You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA

ĐỀ BÀI: Anh( chị) hãy phân tích chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
của Đảng giai đoạn 1939-1945?
Tại sao Đảng lại xác định phương pháp khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần
đến tổng khởi nghĩa?

BÀI LÀM
1. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giai đoạn 1939-
1945
Hoàn cảnh lịch sử:
● Trong nước:
- Ngày 28/9/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm cộng sản, đóng
cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người.
- Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất tàn bạo, thủ tiêu quyền tự do,
dân chủ giành được trong thời kỳ 1936-1939.
- Lợi dụng Pháp đầu hàng Đức, ngày 22/9/1940 phát xít nhật tấn công Lạng Sơn
rồi đổ bộ vào Hải Phòng.
- Ngày 23/9/1940, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật
- Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Nhật - Pháp trở nên gay gắt hơn
bao giờ hết.
● Thế giới:
- Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp thi hành
biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở
thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật. Tháng 6/1940, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức.
Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
- Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được từng bước hoàn chỉnh qua 3
hội nghị:
+ Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6(11/1939) mwor đầu sự
chuyển hướng.
+ Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 7 (11/1940) tiếp tục bổ sung
nội dung chuyển hướng
+ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) hoàn chỉnh nội
dung chuyển hướng
Nội dung:
- Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Ban chấp hành trung ương nêu
rõ mâu thuẫn chủ yếu của nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu
thuẫn với bọn đế quốc, phát xít pháp-nhật. Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu
của cm, ban chấp hành trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu "đánh đổ
địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu " tịch thu ruộng đất
của bọn đế quốc và bọn việt gian cho dân nghèo"...
- Quyết định thành lập mặt trận việt minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cm
nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc thay cho hình thức mặt trận trước đó; đổi tên
các hội phản đế thành hội cứu quốc
- Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của
đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại; ra sức phát triển lực lượng cách
mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang), xúc tiến xây dựng
căn cứ địa cách mạng
- Xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho một
cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.
- Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh
đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ cho cách mạng và
đẩy mạnh công tác vận động quần chúng
- Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi cần phải ra sức phát triển lực
lượng. Ban chấp hành trung ương chỉ rõ việc " chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ
trung tâm của đảng ta và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại". Ban chấp hành
xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta, còn đặc biệt chú
trọng xây đảng nhằm nâng cao nguồn lực tổ chức và lãnh đạo của đảng.
=> Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhận thức nhiệm vụ giải
phóng dân tộc cao hơn hết thảy, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước
trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả
nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang,
nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức lãnh đạo của Đảng là tinh thần chung của
quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
Ý nghĩa của sự chuyển hướng:
- Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được hoàn chỉnh góp phần giải
quyết mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, đưa đến
những chủ trương, sự chỉ đạo đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó
- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giúp cho nhân dân ta có đường hướng
đúng để tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành
độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân.
- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giúp công tác chuẩn bị giành
độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong cả nước, cổ vũ và
thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên đấu tranh
giành chính quyền.
- Lực lượng cách mạng đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần
chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh
của quần chúng
- Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân làm cơ sở đưa tới sự ra đời của Việt Nam Giải
phóng quân sau này.
- Đảng Cộng sản Đông Dương cũng chỉ việc lập các chiến khu và căn cứ địa
cách mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng
Bài học kinh nghiệm:
+ Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến- hai nhiệm vụ ko thể tách rời nhau. Tuy 2
nhiệm vụ ko tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất.
+ Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công nông. Cách mạng
tháng 8 thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước ảnh hưởng của 20 triệu người
vn. Đạo quân chủ lực được xây dựng và làm nền tảng. Đảng xây dựng được
khối đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi.
+ Ba là, đảng đã lợi dụng được mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa
phát xít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ
phong kiến. Nhờ vậy mà cm tháng 8 giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ
máu.
+ Bốn là kiên quyết dùng bạo lực cm và biết sử dụng bạo lực cm một cách thích
hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy của nhân dân.
+ Năm là nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, vừa vận dụng nguyên lý của Chủ
nghĩa Mác Lênin vừa chọn đúng thời cơ.
+ Sáu là xây dựng một đảng đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền

2. Đảng xác định chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa:

- Nhận thức rõ mục tiêu của cách mạng Việt Nam phải tiến hành đấu tranh giành
độc lập dân tộc, tại Hội nghị Trung ương 8, khóa I (tháng 5-1941), Đảng ta đã
khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là đánh
Pháp, đuổi Nhật và vạch rõ con đường đấu tranh. Khi thời cơ đến có thể khởi
nghĩa từng phần ở từng địa phương, tạo điều kiện tiến tới tổng khởi nghĩa trong
phạm vi toàn quốc. Trong đó xác định, khởi nghĩa từng phần là tiền đề của tổng
khởi nghĩa và nằm trong điều kiện thời cơ của tổng khởi nghĩa.
- Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Hà Nội và nhiều địa phương đã tạo điều
kiện thuận lợi cho khởi nghĩa từng phần. Cuối tháng 3-1945, cao trào khởi
nghĩa diễn ra gần như đồng loạt ở nhiều địa phương. Sang tháng 4-1945 và
những tháng tiếp theo, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi, chính quyền
cách mạng được thành lập ở nhiều xã, huyện miền Bắc và miền Trung. Có thể
thấy rằng, khởi nghĩa từng phần diễn ra không đều ở vùng nông thôn và chưa
thực hiện ở tỉnh lỵ, thành phố.
- Khi hội nghị toàn quốc của Đảng (từ ngày 13 đến 15-8-1945) đang diễn ra thì
ngày 13-8, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Nhận định điều kiện chủ quan và
khách quan hội tụ, thời cơ cách mạng chín muồi, hội nghị quyết định phát động
và lãnh đạo toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi
toàn quốc trước khi quân đồng minh vào Việt Nam giải giáp quân Nhật; cử ra
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do đồng chí Trường Chinh trực tiếp phụ trách. Kế
hoạch tổng khởi nghĩa thực hiện theo nguyên tắc: Tập trung, thống nhất, kịp
thời; đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê.
Hội nghị cũng chỉ rõ, trong tác chiến, cần tuân thủ đúng theo nguyên tắc quân
sự và chính trị phải phối hợp.
- Quyết định của hội nghị toàn quốc phát động tổng khởi nghĩa (ngày 13-8-1945)
chính là thời điểm đánh dấu bước ngoặt chuyển từ khởi nghĩa từng phần, giành
chính quyền ở các địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa trên quy mô toàn quốc.
Tận dụng khoảng thời gian ngắn, trước khi quân đồng minh chưa vào Đông
Dương, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo phát động toàn dân, bao gồm
đông đảo các tầng lớp nhân dân, nòng cốt là lực lượng công nhân, nông dân ở
từng địa phương và trên cả nước tiến hành tổng khởi nghĩa. Cuộc tổng khởi
nghĩa đã diễn ra nhanh chóng trên quy mô cả nước với hình thái rất đa dạng và
phong phú.
- Thực tế cho thấy, trong số 65 tỉnh, thành phố và đặc khu tiến hành khởi nghĩa
thì 36 tỉnh, thành phố về cơ bản các đảng bộ địa phương tổ chức, lãnh đạo bắt
đầu khởi nghĩa từ các xã, huyện tiến lên tỉnh lỵ, từ ngoại thành vào nội thành,
rồi kết thúc ở một vài huyện, xã còn lại; 15 tỉnh chỉ đạo tiến hành khởi nghĩa
giành chính quyền ở tỉnh lỵ trước, sau đó tỏa về các huyện và 11 tỉnh, đặc khu
chỉ đạo thực hiện khởi nghĩa đồng thời cả ở tỉnh lỵ và nông thôn, giành chính
quyền cách mạng trong một ngày. Đến ngày 28-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trên phạm vi cả nước cơ bản kết thúc (trừ thị xã Vĩnh Yên bị
Quốc dân đảng chiếm đóng, thị xã Lào Cai, Hà Giang, Móng Cái bị quân
Tưởng Giới Thạch và tay sai chiếm đóng và thị xã Lai Châu bị quân Nhật từ
Lào quay sang chiếm giữ), trong đó Hà Tiên là địa phương khởi nghĩa giành
chính quyền thắng lợi cuối cùng.
- Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 khẳng định tính
đúng đắn, sáng tạo, chủ động, nhạy bén của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về
nghệ thuật chỉ đạo từ khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi ở các địa phương
tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Trong đó,
hình thức khởi nghĩa từng phần là khâu trung gian chuyển tiếp lên tổng khởi
nghĩa. Đây chính là hình thức vận động mang tính đặc thù của quy luật khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền cách mạng đã thành công ở Việt Nam.

You might also like