You are on page 1of 33

Câu hỏi 1 : Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức

để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


1. Chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị:
+ Tố cáo tội ác của thực dân pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.
Người viết nhiều bài đăng trên các báo : “Người cùng khổ”,”đời sống công nhân”,”Nhân đạo”,tạp chí”Cộng
sản”,”thư tín Quốc tế”, đặc biệt là năm 1925 Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ”đã gây tiếng
vang và ảnh hưởng lớn đến các phong trào yêu nước trong nước và các nước thuộc địa….
Trong nội dung của các bài báo ,các tác phẩm người đều lên án chủ nghĩa thực dân , vạch trần bản chất xâm
lược phản động , bóc lột ,đàn áp tàn bạo của chúng. Người tố cáo đanh thép trước thế giới và nhân dân pháp
tội ác tày trời của thực dân pháp với các nước thuộc địa và thức tỉnh lòng yêu nước , ý chí phản kháng của các
dân tộc thuộc địa.
+ Phác thảo đường lối cứu nước(thể hiện tập trung trong các tác phẩm “Đường cách mệnh”)nội dung cơ bản
của tác phẩm là :
– Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩ thực dân.Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân
tộc thuộc địa ,của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, là kẻ thù trực tiếp và nguy hại nhất
của nhân dân các nước thuộc địa…
– Con đường đi lên của cách mạng việt nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cuộc cách
mạng XHCN đi lên CNXH .Hai giai đoạn cach mạng này có quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau
– Mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa có mối quan hệ khăng khít với nhau.Phải
thực hieenj sự lien minh chiến đấu giữa các lực lượng cách mạng ở thuộc địa và chính quốc.Đặc biệt người chỉ
rõ cách mạng thuộc địa có tính chủ động , độc lập có thể giành độc lập trước cách mạng chính quốc góp phần
đẩy mạnh cách mạng chính quốc
– Về lực lượng cách mạng: công nông là chủ ,là gốc của cách mạng còn người học trò nhà buôn nhỏ điền
chủ nhỏ là bầu bạn của công nông.Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc của một hai
người
– Mục tiêu cách mạng: Quyền lực thuộc về nhân dân
– Về đoàn kết quốc tế : đặt cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng trên thế giới, phải thực hiện sự
liên minh ,đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới
– Về đảng tác phẩm nhấn mạnh các cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có đảng cộng sản lãnh đạo
lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm tư tưởng và vận dụng học thuyết đó vào VN
Đó là những hoạt động chính trị và những tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào VN đầu thế
kỉ 20, hướng cho phong trào giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản , dẫn đến sự ra đời của đảng cộng sản
VN
2. Chuẩn bị về mặt tổ chức:
+ Năm 1921 NAQ cùng một số nhà cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp lập ra hội liên hiệp các dân tộc
thuộc địa , nhằm tập hợp các lực lượng chống CN thực dân
+ Nam 1924 NAQ tới Quảng Châu-Trung Quốc cùng với những nhà lãnh đạo cách mạng các nước Trung
Quốc Triều Tiên,Ấn Độ,Thái Lan,Indonesia…thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông
+ Tháng 6-1925 NAQ thành lập hội VN cách mạng thanh niên để huấn luyện cán bộ trực tiếp truyền bá chủ
nghĩa Mác Lênin vào phong trào công nhân , phong trào yêu nước ỏ Việt nam.Đây là tổ chức tiền thân của
đảng .
Hội Vn cách mạng thanh niên và tác phẩm “Đường cách mệnh” đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị ,tư tưởng
và tổ chức cho việc thanh lập chính đảng vô sản ở VN dân đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở VN :
Đông dương CS đảng (6-1929),A Nam CS đảng (7-1929), Đông Dương CS Liên Đoàn (1-1930).Từ ngày
3-7/2/1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long –Hương Cảng –Trung Quốc dưới sự
chủ trì của NAQ đã nhất trí thành lập đảng cộng sản VN .Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt ,sách lược
vắn tắt , điều lệ vắn tắt của đảng và lời kêu gọi của NAQ nhân dịp thành lập đảng các văn kiện quan trọng của
đảng được hội nghị thông qua cương lĩnh đầu tiên của đảng ta
3.Ý nghĩa của sự ra đời của đảng
+ Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng nước ta chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về
đường lối cứu nước trong những năm đầu thế kỷ 20 đồng khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân
VN
+ Đảng ra đời là kết quả tất yếu khách quan phù hợp với xu thế thời đại
+ Đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng VN. Đây
chính là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN .
+ Đảng ra đời mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc –thời kỳ độc lập dân tộc dân chủ gắn liền với
CNXH .Đảng ra đời trở thành ngọn cờ đoàn kết các yếu tố giai cấp dân tộc quốc tế tạo ra sức mạnh tổng hợp
của cách mạng giành thắng lợi.
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng do lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và đc hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 thông qua
1. Hoàn cảnh lịch sử
hội nghị thành lập Đảng (từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930) họp ở bán đảo Cửu Long (Hương Cảng- Trung
Quốc ). Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng
Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng, trong đó có
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do nguyễn ái quốc khởi thảo.
2. Nội dung cơ bản của Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đã vạch ra những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt
Nam
Đó là:
– Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để di tới xã hội cộng sản. đây là cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản bao gồm ba nội dung gắn bó với nhau: dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
– Trong giai đoạn thực hiện chiến lược cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, nhiệm vụ của
cách mạng về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội là:
+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước việt nam hoàn toàn độc
lập; dựng ra Chính phủ công, nông, binh; tổ chức ra quân đội công-nông.
+ Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…)
của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công, nông, binh. Thu hết ruộng đất của đế quốc
chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo. Miễn thuế cho dân nghèo; mở mang công nghiệp và nông
nghiệp; thi hành luật: ngày làm 8 giờ.
+ Về phương diện xã hội: dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công
nông hóa.
– Về giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng:
3. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm
cho giao cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
– Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách
mạng đánh gục bọn đại địa chủ và phong kiến.
– Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và
ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.
– Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông, Thanh niên, Tân việt… để kéo họ đứng
trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (đảng lập hiến…) thì phải đánh đổ.
– Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ chút lợi ích gì của công
nông mà đi vào đường lối thỏa hiệp
Như vậy, lực lượng cách mạng bao gồm các giai cấp và tầng lớp như công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí
thức, tư sản dân tộc và các các nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ, trong đó giai cấp công nhân
là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Về đoàn kết quốc tế:
Đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã phát triển thêm một số luận điểm quan trọng trong tác phẩm
Đường cách mệnh như tính chất Đảng chia ruộng đất của đế quốc và địa chủ, phản cách mạng cho nông dân
nghèo, lợi dụng mâu thuẫn có nguyên tắc… Cương lĩnh chính trị của Đảng ra đời sau. Nghị quyết Đại hội quốc
tế cộng sản lần thứ XI khoảng một năm rưỡi, đồng thời đã không chịu ảnh hưởng một số quan điểm “tả” của
quốc tế cộng sản.
4. ý nghĩa lịch sử
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do nguyễn ái quốc khởi thảo là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của
Đảng cộng sản Việt Nam, đó là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại mới. Độc lập, tự do gắn liền với định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội là tư
tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
Câu 3: Phân tích ND chủ trương điều chỉnh chiến lược Cách mạng của ĐCS Đông Dương khi chiến
tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
Hoàn cảnh lịch sử :
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1923 đã đẩy mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa TB lên cao và
sâu sắc .Chủ nghĩa phát xít ra đời và thống trị ở Đức Ý Nhật, nó xóa bỏ mọi quyền tự do dân chủ, tiến hành
khủng bố khơi ngòi chiến tranh thế giới. Chủ nghĩa phát xít trở thành thảm họa cho nhân loại .
Yêu cầu bức thiết của nhân loại là chống phát xít, chống chiến tranh bảo vệ hòa bình.
Tháng 7-1935 quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần thứ 7 tại Matxcơva,đại hội phân tích âm mưu thủ đoạn
của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ phát xít đối với cách mạng thế giới vạch rõ kẻ thù của nhân dân thế giới lúc
này không phải chủ nghĩa đế quốc hay chủ nghĩa tư bản nói chung mà là chủ nghĩa phát xít
Nhiệm vụ trước mắt của công nhân quốc tế là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc
giành dân chủ hòa bình, bảo vệ Liên Xô để thực hiện nhiệm vụ trên giai cấp công nhân quốc tế phải thống nhất
hành động phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít, đối với các nước nửa thuộc địa
vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.
*Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng CS Đông Dương
Những biến đổi của tình hình trong nước đặt đảng cộng sản đông dương trước yêu cầu mới tháng 7 năm
1936 hội nghị ban chấp hành trung ương đảng họp tại Thượng Hải, Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong
chủ trì.
Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước, nắm vững tư tưởng chỉ đạo của quốc tế Cộng Sản, hội nghị đã
kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược .
Hội nghị khẳng định : Chống đế quốc , chống phong kiến , giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
là mục tiêu không thay đổi. Song mục tiêu, nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống bọn phản động
thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ cơm áo hòa bình .
Hội nghị quyết định thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương bao gồm các giai cấp, các lực lượng
cách mạng, các đảng phái, các xu hướng chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đấu tranh đòi những điều
dân chủ đơn sơ.
Trong khi nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng: Đề cao hoạt động bí mật của Đảng; thu nạp Đảng viên và
củng cố hàng ngũ của đảng.
Hội nghị chủ trương thay đổi hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh, tận dụng điều kiện hợp pháp
công khai, nửa hợp pháp nửa công khai để tổ chức và hoạt động.
Hội nghị đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến
lược với mục tiêu cụ thể, trước mắt, mối quan hệ giữa củng cố khối liên minh công nông và mở rộng mặt trận
giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
Thực hiện chủ trương, chính sách mới, Đảng đã nhanh chóng phát động được một phong trào cách mạng
sôi nổi, thu nhiều thắng lợi có ý nghĩa to lớn. Thành quả nổi bật nhất là đã xây dựng được đội quân chính trị
của hàng triệu quần chúng trong cao trào cách mạng 1936-1939, tạo nền tảng cho thắng lợi tiếp theo .
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám
1945.
1. nguyên nhân thắng lợi.
Thắng lợi của cách mạng tháng tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài,
là kết quả sự lãnh đạo đúng đắn của đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh kết hợp với trí sáng tạo, tinh thần dũng
cảm và sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, là kết quả của ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939,
1939-1945; sự lãnh đạo của đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng tháng 8.
– thắng lợi của cách mạng t8 là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó nhiệm vụ chống đế quốc
là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc, phải thực hiện từng bước
với khẩu hiệu thích hợp, sự chỉ đạo chiến lược tài tình của đảng đánh dấu bước trưởng thành của đảng ta.
– Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chủ yếu và trước hết là thắng lợi của đạo quân chủ lực cách mạng
là công nhân và nông dân- thành phần chiếm số đông nhất của dân tộc, lực lượng hăng hái và triệt để nhất có
tác dụng quyết định, thành công của Cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám là sự nổi dậy đồng loạt của
nhân dân trong cả nước.
– Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám còn là thắng lợi của chủ trương lợi dụng những mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ thù, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ
ngụy quyền, các hạng tay sai của Pháp và của Nhật.
– Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cm một cách thích hợp để đập tan bộ máy
nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.
– Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời
cơ.
– Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của việc xây dựng một đảng Mác-Lênin có đường lối
đúng đắn, bảo đảm thông suốt và quán triệt đường lối đó trong thực tiễn chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa,
làm cho tổ chức đảng có chất lượng cao, tinh gọn, trong sạch, vững mạnh và ăn sâu bám rễ trong quần chúng.
2. Ý nghĩa lịch sử
– Cách mạng tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại đánh dấu một cuộc biến đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử
tiến hóa của dân tộc ta. Nó đập tan sự thống trị của thực dân trong 87 năm, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng
xâm lược nước ta.
– Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân
tộc. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta
từ người nô lệ trở thành người` chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
– Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã sáng tạo ra những kinh nghiệm lịch sử góp phần xây dựng kho tàng
lý luận về Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, đồng thời để lại nhiều
kinh nghiệm quý báu cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp, chống Mỹ.
– Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở
ra thời kỳ suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
+ Nói về ý nghĩa lịch sử vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng
những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp
bức nơi khác cũng có tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và
nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo CM thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
2. Bài học kinh nghiệm
Kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám rất phong phú, dưới đây là một số bài học chủ yêu:
– Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến,
trong đó nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế
quốc, phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu thích hợp.
– Xây dựng khối liên minh công-nông-trí thức vững chắc làm cơ sở để xây dựng và mở rộng mặt trận dân
tộc thống nhất, đã tạo ra sức mạnh áp đảo, toàn dân nổi dậy trong Cách mạng tháng Tám, làm tê liệt sức đề
kháng của kẻ thù
– Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phát
xít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền
và các hàng ngũ tay sai của Pháp và của Nhật. Kết quả của việc lợi dụng đó đã làm cô lập cao độ được bọn đế
quốc phát xít và bọn tay sai phản động, tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng, làm cho cách mạng
có thêm lực lượng dự bị hùng hậu đông đảo, làm cho Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh gọn, ít đổ
máu, giảm bớt được những trở ngại hy sinh ko cần thiết.
– Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ
máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Ngay từ khi ra đời , Đảng đã khẳng định con đường duy nhất để đánh đổ chính quyền của đế quốc và phong
kiến là con đường bạo lực cách mạng. Bạo lực của Cách mạng tháng Tám được sử dụng một cách thích hợp ở
chỗ: kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công
của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn lẫn thành thị, trong đó đòn quyết định là các cuộc nổi dậy ở
Hà Nội, Huế, và Sài Gòn: kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp, nửa
hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ một vài địa phương lan ra cả nước, từ khởi
nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, dần dần làm biến đổi lực lượng so sánh giữa ta và địch, tạo ra ưu thế
áp đảo, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.
– Nắm thời cơ, chớp đúng thời cơ được coi là nghệ thuật lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, dự đoán thời cơ
đúng, xây dựng lực lượng có hiệu quả, hành động mau lẹ kịp thời, kiên quyết và khôn khéo khi thời cơ xuất
hiện
xây dựng đảng Mác Lênin vững mạnh, thống nhất ý chí hành động, trung thành vô hạn với dân tộc và giai
cấp.
Câu 5: Trình bày nội dung cơ bản của đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân do Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) của Đảng Lao Động Việt Nam đã xác định.
1. Hoàn cảnh lịch sử:
a) Hoàn cảnh thế giới:
Sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 1/3 dân số và 1/4 đất đai trên thế giới đã tạo ra một thế rất
vững chắc, một lực lượng hùng hậu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của cách mạng nước ta.
b) Tình hình trong nước:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ giành những thắng lợi vang dội… Yêu cầu mới của
cuộc kháng chiến đặt ra cho Đảng ta nhiều nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi Đảng trở lại hoạt động công khai để đẩy
cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi.
Trong bối cảnh lịch sử đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng Sản Đông Dương được triệu
tập. Đại hội được tổ chức tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951.
Tham dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên.
Nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam:
– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã quyết định tách ba đảng bộ Đảng Cộng sản ở ba nước
Việt Nam, Lào và Campuchia để lập ra ở mỗi nước một đảng cách mạng riêng, có cương lĩnh đường lối cách
mạng riêng thích hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.
– Xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc
Pháp và bọ can thiệp Mỹ, bọn phong kiến phản động. Kẻ thù chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
– Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống
nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát
triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
– Ba nhiệm vụ trên có quan hệ khăng khít với nhau, song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng
dân tộc. Lúc này phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
-Động lực của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
giai cấp tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tiểu tư sản dân tộc, nhân sĩ yêu nước tiến bộ. Nền tảng là khối
liên minh công nông và lao động trí thức. Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp nông dân.
– Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản và sắp xếp lực lượng cách mạng như trên, cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn này là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua Đảng Lao động Việt Nam, nhất định sẽ tiến
lên chủ nghĩa xã hội.
– Cùng với các văn kiện đã thông qua tại Đại hội, “Chính cương Đảng Lao động Việt Nam” thể hiện sự
hoàn chỉnh thêm một bước đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được vạch ra trong Cương lĩnh cách
mạng đầu tiên của Đảng, đường lối đó soi đường dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và can thiệp Mỹ.
Câu 6: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1946-1954).
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1944-1954) là cuộc chiến tranh cách
mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đó vừa có ý nghĩa dân tộc, vừa có ý nghĩa quốc tế
sâu sắc.
1. Ý nghĩa lịch sử:
– Thắng lợi của cuộc kháng chiến bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám 1945, chấm
dứt ách thống trị của bọn thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta, giải phóng hoàn toàn miền Bắc,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên một nửa đất nước. Cách mạng Việt Nam đã chuyển sang
một giai đoạn mới: giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà.
– Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị nô dịch vùng lên chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa
thực dân, vì độc lập tự do và dân chủ tiến bộ, báo hiệu một thời kỳ sụp đổ từng mảng của hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa thực dân, góp phần tích cực vào tiến trình phát triển của cách mạng thế giới.
Nguyên nhân thắng lợi:
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ giành được thắng lợi là do các
nhân tố cơ bản sau:
– Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị và quân sự đúng đắn, có khối đoàn kết nhất trí của toàn
dân, có mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng. Các đảng viên của Đảng đã xung phong gương mẫu,
dũng cảm đi đầu trong cuộc kháng chiến.
– Có sự đoàn kết chiến đấu toàn dân được tổ chức, tập hợp trong Mặt trận dân tộc rộng rãi – Mặt trận Liên
– Việt, dựa trên nền tảng của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức.
– Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Đây chính là lực lượng trực
tiếp đóng vai trò quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường.
– Chúng ta có chính quyền dân chủ nhân dân, một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Đây là một công cụ
sắc bén của Đảng để tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
– Có hậu phương ngày càng mở rộng và củng cố về mọi mặt, bảo đảm chi viện ngày càng nhiều sức người,
sức của cho mặt trận.
– Có sự liên minh chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia chống kẻ thù chung và được sự
đồng tình ủng hộ của các nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức và các lực lượng hòa bình tiến
bộ trên thế giới.
2. Những bài học kinh nghiệm:
– Kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến
hành có kế hoạch, từng bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng, vừa giữ vững khối đoàn kết dân tộc.
– Xác định và quán triệt đường lối chiến trang nhân dân: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình
là chính. Đây là bí quyết thắng lợi của cuộc kháng chiến.
– Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững mạnh để đẩy mạnh kháng chiến.
– Kiên quyết kháng chiến lâu dài, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Kết hợp chặt chẽ giữa
chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.
– Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng với đường lối chiến tranh nhân
dân đúng đắn, có chủ trương và chính sách kháng chiến ngày càng hoàn chỉnh, có ý chí quyết chiến và quyết
thắng kẻ thù. Có đội ngũ đảng viên dũng cảm, kiên cường, là những chiến sĩ tiên phong trong chiến đấu và
trong sản xuất.
Câu 7. Phân tích vị trí và mối quan hệ giữa 2 chiến lược Cách mạng do Đại hội đại biểu toàn quốc
(ĐHĐBTQ) lần thứ III của Đảng Lao động VN đề ra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Trên
cơ sở phân tích tình hình của nước ta, Đại hội xác định hai nhiệm vụ của cách mạng VN trong giai đoạn mới:
Một là, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc
Hai là, tiến hành CM DTDC nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ
trong cả nước.
Cách mạng miền Bắc và cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, song trước mắt đều hướng
vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.
Đại hội còn xác định, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền. Cách mạng
XHCN ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách
thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
– Trong 2 chiến lược CM đó, mỗi chiến lược có vị trí quyết định của nó và nhằm giải quyết yêu cầu riêng
của từng miền và có liên quan chặt chẽ với nhau.
– Cuộc CM XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của CM cả nước và sự nghiệp
thống nhất đất nước.
– Cuộc CM ở miền Nam: có vị trí quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng ở miền Nam thực hiện
hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành CM dân tộc dân chủ trong cả nước.
– Vì đều là trong một nước nên 2 nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau, tác động nhau cùng nhau phát triển
và có một mục tiêu chung trước mắt là hòa bình đất nước.
– Đây là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhằm chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Ta kiên trì đấu
tranh giữ vững đường lối thống nhất hòa bình nước nhà, nhưng đồng thời đề cao cảnh giác sẵn sàng đối phó
nếu đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh xâm lược ở miền Bắc thì nhân dân cả nước quyết tâm đánh bại chúng để
hoàn thành độc lập và thống nhất đất nước.
(Đường lối này được Đại hội lần thứ III của Đảng thông qua). Đường lối đó chính là ngọn cờ dẫn đến thắng
lợi rực rỡ của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Câu 8. Phân tích ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước
a/ Ý nghĩa:
Đánh giá thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng đã ghi rõ: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi
nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người đi vào
lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có
tính thời đại sâu sắc”
Với thắng lợi này nhân dân ta đã quét sạch bọn đế quốc xâm lược, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một
thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta. Cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ nhân dân đã
hoàn thành trên phạm vi cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân tộc Việt Nam: Kỷ nguyên cả nước
hòa bình độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
b/ Nguyên nhân:
– Do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam người đại diện trung thành với lợi ích sống còn
của dân tộc…
– Thắng lợi đó là kết quả của cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của quân đội và nhân dân cả nước, đặc
biệt là của các bộ, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước
– Miền Nam: Ngày đêm đối mặt với quân thù, chiến đấu sáng tạo, dũng cảm, hy sinh vô điều kiện…
– Thắng lợi đó cũng là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của đồng bào và
chiến sĩ miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây dựng, hết lòng, hết sức chi viện cho miền Nam.
– Thắng lợi đó còn là kết quả của tình thân đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam – Lào, Campuchia
và kết quả của sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
c/ Bài học kinh nghiệm
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm đã để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị lịch sử và
thực tiễn sâu sắc.
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh của toàn dân
đánh thắng Mỹ, cả nước đánh Mỹ.
Hai là Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
Ba là sự chỉ huy chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng
qua các cấp chỉ huy Quân đội.
Bốn là, Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và
tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước.
Câu 9. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản đường lối đổi mới do ĐHĐBTQ lần thứ VI
của ĐCSVN đề ra. Ý nghĩa lịch sử của Đại hội VI.
Đại hội họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho 1,9 triệu
Đảng Viên cả nước và 32 đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế.
Đại hội diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá–lương–tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế
nước ta càng trở lên khó khăn. Chúng ta không thực hiện được mục điều đề ra là ổn định tình hình kinh tế – xã
hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn, nền kinh tế nước ta rơi vào khủng
hoảng trầm trọng.
Thực tế tình hình đặt ra một yêu cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay
chuyển tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải có đổi mới
tư duy.
Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới:
– Báo cáo chính trị của đại hội VI đã xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những chặng
đường còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần
thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo.
– Mục tiêu cụ thể về kinh tế- xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:
+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy.
+ Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất.
+ Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
+ Tao ra chuyển biến tổ về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ
kỷ cương phép nước.
+ Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh
Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế – xã hội và đề ra hệ thống các giải pháp
để thực hiện mục tiêu: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, xây dựng và củng cố quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Coi nền kinh tế nhiều thành
phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ, đổi mới chế độ quản lý kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung,
quan liêu bao cấp, sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phát
huy động lực của khoa học kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Đại hội nhấn mạnh phải tập trung sức lực vào việc thực hiện được 3 mục tiêu:1. Lương thực – thực phẩm,
2. Hàng tiêu dùng, 3. Hàng xuất khẩu.
Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại nhằm góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Dương
Câu 10. Trình bày những đặc trưng, phương hướng cơ bản của CNXH do ĐHĐBTQ lần thứ VII của
ĐCSVN đề ra.
Cương lĩnh đã trình bày quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây
dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội.
– Do nhân dân lao động làm chủ. Tất cả mọi công dân đúng độ tuổi quy định, không bị những hạn chế do
nhà nước quy định đều có quyền tham gia bầu cử.
– Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu.
– Có nền Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
– Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc
sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
– Dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Không phân biệt sắc tộc.
– Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt đường lối chính trị trên
cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.
Cương lĩnh đã vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng bảo vệ tổ quốc:
1) Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân.
2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng hiện đại, phát triển một
nền nông nghiệp hiện đại
3) Thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, đa dạng về hình thức sở hữu và phù hợp với sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
4) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.
5) Thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc
6) Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam.
7) Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Cương lĩnh đã nêu những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại.
Về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, cương lĩnh nêu rõ:
-Toàn bộ tổ chức và các hoạt động của hệ thống chính trị nước Việt Nam trong giai đoạn mới là nhằm xây
dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
-Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống đó.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động của cả dân tộc.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2001 ghi rõ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo
con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu,
nước mạnh, xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa áp bức, bóc lột, bất công.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng , ổn định tình hình kinh tế xã hội, phấn đấu vượt
tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều
kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.
Câu 11: Đại hội VIII của ĐCSVN đánh giá thành tựu đạt được sau 10 năm đổi mới ? Nguyên nhân
của những thành tựu ?
1. Hoàn cảnh lịch sử :
Muốn đánh giá đúng kết quả 10 năm,thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, trước hết phải nhận rõ thực
trạng tình hình đất nước khi chúng ta bước vào đổi mới. Đại hội VIII chỉ rõ:
“Mười năm trước, khi Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nước ta đang trong tình hình trầm trọng nhất
của cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội : sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt…..
Đến năm 1991, “Sau gần 5 năm phấn đấu gian khổ, kiên cường thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã
giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng cả về kinh tế, xã hội, chính trị, đối nội và đối ngoại…Song
thành tựu đổi mới còn hạn chế. Tăng cường kinh tế còn chậm, lạm phát còn cao…
Đường lối đổi mới do Đại Hội VI đề ra được Đại Hội VII bổ sung và phát triển, thể hiện ở Cương lĩnh,
Chiến lược và Báo cáo Chính trị mà Đại Hội VII thông qua.
Sau Đại Hội VII, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, những thử thách đối với chúng
ta càng thêm gay gắt. Trong tình hình đó, Đảng và nhân dân ta đã thể hiện trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của
mình, vượt qua thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên.
Xem xét toàn bộ việc thực hiện quá trình đổi mới, Đại hội VII đã đi đến đánh giá tổng quát:
2. Thành tựu và yếu kém
a) Thành tựu
Công cuộc đổi mới 10 năm (từ 1986-1996) đã thu được những thành tựu to lớn:
– Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế,hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
+ Trong 5 năm 1991-1995,nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%
(kế hoạch là 5,5%-6,5%) về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu
20%.
+ Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 lên
29,1% năm 1996, dịch vụ từ 38,6% lên 41,9%
+ Bước đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8%
GDP,năm 1995 là 27,4% (trong đó nguồn đầu tư trong nước chiếm 16,7%GDP)
+ Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7%năm 1995.
+ Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
– Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội:
+ Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện.
+ Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây
dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.
+ Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được tăng lên.
– Giữ vững ổn định chính trị,củng cố quốc phòng an ninh,tạo lập môi trường hoà bình và điều kiện thuận
lợi cho công cuộc đổi mới.
– Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
+ Trên cơ cở Cương lĩnh,đã từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới trên các lĩnh vực, củng cố Đảng về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội.
+ Đã ban hành Hiến pháp mới 1992 và nhiều văn bản pháp luật khác.
+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước.
+ Từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã
hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá.
– Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng
đồng quốc tế.
Đến năm 1996,nước ta đã có quan hệ ngoại giao với trên 160 nước.
b) Yếu kém
Trong khi đánh giá đúng thành tựu,chúng ta cũng cần thấy những khuyết điểm và yếu kém.
-Nước ta còn nghèo và kém phát triển.
-Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề phải giải quyết
-Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng.
3. Đánh giá tổng quát
Từ những thành tựu và yếu kém nói trên, Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đánh giá
tổng quát:
-Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội.
-Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản
hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại đất nước.
-Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
-Xét trên tổng thể,việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản đúng đắn,đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa,tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm,lệch lạc lớn và kéo dài dẫn
đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác,ở mức độ này hay mức độ khác.
4. Nguyên nhân của những thành tựu
Những thành tựu đạt được trên đây là kết quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới, bám sát thực tiễn, phấn
đấu gian khổ của Đảng và nhân dân ta.
Với đường lối đổi mới toàn diện Đại hội VI, đã phát huy tinh thần dân tộc, tự chủ, tổng kết những kinh
nghiệm sáng tạo của nhân dân, của các cấp, các ngành, hợp quy luật, thuận lòng người dân nên đã nhanh chóng
đi vào cuộc sống.
Trong quá trình đổi mới,đặc biệt là vào những thời điểm có tính bước ngoặt, Đảng ta có những quyết sách
rất quan trọng. Đó là những kết luận kịp thời của Hội nghị Trung ương 6(khoá VI)
Khẳng định 5 nguyên tắc của công cuộc đổi mới ,kiên quyết bác bỏ mầm mống đa nguyên chính trị,đa đảng
đối lập, chỉ rõ thời cơ và nguy cơ, xác định nhiệm vụ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và nhiều nghị quyết, quyết định lớn khác của Đảng và Nhà nước đã cụ thể hoá, bổ sung và phát triển đường lối
đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực. Với những quyết định đúng đắn ấy, toàn Đảng, toàn dân đã vượt qua khó
khăn trở ngại, đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi và đạt được những thành tựu như hôm nay.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện trong đấu tranh giành chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta nhận thức về sự chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc lên hàng
đầu và nhiệm vụ cách mạng ruộng đất sẽ được thực hiện từng bước. Bởi vì chưa giành được độc lập dân tộc
thì chưa có điều kiện, giải quyết đầy đủ các vấn đề khác như vấn đề ruộng đất, nâng cao dân trí…
– Chủ nghĩa yêu nước là một động lực mạnh của đất nước cần phải triệt để phát huy.
– Khi chưa cải cách ruộng đất,chỉ với khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản quốc chia cho
nông dân nghèo, giảm tô, giảm tức cũng đủ lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia cách mạng. Trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, nông dân được hưởng nhiều quyền lợi to tát như đánh đuổi Pháp-Nhật, xoá các thứ
thuế vô lý, được chia công điền và nhiều quyền lợi kinh tế chính trị khác.
– Chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của giai cấp công nhân, nông dân mà còn là kẻ thù của toàn dân
tộc.
Các mạng giải phóng dân tộc không chỉ giải phóng công–nông mà giải phóng cả dân tộc khỏi ách nô lệ. Sự
nghiệp giành độc lập không chỉ của công nông mà của mọi người Việt Nam yêu nước.
– Cách mạng giải phóng dân tộc là thời kỳ dự bị để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tuy là phương hướng tiến lên sau này nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để tạo ra sức mạnh
hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc.
– Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của việc thực hiện khối đoàn kết toàn dân vì nhiệm vụ tối
cao giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân. Lúc đó cách mạng thế giới chưa có điều kiện giúp
đỡ trực tiếp Việt Nam nhưng Đảng ta đã kịp thời tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, trong đó có thắng lợi
của nhân dân Liên Xô đánh bại bọn phát xít Nhật ở Châu Á để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa.
b) Thời kỳ từ 1945-1975
Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện khác nhau ở hai thời kỳ khác nhau :Thời
kỳ 1945-1954 vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới;thời kỳ từ 1954-1975 vừa kháng chiến chống Mỹ,cứu
nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Thời kỳ 1945-1954
Sau Cách mạng tháng 8-1945,nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Đảng đã đề nhiệm vụ xây
dựng đất nước, nhưng thực dân Pháp lại xâm lược nước ta lần nữa. Với tinh thần chúng ta “Thà hy sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam
đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng. Đảng nhận định Cách mạng nước ta vẫn là Cách mạng giải phóng
dân tộc, nhiệm vụ cải cách ruộng đất có điều kiện thực hiện rộng rãi hơn so với thời kỳ giành chính quyền
nhưng vẫn theo tinh thần phải làm từng bước, xuất phát từ nhiệm vụ chống đế quốc và phục vụ nhiệm vụ chống
đế quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta có nhiều vùng tự do, mặc dù vậy vẫn chưa đủ điều kiện để
xây dựng.
Câu 12 : Trình bày đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010, kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001-2005. Những bài học chủ yếu mà ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng đã nêu
ra.
Về đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ,Đại hội nêu rõ :
Về đường lối kinh tế của Đảng là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn
lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế
đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc
phòng-an ninh.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, nguồn lực con người, năng lực khoa học. Vị thế
của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao
động nông nghiệp xuống còn 50%
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược
10 năm:
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghiệp, phát
huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiếp
tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 5 năm 2001-2005
là 7.5%
Chủ trương của Đảng :
+ Phát triển kinh tế,công nghiệp hoá, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm.
+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể,kinh tế cá thể,tiểu chủ,kinh tế tư
bản tư nhân,kt tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước.
+Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Đại hội tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh cải cách tổ chức và
hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Bốn bài học chủ yếu
1. Mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
2. Đổi mới phải dựa vào nhân dân và lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn sáng tạo.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
Câu 13: Trình bày sự đánh giá của Đảng về thành tựu của công cuộc đổi mới sau 20 năm. Một số bài
học lớn mà ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng đã tổng kết.
Từ ngày 18à 25/4/06 đại hội đảng X đc tiến hành tại HN. Bên cạnh về sự đánh giá về những thành tựu
những khuyết điểm, những yếu kém sau 5 năm thực hiện Nghị quyết ĐH IX thì đến đại hội X này còn đánh
giá về những thành tựu của công cuộc đổi mới sau 20 năm thực hiện.
1. Nội dung:
20 năm qua là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng toàn dân,toàn quân ta. Công cuộc đổi mới đạt đc những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa trong LS.
Đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, KT-XH có sự biến đổi cơ bản về toàn diện.
+ Kinh tế tăng trưởng khá nhanh.
+ CNH-HĐH,phát triển kinh tế thị trường,định hướng XHCN được đẩy mạnh.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường.
+ Chính trị xã hội ổn định.
+ Quốc phòng an ninh được giữ vững.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều tạo ra thế lực mới, đất nước tiếp tiếp tục đi lên với triển
vọng mới.
Xã hội XHCN mà nước ta xây dựng là:
+ Một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh do dân làm chủ.
+ LLSX hiện đại, QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
+ Con người đc giải phóng khỏi áp bức bất công.
+ Cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.
+ Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau.
+ Có nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của ĐCS.
+ Quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.
2. Một số bài học lớn mà ĐH đã đưa ra:
– Một là: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Mác-
LêNin và tư tưởng HCM.
– Hai là: Đổi mới toàn diện,đồng bộ,có kế thừa,có bước đi,có hình thức và cách làm phù hợp.
– Ba là: Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của
nhân dân, xuất phát từ thực tiễn nhạy bén với cái mới.
– Bốn là:Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tạo ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức, mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
– Năm là:Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng đổi mới hệ thống chính trị,
xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN đảm bảo quyền lực về nhân dân.
Câu 14. Sự đánh giá của Đảng về thành tựu, khuyết điểm, yếu kém 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX.
Mục tiêu, phương hướng tổng quát, những chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế – xã hội trong 5 năm 2006-
2010 mà ĐHĐBTQ lần thứ X đã nêu ra.
Đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng,đại hội khẳng định “ đã đạt được những thành
tựu rất quan trọng thể hiện ở 5 vấn đề:
Một là,nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm,đạt tốc độ tăng trưởng khá cao,năm sau cao hơn năm
trước,bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 7.5% và phát triển tương đối toàn diện
Hai là văn hoá và XH có tiến bộ trên nhiều mặt việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội
có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đời sống tầng lớp nhân dân được cải thiện.
Ba là chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại có bước phát triển
mới.
Cạnh tranh của nền kinh tế còn kém,cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
Thứ hai, cơ chế,chính sách về văn hoá XH chậm đổi mới,nhiều vấn đề XH bức xúc chưa được giải quyết
tốt.
Thứ ba, các lĩnh vực quốc phòng,an ninh đối ngoại còn 1 số mặt hạn chế.
Thứ 4, tổ chức và hoạt động của nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn 1 số khâu chậm
đổi mới.
Thứ năm,công tác xây dựng ,chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu
** Mục tiêu và phương hướng tổng quát là “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng,phát huy sức
mạnh toàn dân tộc,đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công
nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.phát triển văn hoá.thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,tăng cường quốc
phòng và an ninh ,mở rộng quan hệ đối ngoại,chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,giữ vững ổn định
chính trị XH,sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển,tạo một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.
* Những chỉ tiêu và định hướng :
Đến năm 2010 ,tổng sản phẩm trong ( GDP) gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000.Trong 5 năm 2006-2010,mức
tăng trưởng GDP bình quân đạt 7.5-8%/năm,phấn đấu đạt trên 8%/năm.Cơ cấu ngành trong GDP : khu vực
nông nghiệp khoảng 15-16%.CN và XD 43-44%,dịch vụ 40-41%.Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động,tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị dưới 5% vào năm 2010.Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11% vào
năm 2010.
Câu 15. Trình bày bài học nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
1. Nội dung của bài học kinh nghiệm:
a) Bài học kinh nghiệm nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là một bài học quan
trọng mà Đảng ta giải quyết đúng đắn, sáng tạo và phù hợp với điều kiện lịch sử của thời đại mới về mối quan
hệ:
– Giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp
– Giữa con đường giải phóng dân tộc với con đường giải phóng gccn và những người lao động bị áp bức,
bóc lột
b) Đường lối đó đã được Đảng ta thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng
-Thời kỳ Bác Hồ tìm đường cứu nước và chuẩn bị vận động thành lập Đảng:
+ Trong thời kỳ mới, sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc chỉ có thể gắn liền với cuộc CM vô sản vai
trò lãnh đạo là gccn. Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ:” Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường
nào khác con đường CM vô sản” Chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”
+ Trong “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Luận cương chính trị” đều xác định : CMVN, trước
hết là CM dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó là CM XHCN, bỏ qua chế độ TBCN. Mục tiêu cuối cùng là xây
dựng chủ nghĩa cộng sản ở VN.
– Thời kì các nước thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930-1945):
Trong thời kì này, CM dân tộc dân chủ nhân dân là mục tiêu trực tiếp, còn CMXHCN mới chỉ là phương
hướng, là triển vọng tiến lên của CMVN
Đặt CM dân tộc dân chủ nhân dân trong phương hướng, triển vọng tiến lên CNXH sẽ quy định tính triệt để
của cuộc CM đó, vì CM dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng ta tiến hành là CM dân chủ tư sản kiểu mới, thuộc
phạm trù CM vô sản. Đó là điều kiện cơ bản để tiến hành CM không ngừng từ CM dân tộc dân chủ nhân dân
sang CM XHCN.
– Thời kỳ cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược CM (1945-1975):
+ Tiến hành đồng thời hai chiến lược CM là một hình thái độc đáo, sáng tạo của đường lối giương cao ngọn
cờ độc lập dân tộc và CNXH .
+ CMXHCN ở miền Bắc có tác dụng quyết định nhất tới đối với sự nghiệp phát triển của Cm cả nước, đối
với sự nghiệp thống nhất nước nhà. CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực
tiếp đối với sự nghiệp đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam.
+ Nhờ kết hợp giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH và xác định đúng đắn vị trí và nhiệm vụ của
CM mỗi miền , Đảng ta đã phát huy được sức mạnh của độc lập dân tộc và CNXH ở miền Bắc và miền Nam
để đánh Mỹ và thắng Mỹ, xây dựng vào bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam, hoàn thành sự nghiệp
thống nhất Tổ quốc. Đường lối chiến lược giơ cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH cho phép Đảng ta kết
hợp được sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn trong sự
nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và CM dân tộc dân chủ ở miền Nam.
– Thời kì các nước tiến hành xây dựng CMXHCN (1975 đến nay)
+ Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, CMVN chuyển sang một thời kì mới-thời kỳ cả
nước hòa bình, độc lập thống nhất và đi lên CNXH.
+ Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH trong thời kì này vẫn là đường lối chiến lược
cơ bản của Đảng ta.Vì cả nước đi lên CNXH vẫn phải tiếp tục giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa độc lập dân tộc với CNXH, vai trò lãnh đạo của gccn đối với dân tộc…
+ Độc lập dân tộc và CNXH từ đây gắn chặt với nhau. Độc lập dân tộc là điều kiện để nhân dân ta xây dựng
CNXH. Xây dựng CNXH mang lại đời sống ngày càng tự do, ấm nó, hạnh phúc, văn minh và là điều kiện để
bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của
CM nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2.Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm:
– Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là một bài học kinh nghiệm lớn có ý nghĩa
bao trùm của Đảng ta vì:
+ Từ khi có Đảng, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của CMVN
+ Là ngọn cờ bách chiến bách thắng của CMVN
+ Với đường lối cơ bản này, Đảng ta đã giải quyết thắng lợi một loạt vấn đề cơ bản và chiến lược, sách lược
trong CM dân tộc dân chủ cũng như trong CM XHCN
+ Cho phép Đảng ta khơi dậy được sức mạnh của quá khứ, của hiện tại, của tương lai, sức mạnh của dân
tộc ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh lớn để xây dựng lên nước VN giàu mạnh.
Câu16. Sự lãnh đạo của ĐCSVN là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CMVN
– Đầu năm 1930, ĐCSVN ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của CMVN . Đảng ra đời đã đánh
chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, chấm dứt thời kì đấu tranh tự phát, chuyển sang thời kỳ đấu
tranh tự giác của giai cấp công nhân. Đảng ra đời đã chứng tỏ gccn đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo CMVN,
mở ra thời kì CMVN đấu tranh dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN có đường lối đúng đắn và khoa học , phù hợp
với quy luật của CMVN trong thời kỳ mới.
– Trong lịch sử đấu tranh 70 năm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng , CM nước ta đã giành được
nhiều thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược và ý nghĩa thời đại sâu sắc.
+ Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được cao trào 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
+ Thoát ra khỏi thời kì thoái trào của của CM 1932-1935, Đảng lãnh đạo được nhân dân ta phát động Cao
trào vận động dân chủ 1936-1939, đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình, chống phát xít, chống chiến tranh.
+Đảng lãnh đạo nhân dân ta cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong những năm 1939-1945, làm CM
tháng 8 thắng lợi, đập tan ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại
hàng nghìn năm ở nước ta .Thắng lợi này đưa đất nước ta đi vào một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập-tự do.
+ Đảng lãnh đạo nhân dân ta chống thù trong, giặc ngoài, khắc phục khó khăn của đất nước để giữ vững và
củng cố chính quyền cách mạng, tiến thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải
phóng miền Bắc.
+ Từ năm 1964-1975, nhân dân ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn ở miền Bắc và đánh bại cuộc chiến
tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
Tổ Quốc
+ Từ năm 1975 đến nay, cả nước đi lên CNXH, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thành tựu
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc XHCN, đặc biệt là những năm thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng.
– Thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của CM nước ta đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta
đứng ở trung tâm các sự kiện lịch sử vĩ đại của các mạng và thực sự là nhân tố cơ bản lãnh đạo và tổ chức mọi
thắng lợi của CMVN vì:
+ ĐCSVN là một đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của gccn, của dân tộc VN.
+ Đảng là người đại diện trung thành và đầy đủ nhất lợi ích sống còn và nguyện vọng chân chính của gccn,
nhân dân lao động và của cả dân tộc VN. Đảng lấy phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất
của mình.
+ Đảng có truyền thống đoàn kết thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,
tự phê bình và phê bình, nhằm phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, đoàn kết thống nhất toàn Đảng, chống
tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, chia rẽ bè phái trong Đảng
+ Đảng có mối quan hệ máu thịt với quần chúng, đây là tiêu chuẩn cơ bản của một Đảng CM chân chính
Đảng kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với CN quốc tế XHCN trong sáng, tích cực ủng hộ
sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và tiến bộ của nhân các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự quan trọng đã đạt được, CM nước ta còn rất nhiều khó khăn và tồn tại,
nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đảng ta tự kiểm điểm là đã phạm phải những sai lầm, khuyết điểm chủ quan,
nóng vội, duy ý chí, đặc biệt là trong việc xác định chủ trương, đường lối và công tác xây dựng Đảng. Những
sai lầm trên đã kéo dài và chậm sửa chữa, làm cho vai trò lãnh đạo của Đảng bị suy yếu, lòng tin của quần
chúng với Đảng bị giảm sút so với trước.
– Đảng ta phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới về mọi mặt cho ngang tầm với nhiệm vụ:
+ Đảng ta phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược và
sách lược đúng đắn, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước ta. Đây là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất
và cũng là lý do tồn tại của Đảng.
+ Phải phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện đúng nhưng nguyên tổ chức và sinh hoạt Đảng, tăng cường
đoàn kết thống nhất trong Đảng.
+ Cần đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước
và các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay.
+ Làm trong sạch đội ngũ giảng viên, củng cố và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng.
+ Đổi mới công tác cán bộ của Đảng, vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc….công việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”
Cuộc vận động chỉnh đốn, xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đang
được triển khai tích cực và đạt kết quả bước đầu là những việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đủ sức dẫn dắt toàn Đảng toàn quân toàn dân ta tiếp tục tiến vào thế kỉ
mới và thiên niên kỷ mới lắm thách thức nhưng cũng đầy hứa hẹn.
Câu 1. Vai trò của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng CSVN?
Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Thực dân Pháp từng bước thiết
lập bộ máy thống trị với nhiều chính sách dã man tàn bạo, đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng. Trong bối cảnh
đó, nhiều phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ nhưng tất cả đều thất bại. Việt Nam rơi vào tình trạng khủng
hoảng bế tắc về đường lối cứu nước “tưởng chừng như không có lối ra”.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc rời bến Nhà Rồng sang các nước phương Tây tìm đường cứu nước. Đến
tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, Nguyễn
Ái Quốc đã “vui mừng đến phát khóc” vì tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Tháng 12/1920, Người gia
nhập Quốc tế cộng sản, tham gia xã hội Đảng Cộng Sản Pháp. Từ một người yêu nước Nguyễn Ái Quốc trở
thành một chiến sĩ cộng sản và hoạt động xuất sắc cách mạng cộng sản Quốc tế. Từ đây, cách mạng Việt
Nam đã chính thức tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn để đi.
Từ khi trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động chuẩn bị về tư tưởng, chính trị
và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
1, Sự chuẩn bị về tư tưởng-chính trị: Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ nước ngoài, Nguyễn Ái
Quốc đã viết và gửi sách báo, tài liệu về Việt Nam như: báo Người cùng khổ, Việt Nam hồn, tác phẩm Bảnán
chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh,… để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và chỉ rõ con đường cách
mạng mà nhân dân ta cần đi theo. Các tác phẩm, bài viết của Người từ năm 1921 đến năm 1927 toát lên
những quan điểm sau:
Một là, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng
vô sản.
Hai là, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới,
là kẻ thù trực tiếp và nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa.
Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng của thời đại-cách mạng vô sản. Chỉ có giải
phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của
chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới.
Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộcở các nước thuộc địa có mối liên hệ khăng khít với cách mạng vô
sản ở chính quốc, nhưng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng chính quốc mà
còn có tính chủ động, sáng tạo, có thể giành thắng lợi trước và góp phần thúc đẩy làm cho cách mạngở chính
quốc tiến lên.
Năm là, tư tưởng về đường lối chiến lược của cách mạngở thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc, mở
đường tiến lên giải phóng hoàn toàn những người lao động, giải phóng con người.
Sáu là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nên quần chúng phải được tổ chức thành đội ngũ, được
biết về tính thế cách mạng.
Bảy là, lực lượng cách mạng là toàn thể dân chúng, những người thiết tha với độc lập dân tộc, trong đó
công nông là lực lượng chính, song giai cấp công nhân phải đóng vài trò lãnh đạo.
Tám là, cách mạng giải phóng dân tộc phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng, không thỏa hiệp.
Chín là, cách mạng phải có Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở cho đường lối
cách mạng, phải vững bền về tổ chức. Đảng phải gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân.
Mười là, cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng quốc tế, nên Cách mạng Việt Nam phải liên hệ,
tranh thủ sự giúp đỡ từ cách mạng thế giới nhưng đồng thời phải đề cao tính tự lực tự cường….
Những quan điểm này được truyền vào Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX, nhanh chóng trở
thành ngọn cờ hướng đạo dẫn dắt phong trào yêu nướcở Việt Nam phát triển theo con đường cách mạng vô
sản.
2, Sự chuẩn bị về mặt tổ chức: Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên với lực lượng nòng cốt là Cộng sản Đoàn và cơ quan ngôn luận của tổ chức là tờ Tuần báo Thanh niên.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào phong trào công
nhân, phong trào yêu nước và gây dựng cơ sở cách mạng trong nước. Bên cạnh đó, Hội đã mở các lớp huấn
luyện chính trị cho cán bộ và gửi các thanh niênưu tú đi học tại nước ngoài nhằm đào tạo cán bộ cách mạng.
Đồng thời, Hội thực hiện chủ trường “vô sản hóa”, đưa các cán bộ hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn
điền để rèn luyện lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, giác ngộ họ, dấn dắt họ đến con đường đấu
tranh; để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của
phong trào cách mạng Việt Nam.
Kết quả của sự chuẩn bị: Với những kết quảấy, các tổ chức cộng sảnở Việt Nam được ra đời, đó là: Đông
Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đản, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Song sự tồn tại của ba tổ
chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của
cách mạng là cần có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Do đó, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản được
triệu tập vào 6-1 đến 7-2/1930.
Với việc hội nghị được triệu tập và sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
năm 1930.
3. Ý nghĩa:
Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng Việt Nam:
+, Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành,
đủ sức lãnh đạo cách mạng
+, Cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh đạo với đường lối đúng đắn và thống nhất trên cả
nước
Đảng ra đời là một tất yếu lịch sử:
+, Là kết quả của phong trào đấu tranh dân tộc và giai cấp trong thời đại mới
+, Là kết quả của sự chuẩn bị công phu, chu đáo, tích cực của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng
chính trị và tổ chức
+, Là sự kết hợp biện chứng giữa 3 nhân tố: Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Phong trào công nhân, Phong trào
yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Câu 2: Hoàn cảnh, nội dung,ý nghĩa bản Cương Lĩnh chính trị đầu tiên.So sánh bản cương lĩnh với
Luận cương chính trị?
Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 19292, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Trung Quốc, Người trụ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại
Hương Cảng Trung Quốc. Ngày 24-2-1930, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất.
- Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện Chính cương văn tắt Sách lược vắn tắt và điều lệ vắn tắt
của Đảng các văn kiện hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam
Nội dung bản cương lĩnh:
- Phương hướng chiến lược: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội
cộng sản
- Nhiệm vụ:
+ về chính trị: đánh đổ đế quốc thực dân Pháp và bọn phong kiến làm cho đất nước Việt Nam được hoàn
toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công- nông.
+về kinh tế: thủ tiêu các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công nông
binh làm quản lý, tịch thu ruộng đất của đế quốc làm của công và giao cho dân cày nghèo, mở mang công
nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật làm 8 giờ
+ về văn hóa, xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng
công nông hóa.
- Lực lượng cách mạng: bao gồm công nhân, nông dân là lực lượng cách mạng chính, phải hết sức lôi kéo
tiểu sư sản, trí thức, trung nông; đối với phú nông trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc chưa rõ mặt phản cách
mạng thì lợi dụng,ít nhất là trung lập họ.
- Phương pháp cách mạng: Cách mạng Việt Nam phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
- Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên
phong của giai cấp vô sản.
- Quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng thế giới, phải đoàn kết với các dân tộc bịáp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai
cấp vô sản Pháp.
Ý nghĩa:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phảnánh đầy đủ những quy luật vận động, phát triển nội tại và
khách quan của xã hội Việt Nam. Đápứng yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, đồng thời phù hợp
với xu hướng phát triển của thời đại.
- Cương lĩnh thành ngọn cờ đoàn kết cách mạng toàn Đảng, toàn dân, là vũ khí sắc bén của những người
cộng sản Việt Nam trước mọi kẻ thù là cơ sở đường lối, chủ trương của cách mạng Việt Nam trong hơn 80
năm qua.
- Cương lĩnh thể hiện sự nhận thức, vận dụng đúng đắn, chủ nghĩa Mác-leenin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam.
Luận Cương chính trị
Hoàn cảnh:
- Tháng 4/1930, đồng chí Trần Phú được Quốc tế cộng sản cử về Việt Nam hoạt động, được bổ sung vào
Ban Chấp hành Trungương cùng ban Thường vụ chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hàn
Trungương họp Đảng. Từ ngày 14 đến 11/101930, Ban Chấp hành Trungương lần thứ nhất tại Hương Cảng
(Trung Quốc), thống nhất đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua
Luận cương chính trị do Trần Phú, Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo
Nội dung luận cương chính trị:
- Luận cương chính trị đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa của phong kiến và nêu lên những
vấn đề cơ bản của cách mạng dân quyềnở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo. Phân tích mâu thuẫn
gay gắt giữa nhân dân Việt Nam với địa chủ phong kiến và để quốc
- Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc "cách mạng tư sản dân quyền” có
tính chất thổ địa và phản đế. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời
kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ cách mạng: xóa bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó “văn đề thổ địa cách
mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".
- Lực lượng cách mạng: vô sản và nông dân là lực lương cách mạng chính, trong đó vô sản lãnh đạo cách
mạng. Bỏ qua, phủ nhận vai trò của tư sản, tiểu tư sản địa chủ và phú nông
- Vai trò của Đảng "điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạngở Đông Dương là cần phải có
một Đảng Cộng sản”. Đảng phải có kỳ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và được vũ trang bởi
chủ nghĩa Mac Lenin
- Phương pháp cách mạng vũ trang bạo động, theo khuôn phép nhà binh.
- Quan hệ quốc tế cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vì thế giai cấp vô sản
Đông Dương phải gắn bó với giai cấp vô sản thế giới trước hết là vô sản Pháp Liên hệ với phong trào cách
mạngở nước thuộc địa, nửa thuộc địa
Ý nghĩa:
- Luận cương đã vạch ra được nhiều vấn đề căn bản của cách mạng Việt Nam mà Chính cương vắn tắt và
Sách lược văn tắt đã nêu ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế Luận cương không nêu ra được mâu
thuẫn chủ tiếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp không đặt nhiệm
vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, chí đánh giá đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư
sản, tự săn dân tộc
So sánh;
Luận cương của Trần Phú có một số điểm khác với Cương lĩnh
- Không nhận thấy mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội thuộc địa nữa phong kiến, nên chưa xác định giải
phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu đã quá nhấn mạnh về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất và chủ
nghĩa quốc tế.
- Quá nhấn mạnh về vai trò và lực lượng cách mạng của công nông , chưa chúý đúng mức đến vai trò và
khả năng cách mạng của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân và tầng lớp khác để có chính sách liên minh
thích hợp.
Câu 3: Tình hình VN khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Nội dung,ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược CM của Đảng qua 3 hội nghị Trungương ( HNTW6 -1939, 7-1940, 8-1941)?
a, Hoàn cảnh lịch sử:
Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Ở nước Pháp, các thế lực phát xít lên nắm chính quyền,
đưa nước Pháp và các nước thuộc địa của Pháp lao vào chiến tranh.
VN là thuộc địa của Pháp , phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Cụ thể:
+ Kinh tế: thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế thời chiến nhằm vơ vét nguồn nhân lực, vật lực, tài
lực để ném vào chiến tranh.
+ Chính trị: Pháp tiến hành chinh sách khủng bố trắng nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng và Đảng cộng
sản Đông Dương.
+ Quân sự: chúng ra lệnh, tổng động viên, bắt thanh niên Đông Dương đi lính, chết thay cho lính Pháp.
+ Văn hóa -xã hội: Pháp đẩy mạnh tuyên truyền, bảo vệ hi sinh cho Pháp.
Những chính sách trên của Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp hết
sức gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết. Đặt ra yêu cầu Đảng phải điều chỉnh lại đường lối CM cho phù hợp
với bối cảnh lúc này.
Trước yêu cầu trên, nội dung của sự chuyển hướng chỉ đạo của chiến lược cách mạng của Đảng được thể
hiện qua 3 hội nghị trungương: HNTW6 (11-1939), HNTW7 (11-1940) và HNTW8 (5-1941).
b, Nội dung: - HNTW 6:
+ Khẳng định 2 nhiệm vụ chiến lược của CM là chống đế quốc, chống phong kiến không thay đổi nhưng
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc lên hàng đầu. Nhiệm vụ chống phong kiến thực hiện từng
bước. Do đó, tạm gác khẩu hiệu “đanh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày nghèo”, thay bằng khẩu hiệu
“tịch thu ruộng đất cuả bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo”.
+ Thành lập mặt trận phản đế Đông Dương thay cho mặt trận dân chủ nhằm mở rộng hơn nữa khối đoàn
kết dân tộc.
+ Xúc tiến xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức đấu tranh vũ trang chuẩn bị khởi nghĩa. + Chuyển mạnh
phong trào CM từ thành thị về nông thôn, rừng núi giúp Đảng viên và Đảng hoạt động bí mật.
- HNTW 7: + Hội nghị khẳng định chủ trương điều chỉnh chiến lược của hội nghị 6 là đúng đắn, tiếp tục
thực hiện.
+ Hội nghị bàn về phương pháp đấu tranh vũ trang, bầu bổ sung nhân sự cho trungương Đảng.
- HNTW 8: + Hội nghị xác định chống đế quốc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cao cả duy nhất của nhân
dân và Đảng ngay lúc này.
+ Thành lập mặt trận Việt Minh thay cho mặt trận dân tộc giải phóng, mặt trận phản đế Đông Dương
nhằm tập trung mội tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo giai cấp, tầng lớp trong 1 mặt trận thống
nhất rộng rãi.
+ Thúc tiến xây dựng mở rộng căn cứ địa CM và đặc biệt quan tâm ct xây dựng đó, đào tạo cán bộ.
+ Xúc tiến khởi nghĩa, coi khởi nghĩa gianh chính quyền là nhiệm vụ cần thiết của cả dân tộc trong giai
đoạn hiện tại.
c, Ý nghĩa: - HNTW6 mở đầu cho chủ trương chuyển hướng chủ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.
- HNTW7 phát triển và đến HNTW8 thì chủ trương này được kiện toàn với chủ trương thành lập mặt trận
Việt Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc là ngọn cờ để nhân dân ta đanh đuổi Pháp và Nhật.
- Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ,
sáng tạo của Đảng ta nhằm vào mục tiêu số 1 của cách mạng nước ta. Đồng thời, nó là cơ sở để Đảng ta đề ra
nhiều chủ trương cụ thể nhằm đạt mục tiêu đó.
- Chủ trương chuyển hướng chủ đạo cách mạng của Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,
đã tập hợp rộng rãi mọi lực lượng, mọi người VN yêu nước trong mặt trận Việt Minh để có lực lượng làm
tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 thắng lợi.
- Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,
là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến len giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật, giành
độc lập dân tộc và tự do cho nhan dan
Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử,nội dung vàý nghĩa chủ trương "Kháng chiến ‒ Kiến quốc” ngày
25/11/1945 của Trungương Đảng cộng sản Đông Dương?
a, Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau CM T8/1945
- Thuận lợi:
+ Chính quyền giành được trong toàn quốc, nhân dân phấn khởi xây dựng cuộc sống mới
+ Uy tín của Đảng và Chủ tịch HCM được khẳng định với nhân dân Việt Nam
+ Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Khó khăn:
+ Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa đồng minh tước vũ khí của Nhật thực chất
muốn lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ.
+ Miền Nam: Quân Anh vào tước vũ khí của Nhật nhưng thực chất giúp Pháp xâm lược nam bộ
23/9/1945: Pháp xâm lược Nam Bộ
+ Tàn quân Nhật còn chiếm đóngở nhiều nơi chờ quân đồng minh vào tước vũ khí
+ Nhiều tổ chức đảng phái phản động ra sức chống phá Cách mạng.
+ Nạn đói làm hơn 2 triệu người chết, thiên tai khắc nghiệt dẫn đến nguy cơ 1 nạn đói mới đến gần. Tài
chính kiệt quệ, ngân sách trống rỗng.
+ Văn hóa: Hơn 90% người dân mù chữ
+ Quân sự: Lực lượng mỏng, trang thiết bị, vũ khí còn thô sơ
+ Ngoại giao: Chưa có nước nào công nhận sự độc lập và thiết đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Ø Nhận xét:
+ Sau CMT8 chính quyền non trẻ đứng trước nhiều khó khăn to lớn và thử thách vô cùng lớn, khó khăn
chồng chất khó khăn, vận mệnh của dân tộc trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
+ Hai khả năng đặt ra: mất chính quyền phải quay trở lại kiếp người nô lệ hoặc có thế xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng.
+ Thuận lợi hết sức cơ bản, khó khăn to lớn, chồng chất nhưng có thể khắc phục được vì vậy trungương
Đảng quyết định lựa chọn con đường xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Đảng đề ra những chủ
trương và biện pháp cụ thể thông qua chỉ thị “Kháng chiến – Kiến quốc” ngày 25/11/1945.
b) Nội dung chủ trương “kháng chiến ‒ kiến quốc”
‒ Tính chất của cách mạng Đông Dương: là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp tục sự nghiệp cách
mạng Tháng 8/1945
‒ Về chỉ đạo chiến lược:
+ Xác định mục tiêu phải nêu cao của CM VN vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng, nhưng không
phải là giảnh độc lập mà là giữ vững độc lập.
‒ Về xác định kẻ thù:
+ Kẻ thù chính là Pháp cần tập trung mũi nhọn vào chúng vì: Pháp đã thống trị VN gần 90 năm; Pháp
được quân Anh giúp sức; Pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược VN.
+ Đối với các tổ chức Đảng phái phản động TW Đảng đánh giá thái độ và đề ra đối sách phù hợp
+ Mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất mặt trận Việt ‒ Miên ‒
Lào.
‒ Về phương hướng, nhiệm vụ:
+ Nêu lên 4 nhiệm vụ cơ bản trước mắt là: Xây dựng, bảo vệ chính quyền; chống thực dân Phápở Nam
Bộ, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, với Tưởng thực hiện khẩu hiệu “Hoa‒ Việt thân thiện”, với Pháp
thực hiên “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
‒ Chỉ thị đề ra các biện pháp cụ thể:
+ Chính trị: Củng cố chính quyền cách mạng; xúc tiến cho tổng tuyển cử 6/1/1946 bầu Quốc hội, lập
chính phủ tri thức; đề ra hiến pháp năm 1946
+ Kinh tế: Diệt giặc đói bằng cách tăng gia sản xuất, nhường cơm sẻáo, lá lành đùm lá rách; Phát động
“tuần lễ vàng”,ủng hộ “quỹ độc lập” -> thu được 370 kg vàng 20tr cho “quỹ độc lập”
+ Văn hóa: Diệt giặc dốt, bài trừ văn hóa ngu dân, xóa nạn mù chữ, xây dựng nền văn hóa mới
+ Quân sự: Động viên toàn dân tham gia kháng chiến
+ Ngoại giao: Cứng rắn về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về chính sách, nhân nhượng bên trên, dồnáp lực
của quần chúng bên dưới để chống lại chúng; nhân nhượng với Tưởng và hòa hoãn với Pháp ( ký hiệp định
sơ bộ, ký tạmước);...
c, Ý nghĩa của chủ trương
‒ Chỉ đúng kẻ thù chính để tập trung đấu tranh.
‒ Xác định đúng những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng.
‒ Soi sáng con đường xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
‒ Thể hiện 1 quy luật của VN sau CM T8/1945 là xây dựng chế độ mới phải đi đôi với bảo vệ chế độ mới
đó cũng chính là quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Câu 5: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-
1954?
- Hoàn cảnh lịch sử:
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Pháp đã có những hành động trắng trợn, vi phạm các điều đã kí
kết với chính phủ ta như: hiệp định Sơ bộ (6-3), tạm ước (14- 9). Sau khi được đưa quân ra miền Bắc , Pháp
đã có những hành động như: đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tước vũ khíở Hà Nội.
Mặc dù chúng ta đã nhân nhượng với Pháp, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Pháp càng lấn tới, đến lúc
chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm kháng chiến quốc bùng nổ để
bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình. Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong 3 văn kiện: Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh; Chỉ thị toàn dân kháng chiến của trungương Đảng; Tác phẩm:
“Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh.
- Nội dung đường lối kháng chiến:
+ Tính chất của đường lối kháng chiến: Là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình,
cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới, là cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân
VN.
+ Phương châm của đường lối kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến
toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
* K/c toàn dân: thể hiện qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM “bất ký đànông đàn bà
không chia tôn giáo, đảng phái, dân tốc, bất kỳ người già người trẻ, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân thành chiến sĩ đánh giặc, mỗi đường phố làng mạc trở thành
pháo đài.
* K/c Toàn diện: tức là đánh giặc trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao.
+ Kinh tế: thực hiện xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương mại, công nghiệp quốc phòng.
+ Chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết với nhân dân yêu chuộng tự do hòa bình trên thế giới.
+ Quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng
nhân dân và đất đai. Thực hiện du kích chiến, tiến lên vận động chiến, đánh chính quy.
+ Văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo 3 nguyên tắc:
dân tộc, khoa học và đại chúng.
+ Ngoại giao: thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận
Việt Nam độc lập.
* Kháng chiến lâu dài: chốngâm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp để có thời gian phát huyưu thế
mạnh của ta như: thiên thời địa lợi nhân hòa, lâu dài để chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn
địch đến chỗ ta mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
* Dựa vào sức mình là chính: tự cấp, tự túc về mọi mặt vì ta bị bao vây tứ phía, chưa được nước nào giúp
đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, xong lúc đó cũng
không đượcỷ lại.
* Triển vọng k/c: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
- Ý nghĩa: Đường lối k/c công bố sớm cho thấy sự chủ động, không bất ngờ trước tình hình đã có tác dụng
đưa cuộc k/c nhaanh chóng đi vàoổn định, phát triển đúng hướng, từng buowcs đi tới thắng lợi cho dân tộc
Việt Nam.
Câu 6: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung vàý nghĩa đường lối cách mạng Việt Nam do Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9/1960 đề ra?
Bài làm:
a. Hoàn cảnh lịch sử
Về tình hình thế giới:
- Thuận lợi:
+ Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học – kĩ thuật, nhất là của Liên Xô.
+ PT giải phóng dân tộc tiếp tục phát triểnở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
+ PT hòa bình, dân chủ lên caoở các nước tư bản CN.
- Khó khăn:
+ Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu bá chủ thế giới với các chiến lược toàn
cầu phản CM.
+ TG bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe XHCN và tư bản CN, xuất hiện
sự bất đồng trong hệ thống XHCN, nhất là giữa Liên Xô và TQ.
Tình hình VN sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (1954):
- Thuận lợi:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước.
+ Thế và lực đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến.
+ Cóý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
- Khó khăn:
+ Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhảy vào miền Nam nước ta nhằm
chia cắt lâu dài đất nước ta. Đất nước ta bị chia làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.
- Miền Bắc làm CM CNXH, nền KT nghèo nàn, lạc hậu.
- Miền Nam tiếp tục công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Trong hoàn cảnh đó, Trungương Đảng đã họp nhiều hội nghị chuyên đề bàn về đường lối cách mạng của
Việt Nam, của cách mạng mỗi miền. Đến tháng 9/1930 Đảng triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 tại
Hà Nội nhằm đưa ra những quyết định mới về chiến lược cách mạng nhằm thống nhất đất nước.
b. Nội dung
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định:
* Nhiệm vụ chung:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh CMXHCNở miền
Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dânở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, trên cơ
sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết
thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bìnhở Đông Nam Á và TG”.
* Nhiệm vụ của mỗi miền:
+ CM XHCNở miền Bắc: có nhiệm vụ xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa vững mạnh, hậu phương
lớn để cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dânở miền Nam: có nhiệm vụ đánh thắng đế quốc Mỹở miền Nam, hoàn
thành nốt công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc XHCN.
* Vị trí và vai trò của mỗi miền:
+ CM XHCNở miền Bắc: có vai trò quyết định nhất (do có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ
địa của cả nước, hậu thuẫn cho CM miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau) đối với công cuộc
chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dânở miền Nam: có vai trò quyết định trực tiếp trong công cuộc chống Mỹ
cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
* Mối liên hệ của CM 2 miền:
+ Mỗi miền đều có nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng cả hai miền có mối liên hệ mật
thiết với nhau bởi vì cả hai miền đều có chung 1 mục tiêu: hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc,
cùng đi lên xây dựng CNXH.
+ Cả 2 miền đều do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, 1 quân đội thống nhất tiến hành.
* Con đường thống nhất đất nước: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con
đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử
hòa bình thống nhất VN.
* Triển vọng của CMVN: Là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài nhưng nhất định thắng
lợi, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
c. Ý nghĩa
- Việc tiến hành đồng thời 2 cuộc cách mạng là sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-
Lênin trong điều kiện cụ thểở Việt Nam.
- Nhờ vào việc nắm vững đường lối này mà Đảng đã phát huy được sức mạnh cả nước trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ.
- Đây là 1 hình thái đặc biệt của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình
lãnh đạo cách mạng của Đảng. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, sáng tạo của của Đảng trong việc xử lý những
vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn, vừa hợp với lợiích của nhân loại và xu thế của thời
đại.
Câu 7: Quan điểm của Đảng CSVN về CNH-HĐHở Việt Nam hiện nay? Phân tích quan điểm 1
“CNH gắn với HĐH và CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường (
hoặc quan điểm 2 ” CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” ) ?
a. Khái niệm: CNH-HĐH là Quá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao
động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến
bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
b. Mục tiêu
*Mục tiêu cơ bản lâu dài của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành một nước CN có cơ sở vật chất – kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.
*Mục tiêu đến năm 2020: Đại hội X (4-2006) của Đảng xác định: Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành một nước CN
theo hướng hiện đại.
c. Quan điểm CNH - HĐH
1.CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.
2. CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
4. Phát triển Khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực của CNH, HĐH.
5. Phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển VH, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội.
d. Phân tích quan điểm:
1,“CNH gắn với HĐH,CNH- HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường”
-CNH gắn với HĐH:
+ Khoa học và công nghệ có bước phát triển nhảy vọt, tác dộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội. Vì vậy, công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa.
+ Để làm được những điều này thì ta phải tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật trên thế giới, sáng
tạo ra những sản phẩm khoa học và công nghệ mới, đồng thời vận dụng thành quả vào Việt Nam cho phù
hợp để phát huy triệt để nhữngứng dụng của khoa học.
-CNH- HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường:
+ Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định
đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lược cuộc sống. Trong nền kinh tế đó, những ngành
kinh tế có tác động lớn đến sực phát triển dựa nhiều vào tri thức, dựa nhiều vào thành tựu của khoa học, công
nghệ.
+Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại đang nổ ra như vũ bão, kinh tế tri
thức ngày càng có vai trò nồi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, hơn nữa xu thế hội nhập và tác
động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh
đó, chúng ta cần gắn CNH-HĐH với việc phát triển nền kinh tế tri thức.
+ Để làm được điều này thì chúng ta cần phải tiếp thu những thành tựu mới của khoa học công nghệ, vận
dụng vào quá trình sản xuất, quan tâm các ngành kĩ thuật dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học… , Vì vậy chúng ta không cần phải phát triển một cách tuần tự từ kinh tế nông nghiệp
lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức mà chúng ta có thể tận dụng lợi thế của nước đi sau
để đồng thời thiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+ Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên:
•Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia. Quan tâm đầu tư vào lĩnh vực môi trường, khắc phục tình trạng
xưống cấp môi trường. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gâyô nhiễm môi trường; thực hiện nguyên tắc
người gâyô nhiễm phải xử lýô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lýô nhiễm.
• Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thủy văn, chủ động phòng chống thiên
tai, tìm kiếm, cứu nạn.
• Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm
phát triển bền vững.
• Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực
quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
2, “CNH- HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc.”
Khác với CNH thời kỳ trước đổi mới được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng
làm CNH chỉ có nhà nước, trong thời kỳ đổi mới, CNH được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phương thức phân bố các nguồn lực để công nghiệp hóa cũng được thực hiện bằng cơ chế thị trường. Cơ
chế này giúp khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để
đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.
CNH-HĐH ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Điều này nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện
đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội
nhập kinh tế quốc tế còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế,
có sức cạnh tranh cao. Qua đó giúp nước ta phát triển kinh tế nói chung và CNH, HĐH nói riêng nhanh hơn,
hiệu quaqr hơn.
Câu 8: Nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghiã trong phát triểu kinh tế thị trườngở Việt
Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X(2006) của Đảng CSVN đề ra?
Đại hội IX của Đảng tháng 4 -2001 xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô
hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội , đó là nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa
Kế thừa tư duy của đại hội IX, đại hội X và XI của Đảng đã làm rõ hơn về nội dung cơ bản của định
hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trườngở nước ta, thể hiệnở 4 tiêu chí:
- Về mục đích phát triển: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở nước ta nhằm thực
hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và
không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên
làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Mục tiêu này được thể hiện
rõ mục đích phát triển kinh tế vì mọi người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển , đây thể
hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuận, phục vụ lợiích của nhà nước tư bản, bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa tư bản
- Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
nhằm giải phóng mọi tiềm năng, mọi thành phần kinh tế trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền, phát huy tối
đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điểu tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
- Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và
từng chính sách phát triển, tăng cường kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa,
giáo dục và đào tạo giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người hạn chế tác động tiêu
cực của kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực phân phối định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ
phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội, đồng thời để huy động mọi nguồn
lực kinh tế cho sự phát triển, chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp và các nguồn lực khác.
- Về quản lý: Phát huy vai trò quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền
kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu chí này thể hiện sự khác
biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của con
người.
Tóm lại, những tiêu chí trên vừa thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường
nước ta, vừa thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 9: Chủ trương của Đảng CSVN về xây dựng nhà nước Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaở
Việt Nam hiện nay
Chủ trường Xây dựng NNPQXHCN là sự khẳng định và thừa nhận NNPQ là 1 tất yếu lịch sử.
NNPQ không phải là 1 sản phẩm riêng của XHTBCN mà là tinh hoa sản phẩm trí tuệ của xã hội loài
người, của nền văn minh nhân loại mà Việt Nam cần tiếp thu và học tập.
Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu hay một chế độ Nhà nước, mà đó là một cách thức tổ chức
và phân công quyền lực Nhà nước.
Trong hệ thống chính trị thì nhà nước đóng vai trò trụ cột, xây dựng NNPQXHCN vững mạnh mới đảm
bảo quyền làm chủ của nhân dân và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội.
- Đặc điểm cơ bản của NNPQVN:
+ Một là, Nhà nước pháp quyền VN XHCN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Hai là, trong nhà nước pháp quyền VNXHCN, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành
mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
+ Ba là, nhà nước pháp quyền VNXHCN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và
đảm bảo các hiến pháp, các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
+ Bốn là, nhà nước pháp quyền VNXHCN luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân,
nâng cao trách nhiệm pháp lí giữa nhà nước với công dân, tiến hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương,
kỷ luật.
+ Năm là, nhà nước pháp quyền VNXHCN là nhà nước do Đảng CSVN duy nhất lãnh đạo, đồng thời bảo
đảm sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của MTTQVN và các tổ chức thành viên của mặt trận.
- Biện pháp xây dựng NNPQXHCN:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật, xây
dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của
các cơ quan công quyền
+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của quốc hội, hoàn thiện cơ chế bầu cử, nhằm nâng cao chất
lượng đại biểu quốc hội, đổi mới quá trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh, thực hiện tốt
hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ
quan hành pháp thống nhất, thông suốt hiện đại.
+ Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lí,
quyền con người, tăng cường cơ chế giám sát, đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân,ủy ban nhân dân các cấp, đảm bảo quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm trong quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp.
Câu 10: quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa giai đoạn hiện nay?
Theo nghĩa rộng: VHVN là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc VN sáng
tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Theo nghĩa hẹp: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị truyền thống, lối sóng, là nằn
lực sáng tạo của 1 dân tộc, là bản sắc của 1 dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
- Quan điểm chỉ đạo:
+ Một là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
+ Hai là: Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Ba là: nền văn hóa VN là nên văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN.
+ Bốn là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội
ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng:
+ Năm là: giáo dục và dào tạo cùng với khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.
+ Sáu là: văn hóa là 1 mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi
phải cóý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
- Phân tích quan điểm 1:
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và cnxh theo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư
tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa, truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam được vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bản sắc dân tộc được thể
hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân
tộc, đó là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bản
sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của dân tộc, vì vậy cần xây dựng và hoàn thiện các giá trị và nhân
cách con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH.
Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với với loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời , phong tục tập quán và lề
thói cũ, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phân tích quan điểm 4:
Mọi người VN phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh đều tham gia sự nghiệp
xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà.
Công nhân, nông dân, tri thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh của Đảng, quản lí của nhà nước,
Đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này, sự nghiệp xây dựng và
phát triển văn hóa do đảng lãnh đạo và nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
Câu 11: Chủ trương, chính sách lớn của Đảng CSVN về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc
tếở Việt Nam hiện nay?
§ Công tác đối ngoại là một mặt trận quan trọng ngang hàng với các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự,
văn hóa. Ngay từ trong cương lĩnh đầu tiên, Đảng đã khẳng định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới
§ Quan hệ quốc tế nhằm tranh thủ ngoại lực, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại
trong thời kì mới để phát triển đất nước
§ Đoàn kết quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đoàn kết quốc
tế là một trong những bài học thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
§ Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu,ổn định bền vững.
§ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp
§ Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế cho phù hợp
§ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy nhà nước
§ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế
§ Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập
§ Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong quá trình hội nhập
§ Phối hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại

§ Đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị
❖ Hội nghị trung ương 6
Tình hình Đông Dương, Hội nghị nhận định Đông Dương sẽ bị lôi kéo vào guồng máy chiến tranh "một
cuộc đại thảm sát xưa nay chưa từng thấy”, phát xít Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng
Nhật. Chế độ cai trị ở Đông Dương đã trở thành chế độ phát xít”. Toàn bộ đời sống xã hội của các giai cấp,
các dân tộc ở Đông Dương bị đảo lộn. Hội nghị phân tích rõ thái độ từng giai cấp trong xã hội, xu hướng
chính trị của các đảng phái, tôn giáo.
Hội nghị kết luận: mối liên quan lực lượng các giai cấp như sau: "a) Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyền
kinh tế chính trị dựa vào bọn vua quan bổn xứ thối nát và bọn chó săn phản bội dân tộc. b) Một bên là tất cả
các dân tộc bổn xứ bị đế quốc chủ nghĩa Pháp áp bức như trâu ngựa và đẽo rút xương tuỷ... Những thảm
trạng do đế quốc chiến tranh gây nên sẽ làm cho trình tự cấp tiến hoá và cách mệnh hoá của quần chúng hết
sức mau chóng... Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh lần này sẽ nung nấu
cách mệnh Đông Dương nổ bùng...".
Sau khi phân tích rõ mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu thuẫn giữa đế quốc và
các dân tộc Đông Dương
❖ Hội nghị trung ương 7
Phân tích tình hình thế giới, Hội nghị nêu rõ: Cuộc chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng, đế quốc Pháp đã
bại trận, phát xít Nhật thừa cơ mở rộng chiến tranh, giành lấy những thuộc địa của Pháp, Anh, Mỹ ở Viễn
Đông. Hội nghị nhận định: "Cuộc đế quốc chiến tranh này rất có thể chuyển biến thành cuộc chiến tranh
giữa đế quốc với Liên Xô".
Về tình hình trong nước, Hội nghị nhận định, từ khi phát xít Pháp - Nhật câu kết, áp bức bóc lột nhân dân ta,
mâu thuẫn giữa chúng và toàn thể dân tộc Việt Nam càng trở nên sâu sắc, một cao trào cách mạng nhất định
sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức
Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập".
❖ Hội nghị trung ương 8
Hội nghị phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, từ đó nhận định
phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. Loài người sẽ bị tàn sát ghê
gớm trong cuộc chiến tranh phát xít. Phe Đồng minh chống phát xít nhất định sẽ thắng lợi, phe phát xít nhất
định sẽ thất bại, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán: nếu cuộc chiến
tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ
đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công. Hội nghị nhận định cuộc
cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, của phong trào dân chủ chống phát xít.
Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với bọn
đế quốc phát xít Pháp - Nhật.
Qua đây cho thấy mâu thuẫn xả hội của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 6 (11/1939) khác so với
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 7 (11/1940) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 8
(5/1941) vì mâu thuẩn chủ yếu cần giải quyết cấp bách đó chính là mâu thuẫn giữa các đế quốc và nước
Đông Dương trong nước ta một bên phản dân tộc còn một bên bị đàn áp,bốc lột sức lao động còn hội nghị
trung ương 7 và 8 đều hướng về và tập chung vào giải quyết mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với bọn
đế quốc phát xít Pháp - Nhật để nước ta thoát khỏi cảnh áp bức,bóc lột

 Nhiệm vụ “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” được Đảng giải quyết như thế nào tại Hội
nghị lần thành lập Đảng Cộng sản VN (2-1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương
lâm thời (10-1930), Hội nghị lần thứ sáu và tám (5-1941)
Từ trước tới nay, khi nói đến vấn đề ruộng đất trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, chúng ta thường
gắn mục tiêu - quyền lợi của vấn đề ruộng đất với vấn đề dân tộc, gắn “độc lập dân tộc” với “người cày có ruộng”. Trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, diễn tiến của cách mạng cũng như vấn đề ruộng đất ở miền Nam không đơn
thuần như ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1969, nông dân miền Nam đứng
lên chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn vì hai mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất. Từ sau năm 1970, khi ruộng đất đã cơ
bản về tay nông dân do chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thì mục
tiêu đấu tranh vì ruộng đất không còn cấp thiết nữa. Song nông dân miền Nam vẫn một lòng theo cách mạng, hy sinh cả
ruộng đất và thành quả từ ruộng đất của mình cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
1. Mở đầu

Việt Nam là nước nông nghiệp, phần lớn dân số là nông dân và cư trú ở vùng nông thôn. Trong quá trình hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước, nông thôn luôn là địa bàn chiến lược, nông dân là lực lượng chủ lực quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng
như trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi nông dân là động lực của cách mạng, là đồng minh tự nhiên và chiến lược của giai cấp công nhân.

Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người nông dân, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng
đến vấn đề “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng”, nhờ đó, Đảng ta đã tập hợp được đông đảo tầng lớp nông dân đứng lên dưới
ngọn cờ của Đảng giành độc lập cho dân tộc (1930 - 1945) và hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước (1945 - 1975), đem lại nền
hòa bình, độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.

Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn cách mạng, mục tiêu dân tộc dân chủ được đề ra và thực hiện khác nhau. Trong thời kỳ 1939 -
1945, mục tiêu giải phóng dân tộc được đặt lên trên hết và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chứng minh điều đó.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” vẫn là xuyên suốt,
song vào giai đoạn cuối, khi ruộng đất đã cơ bản về tay nông dân do chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và của chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu, thì mục tiêu đấu tranh vì ruộng đất không còn cấp thiết nữa. Lúc này, người nông dân miền Nam vẫn một
lòng theo cách mạng, đóng góp cả ruộng đất và thành quả từ ruộng đất của mình cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhìn lại vấn đề này để thấy được ý thức dân tộc, ý thức độc lập và thống nhất của nông dân để phát huy vai trò của giai cấp n ày
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2. Vấn đề “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” thời kỳ 1930 - 1954

Đảng ta luôn coi giai cấp nông dân là động lực cách mạng, đồng minh tự nhiên, tin cậy của giai cấp công nhân và liên minh với giai
cấp nông dân là vấn đề cốt tử của cách mạng Việt Nam. Nhận định về vai trò của giai cấp nông dân, Hồ Chí Minh đã viết: “Nền tảng
của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông
dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống đế quốc, chống phong kiến” [3, t.14, tr.24].

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1930 - 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định giải phóng dân tộc trước hết và căn bản
phải là giải phóng nông dân. Nguyện vọng tha thiết của nông dân là độc lập dân tộc và người cày có ruộng, là được giải thoát khỏi
cả hai ách áp bức của đế quốc và phong kiến. Giải phóng nông dân khỏi ách địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân là
nội dung cơ bản của cách mạng dân chủ, đồng thời cũng là xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, bởi vì vấn đề dân
tộc thuộc địa thực chất là vấn đề nông dân.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản là: chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và
người cày có ruộng: “Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa thắng lợi; mà có
phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa” [3, t.2, tr.94].

Thực hiện chủ trương đó, trong suốt 15 năm lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, Đảng Cộng sản luôn thực hiện chính
sách liên minh với giai cấp nông dân, kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu ruộng đất cho nông dân; và giai cấp nông dân đã
cùng với giai cấp công nhân trở thành động lực chính của cách mạng, cùng với cả dân tộc đánh đổ giai cấp phong kiến, đánh đuổi
đế quốc Pháp, Nhật giành độc lập cho đất nước. Từ cao trào cách mạng 1930 - 1931, khối liên minh công - nông đã được xây dựng
trên thực tế, và đến cao trào kháng Nhật, cứu nước 1939 - 1945, khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông đã
được hình thành và thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng như trong toàn bộ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta, quân
đội cách mạng, một lực lượng quan trọng, thực chất là quân đội công nông mà phần lớn là những người nông dân khoác áo lính, đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc và dân chủ.

Nhận thức được vai trò to lớn của nông dân trong cuộc chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã từng
bước đem lại ruộng đất cho nông dân, hạn chế dần sự bóc lột của giai cấp địa chủ.

Ngay từ tháng 11 năm 1945, khi nước ta vừa giành được độc lập, Bộ Nội vụ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Thông tri
giảm tô 25% so với mức địa tô trước Cách mạng tháng Tám. Tháng 1 năm 1948, để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc
Pháp, Nhà nước quyết định tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (có tuyên bố trước toà án) tạm giao cho nông dân. Tiếp đó,
ngày 16 tháng 7 năm 1949, Chính phủ lại ban hành Sắc lệnh giảm tô thay cho Thông tri giảm tô năm 1945, đồng thời ban hành Sắc
lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian phản quốc cho dân cày nghèo. Tháng 5 năm 1950, Chính phủ ban hành tiếp Sắc lệnh về thể lệ
lĩnh canh và Sắc lệnh về giảm tức cũng như Sắc lệnh về việc sử dụng ruộng đất bỏ hoang. Tính đến cuối năm 1951, chính quyền
nhân dân đã tạm cấp được 253.863 héc ta ruộng đất tịch thu được của thực dân Pháp và Việt gian cho gần 50 vạn nông dân [5,
tr.76].

Từ năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới. Tháng 3 năm 1953, Hội nghị
liên tịch giữa Ban Thường vụ Quốc hội và Uỷ ban Liên - Việt toàn quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết về công tác phát động quần
chúng thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến.

Ngày 12 tháng 4 năm 1953, Chính phủ ban hành ba sắc lệnh về chính sách ruộng đất, trừng trị những địa chủ không tuân theo pháp
luật ở những nơi phát động quần chúng và thành lập Toà án nhân dân đặc biệt. Tháng 11 năm 1953, Hội nghị Trung ương lần thứ
năm và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất (khoá II) đã thảo luận và thông qua Cương lĩnh ruộng đất chính thức của Đảng và quyết định
tiến hành phát động quần chúng nông dân thực hiện cải cách ruộng đất trong năm 1954 với nội dung là “Dựa hẳn vào bần cố nông,
đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển
sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [3, t.14, tr.502]. Hội nghị cũng đề ra ba biện pháp tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất nhằm
xoá bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Ngày 26 tháng 11 năm 1953, Hội
nghị lần thứ năm mở rộng của Ủy ban Liên - Việt toàn quốc tán thành bản Cương lĩnh ruộng đất của Đảng và nhất trí đề nghị Quốc
hội và Chính phủ thông qua cương lĩnh đó.

Ngày 1 tháng 12 năm 1953, kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nhất trí tán thành chủ trương cải cách
ruộng đất và thông qua luật cải cách ruộng đất, và tới ngày 19 tháng 12 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ban hành Luật
Cải cách ruộng đất. Trong Luật nêu rõ: “Xoá bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm
hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng” [3,
t.14, tr.499].

Như vậy, bắt đầu từ tháng 4 năm 1953, Nhà nước đã tiến hành đợt 1 phát động quần chúng giảm tô có tính chất thí điểm ở 25 xã
thuộc Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa. Tháng 8 năm 1953, đợt 2 phát động quần chúng giảm tô được tiến hành ở 162 xã và đợt
3 từ tháng 12 năm 1953. Phát động quần chúng giảm tô là bước đầu chuẩn bị điều kiện cho việc tiến hành cải cách ruộng đất, đưa
ruộng đất về tay nông dân. Đến tháng 12 năm 1953, cùng với việc thực hiện đợt 3 phát động quần chúng giảm tô, Nhà nước đã tiến
hành thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ ngày 25 tháng 12 năm 1953 đến ngày 30 tháng 3
năm 1954, và tiếp đó đợt 1 cải cách ruộng đất được tiến hành sâu rộng trên các xã của một số tỉnh miền Bắc từ tháng 4 năm 1954.

Chính sách cải cách ruộng đất cùng với đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng đã cho phép huy động đến mức cao nhất sức
người, sức của của nhân dân cho tiền tuyến, sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả nước vào chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. 261.500
dân công với trên 18 triệu ngày công, 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 thuyền mảng
và 500 ngựa thồ đã được huy động phục vụ chiến trường [4, tr.554]. Sức mạnh tinh thần và vật chất, sự chi viện không điều kiện của
nhân dân, nhất là của giai cấp công - nông là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi. Đó là kết quả của chính sách phát động
quần chúng thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất. Nhận rõ mối quan hệ khăng khít giữa nhiệm vụ và quyền lợi của dân tộc, nhân
dân ta, trước hết là nông dân, đã không tiếc sức mình đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến thắng lợi. Có thể khẳng định
rằng, không có sự đóng góp sức người, sức của to lớn của nhân dân, mà chủ yếu là nông dân, không thể có chiến thắng Điện Biên
Phủ.

Nhận định về vai trò nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã nói: “Gần 90 phần trăm đồng bào là
nông dân. Trong hàng ngũ Vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân du kích ta trên 90 phần trăm là nông dân. Đóng thuế, đi
dân công phần lớn cũng là nông dân. Đồng bào nông dân đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, hy sinh nhiều nhất cho Tổ quốc” [9,
tr.237].

3. Vấn đề ruộng đất và cách mạng dân tộc dân chủ thời kỳ 1954 - 1965

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và từng bước xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự nhằm ngăn chặn các phong trào giải
phóng dân tộc tại Đông Nam Á, đế quốc Mỹ đã vi phạm Hiệp nghị Giơnevơ, từng bước can thiệp và xâm lược miền Nam.

Nhận rõ vai trò quan trọng của vấn đề ruộng đất và nông dân, trong suốt 20 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt
Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn luôn coi “cải cách điền địa” và “bình định nông thôn” là “quốc sách”, là yếu tố quan trọng
quyết định sự thành bại của cuộc chiến. Nông dân - nông thôn đã trở thành đối tượng, địa bàn giành giật quyết liệt giữa ta và địch
trong suốt cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt này.

Ngay sau khi được Mỹ đưa về nắm quyền ở miền Nam Việt Nam, cùng với việc thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, Ngô Đình
Diệm đã thực hiện cuộc “cải cách điền địa” mà mục tiêu chính là phục hồi giai cấp địa chủ, chỗ dựa cơ bản của chính quyền này.
Chính sách cải cách điền địa của chính quyền Ngô Đình Diệm là một bộ phận trong cuộc phản công toàn diện của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn vào phong trào cách mạng ở nông thôn miền Nam, nhằm xoá bỏ thành quả ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã đem
lại cho nông dân. Với việc thực hiện chính sách “cải cách điền địa”, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cướp từ 80 - 90% ruộng đất mà
chính quyền cách mạng đã giao cho nông dân miền Nam. Trong “Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam”, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng: “Chương trình cải cách điền địa của Diệm đã không phân chia lại ruộng đất cho người
nghèo mà rút cục chỉ lấy những thứ mà Việt Minh đã chia cho họ rồi trả về cho địa chủ. Năm 1960, 75% đất đai vẫn nằm trong tay
15% dân số”.

Chính sách về ruộng đất và tiếp đó cuộc phản công của Mỹ - Diệm vào nông thôn, nông dân miền Nam bằng các “quốc sách” dinh
điền, khu trù mật, ấp chiến lược… càng làm cho vấn đề dân chủ, vấn đề ruộng đất đối với nông dân trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã nhận thức được rằng không giải quyết vấn đề dân chủ, vấn đề ruộng đất cho nông dân, thì không
hiệu triệu được nông dân ủng hộ cách mạng, không thực hiện được chính sách liên minh công nông, khó tiến hành thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XV (1959)
đã xác định: “Nông dân vẫn là quân chủ lực cách mạng, luôn tin theo Đảng” và đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là:
“Giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam” [3, t.20, tr.81]. Tư tưởng chỉ đạo trên đã trở thành nghị quyết của Đảng và được
chính thức tuyên bố tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tháng 9 năm 1960.
Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, ngay sau khi ra đời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã
tuyên bố trong Chương trình 10 điểm của mình là: “Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho
người cày có ruộng” [7, tr.49].

Tháng 10 năm 1961, để chỉ đạo các địa phương chấp hành đúng đắn chính sách ruộng đất của Đảng và chương trình hành động
của Mặt trận, Hội nghị lần thứ I Trung ương Cục miền Nam đã ra nghị quyết thực hiện các vấn đề ruộng đất. Những nội dung và
nhiệm vụ thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất lần lượt được bổ sung từ Hội nghị lần thứ II đến lần thứ V.

Về việc giảm tô, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ nhất (1961) quy định: “Cần mô phỏng theo mức giảm tô cao nhất ở vùng căn cứ
du kích hồi cuối thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà lãnh đạo nông dân đấu tranh thực hiện”.

Đến Hội nghị Trung ương Cục lần thứ IV (tháng 3 - 1966), việc giảm tô được quy định cụ thể hơn: “Ruộng đất phát canh thu tô của
địa chủ, phú nông, đều thực hiện giảm tô đúng mức quy định. Tô suất tối đa không quá 15 phần trăm”.

Về vấn đề ruộng đất, các Hội nghị Trung ương Cục miền Nam đã đề ra những nội dung, hình thức và biện pháp cụ thể đối với từng
loại ruộng.

Đối với ruộng đất địa chủ, Hội nghị Trung ương Cục tháng 10 - 1961 nêu rõ: “Ruộng đất của thực dân và địa chủ Việt Nam đã cấp
cho nông dân hồi kháng chiến chống Pháp, nay kiên quyết đòi lại, khôi phục quyền sở hữu của nông dân trên số ruộng đất đó, tịch
thu ruộng đất của bọn địa chủ gian ác hiện hành bị nhân dân lên án để chia cho nông dân, có để lại một phần cho vợ con chúng”.

Đối với ruộng đất vắng chủ, tạm giao cho nông dân cày cấy và hưởng hoa lợi. Hội nghị Trung ương Cục lần thứ IV (1966) giải thích
rõ thêm: “Ruộng đất của địa chủ vắng mặt đều giao cho nông dân quản lý và sản xuất. Sau này khi cách mạng thành công, sẽ căn
cứ vào thái độ chính trị cụ thể của từng người mà đối xử”.

Đối với ruộng đất công, phải “đấu tranh giành lại công điền, chia công điền cho nông dân, ưu tiên cho nông dân không ruộng và thiếu
ruộng”.

Đối với các đồn điền trồng cây công nghiệp, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ IV (1966) nêu rõ: “Giải quyết theo nguyên tắc chung là
đảm bảo đời sống của công nhân lao động, tiếp tục chăn bồi cây công nghiệp đã trồng, khuyến khích chủ đồn điền tiếp tục kinh doanh
và quản lý” [8, tr.72 - 80].

Thực hiện chính sách ruộng đất trên, tại các vùng giải phóng, đi đôi với việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, Đảng đã
thực hiện khẩu hiệu “giải phóng đến đâu, chia ruộng đến đó”. Tính đến cuối 1965, chính quyền cách mạng đã chia 10 vạn héc ta (tức
70% diện tích canh tác) cho nông dân không có ruộng. Tính trung bình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đã làm chủ được
từ 60 - 70% ruộng đất.

Những thành quả trên có ý nghĩa rất to lớn. Song vấn đề dân chủ ở miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ không phải chỉ là
vấn đề ruộng đất. Nông dân miền Nam không chỉ bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn cướp mất ruộng đất mà tính mạng, tài sản của họ
hàng ngày bị đe doạ. Chính vì vậy, khẩu hiệu dân chủ ngoài việc giành quyền sở hữu ruộng đất còn bao hàm nội dung đòi cải thiện
dân sinh, đòi thi hành chính sách kinh tế độc lập, tự chủ.

Trong khi đó, đi đôi với việc thi hành cái gọi là “cải cách điền địa” mà thực chất là sự cướp đoạt hợp pháp ruộng đất của nông dân,
đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi hành một loạt chính sách phản động như “tố cộng”, “diệt cộng”, thành lập các “khu trù mật”,
“ấp chiến lược”, “ấp dân sinh”, “khu sinh điền”, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cư trú, làm mất ổn định đời sống và sản xuất của
nông dân. Do đó, đấu tranh phá “ấp chiến lược”, “khu dinh điền”, “khu trù mật” không chỉ là mục tiêu của vấn đề dân tộc mà còn là
mục tiêu của vấn đề dân chủ.

Khẩu hiệu “độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và “phá ấp chiến lược, trở về làng cũ” mà Đảng và Chính quyền cách mạng đề ra
không chỉ đáp ứng nguyện vọng giải phóng dân tộc mà còn phù hợp với yêu cầu dân sinh, dân chủ của nông dân miền Nam. Hai
mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với nhauvà đã hiệu triệu nông dân miền Nam đứng lên tranh đấu vì quyền lợi của dân tộc và giai cấp.

Nhân dân miền Nam đã vùng dậy làm nên phong trào Đồng khởi cuối 1959 đầu 1960. Đồng khởi thực chất là “Phong trào khởi nghĩa
của quần chúng nông dân, một cuộc khởi nghĩa từng phần, phát triển từng bước ở nông thôn nhằm giành lấy chính quyền cơ sở và
một lần nữa giành lại quyền lợi ruộng đất về tay mình” [6]. Tính đến cuối năm 1960, gần 800 xã trong tổng số 1.296 xã, 3.200 thôn
trong tổng số 5.721 thôn toàn Nam Bộ đã giành được quyền làm chủ ở những mức độ khác nhau, trong đó hơn 100 xã hoàn toàn
được giải phóng.

Sau phong trào Đồng khởi 1960, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh
chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ mà mục tiêu chính của chiến lược chiến tranh này là “bình định nông
thôn” và “tìm diệt” lực lượng cách mạng. Nhờ giải quyết tốt chính sách ruộng đất, thực hiện quyền dân chủ cho nông dân, chính
quyền cách mạng đã huy động được đông đảo nông dân tham gia vào các cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược, xây dựng lực lượng vũ
trang, tấn công tiêu diệt địch.

Về “ấp chiến lược”, “xương sống của cuộc chiến tranh đặc biệt”, lúc đầu đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn dự định dồn nông dân
miền Nam vào 17.000 ấp; song trước sự đấu tranh quyết liệt của nông dân có lực lượng vũ trang hỗ trợ, Mỹ và chính quyền Sài Gòn
phải ba lần rút bớt số lượng, kéo dài thời gian thực hiện, và cuối cùng hệ thống “ấp chiến lược” đã bị phá sản cùng với sự sụp đổ của
chính quyền Ngô Đình Diệm, sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Về mục tiêu “tìm diệt” lực lượng vũ trang cách mạng, đến năm 1965, lực lượng vũ trang không những không bị tiêu diệt mà còn ngày
càng phát triển mạnh mẽ với sự tham gia đông đảo của nông dân. Sự ra đời của “Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam” với đầy
đủ 3 thứ quân từ dân quân du kích, bộ đội địa phương đến bộ đội chủ lực, cùng với những chiến thắng vang dội từ trận Ấp Bắc, Bình
Giã đến Đồng Xoài, Bầu Bàng, Ba Gia… đã làm cho quân đội chính quyền Sài Gòn không thể đỡ được các cuộc tấn công liên tiếp
của lực lượng vũ trang và nhân dân ta ở miền Nam và cuối cùng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị phá sản hoàn
toàn.

Nhờ giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, dân chủ gắn mục tiêu đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn và giành quyền làm chủ
ruộng đất, xã ấp, Đảng huy động được hàng triệu nông dân vùng lên khởi nghĩa từng phần, phá bỏ từng mảng hệ thống cai trị của
địch ở cơ sở, làm phá sản kế hoạch “ấp chiến lược”, cùng lực lượng vũ trang cách mạng và các tầng lớp nhân dân khác đánh bại
cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Dư luận phương Tây cũng phải thừa nhận rằng: “Việt Cộng đã thắng lợi vì họ đã mang
lại cho nông dân những cái mà nông dân muốn, nhất là ruộng đất (…) Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã có chương
trình rõ ràng để giải quyết vấn đề ruộng đất ở miền Nam, đã và đang thực hiện chương trình đó bằng cách đem lại hàng triệu héc ta
ruộng đất cho nông dân ở các vùng giải phóng” [1].

4. Vấn đề ruộng đất và cách mạng dân tộc dân chủ thời kỳ 1965 - 1975

Năm 1965, trước sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ càng thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất
đối với nông dân miền Nam. Sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm với chính sách “cải cách điền địa”, sự tan rã của hệ thống
ấp chiến lược - xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn xem xét lại chính
sách đối với nông dân, với hy vọng lôi kéo họ về phía chúng, tách họ ra khỏi lực lượng cách mạng.

Cùng với việc ồ ạt đưa quân Mỹ vào tham chiến, gây ra cuộc “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc,
đế quốc Mỹ đặt lên hàng đầu nhiệm vụ “bình định” nông thôn, thực hiện cải cách điền địa, cải cách nông thôn nhằm “thu phục trái tim
và khối óc của nông dân”.

Rút kinh nghiệm thất bại từ chương trình “cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm, lần này đế quốc Mỹ tỏ ra thận trọng hơn trong việc
tiến hành cải cách đối với nông thôn. Mỹ huy động một lực lượng lớn chuyên gia, bỏ ra nhiều tiền của để điều tra, khảo sát, nghiên
cứu nhằm tìm ra một chính sách và biện pháp hợp lý trong vấn đề ruộng đất và nông dân.

Hầu hết các công trình khảo sát, nghiên cứu đều phê phán gay gắt chương trình “cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm, coi đó là
một thất bại. Cả Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều xác định rõ: “Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, cải cách điền địa là một biện pháp
kinh tế nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị. Cải cách điền địa đóng góp vào chiến thắng bằng cách làm cho nông dân bỏ thái độ
thờ ơ, thụ động và giúp đỡ trực tiếp Việt Cộng hiện nay và quay ra hậu thuẫn cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa… nhằm làm chuyển
biến cục diện chiến tranh” [10].

Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu cùng với sự viện trợ của Mỹ, ngày 26 tháng 3 năm 1970, chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu đã ban hành Luật Người cày có ruộng. Đây là một bộ luật quan trọng và cốt lõi nhất trong các chính sách của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn nhằm giành nông dân về phía chúng.

Luật gồm 6 chương, 22 điều, với những nội dung cơ bản là: hạ thấp suất lưu trí để lại cho địa chủ từ 100 héc ta (theo Dụ số 57
của Luật Cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm) xuống còn 15 héc ta ở Nam Bộ và 5 héc ta ở Trung Bộ; cấp không ruộng đất cho
nông dân; xoá bỏ chế độ tá canh.

Về nội dung, Luật Người cày có ruộng trước hết nhằm xóa bỏ giai cấp địa chủ và chế độ tá canh, tạo điều kiện chuyển địa chủ sang
kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

Đối với nông dân, Luật Người cày có ruộng khác với chương trình “Cải cách điền địa” trước đây của Ngô Đình Diệm. Nếu trước đây,
Ngô Đình Diệm bắt nông dân phải phải ký khế ước lĩnh canh với địa chủ và mua ruộng đất của địa chủ bị truất hữu, thì nay Nguyễn
Văn Thiệu đem ruộng truất hữu của địa chủ cấp không cho mỗi gia đình nông dân tối đa là 3 héc ta ở Nam Bộ và 1 héc ta ở Trung
Bộ. Theo Niên giám thống kê Việt Nam cộng hòa, kể từ ngày tuyên bố chương trình “Người cày có ruộng” cho đến năm 1973, số
diện tích mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cấp phát cho nông dân là 1.142.658 héc ta [2, tr.105].

Như vậy, so với “cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm, luật “Người cày có ruộng” của Nguyễn Văn Thiệu rõ ràng có một bước tiến
đáng kể. Trước hết, luật này xoá bỏ chế độ tá canh, xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời. Sau nữa, việc cấp bằng “chứng
khoán” đã khẳng định quyền sở hữu ruộng đất của nông dân về mặt pháp lý. Điểm mấu chốt nữa là Luật Người cày có ruộng của
Nguyễn Văn Thiệu đã tạo ra ở nông thôn miền Nam tầng lớp tiểu nông với quy mô canh tác hợp lý, lấy đơn vị sản xuất cơ sở là nông
trại gia đình để kinh doanh sản xuất hàng hoá.

Từ những mục đích như trên, Luật Người cày có ruộng còn thể hiện ý đồ thâm độc và nham hiểm của Mỹ và chính quyền Sài Gòn,
chúng tính toán rằng bằng việc xoá bỏ chế độ tá canh, “hữu sản hóa nông dân”, có thể làm cho nông dân thừa nhận rằng chính quyền
Sài Gòn là người đem lại quyền lợi ruộng đất cho họ, từ đó xoá bỏ được ảnh hưởng của cách mạng, lôi kéo nông dân về phía chúng.

Cùng với việc ban hành Luật Người cày có ruộng, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chính sách “hiện đại hóa nông
thôn”, “Canh tân hóa nông nghiệp”, mở đường cho chủ nghĩa tư bản xâm nhập mạnh vào nông thôn, nông nghiệp miền Nam.
Chính sách ruộng đất - nông dân - nông nghiệp mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, bộ mặt
nền kinh tế nông nghiệp miền Nam.

Thứ nhất, các chính sách trên đã đẩy nhanh quá trình trung nông hóa gắn liền với quá trình xoá bỏ giai cấp địa chủ và chế độ tá
điền. Sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ và phương thức bóc lột địa tô phong kiến đã bị xoá bỏ về cơ bản, đại bộ phận ruộng đất
canh tác đã thuộc về tay nông dân lao động, mặc dù mức độ chiếm hữu giữa các giai tầng, giữa các vùng có khác nhau. Tầng lớp
trung nông thực sự trở thành nhân vật trung tâm, đóng vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, cùng với Luật Người cày có ruộng, chính sách “hiện đại hóa nông thôn”, “canh tân hóa nông nghiệp” đã đẩy nhanh nền kinh
tế nông nghiệp miền Nam sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Và thực tế trong những năm đầu của thập kỷ 1970, nền kinh tế nông
nghiệp miền Nam có bước phát triển, năng suất và sản lượng lúa được nâng cao, đời sống nông dân được cải thiện.

Tuy vậy, chính sách ruộng đất của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn ở
miền Nam. Để thi hành Luật Người cày có ruộng, bên cạnh việc truất hữu ruộng đất của địa chủ, chính quyền Sài Gòn bắt nông dân
kê khai ruộng đất họ đang canh tác, mà thực chất ở nhiều nơi, ruộng đất này đã được Chính quyền cách mạng chia cấp cho nông
dân từ trước. Như vậy, ruộng đất mà chính quyền Sài Gòn cấp không cho nông dân theo Luật Người cày có ruộng có nơi là đất vốn
của địa chủ, có nơi là đất mà Chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân từ trước. Điều này đã gây ra sự xáo trộn về ruộng đất,
gây phản ứng trong một bộ phận nông dân. Không những thế, vì quyền lợi giai cấp, ý đồ chính trị và cũng trên góc độ sản xuất hàng
hoá, ở nhiều nơi, nông dân nghèo vẫn không được chính quyền Sài Gòn chia ruộng, trong khi đó gia đình binh sĩ, công chức được
ưu tiên cấp đất cùng với các tá điền hiện canh.

Nếu như trong giai đoạn 1954 - 1965, nông dân miền Nam đứng lên chống chế độ Ngô Đình Diệm, chống chính sách “tố cộng”, “diệt
cộng” hà khắc và chống lại chính sách “cải cách điền địa”, giành quyền lợi ruộng đất, thì từ năm 1970, với thành quả ruộng đất mà
Chính quyền cách mạng đem lại cộng với việc thực hiện Luật Người cày có ruộng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đại bộ phận
nông dân đã trở thành tiểu chủ (trừ những người không có khả năng sản xuất, chuyên đi làm thuê), mục tiêu ruộng đất không còn là
vấn đề bức xúc như trước đây nữa.

Tuy vậy, còn có những cách nhìn nhận khác nhau về vị trí của vấn đề ruộng đất trong cuộc đấu tranh cách mạng của nông dân miền
Nam.

Chính sách “cải cách điền địa” của chính quyền Ngô Đình Diệm là sự cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân mà chính quyền cách
mạng đã chia cho họ trong suốt quá trình của cuộc kháng chiến chống Pháp và thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” 1959 - 1960.
Cải cách điền địa của chính quyền Ngô Đình Diệm đã phục hồi chế độ tá canh với sự tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ.
Trong quá trình đấu tranh, tính đến cuối 1965, vùng giải phóng được mở rộng và nông dân miền Nam đã giành lại được 10 vạn héc
ta (tức 70% diện tích canh tác) qua việc chia phát của chính quyền cách mạng.

Để giành lại quyền kiểm soát nông thôn, nông dân, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành “Luật Người cày có ruộng”, và thực
tế luật này đã hữu sản hóa gần như toàn bộ tá điền trực canh, biến họ thành tiểu chủ và dần trở thành tầng lớp trung nông - tầng lớp
đông đảo nhất và chiếm vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn miền Nam.

“Luật Người cày có ruộng” của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cùng với kết quả của chính sách ruộng đất của chính quyền cách
mạng đã đem lại ruộng đất cho nông dân và đến năm 1973, cơ bản những nông dân trực canh đều có ruộng để sản xuất.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ nông dân miền Nam đến thời điểm này đều có đất canh tác. Khác với nông dân miền Bắc, nông dân
miền Nam không phải ai cũng muốn tự canh tác. Ở miền Nam có thể chia nông dân làm hai loại: nông dân trực canh và nông dân
làm thuê. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa vốn đã được phôi thai từ thời Pháp thuộc và phát triển mạnh thời kỳ Mỹ chiếm đóng,
việc tự sản xuất để tồn tại không phải là đơn giản. Không những vậy, với đặc trưng của người Nam Bộ qua quá trình di cư và khai
phá đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, không ít nông dân có tư tưởng thích làm thuê hơn làm chủ. Do vậy khi được chia cấp đất,
họ đã bán đất và chọn phương thức làm thuê để sống.

Nhìn chung, đến năm 1973, ở nông thôn miền Nam vấn đề ruộng đất và mục tiêu “người cày có ruộng” không còn đặt ra cấp thiết.
Nhiệm vụ của nông dân nói riêng, nhân dân miền Nam nói chung tập trung vào mục tiêu chống Mỹ, chống chế độ Sài Gòn, giành độc
lập, tự do và thống nhất đất nước.

Nội dung đấu tranh của nông dân miền Nam lúc này là gắn cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn với cuộc đấu tranh phá
ấp chiến lược, chống địch cướp đất để phân chia lại hoặc chống địch cướp đất, dồn làng làm sân bay, kho tàng, trại lính, khu gia
binh…, giữ thôn ấp, bảo vệ cuộc sống thường ngày của mình. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong 6 tháng đầu năm 1970
đã có hơn 5 triệu lượt người nổi dậy phá 1.971 ấp chiến lược và khu dồn dân, trở về làng cũ. Từ năm 1971 đến năm 1975, phong
trào chống bình định, phá ấp chiến lược càng diễn ra quyết liệt hơn làm cho kế hoạch bình định nông thôn của chính quyền Sài Gòn
lâm vào bế tắc.

Không những vậy, ruộng đất trong tay người nông dân đã biến thành vũ khí chống Mỹ và chế độ Sài Gòn. Rất nhiều xã, ấp đã trở
thành căn cứ kháng chiến, nhiều gia đình trở thành cơ sở cách mạng, nơi giao tiếp, che giấu bộ đội, nơi cất giấu vũ khí, lượng thực...
Không ít khu vườn, ngôi nhà mà dưới đó là những địa đạo, hầm bí mật, nơi tập kết của quân giải phóng, cán bộ và du kích.

Trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, ngoài sự viện trợ từ miền Bắc, hậu phương tại chỗ đã cung cấp một phần quan trọng lương
thực, thuốc men cho cán bộ và bộ đội. Đó chính là sự đóng góp của người nông dân bằng sản phẩm họ làm ra trên mảnh đất được
chính quyền cách mạng chia cấp và một phần do chính quyền Sài Gòn đem lại. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc. Một đất nước mà 90% dân số là nông dân, cũng có nghĩa là
một quân đội mà đa số là nông dân mặc áo lính đã ra chiến trường không chỉ vì mảnh đất cày, mà linh thiêng hơn là bảo vệ mảnh
đất mà họ sinh ra, lớn lên khỏi tay kẻ xâm lược ngoại bang. Họ sẵn sàng đổ máu để giành lấy mảnh đất từ tay địa chủ, đế quốc, sẵn
sàng biến đất đai ruộng vườn thành nơi nuôi dưỡng bộ đội, trở thành hậu phương, chỗ dựa vững chắc cho chi viện cho tiền tuyến.

5. Kết luận

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nội dung của liên minh công - nông được thể hiện với khẩu hiệu “độc lập dân tộc và người
cày có ruộng”; trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, nội dung đó là đưa nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, biến
nông dân thành những người làm chủ tập thể về ruộng đất và tư liệu sản xuất. Hiện nay, nông dân trở thành những người được
quyền sử dụng ruộng đất lâu dài tuỳ theo khả năng lao động và sự đóng góp của họ.

Thực hiện đường lối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang từng
bước đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, trong đó có vấn đề ruộng đất nhằm phát huy sự sáng tạo cũng như đóng góp của giai cấp
nông dân vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

You might also like