You are on page 1of 4

1. Bối cảnh lịch sử TG cuối XIX – đầu XX tác động đến sự ra đời ĐCS VN?

- CNTB phương Tây chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền, bên trong thì bóc lột nhân
dân lao động, bên ngoài thì xâm lược thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ
nghĩa thực dân ngày càng gay gắt.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra rộng khắp và tác động mạnh mẽ đến Việt
Nam.
- Thắng lợi CM tháng Mười Nga (1917) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào CM TG trong đó có các
dân tộc thuộc địa. Là động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều ĐCS
- Đối với VN: Truyền bá CNML và chỉ đạo thành lập ĐCS
- 3/ 1919, Quốc tế Cộng sản ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, QTCS có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Bối cảnh VN trước khi có Đảng?
- XH VN dưới dự thống trị của TD Pháp:
+ Từ 1858, TD Pháp đã đến xâm lược VN
+ 1897, TD Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa lần 1:
 Chính trị: tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn,
đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người Việt Nam, mọi
quyền tự do bị cấm, chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
 Kinh tế: thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra
sức vơ vét tài nguyên, thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ
thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
 Văn hóa: tiến hành chính sách ngu dân, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên
thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa VN và dung
túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
- Tác động của chính sách khai thác thuộc địa:
+ Thay đổi tính chất của xã hội – thuộc địa nửa phong kiến
+ Các giai cấp trong xã hội mới xuất hiện ( trước địa chủ - nông dân, sau tiểu tư sản – tư sản
<ts mại bản, GCCN, địa chủm nông dân và ts dân tộc>)
- Xã hội xuất hiện 2 mâu thuẫn: toàn thế dân tộc VN >< TD Pháp; nhân dân lđ >< địa chủ
phong kiến
 Đánh đổ chế độ thực dân, xóa bỏ pk.
- Các phong trào yêu nước của nhân dân trc khi có Đảng:
+ Phong trào Cần Vương; phong trào yêu nc theo khuynh hướng dân chủ tư sản, khuynh
hướng bạo động – Phan Bội Châu, khuynh hướng đấu tranh nghị trường – Phan Châu Trinh.
3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng
- Chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, cách mạng Việt Nam trở thành một
bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
- Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời chứng tỏ GCCN đã trưởng thành và đủ sức
lãnh đạo CM.
- Đảng ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam
có một bản cương lĩnh chính trị phản ánh quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng
những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định
hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng.
- Khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam-con đường cách mạng
vô sản.
4. Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Phương hướng chiến lược của CM: tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng  để đi
tới XHCS.
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và
bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.
- Phương diện xh:
+ Dân chúng được tự do tổ chức.
+ Nam nữ bình quyền,…
+ Phổ thông giáo dục theo công nông hoá
- Phương diện kt: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc
chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế
quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở
mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8h.
- Lực lượng cách mạng: phải đoàn kết công nhân, nông dân, trong đó giai cấp công nhân lãnh
đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập
trung chống đế quốc và tay sai.
- PP tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc: bạo lực cách mạng của quần chúng , trong bất cứ
hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp, có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi
kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, nhưng kiên quyết.
- Tinh thần đoàn kết quốc tế: CMVN là bộ phận của CMTG, tuyên truyền và thực hành liên lạc
với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới.
- Lãnh đạo CM: GCVS là LL lãnh đạo CM, Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản.
5. Nội dung luận cương chính trị 10/1930. Ưu điểm và hạn chế?
- Phương hướng chiến lược của CM: CM mạng Đông Dương lúc đầu là cm tư sản dân quyền,
sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua tư bản tiến lên CNXH
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, đế quốc chủ nghĩa Pháp; hai
nhiệm vụ chiến lược này có quan hệ khăng khít với nhau; vấn đề thổ địa là cái cốt của cách
mạng tư sản dân quyền, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
- LL cách mạng: chủ yếu là công nhân, nông dân
- PP cách mạng: vũ trang bạo động
- Lãnh đạo CM: cần có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng có kỷ luật tập trung,
mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành.
- Quan hệ CM (VN vs TG): CMVN là 1 bộ phận của CM TG, đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản
TG (vô sản Pháp, phong trào cm ở các nc thuộc địa và nửa thuộc địa).
- LL lãnh đạo: ĐCSVN
* Ưu điểm: luận cương KĐ lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược CM như ở Cương lĩnh
đầu tiên.
* Hạn chế:
- K đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.
- K đề ra đc chiến lược liên minh dân tộc. giai cấp rộng rãi.
6. Ý nghĩa Hội nghị Trung ương 8 (1941)
- Hoàn chỉnh chỉ trương chiến lược đề ra từ hội nghị 11/1939.
- Khắc phục hạn chế của luận cương 10/19
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
- Là ngọn cờ dẫn đường để toàn dân nổi dậy giành độc lập tự
7. ND đường lối CM đại hội 3
- Đường lối chung: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,tiến hành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân
chủ trong cả nước.
- Mục tiêu chiến lược chung: trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền
Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.
+ Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả
nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về
sau  vai trò quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ CMVN và thống nhất nước nhà.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự
nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa
bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Hòa bình thống nhất Tổ quốc: kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình, luôn luôn đề cao cảnh
giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế
- Triển vọng của cách mạng: nhận định cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là
nhiệm vụ thiêng liêng, là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu
dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta,
Nam Bắc nhất định sum họp một nhà.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần
cù của nhân dân ta và đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và
củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà
8. Ý nghĩa, kết quả đạt được trong xây dựng và bảo vệ chính quyền (1945-1946)
* KQ đạt được:
- Chính trị - XH: xây dựng được nền móng cho 1 chế độ xã hội mới – chế độ dân chủ nhân dân
với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, HDND các cấp được thành lập thông qua
phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ
máy chính quyền từ TW đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính
như vệ quốc toàn, công an nhân dân được thiết lập và tăng cường
- Kinh tế - VH: Phát động phong trào tăng gia sx, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ
cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được phục hồi.
Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có
cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc “ Cụ Hồ” được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ
chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu
xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hâuk. Phòng trào diệt dốt, bình dân học vụ
được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946, cả nước có thêm 2,5tr người biết đọc, biết viết.
* Ý nghĩa: bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng
được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau
đó.

You might also like