You are on page 1of 9

C1.

NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ MỌI ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP ĐẢNG:


 Về tư tưởng:
1. Năm 1921, tại Pháp tham gia Hội liên hiệp thuộc địa sáng lập ra nhiều đầu báo
2. Năm 1922, NAQ được cử làm trưởng tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương, vạch trần bản
chất và tội ác của chủ nghĩa đế quốc, thực dân
3. Năm 1927, NAQ khẳng định : “ Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”, tập hợp lực lượng và tuyên truyền con đường
cách mạng vô sản
 Về chính trị:
1. Đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc.
2. tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
 Về tổ chức:
1. Tháng 6 năm 1925 thành lập hội cách mạng thanh niên.
2. Ngày 21/6/1925 số báo đầu tiên của tờ báo Thanh niên ra đời.
3. Tổ chức các lớp huấn luyện chính trị
4. đầu 1926, Hội VN cách mạng thanh niên phát triển các cơ sở trong nước.
5. 1927 các kì bộ thành lập
6. 1928-1929, phát triển mạnh mẽ phong trào cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản
- tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã ra đời
- Đông Dương cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn
- 3/2/1930, hợp nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam
C2. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-Thời gian: Hội nghị từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 Địa điểm: Hương Cảng, Trung Quốc
Người chủ trì hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.
Thành phần dự Hội nghị: 2 đại biểu của Đông Dương CSĐ , 2 đại biểu An Nam CSĐ, dưới sự
chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – đại biểu của Quốc tế Cộng sản Đảng.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu ra năm điểm lớn cần thảo luận thống nhất:
1. Bỏ thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm Cộng sản Đông Dương
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước
5. Cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có hai đại biểu chi bộ
cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương. Hội nghị nhất trí với 5 điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn
Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức Cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng :
- Đường lối chiến lược: tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho
nước Việt Nam độc lập, tự do
- Nhiệm vụ chiến lược:+ Chống đế quốc giải phóng dân tộc
+ Chống phong kiến giành ruộng đất cho nông dân
- Nhiệm vụ cụ thể: + Về xã hội: dân chính được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông
giáo dục theo hướng công nông hóa.
+ Về kinh tế: tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc, tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc làm của công
+Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
- Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, địa
chủ, tư sản
- Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản.
- Tinh thần đoàn kết quốc tế: Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với
những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản
Pháp.
- Phương hướng chiến lược: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản
- Phương pháp cách mạng: + Sử dụng bạo lực cách mạng
+ Không bao giờ thỏa hiệp với mọi tình huống
Ý nghĩa: - Tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng
cả nước hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác – Lênin đối
với cách mạng Việt Nam.
- Giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần
tinh thần dân tộc.
C.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .
Hội nghị thành lập đảng đa thông qua chính cương vắt tắt, sách lược vắn tắt, và chương trình
tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo các văn kiện đó hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên
của đảng ta .cương lĩnh chính trị nội dung cơ bản như sau:
- Xác định phương hướng nhiệm vụ: Chiến lược của cách mạng việt nam là làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản .làm cách mạng giải phóng dân
tộc thực hiện người cày có ruộng và các quyền dân chủ về kinh té chính trị xã hội văn hóa cho
tầng lớp nhân dân
- Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng về:
+chính trị: đánh đổ đế quốc pháp và bọn phong kiến làm cho nước nam được hoàn toàn độc lập
dựng ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông
=> phản ánh đúng mẫu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.và đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của
xã hội việt nam lúc bấy giờ là giành độc lập cho dân tộc mang lại dân chủ thực sự cho nhân dân
+về kinh tế: tịch thu những sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công nông
bình ,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo mở mang
công nghiệp và nông nghiệp miễn thuế cho dân cày nghèo thi hành luật ngày làm 8 tiếng .
=> phản ánh đúng tình hình kinh tế giai cấp của xã hội việt nam thuộc địa nửa pk ,yêu cầu cần
phải tập hợp lực lượng để giải quyết thắng lợi nhiệm vụ hàng đầu lúc này là đánh đuổi thực dân
pháp dành độc lập cho dân tộc
+về văn hóa xã hội:dân chúng được tự do tổ chức ,nam nữ bình đẳng ,phổ thông giáo dục ,theo
hướng công nông hóa .những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả 2 nội dung dân tộc và dân chủ
chống đế quốc chống pk song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân
tộc.
-về lực lượng cách mạng đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp nông dân công nhân và
phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh đổ bọn đại địa chủ và pk ,đảng
phải làm cho đoàn thể thợ thuyền và dân cày công hội hợp tác xã khỏi ở dưới quyền lực và ảnh
hưởng ucar bọn tư bản quốc gia ,đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản ,tri thức ,.. .lôi kéo
tiểu tư sản trí thức ,trung nông đi vào phe vô sản giai cấp .đối với phú nông trung tiểu địa chủ
và tư bản an nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ,ít lâu nữa mới làm cho họ
đứng trung lập .bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng như đảng lập hiến thì phải đánh đổ.
=> phản ánh tư ưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ chí minh ,trong khi liên lạc với các giai cấp
phải rất cận thận ,không khi nào nhường 1 chút lợi ích của công nông mà đi vào đường thỏa
hiệp
-Về lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản ,đảng là đội ngũ tiên
phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho đc đại bộ phận giai cấp mình .phải làm cho giai
cấp mình lãnh đạo được dân chúng . tôn chỉ của đảng được xác lập trong điều lệ vắn tắt là đảng
cọng sản việt nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao động gian khổ làm giai cấp đấu tranh
để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa ,làm cho thực hiện xã hội cộng sản .nhiệm vụ của đảng đc
xác định cụ thể trong chương trình tóm tắt của đang .phải làm cho giai cấp công nhân có đủ
năng lực lãnh đạo quần chúng ,tâp hợp đa số quần chúng nhân dân lật đổ địa chủ và pk giải
phóng công nhan và nông dân thoát khỏi ách tư bản .lôi kéo ,tập hơp tiểu tư sản trí thức trung
nông phú nông tư sản và tư bản bậc trung đánh đổ các đảng phái phản cách mạng như đảng lập
hiến .đảng k bao giờ dc hi sinh quyền lợi của công nhân và nông dân cho một giai cấp nào
khác .
-Mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới:Cách mạng việt nam là 1 bộ phận của cách
mạng thế giới liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là
quần chúng vô sản pháp .
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng là 1 cương lĩnh giải phóng dân tộc chính trị đúng
đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng hồ chí mình .phù hợp với xu thế cách mạng của thời
đại mới .đáp ứng nhu cầu khách quan của lịch sử ,nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp thấm đượm
tinh thần dân tộc vì độc lập dân tộc tự do ,tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng
ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này .
C3 CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA ĐẢNG :
Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ, Ban chấp hành trung ương Đảng đã họp,
phân tích tình hình và đưa ra nhũng chủ trương chiến lược trong giai đoạn mới.
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn,
Gia Định) do Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/11/1939.
+ Chủ trương : “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào
khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay
da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Đặt vấn đề dân tộc lên hết thảy các nhiệm vụ khác.
+ Khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” phải tạm gác và thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao,
chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc
chia cho dân cày.
+ Quyết định : Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (11-1940) tại Đình Bảng – Bắc Ninh
+ Chủ trương : “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái
làm trước, cái làm sau”. Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở, chưa thật sự dứt khoát với chủ
trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Quyết định : Rút kinh nghiệm từ đội du kích Bắc Sơn, Hội Nghị quyết định tạm hoãn cuộc
khởi nghĩa Nam Kỳ.
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) tại Bắc Bó – Cao Bằng
+ Nhân định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, lập Mặt trận Việt Minh. Trưng ương bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí Thư, Hội
nghị nêu rõ những nội dung quan trọng :
• Chỉ rõ mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật.
• Chủ trương “phải thay đổi chiến lược”, chỉ phải giải quyết vấn đề cần thiết trước mắt đó là
“dân tộc giải phóng”.
• Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách
“dân tộc tự quyết”. Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc.
• Xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm, từ khởi nghĩa từng phần, mở đường cho
tổng khởi nghĩa.
• Sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần
tận dân chủ.
- Ý nghĩa :
+ Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược
được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính
trị tháng 10-1930
+ Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
+ Đó là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng,
tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do.
C4. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 1946-1950.
- Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong ba
văn kiện lớn: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946),
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (20/12/1946) của Hồ Chủ Tịch, và Tác phẩm được tổng họp
loạt bài đăng của Tổng Bí thư Trường Chinh Kháng chiến nhất định thẳng lợi (1947).
- Nội dung đường lối kháng chiến:
+ Đối tượng: Bọn thực dân Pháp đang lăm le cầm vũ khí quay lại xâm lược Việt Nam.
+ Mục đích: đánh thục dân Pháp xâm lược, giành độc lập, thống nhất dân tộc.
+ Tính chất: Chính nghĩa, Dân tộc giải phóng và Dân chủ mới.
+ Phương châm: kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính:
 Kháng chiến toàn dân: Thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo
đài. Huy động lực lượng toàn dân tộc để kháng chiến chống Pháp.
 Kháng chiến toàn diện: Đánh địch trên mọi mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
ngoại giao.
 Kháng chiến trường kỳ: Chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, nhằm
phát huy tất cả lợi thế “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, chuyển từ tương quan yếu hơn thành
mạnh hơn, đánh thắng địch.
 Dựa vào sức mình là chính: Tự cấp, tự túc về mọi mặt. Mới bắt đầu vào cuộc kháng chiến, ta
bị địch bao vây, phải tự trang bị cho chính mình để duy trì kháng chiến lâu dài mới có thể chờ
thời cơ phá vỡ vòng vây, tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài được
- Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi.
* Đảng đã nhận định ,đánh giá tình hình hợp lý, khích lệ tinh thần nhân dân về một cuộc kháng
chiến nhất định thành côngmột cách đúng lúc khi cuộc kháng chiến mới bắt đầu, giúp cuộc
kháng chiến có thể sớm đi vào đúng quỹ đạo và phát triển ổn định.
Đại hội II: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn
Thời gian: Từ 11 đến 19/2/1951
Địa điểm: Xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang
Số lượng đảng viên trong cả nước:766.349
Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 158
Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Trường Chinh
Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 29
Ủy viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 7
Ủy viên Nhiệm vụ chính: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.
Đại hội đã tổng kết 21 năm Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 5 năm lãnh
đạo chính quyền non trẻ và công cuộc kháng chiến kiến quốc.
Do sự phát triển và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến, Đại hội quyết định xây
dựng ở mỗi nước Đông Dương một đảng cộng sản riêng. Ở Việt Nam, Đảng lấy tên là Đảng
Lao động Việt Nam.
Đại hội thông qua Điều lệ của Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của
giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một
Đảng vô sản kiểu mới, lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt căn bản của
Đảng; phê bình, tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng; phục vụ nhân dân là mục tiêu hoạt
động của Đảng. Đại hội đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành
của Đảng ta, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến
thắng lợi hoàn toàn
C5 Chính cương Đảng lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 có bố cục gồm ba chương:
Nội dung chính của Chính cương được thể hiện trên các phương diện sau:
Tính chất của Cách mạng Việt Nam có ba tính chất:
Dân chủ, nhân dân và một phần thuộc địa nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn
nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính
chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt
Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân
tộc, dân chủ, nhân dân. Đồng chí Trường Chinh giải thích: Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh
đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc. Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong
kiến giành lại ruộng đất cho nông dân. Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành
cuộc cách mạng ấy. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đây là một quá trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong
kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ
nhân dân.
Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực
hiện chủ nghĩa xã hội.
Ba giai đoạn này không tách rời nhau, mà liên hệ mật thiết, xen kẽ với nhau. Và đường lối,
chính sách của Đảng sẽ được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung ương tiếp theo dựa trên
thực tiễn lịch sử cách mạng.
 Đối tượng của Cách mạng Việt Nam
Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể lúc này là đế quốc được đánh dấu bằng
sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đương đầu với kẻ thù
chính thực dân đế quốc. Tiêu diệt được kẻ thù này chúng ta mới có được độc lập dân tộc.
Trong nước, tàn dư của chế độ cũ vẫn còn, chúng biến tướng thành tay sai phản động. Đó là bè
lũ phong kiến tay sai sẵn sàng bắt tay với giặc ngoại xâm mà ra sức chống phá cách mạng.
Chính vì thế, chúng ta phải sáng suốt nhận định kẻ thù của cách mạng để đưa ra được những
sách lược phù hợp.
Nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam
Trên cơ sở nhận định kẻ thù và mục tiêu của cuộc cách mạng, Đảng ta xác định rõ ba nhiệm vụ
cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho quốc gia, dân tộc
Thứ hai, Xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng
Thứ ba, Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng
dân tộc. Vì có giải phóng dân tộc thì mới chặt đứt được tay sai phong kiến. Có độc lập dân tộc
thì mới có thể đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa để đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Và
hơn lúc nào hết, chúng ta phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm
vụ giải phóng dân tộc.
 Lực lượng của Cách mạng Việt Nam
Đó là tập hợp các lực lượng bao gồm các giai – tầng yêu nước. Họ là những người công nhân bị
bóc lột trong xưởng máy, là người nông dày bị cướp mất ruộng, là tiểu tư sản, tư sản dân tộc
yêu nước, sẵn sàng vì cuộc chiến tranh chính nghĩa. Ngoài ra còn phải quy tụ những thân sĩ (địa
chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân, mà
nền tảng là công nông, lao động trí óc.
Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Điều này được Chính cương nêu rất rõ:
"Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai
cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân
chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam”.
 Chính sách của Đảng
Để cụ thể hóa Đảng đưa ra 15 chính sách nhằm đẩy phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây
mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. 15 chính sách là sự
tổng hợp các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể bao gồm: (1) Kháng chiến; (2) Chính quyền nhân dân;
(3) Mặt trận dân tộc thống nhất; (4) Quân đội; (5) Kinh tế tài chính; (6) Cải cách ruộng đất; (7)
Vǎn hoá giáo dục; (8) Đối với tôn giáo; (9) Chính sách dân tộc; (10) Đối với vùng tạm bị
chiếm; (11) Ngoại giao; (12) Đối với Miên, Lào; (13) Đối với ngoại kiều; (14) Đấu tranh cho
hòa bình và dân chủ thế giới; (15) Thi đua ái quốc.

You might also like