You are on page 1of 9

ÔN TẬP CUỐI KỲ

MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


(HKII, 2022 - 2023)
* Một số lưu ý:

- Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận, đề đóng, 2 câu, 60 phút;

- SV phải thi đúng buổi thi và ca thi theo lịch của Nhà trường;

- Để đạt điểm tuyệt đối SV có thể liên hệ thêm thực tiễn hoặc nêu cảm nhận của
bản thân;

- Trình bày sạch đẹp, không viết tắt khi làm bài thi;

- Đối với câu 4 các em xem trong tài liệu và chọn lọc lại nội dung để học bài
nhé.

Câu 1: Hãy trình bày Hội nghị thành lập Đảng, nội dung cơ bản của Cương lĩnh
chính trị đầu tiên (2/1930). Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?

* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Trước yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam phải thống nhất các tổ
chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm về Trung Quốc và chủ trì Hội nghị hợp
nhất Đảng từ ngày 6/1 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng.

- Hội nghị tán thành việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng
duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.

* Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông
qua. Nội dung cơ bản:

- Phương châm chiến lược của cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

- Nhiệm vụ cách mạng:

1
+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam
được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công
nông.

+ Về kinh tế: tịch thu các sản nghiệp lớn và ruộng đất của bọn đế quốc; bỏ sưu
thuế cho dân cày nghèo; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

+ Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ
thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

- Lực lượng cách mạng: công nhân - nông dân là lực lượng cơ bản, đồng
thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, lực lượng yêu nước, tiến bộ để tập trung
chống đế quốc và tay sai. Đối với bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải
đánh đổ.

- Phương pháp tiến hành: phải bằng con đường bạo lực cách mạng của
quần chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp.

- Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ
phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

- Tinh thần đoàn kết quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
thế giới.

* Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường
lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách
mạng thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước.

2
- Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định
sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Sự ra đời của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Câu 2: Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương chiến lược mới của Đảng
và quá trình Đảng lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 -
1945?

* Bối cảnh lịch sử:

- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới hai bùng nổ.

- Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên
Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân
chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phátxít do Đức cầm đầu.

- Tháng 9/1940, phát xít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng
và câu kết với Nhật, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai
tròng”.

* Chủ trương chiến lược mới của Đảng:

Kể từ khi Chiến tranh thế giới hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã họp Hội nghị lần thứ 6 (11/1939), lần thứ 7 (11/1940) và lần thứ 8 (5/1941) quyết
định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:

- Đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu.

- Chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng.

- Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

- Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

* Quá trình lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền:

3
- Đầu năm 1945, chủ nghĩa phátxít lâm vào tình trạng nguy khốn. Đêm
9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.

- Ngay đêm 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị
mở rộng ở Làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

- Từ giữa tháng 3/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước và phong trào đấu
tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, chuẩn bị tiền đề cho
Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 9/5/1945, phátxít Đức đầu hàng không điều kiện. Ngày 13/8/1945,
phátxít Nhật đầu hàng. Thời cơ cách mạng xuất hiện.

- Từ ngày 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân
Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính
quyền.

- Ngày 16/8/1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào đã tán thành chủ trương
tổng khởi nghĩa của Đảng.

- Trong vòng 2 tuần lễ (từ ngày 14/8 đến 28/8/1945), Đảng đã lãnh đạo
thành công tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 3: Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của đường
lối kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 - 1954?

* Hoàn cảnh lịch sử:

Sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Việt Nam tiếp tục kiên
trì thực hiện chủ trương hòa hoãn và tỏ rõ thiện chí hòa bình. Tuy nhiên, thực dân
Pháp ngày càng bộc lộ thái độ bội ước:

4
- Cuối tháng 11/1946, chúng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tấn công
vào các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ...

- Ngày 18/12/1946, đại diện Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứt
mọi liên hệ với Chính phủ Việt Nam, đưa liên tiếp 3 tối hậu thư đòi phía ta phải giải
tán lực lượng tự vệ chiến đấu, phá bỏ công sự, chướng ngại vật trên đường phố...

- Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của dân tộc để bảo vệ nền độc lập, tự do.

* Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 - 1954:

- Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc
chiến tranh chính nghĩa.

- Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược,
giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn.

- Phương châm tiến hành kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính:

+ Kháng chiến toàn dân là động viên toàn dân tham gia cuộc kháng chiến, mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt
trận.

+ Kháng chiến toàn diện là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không
chỉ bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa tư tưởng...

+ Kháng chiến lâu dài là nhằm vừa đánh vừa tiêu hao lực lượng địch, xây dựng
lực lượng của ta, làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường.

+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính bởi vì cuộc kháng chiến của nhân
dân ta diễn ra trong điều kiện quốc tế bất lợi, vì vậy phải dựa vào nguồn nội lực của
dân tộc, đây cũng là cơ sở để sử dụng và phát huy ngoại lực khi có điều kiện.

* Ý nghĩa của đường lối:

5
Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng trở thành ngọn cờ dẫn
đường, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên, là nhân tố quan trọng
hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 4: Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm và ý nghĩa
lịch sử của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng CSVN, có đường lối chính trị, đường lối
quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.

- Là kết quả của cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của nhân dân và quân đội
cả nước, đặc biệt là chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền
Nam, xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.

- Là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng bào
và chiến sĩ ở miền Bắc vừa chiến đấu, vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nghĩa
vụ hậu phương.

- Là sự đoàn kết của nhân dân VN, Lào, Campuchia và sự ủng hộ của của các
nước xã hội chủ nghĩa anh em, cũng như nhân dân tiến bộ trên thế giới.

*Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với Việt Nam:

+Sau nhiều năm chống giặc ngoại, nước ta đã quét sạch quân thù, đưa lại độc
lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

+ Mở ra kỳ nguyên mới cho dân tộc, cả nước hoà bình, thống nhất, cùng nhiệm
vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội.

+Tăng thêm sức mạnh vật chất tinh thần, nâng cao uy tín của Đảng và nước ta
trên thế giới.

+ Để lại niềm tự hào sâu sắc và kinh nghiệm cho công cuộc dựng và giữ nước.

-Đối với quốc tế:


+ Đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào CNXH và thế
giới, bảo vệ và mở rộng địa bàn cho CHXH.
+ Làm phá sản các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, gây tổn thất to lớn
và tác động sâu sắc đến nội tình Mỹ trước mắt và lâu dài.

6
+ Làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan
trọng của chúng ở ĐNA, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ
phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình thế giới.

*Bài học kinh nghiệm:


- Một là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH nhằm huy động sức
mạnh toàn dân đánh Mỹ, nước Mỹ.
- Hai là, tìm được phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi
nghĩa, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp.
- Ba là, phải có công tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp, thực hiên từng
bước giành thắng lợi đến thắng lợi hoàn toàn, “ trên cơ sở phương hướng chiến
lược đúng, hãy làm đi, rồi thực tiễn sẽ cho ta hiểu rõ sự vật”.
- Bốn là, coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở
miền Nam và cả nước, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.

Câu 5: Hãy trình bày nội dung đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng
lần thứ VI (12/1986) và lãnh đạo thực hiện đổi mới giai đoạn 1986 - 1996?

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) diễn ra trong
bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ; xu thế hòa bình, đổi
mới đã trở thành xu thế ở nhiều nước trên thế giới.

- Nước ta vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội; các thế lực
thù địch tăng cường bao vây, cấm vận. Yêu cầu đổi mới đất nước được đặt ra cấp
thiết.

* Nội dung chủ yếu của Đại hội VI (1986):

Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp tại Hà Nội. Đại hội
đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực:

- Về kinh tế: Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế...

- Về quốc phòng và an ninh: Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh
của
đất nước, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc.

7
- Về đối ngoại: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, ưu tiên
giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế.

- Về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng: Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế;
đổi mới công tác tư tưởng; đổi mới công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ vững
các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.

=> Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện,
đánh dấu bước ngoặt, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

* Lãnh đạo thực hiện đổi mới giai đoạn (1986 - 1996):

- Đường lối đổi mới kinh tế đã đạt được nhiều kết quả: chế độ phân phối
theo tem phiếu được xóa bỏ; sản xuất lương thực đã đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ
và xuất khẩu; hàng tiêu dùng đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. Nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
bước đầu hình thành và phát triển.

- Giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của đất nước; kịp thời ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
hòng xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi; bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
(11/1991), Việt Nam - Hoa Kỳ (7/1995); Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á - ASEAN (7/1995)...

Câu 6: Hãy trình bày những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời
cho đến nay?

Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể
nêu lên một số bài học tổng quát:

- Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội có quan hệ hữu cơ và quyết định lẫn nhau. Độc lập dân
tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở

8
bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và dân tộc ta.

- Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh
cách mạng muốn thành công phải lấy dân làm gốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam
cũng cho thấy chính nhân dân là người làm nên mọi thắng lợi. Trong điều kiện Đảng
cầm quyền phải phòng ngừa nguy cơ xa rời quần chúng, sự thoái hóa biến chất của
một bộ phận cán bộ, đảng viên.

- Ba là, không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết
toàn Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu của
dân tộc. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế đã làm nên thành công
của Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến cứu nước cũng như thắng lợi của
sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh
trong nước với sức mạnh quốc tế. Quá trình lãnh đạo cách mạng giành chính quyền và
kháng chiến chống thực dân, đế quốc trước đây đã chứng minh cho bài học này. Ngày
nay, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế, đã tạo được sự hội nhập thành công đồng thời giữ
vững độc lập, tự chủ của đất nước.

- Năm là, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng muốn thành công
trước hết phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng luôn chú trọng xây dựng, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng. Trong điều kiện cầm quyền, Đảng phải tiếp tục không ngừng đổi mới, tự chỉnh
đốn, phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời nhân dân, sự
suy thoái, biến chất của của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

You might also like