You are on page 1of 17

CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CS VIỆT NAM ( Phần Tự

luận) 
Chương 1 
1.Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện cho việc ra đời  của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Anh/ chị có hiểu biết gì về vai  trò của Đảng đầu năm 1930? 
1.1.Qúa trình thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc + 1911 – 1920

6/7/1911: đặt chân đến Pháp lần đầu tiên, đến thành phố Mác  xây 
1912 – 1913: ở Mỹ, sống chủ yếu tại Boston 
1913 – 1917: sống ở Anh, làm rất nhiều nghề: cào tuyết, đốt  than, thợ
ảnh…,tham gia hoạt động cách mạng lần đầu 1917 – 1920: ở Pháp: 
Cuối năm 1917: trở lại Pháp, sống chủ yếu tại Pari Đầu năm
1919: tham gia Đảng xã hội Pháp 
6/1919: gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội  nghị Véc xây. 
7/1920: đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những  vấn đề dân tộc và
thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân  đạo(L’Humanite) đây là sự kiện đánh
dấu tìm ra con đường  cứu nước. 
12/1920: tham gia đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố
Tua, tại đây Người tán thành việc gia nhập  Quốc tế cộng sản, trở thành một trong
những người sáng lập ra  Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản =>
chuyển biến  từ một người yêu nước trở thành một người Cộng Sản.
+ 1921 – 1930 : 
- Ở Pháp: 
Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc thành lập: “Hội Liên hiệp thuộc  địa” nhằm tuyên
truyền cách mạng trong nhân dân các nước  thuộc địa chống chủ nghĩ a đế quốc

Vào năm 1922 Người viết nhiều sách báo, đặc biệt là báo  “Người cùng khổ”
báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân và  quan trọng nhất là cuốn “Bản án chế
độ thực dân Pháp. Các  sách báo đó được bí mật đưa về nước gây ảnh hưởng rất
to  lớn. 
- Ở Liên Xô: 
Từ giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong Quốc tế cộng sản. 
Người tìm hiểu chế độ Xô Viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức Đảng kiểu mới
của Lenin, tiếp tục tuyên truyền các quan  điểm của Lenin về các vấn đề dân tộc
và thuộc địa. Viết bài cho báo Sự Thật, tạp chí thư tín quốc tế. Bản báo cáo của
Người tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V đã  phác họa ra những nét cơ bản của
phương hướng chiến lược  trong cách mạng giải phóng dân tộc. 
- Ở Trung Quốc: 
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Trung Quốc. Tháng 6/1925, Người sáng
lập ra Hội Việt Nam Cách mạng  Thanh niên có hạt nhân là tổ chức Cộng sản
đoàn. Đó là tổ chức tiền thân của Đảng, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập 
Đảng ta sau này. 
Người sáng lập báo Thanh niên.
Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh  niên, chủ nghĩa
Mac Lenin đã tiếp tục được truyền bá vào  trong nước. 
Phong trào cách mạng nước ta phát triển sôi nổi, một đội ngũ  cách mạng những
người kiểu mới do Nguyễn Ái Quốc đào tạo  đã trưởng thành. 
Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã gây  tiếng vang to lớn,
ảnh hưởng tới cả các tổ chức yêu nước khác. - Tổ chức Đảng cộng sản. 
17/6/1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc quyết  định thành lập Đông
Dương Công sản Đảng, thông qua Tuyên  ngôn, Điều lệ của Đảng, ra báo Búa
liềm cơ làm quan ngôn  luận. 
Tháng 8/1929, Tổng bộ và Kì bộ của Hội Việt Nam Cách  mạng Thanh niên
ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam  Cộng sản Đảng. 
Tháng 9/1929, những người cộng sản trong Tân Việt tuyên bố thành lập Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn. 
Tuy nhiên, sự hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau của ba tổ chức cộng sản
Việt Nam ra đời năm 1929 gây nên những tác  động không tốt đến phong trào
cách mạng trong cả nước. Đặt  ra yêu cầu phải có một Đảng thống nhất để lãnh
đạo cách  mạng. 
Được tin hội cách mạng thanh niên phân liệt thành hai tổ chức  cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc từ Thái Lan trở về Trung Quốc  triệu tập hội nghị hợp nhất Đảng. 
Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái  Quốc đã chủ
động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức 
cộng sản (6/1/1930- 8/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) 
3 tổ chức cách mạng thống nhất thành 1 Đảng dủy nhất lấy tên  là thành một đảng
duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt…sau  này được xem là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội
nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tranh sơn dầu  của Phan Kế An 
1.2. Anh/ chị có hiểu biết gì về vai trò của Đảng đầu năm  1930? 
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu  tiên đã mở ra thời
kì mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì  đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên
chủ nghĩa xã hội.  Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những 
nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam;  đáp ứng được những
nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành  ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất
các tổ chức cộng sản,  các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. 
- Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước  ngoặt vô cùng quan
trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam,  quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm
dứt sự khủng hoảng  về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước 
Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát  triển và thống nhất
phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc  và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi 
ích của giai cấp, của dân tộc. 
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp  chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào 
yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã  trưởng thành, đủ
sức lãnh đạo cách mạng.  
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương  cách mạng Việt Nam
là một bộ phận của phong trào cách  mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ
to lớn của cách  mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của  thời
đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp  tích cực vào sự nghiệp
đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc  và tiến bộ của nhân loại trên thế giới. 
2.Trình bày bối cảnh lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng của Đảng (giai đoạn 1939 – 1945).  Theo anh/chị chủ trương chuyển
hướng chiến lược đó của  Đảng có phải là nhân tố quyết định thắng lợi Cách
mạng  Tháng Tám năm 1945 không? Vì sao? 
2.1. 
- BCLS (1939 – 1945) :Thế giới, Việt Nam 
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ: 
Ngày 1-9-1939, phátxít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau  Anh và Pháp tuyên
chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phátxít Đức lần lượt chiếm
các nước châu Âu. Đế quốc Pháp lao vào vòng chiến. Chính phủ Pháp đã thi
hành  biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong  trào cách mạng
ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ.  Đảng cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật. Tháng 6- 1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng 
Đức. Ngày 22-6-1941, quân phátxít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi Phátxít Đức
xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa
các lực lượng dân chủ do  Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phátxít do Đức
cầm  đầu.
Tình hình trong nước: 
Chiến tranh thể giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực  tiếp đến Đông Dương
và Việt Nam. Ngày 28-9-1939, Toàn  quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên
truyền cộng sản,  cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản 
Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái,  nghiệp đoàn và tịch
thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa  các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp
và tụ tập đông người. Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp
đã  thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phátxít  hóa bộ máy thống
trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng  của nhân dân, tập trung lực lượng
đánh vào Đảng Cộng sản  Đông Dương. Hàng nshìn cuộc khám xét bất ngờ đã
diễn ra  khắp nơi. Một số quyền tự do, dân chủ đã giành được trong  thời kỳ 1936-
1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động  viện, thực hiện chính sách "kinh
tế chỉ huy" nhằm tăng cường  vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh
của đế quốc.  Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn. Lợi
dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 phátxít Nhật đã  tiến vào Lạng sơn và
đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940,  tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng
Nhật. Từ dó, nhân dân  ta chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức, bóc lột của Pháp -
Nhật.  Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và đế quốc, phátxít Pháp — Nhật  trở nên gay
gắt hơn bao giờ hết. 
- Nội dung CB của HNTW 6,7,8: vấn đề chính GPDT Kể từ khi Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ, Ban Chấp  hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần VI
(tháng 11- 1939), Hội nghị lần VII (tháng 11-1940) và Hội nghị lần VIII  (tháng
5-1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của  Chiến tranh thế giới thứ
hai và căn cứ vào tình hình cụ thể
trong nước, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chuyển  hướng chỉ đạo
chiến lược như sau: 
- Một là, đưa ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Ban chấp hành
Trung ương nêu rõ máu thuẫn chủ yếu ở nước  ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp
bách là mâu thuẫn giữa dân  tộc ta với bọn đế quốc, phátxít Pháp - Nhật. Bởi
“Trong lúc  này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,  không đòi
được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng  những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu,  mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm
cũng không  đòi lại được”. 
Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này,  Ban Chấp hành
Trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu  "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất
cho dân cày", thay bằng  khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt
Nan  cho dân cày nghèo", "Chia lại ruộng đất công cho công bằng  và giảm tô,
giảm tức"... 
- Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn  kết tập hợp lực lượng
cách mạng nhằm mục tiêu giải  phóng dân tộc. 
Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, Ban  Chấp hành Trung
ương quyết định thành lập Mặt trận Việt  Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt
Minh thay cho Mặt  trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các
Hội  phản đế thành Hội cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân  cứu quốc,
Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu  quốc, Thiếu niên cứu
quốc…) để vận động, thu hút mọi người  dân yêu nước không phân biệt thành
phần, lứa tuổi, đoàn kết  bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.
- Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang lả nhiệm vụ trung tâm
của Đảng và nhân dân ta trong giai  đoạn hiện tại. 
Để đưa ra cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra  sức phát triển lực
lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính  trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến
xây dựng căn cứ địa cách  mạng. Ban Chấp hành Trung ương chỉ rõ: Việc "chuẩn
bị khởi  nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai  đoạn hiện
tại". Trung ươg quyết định duy trì lực lượng vũ  trang Bắc Sơn và chủ trương
thành lập những đội đu kích hoạt  động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa
chiến đấu chống  địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới 
thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung  tâm. 
Ban Chấp hành Trung ương xác định phương châm và hình  thái khởi nghĩa ở
nước ta: "Phải luôn luôn chuẩn bị một lực  lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội
thuận tiện hơn cả mà đánh  lại quân thù... với lực lượng sằn có, ta có thể lãnh
đạo một  
cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể dành thắng lợi mà
mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to  lớn". 
Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng công tác  xây dựng Đảng nhằm
nâng cao lực lượng tổ chức và lãnh đạo  của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút
đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và
đẩy  mạnh công tác vận động quần chúng. 
2.2. Ý nghĩa lịch sử của đường lối 
- Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm  vụ giải phóng dân
| tộc lên hàng đầu. - Tập hợp rộng rãi mọi  người Việt Nam yêu nước vào mặt trận
Việt Minh. - Xây dựng 
lực lượng quân đội thông qua việc thành lập Việt Nam giải  phóng quân.  
- Đường lối là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên  giành thắng lợi
trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành  độc lập cho dân tộc và tự do cho
nhân dân. IV. Nguyên nhân  thắng lợi, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của Cách
mạng  tháng 8 1945 | Mùa thu năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa của  nhân dân
Việt Nam đã diễn ra thắng lợi đánh dấu một mốc  lịch sử trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của dân tộc:  Cách mạng tháng 8, năm 1945. 
3.Nghệ thuật nắm bắt thời cơ và chủ trương phát động tổng khởi  nghĩa giành
chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945?  Theo anh/chị thắng lợi Tổng
khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám  có phải là “một sự may rủi” hay không? Vì
sao? 
3.1. 
* Qúa trình chuẩn bị lực lượng giành Chính quyền: - Thời gian từ tháng 9/1939
đến tháng 5/1941: Thông qua các Hội  nghị Trung ương lần thứ 6, tháng 9/1939,
tháng 9/1939 và Hội  nghị trung ương lần thứ 8, tháng 5/1941, Hồ Chí Minh,
Trung  ương Đảng đã đề ra, hoàn chỉnh đường lối chung của cách mạng  Việt
Nam, Đông Dương và chủ trương đường lối về vấn đề chính  quyền trong thời kỳ
vận động cách mạng tháng Tám năm 1945.  Công việc chuẩn bị về chính quyền và
khởi nghĩa giành chính  quyền được tiến hành từ Hội nghị Trung ương 6 (9/1939),
nhưng  được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) - Từ tháng 5/1941 -
9/3/1945: Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh  và Trung ương Đảng Mặt trận Việt
Minh vận động, tổ chức quần  chúng tham gia các hoạt động cứu quốc, cuẩn bị lực
lượng chính  trị, võ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, nuôi dưỡng, 
bảo vệ cán bộ, chuẩn bị chính quyền...cho cách mạng tháng Tám  năm 1945. Từ
giữa năm 1941 đến 1944 cơ sở, tổ chức của Mặt 
trận Việt Minh được xây dựng, phát triển ở căn cứ địa Cao - Bắc  - Lạng, Hà -
Tuyên - Thái, phát triển xuống các tỉnh trung du,  đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ.
Sau ngày 9/3/1945, cơ sở, tổ chức  của Mặt trận Việt Minh thành lập và hoạt động
ở Nam Bộ. 
* Nắm bắt thời cơ: 
- Giai đoạn từ 9/3 đến 14/8/1945: 
+ Mâu thuẫn giữa Nhật - Pháp ngày càng tăng cao. Ngày  9/3/1945, Nhật đảo
chính Pháp để nắm độc quyền Đông Dương. Cách mạng Đông Dương chỉ còn một
kẻ thù là Nhật.  + Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho 
cuộc tổng khởi nghĩa. 
+ Giữa tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ họp  quyết định phát
triển lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải  phóng quân là lực lượng nòng cốt
trong tổng khởi nghĩa giành  chính quyền. Xây dựng các chiến khu chống Nhật; cử
ra Ủy ban  quân sự cách mạng để chỉ huy các chiến khu... 
+ Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về việc hướng  dẫn tổ chức Ủy
ban dân tộc giải phóng các cấp và trong phạm vi  cả nước lập Ủy ban dân tộc giải
phóng Việt Nam. + Ngày 15/5/1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập. +
Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời gồm các tỉnh  Cao - Bắc - Lạng -
Hà - Tuyên - Thái. Trong khu giải phóng các  Ủy ban nhân dân cách mạng do
nhân dân bầu ra thi hành 10 chính  sách của Việt Minh. Khu giải phóng trở thành
căn cứ vững mạnh  để tiến lên giải phóng toàn quốc. 
+ Cao trào kháng Nhật cứu nước dâng cao trong cả nước. Chính  quyền cách
mạng đã thành lập ở nhiều địa phương. Tình thế cách  mạng đang hình thành, Lực
lượng cách mạng cùng nhân dân cả nước gấp rút hoàn thành công việc chuẩn bị,
đón thời cơ vùng 
dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.
* Kết quả: 
+ 8/1945, thời cơ cách mạng chín muồi.
- Đêm 13/8 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân  lệnh số 1 phát
động tổng khởi nghĩa. 
- Từ 14/8 - 15/8, Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc quyết định  tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào  Đông Dương. 
- Từ 16/8 - 17/8, Đại biểu Quốc dân Tân Trào họp do Hồ Chí  Minh chủ trì, hưởng
ứng quyết định tổng khởi nghĩa giành chính  quyền toàn quốc của Đảng, thông qua
Mệnh lệnh khởi nghĩa của  Tổng bộ Việt Minh và 10 chính sách lớn của Việt
Minh. Cử ra  Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Hồ
Chí Minh làm Chủ tịch lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính  quyền toàn quốc. 
- Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi tổng khởi nghĩa giành chính quyền  toàn quốc. 
- Từ 14/8 đến 28/8, chỉ trong vòng 2 tuần lễ Tổng khởi nghĩa  giành độc lập và
chính quyền toàn quốc thắng lợi. - Ngày 27/8/1945, Ủy ban dân tộc giải phóng
Việt Nam, do Đại  hội quốc dân Tân trào cử ra, họp và cải tổ thành Chính phủ
cách  mạng lâm lời Việt Nam. 
- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chính quyền  nhà nước phong
kiến Việt Nam sụp đổ. 
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, nhà nước Dân chủ
Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. 3.2. 
- Rõ ràng CMT8 chúng ta đã thành công được nhờ sự tự lực,  đoàn kết của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng 
- Chúng ta có quá trình chuẩn bị giành chính quyền từ rất lâu  rồi 

- Từ khi Đảng ra đời chúng ta trải qua những cao trào cách  mạng từ 30 – 35,
36 – 39 => chuẩn bị LLCM từ rất lâu r 
- Đặc biệt là khi HCM về nước với quyết định HNTW Đảng 8  thì chúng ta đã
xây dựng thành công mặt trận Việt Minh trên  cả nước và chúng ta đã có lực
lượng sẵn ở trong tay và rõ  ràng để tranh thủ thời cơ ( Nhật – kẻ thù trực tiếp -
đảo chính  Pháp) thì chúng ta phải có lực lượng, phải có kịp thời trong sự chỉ đạo
trong đường lối của Đảng. 

=> Quả nhiên CMT8 thành công n có sự thuận lợi, nhưng để tranh thủ sự
thuận lợi này chúng ta phải hết sức chủ động  trong : xây dựng lực lượng, phân
tích tình hình và tranh thủ thời cơ

Câu hỏi ôn thi chương 2 


4. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, biện pháp của Đảng trong xây  dựng và bảo vệ
chính quyền giai đoạn 1945 - 1946? Tại sao  trong chủ trương đó, Đảng xác định
xây dựng và bảo vệ chính  quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất? 
4.1. 
* BCLS:  
+ Sau CMT8, VN Dân Chủ Cộng Hòa ra đời 
- Thuận lợi: 
+ Trên thế giới: hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu  được hình thành.
Phong trào CM GPDT điều kiện phát triển. + Trong nước: chính quyền dân chủ
nhân dân được thành lập.  có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. 
- Khó khăn: 
+ Nạn đói, nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng. + Kinh nghiệm
quản lí đất nước của cán bộ các cấp non yếu. + Quân đội các nước đế quốc ồ ạt
kéo vào chiếm đóng Việt Nam  và khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính
quyền Cách  Mạng. 
* Chủ trương, biện pháp: 
- 25/11/1945: Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về kháng chiến kiến
quốc, vạch con đường đi lên cho Cách Mạng  Việt Nam trong giai đoạn mới. 
- Về chỉ đạo, chiến lược:  
+ Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của CM VN lúc này vẫn  là dân tộc giải
phóng. 
+ Khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”. - Xác định kẻ
thù:  
+ Đảng chỉ rõ “Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân  Pháp xâm lược,
phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. + Mở rộng Mặt trận Việt Minh
nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân  dân, thống nhất Mặt trận Việt - Miên – Lào,…
- Phương hướng, nhiệm vụ: 
+ “Củng có chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải
thiện đời sống cho nhân dân”. 
+ Kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu  “Hoa – Việt thân
thiện”. 
+ “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp. * Kết quả:  
- Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng nền móng cho 1 chế độ xã  hội mới – chế độ
dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu  thành cần thiết. 
- Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản  xuất, cứu đói, xóa bỏ
các thứ thuế vô lý của chế độ cũ. Các lĩnh  vực sản xuất được hồi phục. 
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng:  
+ Nhân nhượng với quân đội Tưởng, tay sai của chúng để giữ vững chính quyền,
tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. + Tạo điều kiện cho quân dân ta có
thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. 
4.2. 
- Lúc này, các tổ chức phản động “Việt quốc”, “Việt cách”, Đại  Việt ráo riết hoạt
động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy
nhiễu, phá rối, cướp của, giết  người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo
chúng  chống lại chính quyền cách mạng và đòi cải tổ Chính phủ lâm  thời và các
bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng  lập chính quyền phản động
ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên.  Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù
trong, giặc ngoài  như lúc này. 
- Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm  trọng về kinh tế,
xã hội. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây  ra chưa được khắc phục. Ruộng
đất bị bỏ hoang. Công nghiệp  đình đốn. Hàng hóa khan hiếm giá tăng vọt, ngoại
thương đình 
trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1.2 triệu  đồng, trong đó quá
nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương  còn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân
Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thị trường. 95% số dân không
biết chữ,  
các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. => Đảng xác định xây dựng
và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất 
5.Hoàn cành lịch sử, phân tích nội dung cơ bản của đường lối  kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược 1946-1954? Ý  nghĩa thực tiễn của đường lối đó? 
5.1. 
* BCLS:  
- Thuận lợi: 
+ Ta chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh  địch trên đất nước
mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa  lợi, nhân hòa”. 
+ Ta cũng có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài ta  sẽ có khả năng
đánh thắng quân xâm lược. 
- Khó khăn: 
+ Tương quan lực lượng của ta yếu hơn địch. 
+ Ta bị bao vây 4 phía, chưa được nước nào công nhận, giúp  đỡ. 
+ Quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được 2 nước  Lào, Campuchia
và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân  đội đứng chân trong các thành thị lớn
ở miền Bắc. * Nội dung đường lối: 
+ Mục đích kháng chiến: Kế tục sự nghiệp CMT8. Đánh phản  động TDP, giành
thống nhất và độc lập. 
+ Tính chất kháng chiến: Là một cuộc chiến chính nghĩa, có  tính chất dân tộc giải
phóng và dân chủ mới. 
+ Phương châm kháng chiến:  
- Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh.
- Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào sức  mình là chính, thực hiện
kháng chiến toàn dân, toàn  diện, lâu dài. 
+ Triển vọng của kháng chiến: Tuy lâu dài, gian khổ, khó khăn  song nhất định
thắng lợi. 
+ Chính sách kháng chiến: Đoàn kết chặt chẽ toàn dân. + Chương trình và nhiệm
vụ kháng chiến Động viên nhân lực,  vật lực, tài lực; Bảo toàn lãnh thổ, thống nhất
Tổ quốc; Tăng gia  sản xuất. 
- Đường lối này được tiếp tục phát triển ở đại hội 2 của Đảng  (1951) đưa kháng
chiến dẫn đến thắng lợi 

5.2. 
- đúng đắn đến đâu 
- cơ lí luận dẫn đến sự thành công dẫn đến thành công của kháng  chiến giải phóng
hoàn toàn miền bắc 
- ý nghĩa đối vs việt nam và thế giới 
- Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm  cao mới tư tưởng
quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận  dụng lý luận chiến tranh cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin  và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào
điều kiện Việt  Nam. 
- Đường lối kháng chiến của Đảng thể hiện tư tưởng kết hợp  độc lập dân tộc và
CNXH trong điều kiện chiến tranh cách mạng  bảo vệ Tổ quốc. 
- Đường lối kháng chiến lâu dài, toàn diện toàn dân là niềm tin,  động lực, sức
mạnh cho toàn dân Việt Nam chiến đấu và chiến  thắng trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và can thiệp  Mỹ. 

6.Đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam (1954-1975),  được thông qua tại
Đại hội toàn quốc lần thứ III (1960) của  Đảng?. Theo anh/ chị đường lối chiến
lược cách mạng đó, có  thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo, độc đáo hay không? Vì
sao?
6.1 

Nội dung đường lối tại Đại hội toàn quốc lần thứ III (1960)  của Đảng 

- BCLS: Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam –Bác có những  bước tiến quan
trọng, Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu  toàn quốc lần thứ III diễn ra từ
ngày 5 đến 10-9-1960 ở Hà  Nội. 

- Đứng trước bối cảnh lịch sử cực kì khó khăn đó thì sau nhiều  năm tìm tòi DCS
đã thông qua đường lối thành công tại đại  hội đảng lần III. 

- Nội dung: 

+ Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của
cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa  cách mạng hai miền. 

+ Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định nhất  đối với sự phát
triển của toàn bộ cách mạng cả nước.  

+ Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam có  tác dụng quyết
định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng  miền Nam. 

+ Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác  động lẫn nhau
nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực
hiện hoà bình, thống nhất đất  nước. 
+ Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất  (1961 -1965). 

+ Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí  Minh được bầu
làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.
6.2 

- Đường lối của Đại hội là kim chỉ nam, là bó đuốc soi đường  cho toàn Đảng và
toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã  hội ở miền Bắc và đấu tranh thực
hiện hoà bình thống nhất  nước nhà. 

- Điều kiện tiên quyết nhất quyêt đinh sự thành công của cả sự nghiệp CM việt
nam từ năm 54 – 75 nói chung cũng như  GPMN thống nhất đất nước ns riêng
Câu hỏi ôn thi chương 3 
7. Hãy nêu quá trình tìm tòi con đường đổi mới đất nước của Đảng (1979 –
1986)? Từ thực tiễn của đất nước 1975 – 1986, anh (chị ) hãy nói cảm nhận
của mình về đời sống xã  hội đất nước ta trong giai đoạn hiện nay?  

Đáp án sơ lược 

1.Quá trình tìm tòi con đường đổi mới đất nước của Đảng (1979 – 1986)  

1.1. Bối cảnh lịch sử 

- Sự toàn thắng của sự nghiệp GPDT và thống nhất Tổ quốc. 

- Vị thế uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc  tế. 

- Mở đầu thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 

1.2. Quá trình tìm tòi con đường đổi mới đất nước của Đảng  
a) Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và những  đổi mới bước đầu
trong chính sách phát triển sản xuất  

- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội Đại hội IV 

+ Mục tiêu: Đưa nền sản xuất nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản  xuất lớn XHCN 

+ Đẩy mạnh CNHXHCN tập trung cho CN nặng và xây dựng  cơ bản 

+ Tiếp tục cải tạo XHCN ở miền Nam và duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập
trung trong nền kinh tế
- Tình hình kinh tế - xã hội nhiệm kỳ Đại hội IV 

+ Nhiệm kỳ 1976 – 1980: kinh tế - xã hội Việt Nam gặp khó  khăn lớn, các chỉ
tiêu quan trọng không đạt so với yêu cầu,  nhiều chỉ tiêu thấp hơn năm 1976 

+ Nguyên nhân: hạn chế của đường lối kinh tế - xã hội Đại hội  IV 

- Những đổi mới bước đầu trong chính sách phát triển sản xuất 

Hội nghị TW 6 ( tháng 8/1979) là bước đầu tiên của đổi mới  cơ chế quản lý kinh
tế ( Bước đột phá thứ nhất): Tháng  10/1979: Quyết định của Chính Phủ về xóa
bỏ trạm kiểm soát  hàng hóa để người sản xuất được tự do lưu thông;Tháng 
1/1981, Chỉ thị 100 – CT/TU về thực hiện cơ chế khoán trong  nông nghiệp…. 

b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước  đột phá tiếp tục
đổi mới kinh tế 

- Những đổi mới bước đầu trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội Đại hội V:
Nhiệm vụ của chặng đường đầu tiên: ổn  định và cải thiện một bước đời sống
vật chất và tinh thần của  nhân dân; coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu 

- Bước đột phá thứ hai : Hội nghị BCHTƯ Đảng 8 ( 6/ 1985)  chủ trương xóa
bỏ cơ chế tập trung bao cấp; xoá bỏ chế độ tem phiếu trong lưu thông hàng
hóa 

- Bước đột phá thứ ba: HN Bộ Chính trị ( 8/1986) về phát  triển nhiều thành
phần kinh tế cho phép kinh tế tư nhân kinh  doanh trong một số ngành nghề 

2. Từ thực tiễn của đất nước 1975 – 1986, anh (chị ) hãy nói  cảm nhận của
mình về đời sống xã hội đất nước ta trong  giai đoạn hiện nay.
Hiện nay cuộc sống có hạnh phúc hay ko  

Mình được hưởng được cuộc sống thanh bình sau nhiều  năm phát triển 

Niềm tự hào khi được lớn lên trong thời đại hòa bình, độc  lập, hội nhập và
phát triển, không có chiến tranh ở Việt  Nam. 

Con người được hưởng thụ rất nhiều, đc tạo ra rất nhiều cơ  hội mà ko phải
trải qua hậu quá, thiếu thốn của chiến tranh  mà thế hệ trước phải trải qua. 

Tuy nhiên bên cạnh đó, mình vẫn có những mong muốn để đất nước phát
triển tốt hơn: dịch bệnh, sự phát triển của  công nghiệp gây ô nhiễm mô
trường do sự thiếu kiểm soát. 

Có cơ hội việc làm nhưng nhu cầu việc làm vẫn còn hạn  chế. 

8. Bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản đường lối đổi mới của  Đảng tại Đại hội
lần thứ VI (1986)? Với đường lối đổi mới  của Đảng từ Đại hội VI đến nay, A/
chị nên tận dụng những  cơ hội nào để học tập và phát triển định hướng nghề
nghiệp?  
1.Bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản đường lối đổi mới của  Đảng tại Đại hội
lần thứ VI (1986) 
1.1. Bối cảnh lịch sử 

a) Thế giới 

- Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ (cuộc cách  mạng công nghiệp
lần thứ 3 bắt đầu từ đầu thập niên 70) 

- Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế: Chuyển dần từ đối đầu  sang đối thoại 

- Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng và lần  lượt sụp đổ 

- Trung quốc thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa bước đầu  thu được thành
công 

b) Việt Nam 

- Việt Nam đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh  tế - xã hội 

- Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch thực hiện chính sách  chống phá, cấm vận về
kinh tế, bao vây cô lập về chính trị ( Đặc  biệt là sau sự kiện quân tình nguyện Việt
Nam đánh vào Campu  chia tiêu diệt chế độ diệt chủng Khơme đỏ)
- Căng thẳng trong quan hệ Việt – Trung, Trung Quốc tăng  cường xâm chiếm,
gây chiến vùng biên giới trên biển và đất  liền. 

- Kinh nghiệm của những đổi mới bước đầu của nhiệm kỳ Đại  hội IV và Đại hội

1.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1,5 đ) a) Nội dung cơ

bản của Đại hội VI 

- Tinh thần của Đại hội : Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng  sự thật và nói rõ
sự thật 

- Đại hội nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm khuyết  điểm của Đảng
trong thời kỳ 1975 – 1986 đặc biệt là trong lĩnh  vực kinh tế 
- Đại hội rút ra 4 bài học kinh nghiệm: 

+ Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt Tư  tưởng “lấy dân làm
gốc”. 

+ Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động  theo quy luật khách
quan. 

+ Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại  trong điều kiện mới.
+ Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với Đảng cầm quyền lãnh  đạo nhân dân
tiến hành cách mạng XHCN. 

- Đề ra quyết tâm đổi mới lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm - Đường lối phát

triển kinh tế - xã hội :  

+ Mục tiêu cụ thể: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, ổn định  mọi mặt tình hình
kinh tế - xã hội, xây dựng tiền đề cần thiết  cho CNXH. 

+ 5 phương hướng phát triển Kinh tế - xã hội 

* Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư. * Xây dựng

nền kinh tế nhiều thành phần. 

* Phát huy động lực khoa học kỹ thuật: KHKT là then chốt. 

* Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế: Xóa bỏ cơ chế KHHTT bao  cấp từng bước xây
dựng nền KTTT định hướng XHCN. 

* Mở rộng đối ngoại 

- Đường lối đổi mới vê đối ngoại và an ninh- quốc phòng + Chủ động giải

quyết vấn đề Campuchia  

+ Đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc


+ Từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, vì hòa bình,
lợi ích của nhân dân, dân tộc, không phân biệt  chế độ chính trị. 

- Đổi mới về chính trị 

------------------------------------------------------ 

b) Ý nghĩa lịch sử của Đại hội VI:  

- ĐH VI có ý nghĩa lịch sử trọng đại, mở đầu thời kỳ xây dựng  CNXH theo
đường lối đổi mới cho Cách mạng Việt Nam. 

- Là mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, là  Đại hội kế thừa và
quyết tâm đổi mới, đoàn kết bền lâu. 

- Mở đường cho đât nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh  tế - xã hội tiếp tục
đi lên chủ nghĩa xã hội. 

- Đại hội đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành động lực thúc  đẩy nền kinh tế
nước ta phát triển, làm thay đổi bộ mặt của xã  hội, mở ra một giai đoạn phát triển
mạnh mẽ mới của lịch sử Cách mạng Việt Nam. 

- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về bản lĩnh chính trị và  năng lực lãnh đạo
của Đảng.
- Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, vào những sai lầm khuyết  điểm và đổi mới theo
xu thế mới của thời đại mới. 

2.Với đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI đến nay, A/  chị nên tận dụng
những cơ hội nào để học tập và phát triển  định hướng nghề nghiệp 

You might also like