You are on page 1of 6

câu 1: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài

(1919-1925)?
+ Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu
sách của nhân dân An Nam
+ Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và địa của Lê-nin.
- Tháng 12/1920, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
- Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm báo Người cùng khổ, tham gia viết bài
cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách Bản án chế độ
thực dân Pháp.
- Tháng 6/1923,  Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô dự hội nghị
Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành. Trong thời gian ở Liên
xô, người làm nhiều việc: Nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo sự thật,
tạp chí thư tin quốc tế.
Năm 1924, người dự đại hội lần V của Quốc tế cộng sản và tham luận
=>Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị quan trọng về chính trị, tư tưởng cho sự
ra đời của đảng cộng sản ở Việt Nam.
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc
+ Tháng 6/1925, thành lập hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
 Tổ chức và hoạt động:
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo , đưa các cán bộ về hoạt
động trong nước.
+tuần báo “THANH NIÊN”
+ Năm 1927 tác phẩm Đường kách mệnh ra đời.
-chủ trương: vô sản hóa
=> chuẩn bị tư tưởng chính trị và cho sự ra đời của đảng
Câu2. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
trong thời đại mới.
- là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng
Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường
lối giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách
mạng thế giới.
- là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước
phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
CÁCH MẠNG THÁNG 8
Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh:
Nhận được thông tin Nhật đầu hàng Đồng minh, ngày 13/8/1945 Trung
ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát động lệnh Tổng khởi nghĩa trong
cả nước.
Ý nghĩa:
 Đối với Việt Nam: Là sự kiện vĩ đại của dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô
lệ, đưa Việt Nam trở thành nước độc lập tự do.
 Đối với thế giới: Thắng lợi này đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của
nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
Nguyên nhân thắng lợi:
 Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã đấu tranh kiên cường bất
khuất từ ngàn xưa cho độc lập, tự do.
 Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là chủ tịch Hồ
Chí Minh
 Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu
nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi...
 Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi (lực lượng phát xít bị đánh bại) và sự ủng hộ
của lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới. 
*  Khó khan sau cm tháng 8
- Nạn đói: Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi...giá cả sinh
hoạt đắt đỏ.
- Nạn dốt: Hơn 90% dân số không biết chữ. Các tệ nạn xã hội như mê tín
dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan.
- Tài chính: Ngân sách cạn kiệt quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng
“Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta.
- Giặc ngoại xâm:  Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) hơn 20 vạn quân
Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng tràn vào nước ta với mưu đồ
tiêu diệt đảng Cộng Sản Đông Dương. Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)
quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt
Nam. Các lực lượng phản động thân Pháp hoạt động trở lại và chống phá
cách mạng.
- Khó khăn lớn nhất là giặc ngoại xâm vì đe dọa nền độc lập dân tộc.
Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước
ngày 14-9-1946 nhằm mục đích:
- Tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
Nội dung Hiệp định Sơ bộ
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một
quốc gia tự do.
- Chính phủ ta cho quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp
quân Nhật.
- Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.
* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản
của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời
gian quy định.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956
dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt ách thống trị gần một thế kỉ
của thực dân Pháp.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội
chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ
nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ
thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
+ Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước
dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng
đắn, sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận
dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng
lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
HIỆP ĐỊNH PARIS
* Nội dung:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trong độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ
quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào
công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ
thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai
quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị
bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt
Nam và Đông Dương.
* Ý nghĩa:
- Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường,
bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.
- Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của
nhân dân ta, phải rút hết quân về nước.
- Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền
Nam.
chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng
- Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy so sánh lực lượng ở miền
Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra
kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
- Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975,
thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh
thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ
sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá cua chiến tranh.
Ý nghĩa lịch sử
* Đối với dân tộc:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó,
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến
tới thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập,
thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn
đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân
tộc.
Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập,
tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Nhân dân hai miền đoàn kết yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng
cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc,
thống nhất nước nhà.
- Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp
ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh
chống kè thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.
- Nhờ có sự đồng tình ủng hộ, gíứp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng
thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

You might also like