You are on page 1of 10

1.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam


2.3.1. Các tổ chức cộng sản ra đời
- Tháng 3/1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự,
Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu...) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết
định lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
- Ngày 17/6/1929, đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312 phố
Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua
Tuyên ngôn, Điều lệ; lấy cờ đỏ búa liềm là Đảng kỳ và quyết định xuất bản báo Búa
liềm làm cơ quan ngôn luận.
- Tháng 11/1929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được
thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn, công bố Điều lệ, quyết định xuất bản Tạp chí
Bônsơvích.
- Tháng 9/1929, những người tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng họp bàn việc thành
lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
=> Sự ra đời ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929 đã khẳng định bước phát triển về chất của
phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tuy nhiên, sự ra
đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính, không tránh
khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước.
2.3.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930
- Hội nghị diễn ra tại bán đảo Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc.
- Hội nghị có 5 nội dung chính:
+ Các đại biểu bỏ qua mọi thành kiến và thành thật hợp tác.
+ Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chánh cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
+ Định kế hoạch thống nhất với các tổ chức còn lại ở trong nước.
+ Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc có giá trị như một Đại hội Đảng. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân
dịp thành lập Đảng.
2.3.3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương
trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản như sau:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt
Nam: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”.
- Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Cương lĩnh
đã xác định: chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho
dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được
đặt ở vị trí hàng đầu.
1
- Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong
là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xác định lực lượng cách mạng: phải đoàn kết công nhân, nông dân, đây là lực lượng cơ
bản đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để
tập trung chống đế quốc và tay sai.
- Xác định phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Cương lĩnh khẳng định
phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng.
- Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế, Cương lĩnh chỉ rõ trong khi thực hiện nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai
cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
=> Những văn kiện được thông qua trong Hội nghị hợp nhất dù “vắn tắt”, nhưng đã phản
ánh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng
Việt Nam sang một trang sử mới.
2.4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu của lịch sử. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt
Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu
nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại: cách mạng Việt Nam
trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định
sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.

2. Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng (1939-1941)
3.3.1.2. Chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng
Quá trình chuyển hướng:
+ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939)
+ Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11/1940)
+ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941)
Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
- Giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ
trương đúng đắn.
- Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đã dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên
giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do
cho nhân dân.
- Nội dung chuyển hướng:

Đưa nhiệm vụ giải phóng  Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu dân tộc ta và đế quốc,
dân tộc lên hàng đầu phát xít Pháp - Nhật

2
 Khẩu hiệu “ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và việt
gian chia cho dân nghèo cày”, “chia lại ruộng đất công
và công bằng và giảm tô, giảm tức..”

Thành lập Mặt trận Việt  Đoàn kết, tập hợp lực lượng CM nhằm mục tiêu giải
Nam độc lập đồng minh phóng dân tộc thay cho hình thức mặt trận trước đó
(Việt Minh)  đổi tên hội phản đế thành hội cứu quốc

Xác định xúc tiến công  nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn hiện đại
tác khởi nghĩa vũ trang  Phát triển lực lượng CM
 Xây dựng căn cứ CM

Xác định phương châm  giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở
và hình thái khởi nghĩa Đông Dương, thi hành chính sách dân tộc tự quyết
 Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa
phương, giành thắng lợi mở đường cho 1 cuộc tổng
khởi nghĩa to lớn

Chú trọng công tác xây  nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo
dựng đảng  Đào tạo cán bộ cho CM
 Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng
3.
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965):
Nhiệm vụ: Thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN. Xây dựng bước đầu cơ sở vật
chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền
kinh tế miền Bắc trở thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Quá trình thực hiện:
- Năm 1963, Bộ Chính Trị đề ra 3 cuộc vận động lớn: Cuộc vận động cải tiến quản lý
HTX, cải tiến kĩ thuật trong nông nghiệp. Cuộc vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm,
quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (ba xây, ba
chống). Cuộc vận động xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa miền núi.
- Tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi ở các cấp, các ngành: Trong nông nghiệp
có: Đại Phong. Trong công nghiệp: Duyên Hải. Tiểu thủ CN: Thành Công. Giáo dục: Hai
Tốt. Quân đội: Ba Nhất. Phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho
đồng bào miền Nam ruột thịt”.
Thành tựu đạt được: Các mục tiêu của kế hoạch căn bản hoàn thành. Tốc độ phát triển
công nghiệp 1961-1965 đạt 13,6%/năm. Đến năm 1965, xây dựng được 1.132 xí nghiệp
quốc doanh, hàng chục ngàn cơ sở tiểu thủ CN đảm bảo cung ứng 90% hàng tiêu dùng cho
nhân dân. Miền Bắc có 2.165 người có trình độ đại học và trên đại học, 11.600 cán bộ có
trình độ trung cấp. Tổng sản lượng nông nghiệp hàng năm tăng 4,1%, CS VC_KT trong
nông nghiệp được tăng cường. Văn hóa - xã hội - giáo dục: Năm 1965 so với 1960: số
trường phổ thông các cấp tăng từ 7.066 lên 10.294 trường, số học sinh tăng từ 1.899.600

3
lên 2.934.900. Toàn miền Bắc có hơn 4,5 triệu người đi học trên tổng số 16 triệu dân.
Công tác chăm sóc sức khỏe người dân, y tế được chú trọng và mở rộng hơn.
=> Trong 10 năm qua miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân
tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.
3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã bảo vệ và phát triển tốt nhất
các thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám.
- Củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội; mang đến niềm tin vào sức sống và thắng lợi tất yếu của cuộc kháng
chiến.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đưa đến việc giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo
tiền đề về chính trị - xã hội quan trọng để Đảng quyết định đưa miền Bắc quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện cho
tiền tuyến lớn miền Nam.
- Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, một nước thuộc địa nhỏ bé
đã đánh thắng một cường quốc thực dân, nó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu
tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh.
-Chấm dứt ách thống trị gần một thế kỉ của thực dân Pháp. Giáng đòn nặng nề vào
tham vọng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm
tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.

4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
- Hoàn cảnh: 9/1960, tại Hà Nội diễn ra đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, đại
hội chủ trương xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất đất
nước.
- Nội dung:
Đường lối  Đẩy mạnh xây dựng XHCN ở MB
chung: thực  Tiến hành CM dân tộc dân chủ ND ở MN. thực hiện thống nhất nhà
hiện 2 nước, hoàn toàn độc lập dân tộc và dân chủ trong cả nước
chiến lược
khác nhau

Mục tiêu Cách mạng 2 miền Nam Bắc có mục tiêu khác nhau song đều có 1 mục
chiến lược tiêu cụ thể chung là giải phóng MN, hòa bình thống nhất đất nước
chung

Mối quan Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên "Hai nhiệm vụ chiến lược ấy
hệ của cách có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau".
mạng hai
miền

4
Vị trí, vai Miền bắc
trò  Xây dựng tiềm lực, XHCN
 Bảo vệ căn cứ địa cả nước
 Hậu thuẫn cho cách mạng miền nam
 Giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CM và
đối với sự nghiệp thống nhất đất nước
Miền Nam:
 Giữ vai trò quyết định trực tiếp
 thực hiện hòa bình để thống nhất nhà nước, hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Con đường Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất
thống nhất đất nước
đất nước

Triển vọng là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài
cách mạng chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối
cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một
nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Ý nghĩa:
1. Hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của CMVN trong giai đoạn mới
2. Kết hợp chặt chẽ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược của 2 miền Nam Bắc ( giải
phóng miền nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ thiêng liêng hàng đầu)
3. Chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp gần 1 TK trên đất nước ta
4. Giáng đòn mạnh vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
5. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào đấu tranh vì hòa
bình, dân chủ.
5.Khái niệm và cấu trúc Hệ thống chính trị (HTCT) của Việt Nam
 Khái niệm:
- “HTCT là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp (trong đó có cả những
tổ chức do giai cấp thống trị lập nên và cả các tổ chức do giai cấp không thống trị lập nên),
các đảng chính trị hợp pháp và nhà nước của giai cấp cầm quyền, cùng quan hệ qua lại
trong sự tác động của các yếu tố đó để chi phối các quá trình kinh tế - xã hội đương thời,
bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền”
 Cấu trúc:
- Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị - xã
hội (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam), và
các mối quan hệ giữ các thành tố trong hệ thống.

5
- Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ
thống chính trị.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột của hệ thống
chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của hệ thống
chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết
toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất
hành động của các thành viên.
6. Quá trình lãnh đạo xây đựng nền KTTT định hướng XHCN từ ĐH VI đến
ĐH IX.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chỉ rõ: Thực chất của cơ
chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh
XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đại hội lần thứ VII (6/1991) Đảng khẳng định: tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh. Nhà nước
quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn đắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường.
- Đại hội lần thứ VIII (6/1996) của Đảng chỉ rõ tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN.
=> Qua ba Đại hội lần VI, VII, VIII của Đảng cho thấy điểm nổi bật của thời
kỳ1986-1996 là Đảng thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là
thành tựu phát triển chung của nhân loại, không đối lập với CNXH.
+ Thứ 2: Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Thứ ba, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Kinh tế thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đại hội IX của Đảng (2001) lần đầu tiên xác định nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó là mô
hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

6
6. chủ trương CNH vào thời gian nào?
- Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa, bắt đầu được hình thành từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960),
với nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta, là công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa. Chủ trương chính của thời kỳ này là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp
nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp
lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại".

Câu 3: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng là cương lĩnh giải phóng dân tộc, phù hợp
với yêu cầu cách mạng Việt Nam đúng hay sai? Giải thích.
Đúng. Vì:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất của xã
hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm
lược.
- Cương lĩnh xác định nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc: đánh đuổi thực dân
Pháp và bọn phong kiến giành độc lập dân tộc.
- Cương lĩnh đã tập hợp được mọi giai tầng trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là tầng
lớp trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc và các tầng lớp trung gian khác.
- Thực tiễn thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chứng minh tính đúng
đắn, khoa học của Cương lĩnh và cho thấy sự phù hợp với CMVN.
Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là hạt nhân lãnh đạo
Hệ thống chính trị Việt Nam đúng hay sai? Giải thích?
Đúng. Vì:
- Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ,
bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
- Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ.

7
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc,...
- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng
gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Câu 6: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu (bước ngoặt) của lịch sử.
Đúng hay sai? Giải thích
Đúng. Vì:
- Xuất phát từ thực tiễn đất nước thuộc địa nửa phong kiến, Nguyễn Ái Quốc ra đi
tìm con đường đi mới cho dân tộc, thành lập ra tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên
và hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập ĐCSVN
- Sự ra đời của ĐCSVN đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về con đường cứu nước,
bắt đầu thống nhất lãnh đạo CNVN theo con đường Cách mạng vô sản.
- Qua 15 năm lãnh đạo CMVN, ĐCSVN đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân
Pháp, Phát xít Nhật, lật đổ chế độ PK suy đồi, mở ra thời kỳ mới độc lập dân tộc
- ĐCSVN ra đời trên cơ sở nguyện vọng của mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt
Nam và thực hiện thành công nghiệm vụ giải phóng dân tộc, đáp ứng nhu cầu tất yếu của
lịch sử dân tộc
Câu 7: Theo quan điểm đại hội III (9/1960) của Đảng, cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở Miền Bắc thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, có vai trò quyết định
trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đúng hay
sai? Giải thích?
Sai. Vì:
+ Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ
địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH
về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt
Nam và đối với sự nghiệp thống nhất cả nước.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực
tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 9: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối
cứu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đúng hay sai?
Đúng. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu
nước, bất khuất kiên cường chống ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp theo
ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam đã diễn ra quyết liệt,
liên tục và rộng khắp. Dù với nhiều cách thức tiến hành khác nhau, song đều hướng tới
mục tiêu đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, “các phong trào
cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản qua khảo nghiệm lịch
sử đều lần lượt thất bại”(2). Phong trào yêu nước Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về
đường lối cứu nước.

8
(Với việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở ba Kỳ: Đông Dương Cộng sản Đảng; An
Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành Đảng Cộng sản Việt
Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Chấm dứt sự khủng
hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước của các phong trào yêu nước Việt Nam từ khi thực
dân Pháp xâm lược đến những năm 20 của thế kỷ XX. “Việc thành lập Đảng là một bước
ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp
vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”)
Câu 10: Đại hội VIII của Đảng (1996), lần đầu tiên Đảng đề cập tới Công
nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. Đúng hay sai?
Sai. Vì nội dung của Đại hội VIII là chủ trương thúc đẩy CNH, HĐH, xác định mục
tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
• Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật
hiện đại
• Cơ cấu kinh tế hợp lý
• Quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
• Đời sống vật chất và tinh thần cao
• Quốc phòng, an ninh vững chắc
 Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không đề cập đến công
nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa
Câu 12: Lần đầu tiên Đảng đề cập tới khái niệm Hệ thống chính trị tại Đại hội
lần thứ VI của Đảng (12-1986) đúng hay sai? Giải thích và làm rõ cấu trúc của Hệ
thống chính trị ở Việt Nam hiện nay?
Sai vì khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng ta chính thức sử dụng từ Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3/1989). Hệ thống chính trị ở Việt Nam
hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Mặt
trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị - xã hội, và các mối quan hệ giữ các thành tố trong hệ
thống.
a. Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ
hệ thống chính trị.
b. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột có vai trò quản lý của hệ thống chính
trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ,
Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.
c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là:
 Cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân
 Đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, có vai trò giám sát các cơ
quan chức năng của Đảng và Nhà nước
9
 Nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân
 Nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

10

You might also like