You are on page 1of 13

Ngô Thanh Phương 12D4

Đề cương văn 2020

Bài 1: Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh


I. Kiến thức cần nhớ
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- 19/8/1945: Cách mạng tháng 8 thành công
- 26/8/1945: Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang Bác soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập.
- 2/9/1945: Bác đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
2. Đối tượng, mục đích sáng tác của Tuyên Ngôn
a) Đối tượng
- Toàn thể dân tộc VN
- Đế quốc và thực dân Pháp
- Nhân dân toàn thế giới
b) Mục đích
- Khẳng định quyền tự do độc lập , tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà
- Xoá bỏ mọi đặc quyền và quan hệ với thực dân Pháp Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân trên toàn thế giới
- Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền tự do độc lập của dân tộc
3. Giá trị của TNĐL :
- Vừa có ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa có giá trị văn chương cao. Bản TNĐL của Hồ Chí Minh là
một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoạt và mở ra một kỉ nguyên mới
của dân tộc. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng đã khắc sâu lòng yêu nước, ý chí dân tộc của
HCM nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung. Tuyên Ngôn Độc Lập được coi là áng văn
chính luận mẫu mực và nó cũng có thể được coi là một áng thiên cổ hùng văn.

Bài 2: Tây Tiến – Quang Dũng


I. Kiến thức cần nhớ
1. Tác giả: Quang Dũng
- 1921- 1988, quê: lang Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây
- QD là một hồn thơ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc
- Ông mang một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạng và tài hoa
- 2001, ông được tặng giải thưởng nhà nước về VHNT.
2. Xuất xứ, Hoàn cảnh sáng tác
a) Xuất xứ: In trong tập “ Mây đầu ô” (1986)
b) HCST:
- 1948, tại Phù Lưu Chanh, khi QD chuyển công tác và nhớ về đồng đội cũ của mình, nhớ về
Tây Tiến
- Đặc điểm của đơn vị Tây Tiến:
+ Là đvị thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào đánh tiêu hao sinh
lực địch ở biên giới Thượng Lào cũng như vùng Tây Bắc Bộ VN.
+ Thành phần: phần đông là học sinh, sinh viên trí thức Hà Thành hào hoa, họ chiến đấu trong
hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thôn nhưng vẫn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời.
3. Nhan đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ
a) Cảm xúc chủ đạo của bài thơ
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.
+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.
+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại.
- Tinh thần bi tráng:
+ Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng
điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng.
+ Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái chết
cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ,
người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường.
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với
nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.
b) Nhan đề
- Ban đầu, bài thơ được đặt là “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau đó được chính QD đổi lại thành “Tây
Tiến”.
+ Nhan đề đảm bảo tính hàm súc của thơ, nghĩa là không cần trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ mà tình
cảm ấy vẫn cứ hiện lên thấm thía, sâu sắc trong toàn bộ tác phẩm.
+ Thu hút bạn đọc vào hình tượng trung tâm của tác phẩm. Đó là hình tượng đoàn quân Tây
Tiến.
+ Việc bỏ từ “Nhớ” trong tiêu đề đã góp phần vĩnh viễn hóa hình tượng đoàn binh Tây Tiến,
khiến cho hình ảnh của họ trở thành bất tử trong thơ ca kháng chiến VN và trong tâm hồn bạn đọc
muôn thế hệ.
c) 14 câu đầu
- Vai trò câu 1,2:
+ Như một tiếng gọi định hướng cảm xúc cho toàn bộ bài thơ
- Nỗi nhớ TT hướng tới là “Sông Mã”, “Tây Tiến”, “núi rừng”, nơi in những bước chân
hành quân của đoàn binh TT.
 Sông Mã: gợi nhớ núi rừng Tây Bắc xa xôi. Nơi mà những người lính trong đoàn binh Tây
Tiến đã từng sống và chiến đấu.
 Tây Tiến: gợi nhớ đoàn quân, người lính, đời lính  gắn bó.
 Âm điệu mênh mang, tha thiết được tạo bởi cách gieo vần tài tình khéo càng làm cho cảm xúc
lan toả, âm thanh vang như không dứt.
- Đặc điểm chung của thiên nhiên vùng Tây Bắc: hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ mà thơ mộng,
mĩ lệ
 Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội:
+ Điều kiện thiên nhiên không thuân lợi làm tăng thêm những vất quả gian lao cho người lính
(Sài khao – sương lấp – đoàn quân mỏi)
+ Địa hình nguy hiểm, khó khăn, gập ghềnh, trắc trở vừa cao vừa sâu hun hút vừa dốc chơi
vơi. (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm và Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống)
 Thiên nhiên mĩ lệ, trữ tình:
+ Bên cạnh những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ lột tả vẻ hùng vĩ, dữ dội của đất trời Tây Bắc là
những đường nét thanh thoát, lãng mạn khắc họa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của núi rừng (Nhà ai Pha
luông mưa xa khơi, Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi)
+ Thiên nhiên mang trong mình những nét trữ tình đằm thắm như một tiếng vọng da diết làm
nao lòng người
+ Cảnh sông nước mênh mang tĩnh lặng, mờ ảo chứa chan thi vị với hình ảnh “Người đi Châu
Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” và “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của vùng núi Tây Bắc dường như được khảm sâu và vang vọng vào lòng
người bằng những câu thơ với nhiều thanh bằng như xoa dịu đi những gian khó, nhọc nhằn, vất vả.
=> Từ những cảm nhận trên, ta thấy được bức tranh thiên nhiên Tây Tiến được khắc họa và gieo vào
lòng người bằng sự tài hoa và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, của người lính Tây Tiến.
- Hình ảnh đồng đội trên chặng đường hành quân hiện lên trong nỗi nhớ của QD qua hình
ảnh:
+ "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"
+ “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

 Khi nhắc tới hình ảnh đồng đội QD cho ta nhận thức về một sự thật. Đó là sự hi sinh không
bước nữa của người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân quá khắc nghiệt, gian nan.
 Điều độc đáo là cách diễn đạt dưòng như rất nhẹ nhàng, thanh thản thậm chí đầy chất thơ.
QD nói tới cái chết trong gian khổ mà chỉ sử dụng những hình ảnh chân thực giản dị: “Gục
lên súng mũ bỏ quên đời”, “không bước nữa”. Bằng cách diễn đạt ấy sự thật đau đớn đã
không thành bi thảm mà chỉ là một hành động nhẹ nhàng khiến ta vừa thấm thía nỗi vất vả
của người lính vừa khâm phục họ.
 Câu thơ phảng phất ý niệm về cái chết của bậc trượng phu trong thơ cổ và mang đậm cảm
xúc bi tráng.
- Nét tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng được thể hiện qua hai 2 câu thơ cuối:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khỏi
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
+ Câu thơ gợi nhiều bâng khuâng lưu luyến, vấn vương, thấm thía, ngọt ngào. Cảm xúc nhớ
thương dồn nén như bật lên thành lời trong thán từ “ nhớ ôi ”, đó là nỗi nhớ những bản làng,
những nếp nhà ấm áp nơi đó mẹ, có chị, có em có những bát cơm thơm dẻo, những nụ cười thân
thương làm ấm lòng người lính
+ Mùa em là 1 sáng tạo ngôn từ hết sức độc đáo, bạo lạ, thật đa tình, thật Tây Tiến. Mùa em ko
phải là mùa của thiên nhiên đất trời mà là mùa có em , mùa ăm ắp những kỉ niệm về em, có ánh
mắt sóng sánh, nụ cười rạng rỡ, hương sắc nồng nàn, đó là mùa của yêu thương của nhớ nhung hò
hẹn...
=> Bút pháp hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn; chất hoạ kết hợp với chất nhạc đoạn thơ đã
dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ, thơ mộng. Ở
đó đoàn quân Tây Tiến hào hùng đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình
người.
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến/ Chất Tây Tiến trong 2 câu thơ:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Sức mạnh tinh thần là sức mạnh vô hình giúp chiến binh Tây tiến chiến đấu vượt qua bom đạn,
ra đi vì nghĩa lớn, lòng căm thù giặc thể hiện qua ánh mắt “mắt trừng”
o Ánh mắt như thiêu đốt quân thù, ánh mắt ngùn ngụt ý chí chiến đấu. Ánh mắt chứa
chan giấc mộng chiến trường. Thủ pháp đối lập khắc họa sự tương phản giữa ngoại
hình và nội tâm toát lên chất Tây Tiến kiêu hùng.
+ Ngang tàng là thế, dữ dội là thế nhưng những chiến binh TT đều là những chàng trai Hà Thành
hào hoa nên trong tâm hồn, thâm tâm họ vẫn nhớ về một góc phố thân quen, một dáng hình thiếu
nữ kiều diễm. Chính hình bóng của quê hương là động lực để học dấn thân vào con đường chiến
đấu.
- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ sau:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
 “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
+ Câu thơ 7 chữ hì cả 7 đèy có sức ám ảnh với người đọc.
+ Nghệ thuật đảo ngữ, từ láy “rải rác” đặt ở đầu câu kết hợp cùng với từ hán Việt => gợi ra
hình ảnh những nấm mồ tử sĩ cô đơn nằm rải rác dọc biên cương càng cho thấy nỗi đau sinh li tử biệt.
+ Quang Dũng không né tránh hiện thưc khắc nghiệt của cuộc chiến tranh nhưng nhắc đến nó
để khắc sâu ý chí của những chàng trai Hà Thành.
 “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ “Đời xanh” là hình ảnh ẩn dụ cho quãng đời đẹp nhất của con người, vì độc lập, dân tộc mà
các anh đã hy sinh khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mình.
+ Cụm từ “chẳng tiếc đời xanh” khẳng định khí phách và tình yêu Tổ Quốc. Đối với lính Tây
Tiến còn gì quý hơn độc lập tự do của dân tộc.
+ Câu thơ mang âm hưởng mạnh mẹ, như một lời thề “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Đó
cũng là lí tưởng, là phương châm sống của thế hệ các anh.
- Ý nghĩa của hình ảnh “áo bào” và âm thanh tiếng “gầm” của sông Mã trong 2 câu thơ cuối:
 Ý nghĩa của hình ảnh “áo bào”:
+ Tráng sĩ ngày xưa ra sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Còn các chiến sĩ
Tây Tiến với chiếc áo bào đơn sơ để thay thế cho chiếu khi về với đất mẹ. Đây là cách nói
cường điệu để diễn tả cái chết một cách trang trọng.
+ Những chiến sĩ hi sinh đều là những chiến tướng về cõi vĩnh hằng với tấm áo bào trên vai.
Cái chết đã được sang trọng hóa, xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của người lính Tây Tiến.
 Ý nghĩa âm thanh tiếng “gầm” của sông Mã:
+ Người bạn thủy chung của người lính Tây Tiến cũng đã có mặt để tiễn đưa các anh. Bao đau
thương đều dồn nén trong động từ “gầm” khúc độc hành của sông Mã. Âm hưởng bi tráng khi
nói về cái chết của người lính đã được đẩy lên cao độ.
+ Không một giọt nước mắt, nhưng lại dồn nén âm hưởng vang vọng cả đất trời.

II. Đề luyện
1. CẢM NHẬN 14 CÂU THƠ ĐẦU BÀI THƠ TÂY TIẾN
A. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Đoạn đầu của bài Tây Tiến thể hiện một thời kháng chiến gian khổ, hào hùng của đoàn quân; cùng
với sự kết hợp hiện thực với lãng mạn Quang Dũng dựng lại cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang
sơ và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến.
B. Thân bài.

 Câu 1,2
- Trước hết, Tây Tiến là bài thơ được dệt lên từ nỗi nhớ và kỉ niệm của chính tác giả đối với mảnh đất
miền Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng. Nỗi nhớ da diết ấy xuất hiện ngay từ những dòng thơ đầu tiên: “
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi “. Lời thơ cất lên như 1 tiếng gọi định
hướng cảm xúc cho toàn bài thơ. Sông Mã, Tây Tiến, núi rừng là điểm đến, nơi về của nỗi nhớ
+ Sông Mã là con song gắn với đời lính Tây Tiến, là điểm tựa tinh thần, là nhân chứng lịch sử chứng
kiến những gian khổ, khó khăn, niềm vui, nỗi buồn của người lính
+ Tây Tiến là đoàn quân anh dung, hào quang. Ở đó có những người anh em đồng đội sống chết có
nhau. “Tây Tiến ơi “là cách gọi tha thiết chất chứa bao cảm xúc, tiếng gọi ấy hô biến với xa rồi làm
câu thơ buông ra đầy tiếc nhớ, ngân vang trong long. Cách ngắt nhịp 4/3 cùng 2 từ “xa rồi “khiến
khoảng lặng, sự trống trải mênh mông trong long nhà thơ. Khi sông Mã xa rồi thì Tây Tiến cũng xa
rồi. Tiếng gọi như muốn níu giữ bao kỉ niệm thân thương. Điệp từ “nhớ” nhấn mạnh và khắc sâu tình
cảm nhớ thương của QD, nỗi nhớ hướng về chặng đường hành quân nơi núi rừng TB. Cụm từ “chơi
vơi” cụ thể hóa trạng thái cảm xúc, đó là sự chông chênh, trống trải khi song Mã, TT giờ chỉ là quá
khứ. Nỗi nhớ sâu sắc, mãnh liệt đầy ám ảnh, vượt không gian thời gian trở về hoài niệm trong quá
khứ. QD rất tài tình khi đặt 3 từ “ ơi “ sát gần nhau, Tiếng gọi của nỗi nhớ như lan tỏa, ngân vang, dội
vào lòng người, núi rừng TB.

 Câu 3 + 4
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
- Sài Khao, Mường Lát là những địa danh không chỉ gợi hình dung về địa bàn hoạt động của lính TT
mà còn để lại ấn tượng về nơi thâm sâu, cùng cốc, hoang sơ có phần xa lạ, bí hiểm khác với thôn
Đoài, thôn động hiền lành quen thuộc bởi trong nó ẩn chứa cái khắc nghiệt của rừng thiêng
+ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi là câu thơ đậm chất hiện thực. Hình ảnh thơ gợi ra cái âm u, mịt
mù dày đặc và giá lạnh của những lớp sương mù che ấp đoàn quân, bào mòn sức sống của những
người lính TT, họ đã quá mệt mỏi vì đường xa lại them đói khát và cái khắc nghiệt của thời tiết
- thiên nhiên TB dữ dội là thế mà trong con mắt của những người trai TT vẫn có những cảnh lung linh
đến không ngờ “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi “
+ Cách diễn đạt độc đáo “ hoa về “ không phải hoa nở. “ trông đêm hơi “ chứ không phải trong đêm
sương tạo nên đặc trưng của núi rừng
=> chặng đường hành quân từ Sài Khao đến Mường Lát dày đặc sương mù, người đi sau không thấy
người đi trước nên lính TT phải đốt đuốc để soi đường. Phải chăng hoa về trong câu thơ này chính là
hoa đuốc, hay hoa còn là những chiến binh quả cảm của đoàn quân TT?
=> Bằng sự kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn => diễn tả tinh tế linh hồn thiên nhiên TB – miền
đất của những đỉnh cao mây phủ, thung lũng đầy sương

 Câu 5 – 8
“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- 1 loạt thanh trắc đi liền điệp từ “ dốc “ cùng từ láy “khúc khuỷu” ( hình thể quanh co, gập ghềnh ),
“thăm thẳm” ( độ sâu hun hút ), cách ngắp nhịp 4/3 => câu thơ như bị bẻ gãy để tạo hình độ cao,
chiều sâu diễn tả cuộc hành trình gian khổ. Địa hình hiểm trổ như thử thách ý chí của chiến sĩ. Dốc
lên quanh co, sừng sũng bao nhiêu thì dốc xuống cũng hun hút, thăm thẳm bấy nhiêu
- Nghệ thuật đảo ngữ “heo hút” lên đầu câu nhấn mạnh sự hoang vu vắng lặng nơi thâm sơn cùng cốc
của núi rừng TB
- Hình ảnh ẩn dụ “cồn mây” đi liền với heo hút mở ra 1 kgian mênh mông mờ mịt bởi mây trười
- Biện pháp nhân hóa “ súng ngửi trời “ => 0 trực tiếp diễn tả độ cao mà người đọc vẫn có thể cảm
nhận được con đường hành quân của TT như lẫn vào mây, mũi súng chạm đỉnh trời. Đây là cách nói
hóm hỉnh, cách đo chiều cao đậm chất lính. Ta nghe thấy trong cách nói ấy tiếng cười đùa vui vẻ tếu
táo. Ta cảm nhận hình ảnh tư thế ung dung, cảm động của người lính TT
- Giữa mênh mông đất trời, những người lính TT không bị nhấn chìm trong biển mây mù. Hình ảnh
thơ như lạc vào không gian dáng hình khỏe khoắn có chút ngang tàng đậm chất lính
=> khẳng định tư thế tầm vóc sánh ngang trời đất của người chiến sĩ. Quả là gian nan tột bậc mà cũng
hào hùng tộc bậc
- Địa hình hiểm trở của miền Tây Bắc tiếp tục được khắc họa trong câu thơ :” ngàn thước lên cao
ngàn thước xuống”
+ điệp ngữ “ ngàn thước “ cùng từ chuyển động lên xuống khắc lên sự hùng vĩ, dữ dội của núi cao,
vực sâu trùng trùng điệp điệp
+ sau những hình ảnh thơ dữ dội, dòng thơ với 7 thanh = liên tiếp :
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
=> mở ra 1 không gian xa rộng, huyền ảo bên dưới tầm mắt. Trong màn mưa mù phủ khắp trời đất,
thấp thoáng ẩn hiện những mái nhà như bồng bềnh, chơi vơi giữa biển sương mù. Ánh mắt người lính
hướng về nơi chốn bình yên ấy với những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến cùng nỗi nhớ trào dâng
trong lòng người xa nhà
=> 4 dòng thơ đạt đến trình độ “ thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc “. QD đã dùng ngôn từ để
chạm khắc 1 không gian với núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, trên chặng đuồng hành quân gian
khổ, chạm khắc vào lòng người ý chí bản lĩnh của những tâm hồn trẻ trung và tư chất nghệ sĩ của lính
TT

 Câu 9-10
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
- Nhớ TT nhà thơ nhớ về đồng đội trên con đường hành quân gian nan, mệt nhọc “ không bước nữa “
và “ bỏ quên đời “ là cách nói đậm chất TT. Dù nói giảm nói tránh nhưng người đọc vẫn có thể cảm
nhận được sự khốc liệt, bi thương của cuộc chiến, trên đường hành quân sức khỏe của người lính bị
bào mòn bởi những nẻo đường xa, thời tiết khắc nghiệt, đói khát và cả bệnh tật hoành hành. Họ thiếp
đi trong chốc lát để lấy lại sức lực cho chặng hành quân tiếp theo những cũng có thể đó là sự thiếp đi
mãi mãi. Lính TT chịu đựng gian khổ và hi sinh thầm lặng những vẫn rất hiên ngang, Câu thơ vs
giọng điệu vừa thấm thía chua xót vừa ngang tàng cứng rắn đậm chất lính

 Câu 11-12:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người ”
- Khó khan, gian khổ mà người lính trải qua không chỉ là hình khe thể núi, là thời tiết khó khăn khắc
nghiệt bào mòn sức sống con người mà lính TT không ai là không nhớ tới cảnh tượng “Chiều..người
+ “chiều chiều”,”đêm đêm”: từ láy toàn phần diễn tả sự thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại như 1
vòng quay bất biến những hiểm nguy rình rập người lính.
+ NT nhân hóa “thác gầm thét “, “cọp trêu người “tạo ấn tượng về cảnh rừng riêng, hoang sơ, đầy thú
dữ. Danh từ “Mường Hịch” gây ấn tượng về 1 vùng đất dữ dằn, bí ẩn. Chỉ đọc 2 tiếng như đã thấy
đâu đây dấu chân cọp lướt qua. Thế nhưng chỉ 1 từ “trêu” cũng đã khiến những hiểm nguy tan biến,
oai linh bí hiểm của núi rừng cũng chỉ như 1 trò chơi thử thách ý chí, sự can trường của đoàn quân TT

 Câu 13-14
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- Câu thơ gợi nhiều bâng khuâng, lưu luyến, vấn vương thấm thía ngọt ngào. Cảm xúc nhớ thương
dồn nén như bật lên thành ơi trong than từ “ Nhớ ôi” đó là nỗi nhớ những bản làng, những nếp nhà
ấm áp nơi đó có mẹ, có chị, có em có những bát cơm thơm dẻo, những nụ cười than thương làm ấm
long người lính
- “mùa em” là 1 sáng tạo ngôn từ hết sức độc đáo, bạo lạ, thật đa tình, thật TT. Mùa em không phải là
mùa của thiên nhiên đất trời mà là mùa có em, mùa ấm áp những kỉ niệm về em, có ánh mắt song
sánh, nụ cười rạng rỡ, hương sắc nồng nàn, đó là mùa của yêu thương, của nhớ nhung hò hẹn
=> Bằng bút pháp hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn, chất họa kết hợp chất nhạc, đoạn thơ đã
dựng lại chặng đường hành quân giữa núi rừng TB hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ thơ mộng. Ở đó
đoàn quân TT hào hung đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người.

C. Kết bài
 Giá trị nội dung: 
- Đoạn thơ 14 câu tái hiện rõ nét thiên nhiên và con người Tây Bắc, trên nền thiên nhiên những người
lính Tây Tiến hiện lên thật oai hùng, bi tráng.
 Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm để khắc họa một bức
tranh giàu màu sắc, đường nét.
- Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc => dựng lại con
đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.
+ Nghệ thuật hài thanh: Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở.
+ Thơ mộng, trữ tình: với các từ ngữ độc đáo, ấn tượng: “hoa về” chứ không phải “hoa nở”; “đêm
hơi” chứ không phải “đêm sương”.

2. VẺ ĐẸP HÀO HOA, HÀO HÙNG CỦA NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN TRONG ĐOẠN 3.
A. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Đoạn thứ ba của bài thơ, đã khắc họa rõ nét hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng
bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.
B. Thân bài.
 4 câu đầu : Vẻ đẹp phi thường của người lính TT
- Trên đường hành quân vượt qua bao gian nguy, hiểm trở binh đoàn TT hiện ra giữa núi rừng TB
vừa kiêu hung vừa cảm động. Người chiến binh với quân trang màu xanh thấp thoáng cành lá ngụy
trang với nước da xanh, phong sương. Đó là dấu ấn của những trận sốt rét rừng. Đó là biểu hiện của
sự thiếu thốn về thuốc men, lương thực và đậm nét nhất có lẽ là hình ảnh “không mọc tóc “
=> Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu chống Pháp.
+ “không mọc tóc” là hình ảnh phản chiếu sự khốc liệt của chiến trường, là 1 sự khẳng định “người
lính ốm nhưng không yếu “
+ “quân xanh màu lá” >< “dữ oai hùm” : nổi bật khí phách hiên ngang của người lính TT đã làm cho
quân giặc khiếp sợ => 1 sáng tạo nghệ thuật của QD. Nhà thơ đã lấy cái thô, cái mộc để tô đậm cho
vẻ đẹp và dung khí của lính TT
- Gian khổ, ác liệt là thế nhưng những người lính Hà thành vẫn có những giấc mơ, giấc mộng đẹp
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Hình ảnh “ dáng kiều thơm “ có thể là hình ảnh của những cô gái Hà thành thướt tha, duyên dáng,
dưới ngòi bút lãng mạn của QD, những người lính không đơn thuần chỉ là những chiến binh mà họ
còn là những tâm hồn lãng mạn. Chính hình bóng của quê hương là động lực để họ tiếp tục dấn thân
trên con đường chiến đấu
 Sự hi sinh anh dũng của người lính TT
- Trên chặng đường hành quân gian khổ, bao đồng đội của nhà thơ đã ngã xuống. Họ nằm lại nơi
chân đèo, góc núi. Những nấm mồ của người lính rải rác ở biên cương. Câu thơ để lại trong long
người đọc biết bao sự thương cảm, biết ơn, tự hào. Nếu tách câu thơ này ra khỏi đoạn thơ thì nó chỉ là
1 bức tranh ẩm đạm nhưng đặt trong văn cảnh câu thơ kết nối với câu thơ phía sau
“Rải rác biên cương mùa viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ “đời xanh” ẩn dụ cho quãng thời gian đẹp nhất của con người
=> Nâng tầm chí khí, tầm vóc của người lính TT. Các anh ra trận vì 1 lí tưởng cao đẹp : chiến đấu vì
độc lập, tự do cho dù có thể phải đánh đổi bằng cả sinh mạng của mình. Câu thơ là lời thề thiêng liêng
cao cả
- QD đã ghi lại 1 cách chân thực, cảm động cảnh tượng bi trang trên chiến trường miền TB thuở ấy:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
+ Tráng sĩ ngày xưa ra xa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh còn các chiến sĩ TT với
chiếc áo bào đơn sơ, bình dị lại sử dụng để thay cho chiếu khi về với đất mẹ
+ Cách nói cường điệu để diễn tả 1 cái chết trang trọng. Đó là sự bất tử của những người đã chiến đấu
vì độc lập, tự do. Kết hợp với cụm từ “anh về đất” => cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Tác giả coi sự
hi sinh của người lính TT là 1 sự hoàn thành nhiệm vụ với quê hương, với dân tộc và đất mẹ đã dang
tay đón các anh. Linh hồn của các anh đã hòa vào cỏ cây, song núi
- Sông Mã: người bạn thủy chung của ng lính TT cx dã có mặt để tiễn đưa các anh. Bao yêu thương
dồn nén đã được bộc lộ qua động từ mạnh “gầm”. Âm hưởng bi tráng được đẩy lên dữ dội. Âm thanh
của dòng sông như tiếng đại bác tiễn đưa các sĩ tử về cõi vĩnh hằng. Không 1 giọt nước mắt nhưng
câu thơ là nén tâm hương của thiên nhiên, đất trời với lính TT
=> Hình tượng người lính TT được khắc họa bằng cảm hứng bi tráng kết hợp với bút pháp lãng mạn,
độc đáo, chân thực, ấn tượng với giọng thơ trầm lắng cùng nỗi nhớ thương da diết của QD. Bức
tượng đài bất tử về chiến binh TT, về người lính trong buổi đầu chống pháp vừa oai phong lẫm liệt
vừa lãng mạn hài hòa in đậm trong trái tim người đọc.
C. Kết bài
- Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ
đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của
những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.
- Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và Quang Dũng, qua
bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân
dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.

Bài 3: Việt Bắc – Tố Hữu


I/ Kiến thức cần nhớ
1. Tác giả
 Tiểu sử
 Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền,
Thừa Thiên - Huế
- Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay. Cả hai truyền cho
nhà thơ tình yêu văn học dân gian.
- Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
- 1938 ông được kết nạp Đảng.
- Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.
- Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
- Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
- 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn
nghệ.
- Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và
Nhà nước.
- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Năm 2002: Qua đời
 Đường cách mạng, đường thơ:
a) Tập thơ "Từ ấy" (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước
trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba
phần:
   + "Máu lửa" sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong
xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.
   + "Xiềng xích" sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên
cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.
   + "Giải phóng" sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng --> Ca ngợi thắng lợi của cách
mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.
b. "Việt Bắc"(1946-1954): Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng
của dân tộc. Gồm 27 bài
- Tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến: 9 anh vệ
quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …
- Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - miền ngược, cán
bộ - quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …
c. "Gió lộng" (1955-1961): Sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đấu tranh thống nhất nước nhà . Gồm 25 bài
- Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng.
- Ngợi ca cuộc sống trên miền Bắc.
- Tình cảm thiết tha, sâu đậm vối miền Nam ruột thịt.
d. "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
- "Ra trận" bản hùmg ca về "Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời".
- "Máu và hoa" ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự
hào phơi phới khi toàn thắng về ta.
e. "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương
chiến tranh , xây dựng ,đổi mới .
- Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.
- Niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ "nhân" luôn toả sáng trong tâm hồn
mỗi con người .
 Phong cách thơ
a. Về nội dung
+ Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách
mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
+ Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách
mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
   Ví dụ: Việt Bắc gắn liền với cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp.
+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với
sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
b. Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc
+ Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn
ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
+ Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú
của tiếng Việt.

2, Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:


- Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên
Phủ
- Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành
cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này

3, Nội dung
- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con
người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào
dân tộc…
- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả
dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội,
đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.

4, Nhan đề
- Nhan đề Việt Bắc gợi ra niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.
- Thể hiện được niềm tin, sự tự hào về sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân giữa Trung ương
Đảng, chính phủ, bác Hồ, người kháng chiến với người dân Việt Bắc để tạo nên chiến thắng vang dội.
- Việt Bắc được sáng tác trong sự kiện lịch sử đặc biệt nên có thể nói nhan đề Việt Bắc còn là ẩn dụ
cho những tình cảm thủy chung, son sắc của người kháng chiến với chiến khu kháng chiến và con
người kháng chiến.
- Việt Bắc đã gợi nhắc lại những kỉ niệm, những tháng ngày gian khổ và chiến thắng hào hùng
- Hai chữ Việt Bắc như kết tinh những tình cảm thủy chung son sắc, sự chân thành tha thiết giữa tác
giả, những người kháng chiến với vùng đất và con người Việt Bắc.

5, Ý nghĩa lời đối đáp và cặp đại từ mình - ta


- Thể thơ và cách xưng hô này rất phổ biến trong ca dao, dân ca Việt Nam đặc biệt là những câu
hát giao duyên. Chính nhờ sự đối đáp này mà người đọc có thể hiểu được đoạn đối thoại giữa người
đi và ở cũng như diễn tả được nghĩa tình sâu nặng giữa những cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt
Bắc. Bằng việc phân thân thành hai nhân vật trữ tình cũng giúp tác giả bộc lộ nhiều hơn những cảm
xúc trong lòng mình đồng thời tạo nên sự đồng điệu đối với người đọc . Điều đặc biệt là cấu trúc
truyền thống này không chỉ được tác giả sử dụng một lần mà đã trở thành một điệp khúc luyến láy tài
hoa.
- Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói - ngôi thứ
nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi
ta chỉ chúng ta.
- Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:
+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ
những hoa cùng người).
+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình
đi mình lại nhớ mình).
- Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào,
sâu lắng. Lối xưng hô gần gũi đó từng xuát hiện trong ca dao, dân ca
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc
thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một. Điều đó cũng thể hiện tình cảm
của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến
gian khổ.

You might also like