You are on page 1of 5

Ho và tên: Vũ Phương Anh

MSSV: 2155320016
Câu 1: Hãy phân tích đặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa sự ra
đời của Đảng CSVN?
1. ĐẶC ĐIỂM RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Trong giai đoạn giữa lúc cách mạng Việt Nam đang chìm trong cuộc khủng
hoảng về đường lối cứu nước, Người con của quê hương là Nguyễn Tất Thành
đã rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước. Bước ngoặt lớn trong tư tưởng
của Nguyễn Ái Quốc diễn ra khi Người đọc toàn văn: Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người hiểu sâu
sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, đó là con đường
cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân
tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng
dân tộc, gắn cách mạng giải phóng dân tộc từng nước với phong trào cách
mạng vô sản thế giới. Từ đây, Người dứt khoát đi theo con đường cách mạng
của Lênin. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tích cực vận động phong trào cách
mạng thuộc địa, nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam.
Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ
đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và những tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc
được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như "người đi đường
đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn". Phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân và nhiều tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải
có tổ chức Đảng chính trị lãnh đạo.
- Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên
bố thành lập: Ở Bắc Kỳ có Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929). Ở Nam Kỳ
có An Nam Cộng sản Đảng (7-1929). Ở Trung Kỳ có Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn (9-1929). Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Song, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia
có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi
lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng nhu
cầu đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy
nhất ở Việt Nam.
- Ngày 3-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã
diễn ra. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là
một Đại hội thành lập Đảng. Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh
giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch
sử và là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức
của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Đó
là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
=> Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng
đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo
cách mạng.
2. Ý NGHĨA CỦA SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Đó là kết quả chín muồi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong
thời đại lịch sử mới
- Đó là kết quả của sự chuẩn bị công phu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba
mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức
- Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào yêu
nước của nhân dân Việt Nam và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
- Đánh dấu 1 bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì
+ Mở ra 1 thời kỳ mới: thời kỳ cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng
Vô sản sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân
và giải phóng toàn xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
+ Kết thúc thời kì đấu tranh tự phát để chuyển sang thời kỳ đấu tranh tự giác của
giai cấp công nhân
+ Mở đầu cho thời kỳ mới cách mạng Việt Nam đã có một nhân tố cơ bản, quyết
định nhất để liên tục dấy lên phong trào cách mạng đưa cách mạng Việt Nam đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Câu 2. Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của
Đảng? Liên hệ với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay?
1. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN
THIỆP MỸ CỦA ĐẢNG
- Đường lối kháng chiến được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện quan trọng của
Đảng: bắt đầu từ bản Chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc (ngày 25-11-1945), tiếp
đến là Công việc khẩn cấp bây giờ (tháng 10-1946), Chỉ thị Toàn dân kháng
chiến ngày 12-12-1946 và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh (ngày 19-12-1946), những quan điểm cơ bản của đường lối kháng
chiến đã hình thành. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-
1951) tổng kết 5 năm kháng chiến đã bổ sung và phát triển đường lối kháng
chiến khi kháng chiến đã phá thế bị bao vây và đế quốc Mỹ can thiệp sâu vào
cuộc chiến tranh Đông Dương. Về cơ bản, đường lối chung của cuộc kháng
chiến tập trung một số nội dung:
- Về mục đích kháng chiến: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ là sự kế thừa và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám nhằm
đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn.
● Tính chất của cuộc kháng chiến: Đang khẳng định đây là cuộc chiến tranh cách
mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn
diện, lâu dài. Do vậy, đó là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ
và hòa hình có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới. Đảng chủ trương
liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp, đoàn kết với Miên,
Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do. hoà bình.
- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ
sở xác định rõ đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc và thế
lực phong kiến, đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
(tháng 2-1951) đã chỉ rõ kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng Việt Nam là đế
quốc Pháp, kẻ thù nguy hiểm là đế quốc Mỹ, kẻ thù phụ là các thế lực phong
kiến. Lúc này là phong kiến phản động, từ đó đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách
mạng Việt Nam:
- Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và
độc lập.
+ Xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có
ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
+ Gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
+ Động lực của cách mạng Việt Nam là nhân dân, chủ yếu là công, nông.
● Phương châm kháng chiến: Đảng chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân,
thực hiện "kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là
chính".
- Đảng tổ chức cả nước thành một mặt trận, tạo nên thế trận cả nước đánh giặc,
phát huy sức mạnh của toàn dân và khối đoàn kết toàn dân tộc tham gia kháng
chiến với những biện pháp đa dạng phong phú, phù hợp như tuyên truyền giáo
dục, động viên chính trị sâu rộng từ đó xác định trách nhiệm đứng lên cứu nước
nhà. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phương và dân quân du kích. Từ chiến tranh du kích phát triển lên chiến
tranh chính quy, kết hợp du kích chiến với vận động chiến.
● Về chính trị: phải đoàn kết toàn dân chống Pháp xâm lược, phải thống nhất
toàn dân, làm cho mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng vững chắc và rộng rãi.
Phải củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, xây dựng bộ máy kháng chiến vững
mạnh, thống nhất quân, dân, chính trong toàn quốc, phát triển các đoàn thể cứu
quốc, củng cố bộ máy lãnh đạo kháng chiến toàn dân. Phải cô lập kẻ thù, kéo
thêm nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp tích
cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản động Pháp. Coi trọng xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền nhà nước và Mặt trận dân tộc thống nhất vững mạnh.
Thống nhất Việt Minh, Liên Việt thành mặt trận Liên Việt (1951).
- Về quân sự, triệt để dùng "du kích vận động chiến", tiến công địch ở khắp nơi,
vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự.
Xây dựng căn cứ địa kháng chiến và hậu phương vững mạnh. Chủ động làm
thất bại các kế hoạch chiến tranh lớn của dịch, phối hợp chặt chẽ các chiến
trường với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất.
- Về kinh tế, xây dựng nền kinh tế kháng chiến theo nguyên tắc vừa kháng chiến
vừa kiến quốc, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp về mọi mặt; ra sức phá
kinh tế địch không cho chúng thực hiện mưu đồ lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh. Kinh tế kháng chiến về hình thức là kinh tế chiến tranh, về nội dung là
dân chủ mới, chú trọng phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
và công nghiệp. Phát triển các thành phần kinh tế, từng bước thực hiện chính
sách ruộng đất đối với nông dân (giảm tô và cải cách ruộng đất). Phái triển kinh
tế quốc doanh, gây mầm cho chủ nghĩa xã hội.
- Về văn hoá, thực hiện hai nhiệm vụ: xoá bỏ nền văn hoá nô dịch ngu dân, xâm
lược của thực dân Pháp và xây dựng nền văn hoá dân chủ mới, dựa trên ba
nguyên tắc: dân tộc hóa, khoa học hoá, đại chúng hóa. Phát triển giáo dục, đào
tạo các bậc phổ thông trung học chuyên nghiệp và đại học. Tiến hành cải cách
giáo dục. Phát triển văn học, nghệ thuật, coi văn nghệ là một mặt trận và văn
nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận này.
- Về đấu tranh ngoại giao, triệt để cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn,
làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp hiểu, tán thành và ủng hộ cuộc
kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ
về mọi mặt trận các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc. Năm
1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ Việt Nam là bạn của các nước dân chủ trên
thế giới, không gây thù oán với một ai.
=> Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng
quân sự truyền thống của dân tộc, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của
chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam.
=> Đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa quân và dân
ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược. Với đường lối kháng
chiến đúng đắn của Đảng, buộc kháng cn chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
ngày càng phát triển và giành thắng lợi vẻ vang. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường, Nhà nước dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh, mặt trận Việt Minh, Liên
Việt và các đoàn thể cách mạng đã tập hợp rộng rãi khối đại đoàn kết dân tộc. Kinh tế
phát triển nhất là nông nghiệp, xây dựng, văn hóa, giáo dục có nhiều thành công. Miền
Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân vi mục tiêu giành độc lập, thắng lợi hoàn toàn.

2. LIÊN HỆ VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN


HIỆN NAY
- Trong một thời gian ngắn và trong bối cảnh lịch sử đầy khó khăn, phức tạp, Đảng ta
đã dựa vào đường lối cách mạng và kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc sớm đề
ra được những vấn đề cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Chỉ thị
Toàn dân kháng chiến 12-12-1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-
1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan
trọng thể hiện đường lối kháng chiến của Đảng ta. Đường lối ấy không ngừng được bổ
sung, phát triển, hoàn chỉnh trong quá trình kháng chiến. Nó là ngọn đèn pha soi sáng,
dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm, chiến đấu và chiến thắng kẻ
thù.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh yêu nước đã khẳng định đường lối kháng chiến do
Đảng đề ra không những kịp thời mà còn đúng đắn và sáng tạo. Đường lối ấy không
chỉ đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến thắng lợi, mà còn góp phần vào thành
công của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và làm phong phú lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh cách mạng.
- Phát huy giá trị lịch sử của Đường lối Toàn dân kháng chiến gợi mở những ý nghĩa
sâu xa đối với việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay. Là một bộ phận trong đường lối chiến lược của Đảng, chiến lược
đại đoàn kết toàn dân tộc luôn bám sát và phục vụ mục tiêu chiến lược của Đảng.
- Đại hội XIII, Đảng ta đã xác định mục tiêu của cách mạng nước ta là “Phát huy ý chí
và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn
diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước
ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [3]. Mục tiêu đó cũng
chính là đích đến, là điểm hội tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để tiếp
tục xây dựng và phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn
cách mạng mới phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,
đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời với việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
gắn với phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết tốt các mối quan hệ, xử lý hài
hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã hội, tích cực đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
=> Như vậy, để biến khát vọng của dân tộc ta thành hiện thực thì điều quan trọng nhất
là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải đoàn kết một lòng, đồng tâm nhất trí để đạt
cho bằng được mục đích tốt đẹp mà Đảng đã đề ra là đến năm 2045, thời khắc Việt
Nam kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành một nước phát triển, quốc
gia phồn thịnh, nhân dân hạnh phúc.

You might also like