kỳ với sự kiện huy hoàng trong lịch sử dân tộc
– thành lập nước Việt Nam Dân Chủ cộng hoà sau hơn 80 năm nô lệ
dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến. Sự kiện lập quốc sau
thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám cùng với bản Tuyên ngôn
độc lập đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: đấu tranh
giữ nền độc lập của Tổ quốc, hoàn thành cách mạng giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội .
III. Kháng chiến chống Mĩ

• Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết. Cuộc chiến
tranh kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn
giải phóng. Theo Hiệp định Geneve, sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử
thống nhất nước Việt Nam.
• Nhưng đế quốc Mỹ với tham vọng bá chủ toàn cầu và tiêu diệt chủ nghĩa
cộng sản, ngay từ trong cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Việt Nam đã
chuẩn bị những bước đi cần thiết nhằm thay chân Pháp thống trị và chia cắt
Việt Nam khi có thời cơ. Chính vì thế nhân dân Việt Nam tiếp tục đương đầu
với cuộc chiến tranh của Mỹ và chính quyền tay sai, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Chặng đường đầy xương máu đó với bao sự kiện lớn
đã dệt nên trang sử vàng của dân tộc.
• Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách “tố
cộng, diệt cộng”, đánh phá điên cuồng, giết hại, giam cầm hơn
nửa triệu cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước, đàn áp dã
man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định
Giơnevơ và thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất
nước cùng chính quyền dân sinh, dân chủ
IV. Khái quát văn học Việt Nam năm 1945 - 1975

Văn học Việt Nam 1945 - 1975 phát triển qua ba giai đoạn:
a. 1945 - 1954
- Chủ đề bao trùm trong những ngày đầu đất nước vừa giành được
độc lập (1845 - 1946) là ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng cách mạng.
Những tác phẩm tiêu biểu: Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế
tháng Tám, Bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông
(Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh)...
- Sau năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng
chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng
nhân dân, thế hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất
thắng của cuộc kháng chiến.
- Các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lý luận,
nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành
tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: Làng (Kim
Lân), tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố
Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya,
Nguyên tiêu, Báo tiệp... Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí
(Chính Hữu),
b. 1955 – 1964
- Chúng ta vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh
thống nhất đất nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi
những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói
lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.
- Văn học đạt được nhiều thành tựu trên cả ba thể loại:
+ Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi hiện
thực đời sống.
+ Thơ phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dân tộc trong sự
hài hoà giữa cái riêng và cái chung và đã có nhiều thành tựu nổi bật.
+ Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như: Một đảng viên (Học Phi),
Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng
Cẩm)...
c. 1965 - 1975
Toàn bộ nền văn học của cả hai miền Nam, Bắc tập trung vào cuộc
chiến đấu chống Mỹ cứu nước với chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần
yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Ở tiền tuyến lớn miền Nam, những tác phẩm viết trong máu lửa của
chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của
quân dân miền Nam anh dũng. Văn học thành công với những tác phẩm
văn xuôi của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang
Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa
Điềm, Giang Nam, Thanh Hải
- Ở miền Bắc phải kể đến những tác phẩm truyện ký của Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh
Châu, Hữu Mai, Chu Văn... và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình
Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu...
Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường,
sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đặc biệt, họ đã dựng nên bức chân
dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mỹ. Họ đă đem đến cho nền thơ Việt Nam
một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi.
- Kịch chống Mỹ cũng có những thành tựu với nhiều tác phẩm đáng ghi nhận đã tạo
được tiếng vang lúc bấy giờ như: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân
Trình); Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng cẩm); Đôi mắt (Vũ Dung Minh)...
- Nhiều công trình nghiên cứu, lý luận phê bình ra đời và có giá trị, tiêu biểu là những
công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...
1. Hoàn cảnh ra đời
- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về
Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung
ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch
sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
2. Giá trị nội dung
- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất
nước trong niềm tự hào dân tộc…- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người
cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên
cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì
lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.
V. Đánh giá những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn 1945 – 1975
- Dựng lên được hình tượng những con người mới trong lao động sản xuất và
chiến đấu.
- Ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống
nhất nước nhà; ca ngợi sự đổi thay của đất nước và con người cùng tinh thần
lạc quan, tin tưởng.
- Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; khơi dậy
được tinh thần yêu nước của toàn dân.
- Nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện
mới và cách tân, đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại:
tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của
con người Việt Nam; khái quát tầm vóc dân tộc trong thời đại mới, tăng
cường chất suy tư chính luận, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.
- Mang đến cho văn học tính chất trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, yêu đời...
Thanks for
watching

You might also like