You are on page 1of 9

CHUYÊN ĐỀ TÂY TIẾN – QUANG DŨNG

Đề số 1: Cảm nhận của anh chị về 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
A. Mở bài
C1: Hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng đã trờ
thành quầng sáng trung tâm của thời đại, thắp lên bao mạch nguồn cảm hứng thi ca. Ta yêu sao
nét quê chân chất của anh lính nông dân trong bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu), ta yêu lắm hình
ảnh “giọt giọt mồ hôi rơi, trên má anh vàng nghệ” của anh vệ quốc quân trong thơ ca Tố Hữu, ta
khắc khoải, nôn nao theo nỗi nhớ da diết cồn cào của anh lính Tây Tiến hào hoa, kiêu hùng trong
bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng. Nỗi nhớ ấy được thể hiện tập trung, rõ nét trong khổ mở đầu của
bài thơ:
“Sông Mã …..nếp xôi”.
C2: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Chế Lan Viên thật tài tình khi rút
ra được quy luật cảm xúc của con người. Những dấu chân qua, những vùng đất lạ và những tháng
ngày gắn bó không thể nào quên sẽ biến cái xa lạ thành thân thiết, vùng đất thành tâm hồn. Cùng
mạch nguồn cảm xúc ấy, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một dấu nhớ da diết cồn cào về
thiên nhiên, con người Tây Bắc và đoàn binh kiêu dũng, hào hoa. Nỗi nhớ ấy thấm sâu vào từng
hình ảnh, lời thơ trong khổ mở đầu: “Sông …..”.
C3: Tây Bắc – vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu của Tổ Quốc đã đi vào văn học với bao cảm xúc
khác nhau. Đó là tiếng reo vui lên đường để đi gặp “mẹ của hồn thơ” trong bài Tiếng hát con tàu
của Chế Lan Viên. Đó là hình ảnh thiên nhiên vừa hung bạo, vừa trữ tình cùng con người gan dạ
và tài hoa trong “Người Lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Và đó còn là dấu nhớ da diết, cồn
cào của người lính Tây Tiến về những năm tháng gian khổ mà hào hùng trong bài thơ Tây Tiến
của Quang Dũng. Nỗi nhớ ấy ngân dài, lan xa, thấm sâu vào từng câu chữ trong khổ thơ đầu:
“Sông…..”
B. Thân bài
1. Giới thiệu vài nét về phong cách thơ QD và hoản cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến
2. Phân tích đoạn thơ
a. Nỗi nhớ - cảm xúc chủ đạo của bài thơ (02 câu đầu)
Mở đầu bài thơ là tiếng vọng tha thiết, ngậm ngùi nhớ về Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi”.
Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến không chỉ là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm mà còn là đơn vị cũ
thân thương. Nỗi nhớ trào dâng, không kìm nén nỗi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi “Tây Tiến
ơi”. Câu cảm vang lên khi nhắc đến Sông Mã, con sông gắn liền với những chặng đường hành quân
của người lính TT, với những năm tháng không thể nào quên là tiếng lòng ngậm ngùi, thương nhớ,
có chút luyến tiếc, cồn cào.
Vần bằng” ôi” “ơi” kết hợp cùng nỗi nhớ “chơi vơi” ở câu sau tạo thành tiếng kêu của nỗi
nhớ, vọng vào không gian, núi rừng Tây Bắc.
Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vì gắn liền với địa danh Tây Bắc : “nhớ về rừng núi”, vừa xa xôi
không định hình ; “nhớ chơi vơi” tạo âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc
vang xa đến mênh mông vô tận.
b. Nhớ thiên nhiên Tây Bắc
Nỗi nhớ đầu tiên là nhớ về “rừng núi”, nhớ không gian núi đèo hiểm trở, hoang vu mà không
kém phần thơ mộng, mĩ lệ.
 Thiên nhiên khốc liệt hiểm trở
“Dốc lên ........ngàn thước xuống”
Thi trung hữu họa (trong thơ có họa) là đây! Bốn câu thơ như một bức tranh tả thực nét gân
guốc, hiểm nguy và cả thơ mộng, trữ tình của núi rừng TB.
Điệp từ “dốc” : gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau.

Những từ láy tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đặt trong câu thơ nhiều thanh trắc góp
phần miêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núi rừng miền tây. Con đường hành quân qua dốc núi
vừa gồ ghề, gập ghềnh, trắc trở ; vừa cao vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo bao nhiêu
nguy hiểm khó khăn, vất vả với núi cao, vực sâu, với sương giăng, mưa rừng, thác lũ. Sự trùng điệp
của núi đèo miền Tây trong bài thơ TT làm gợi nhớ đến mấy câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm:

“Hình khe thế núi gần xa/ Đứt thôi lại nối thấp đà lại cao”.

Núi cao ngút như chạm đến mây trời, mây như những cồn xa heo hút. Để rồi, khi trèo lên đến
đỉnh cao của núi non hùng vĩ, mũi súng của người lính TT như chạm được mây, “Súng ngửi trời”.
Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh
nghịch của tâm hồn người lính bay bổng, hào hoa. Chất lãng mạn đã nâng cánh, tiếp thêm sức mạnh
tinh thần để người lính chinh phục hiện thực khắc khổ, hiểm nguy.

Điệp từ “ngàn thước lên cao” đối lập “ngàn thước xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm chiều cao,
độ sâu và tạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đèo. Câu thơ như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ
xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn lên sâu thăm thẳm. Chiều cao và chiều sâu
của dốc núi dựng đứng đã đặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ. Dường như trong thế đứng
hùng vĩ ấy, trong âm hưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằn của chiến
sĩ Tây Tiến.
 Thiên nhiên thơ mộng trữ tình
Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanh thoát, lãng mạn, mềm mại,
khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc : “Nhà ai pha luông mưa xa khơi”.
Câu thơ chỉ toàn thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, thanh thản sau khi vượt qua khó khăn của
người lính. Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theo cơn mưa rừng xa tận Pha Luông, không gian thơ
mộng mở ra với những mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm áp, gần gũi; tiếp thêm sức
mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặng đường dài hành quân vất vả.
Bằng những từ ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tả thực và
cảm hứng lãng mạn, thiên nhiên TB trong hoài niệm của QD hiện lên xa xôi mà gần gũi, hoang vu
mà thân thiết, dữ dội mà trữ tình, khắc nghiệt, hiểm trở mà hùng vĩ, tráng lệ.
c. Nhớ đồng đội Tây Tiến
Trên cái nền thiên nhiên đa dạng, độc đáo ấy, chân dung của người lính TT hiện lên có cả nét
khắc khổ của hiện thực gian lao, có cả cái hóm hỉnh, nhẹ nhàng, tình cảm của những con người lạc
quan, kiêu dũng.
“Anh bạn dãi dầu ................”.

Quang Dũng tả rất thực những khó khăn của cuộc kháng chiến mà đoàn quân Tây Tiến đã gặp
nhưng không làm bài thơ trở nên bi thảm, lòng người bi quan mà chỉ để ca ngợi người lính. Tác giả
lại tiếp tục đưa ta đến với người lính cũng bằng ngòi bút rất thực ấy. Trước gian khổ, trên đường
hành quân, nhiều người đã nằm lại mảnh đất xa lạ để không bao giờ tỉnh dậy:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa”

Nhưng anh hùng làm sao, những con người đã ngã xuống ấy! Người lính không chịu nỗi gian khổ đã
hi sinh nhưng cũng tìm được cho mình một tư thế chết của người chiến sĩ:

“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

“Bỏ quên đời” chỉ là cách nói nhằm giảm nhẹ sự mất mát, tang thương khi người lính từ trần. Nhưng
hình ảnh sử dụng, rất đắt là hình ảnh “gục lên súng mũ”. Ta chợt nhớ đến dáng đứng của anh giải
phóng quân về sau:

“Anh ngã xuống torng khi đang đứng bắn

Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

Cái tư thế oai hùng ngay cả khi đã ngã xuống lòng đất mẹ ấy sẽ mãi mãi là dấu ấn không thể
nào quên trong lòng của độc giả bao thế hệ. Và nó mãi mãi là nỗi nhớ không phai mờ trong tâm trí
của người lính Quang Dũng. Nỗi nhớ về con người và vùng đất TB không chỉ được mở ra theo chiều
không gian, với hàng loạt địa danh xa lạ mà gần gũi như Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai
Châu, mà nó còn trải dài, xuyên suốt theo chiều thời gian:
“Chiều chiều ....Đêm Đêm”. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, bản thân địa danh Mường Hịch
đọc lên đã tạo âm hưởng độc đáo, khiến ta liên tưởng đến tiếng chân của cọp trong đêm khuya.
Thiên nhiên hoang sơ, bí hiểm, nhưng con người Tây Bắc rất giàu tình cảm:
d. Nhớ con người Tây Bắc (hai câu cuối)
“Nhớ ôi ....”
Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo. Tâm hồn lãng mạn, tinh tế của
người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp với những sinh hoạt bình dị và tấm lòng của người dân
vùng cao dành cho chiến sĩ. Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôi nếp thơm
nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng da diết, khắc khoải của hoài niệm.
3. Đánh giá chung
Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường
hành quân của doàn quân Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về
thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ.
Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiên nhiên
Tây Bắc. Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng
nhung nhớ về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi.
C. Kết bài

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về 8 câu thơ thuộc đoạn 2 (TT – QD)
A. MB: CHỐT 8 câu thơ đoạn 2: ký ức về đêm liên hoan ấm áp tình quân dân và cảnh
sông nước miền Tây thơ mộng.
B. TB:
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn 1; nêu vị trí đoạn thơ cần phân tích
- QD – TT: xem đề 1
- Tóm lược nội dung đoạn 1, nêu vị trí – bối cảnh của đoạn cần phân tích:
+ Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ - chất liệu kết nối quá khứ và hiện tại,
thắp sáng, soi rọi từng mảng màu kí ức xa xôi, từ con đường hành quân cho đến những
gương mặt dãi dầu sương gió.
+ Ký ức về một thời TT như một cuốn phim quay chậm, với những thước phim vô cùng
sinh động, rõ nét về hình ảnh. Trong đó, kỉ niệm đêm liên hoan và bức tranh sông nước
trên dặm dài hành quân của người lính là một vệt sáng lung linh.
2. Phân tích 8 câu thơ đoạn 2
2.1. Kỉ niệm đêm liên hoan ấm áp tình quân dân (câu mở đoạn – nêu luận
điểm 1):
(trích 4 câu trên)
- Kỉ niệm, kí ức là những thứ đã lùi xa nhưng có sức sống, sức ám ảnh vô cùng mãnh liệt.
Nó xòa nhòa khoảng cách không gian, thời gian; tạo ra sự đan xen hòa trộn giữa mơ và
thực, giữa quá khứ và hiện tại. Chính điều này, đêm liên hoan đã lùi xa sẽ được làm
sống lại từ không khí, âm thanh, hình ảnh và cả cảm xúc:
+ “bừng”: đt mạnh, gây ấn tượng về khung cảnh và không khí của đêm hội. Đó là sự
bừng sáng của đuốc, không khí tưng bừng rộn rã của đêm hội quân dân. Ngoài ra, nó
còn gợi liên tưởng đến sóng mắt say mê, đa tình, ánh mắt ngời ngợi niềm vui sướng hân
hoan hạnh phúc khi hòa vào cuộc vui của những người lính trẻ.
+ “đuốc hoa”: từ hình ảnh thực là những bó đuốc lập lòe tỏa sáng trong đêm, QD đã tạo
ra cách nói ẩn dụ thú vị - đuốc hoa – những bông hoa ánh sáng từ đuốc -> khiến không
gian núi rừng TB trở nên lung linh hơn, thơ mộng hơn. Về âm thanh, từ “đuốc hoa” khi
đọc gần giống với từ “chúc hoa” – mở ra trường liên tưởng táo bạo, bất ngờ, thi vị: đêm
hội của quân dân bỗng gợi liên tưởng về đêm hội hoa đăng dành cho tân lang và tân giai
nhân -> vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi, đa tình, lãng mạn, mộng mơ của tâm hồn lính trẻ!
+ “Kìa em…tự bao giờ”: câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, mê đắm trước sự
xuất hiện lộng lẫy, lạ lẫm của “em” – bông hoa của núi rừng TB. “EM” của đêm hội đã lùi xa, bây
giờ hồi tưởng lại, QD vẫn còn vẹn nguyên niềm ngỡ ngàng thích thú. Đấy là sự kì diệu của nỗi
nhớ! Chính nỗi nhớ da diết đậm sâu đã níu quá khứ hiện về vẹn nguyên, tươi mới cả hình ảnh lẫn
xúc cảm đã qua!
 Đêm hội bập bùng ánh sáng (đuốc), rộn rã âm thanh (khèn), nồng nàn những vũ điệu (man điệu ->
hòa quyện vào nhau tạo nên chất men say, chất thơ quyến rũ lòng người, biến xa lạ trở thành thân
thương gần gũi! Câu thơ cuối “Nhạc …thơ” sử dụng 6 thanh bằng tạo nét nhạc chơi vơi, bâng
khuâng, xao xuyến lòng người ….(kết đoạn)
2.2. Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng (mở đoạn – nêu luận điểm 2):
(trích 4 câu thơ dưới)
- Từ những thước phim cận cảnh về đêm hội, QD lia ống máy để ghi lại linh hồn, sắc
màu bảng lảng của không gian sông nước miền Tây:
+ Câu thơ mở ra không gian thời gian cụ thể - Châu Mộc, chiều sương ấy – nhưng gợi
ra cả sự mông lung, vô định. Nó vừa là một buổi chiều sương giăng, vừa gợi nhớ muôn
buổi chiều ngập sương ở vùng rừng núi âm u, mênh mang này!
+ Bút pháp chấm phá tinh tế: không gian sông nước rộng, cảnh vật thưa thớt, thấp
thoáng bóng người, bóng hoa. Người ẩn hiện, hoa đong đưa; chiều mông lung sương,
hồn lau phảng phất, người chỉ hiện lên trong một dáng, hoa chỉ gợi qua một điệu.
Những nét vẽ mờ nhòe, mông lung lột tả sinh động cái mộng mơ của cảnh vật, cái hư ảo
của hoài niệm, cái tinh tế của tình cảm.
+ Điệp cấu trúc CHTT “Có thấy ….Có nhớ….” Có âm điệu dồn dập, khắc khoải, khơi
gợi tình cảm, lay động kí ức của con người về mảnh đất đã từng gắn bó (“Khi ta ở ….) -
> lau lách vô tri vô giác bỗng có linh hồn, gợi nhớ gợi thương; hoa dường như cũng lả
lơi tình tự, xao xuyến bâng khuâng (Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết/ Những vật bình
thường bỗng hóa thành thơ)…
 4 câu thơ tô đậm tình yêu thương, nỗi nhớ nhung đậm sâu của QD dành cho vùng
TB nên thơ, diễm lệ, trữ tình. (kết đoạn)
3. Đánh giá chung về NT, ND: tham khảo đề 1/ ghi nhớ SGK
C. KB: tham khảo đề 1.
Đề 3: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp người lính TT trong đoạn 3
A. MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: hình ảnh người lính TT trong đoạn 3. (tham khảo đề 1)
B. TB:
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, tóm lược nội dung đ 1.2; nêu vị trí – đối
tượng cần phân tích ở đoạn 3
- QD – TT: tham khảo đề 1+giới thiệu về binh đoàn Tây Tiến
- Kết cấu bài thơ tuân theo logic của mạch hồi tưởng: từ thực tại vọng về hoài niệm để trở
lại với thực tại. Trong trật tự ấy, tượng đài người lính TT được khắc họa trang trọng,
đậm nét ở đoạn thứ 3. Đến đây, những điều thấp thoáng hiện ra từ các khổ thơ trước:
ánh mắt, giọng nói, hơi thở, cử chỉ của người lính trên những cung đường hành quân đã
hóa thân trọn vẹn vào bức chân dung đặc tả, tạo thành bức tượng đài bất tử về tập
thể người lính TT vô danh.
2. Phân tích đoạn 3:
2.1. Ngoại hình dáng vẻ và tư thế, khí thế oai hùng (Luận điểm 1)
(Trích 3 câu đầu)
- Dáng vẻ tiều tụy, in đậm dấu ấn khắc nghiệt của điều kiện chiến đấu: “không mọc tóc”, “quân xanh
màu lá”: những người lính bị căn bệnh sốt rét rừng cùng điều kiện chiến đấu nơi rừng thiêng nước
độc, đói ăn, thiếu thuốc men hành hạ, tàn phá cơ thể, khiến họ xanh xao vàng vọt, rụng hết tóc. Đấy
là chất liệu của hiện thực!
- Hiện thực thiếu thốn, gian khổ được khúc xạ qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, tạo thành
cách nói khẩu khí lính tráng, thành nét vẽ độc đáo về chân dung người lính:
+ cách nói chủ động “không mọc tóc”: toát lên sức mạnh ý chí của những con người luôn vượt lên
trên nghịch cảnh bệnh tật, gợi liên tưởng đến giọng ngạo nghễ, ngang tàng, mạnh mẽ của những anh
lính lái xe Trường Sơn trong thời chống Mỹ (Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật).
+ Hình ảnh “quân xanh màu lá”: vừa là màu da xanh xao bệnh tật, vừa gợi liên tưởng đến hình thức
ngụy trang độc đáo của bộ đội ta khi chiến đấu giữa núi rừng (“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/
BÓng dài trên đỉnh dốc cheo leo/Núi không đè nổi vai vươn tới/Lá ngụy trang reo với gió đèo – Lên
TB – Tố Hữu)
 Tạo nên diện mạo không thể lẫn vào đâu được của những người lính Tây Tiến – những
chân dung được lạ hóa bằng nét vẽ gân guốc.
- Ẩn sâu trong ngoại hình là sức mạnh nội tâm: “dữ oai hùm” là khí phách, tinh thần của đoàn
quân. “Mắt trừng” là ánh nhìn kiên định như muốn thiêu đốt kẻ thù – chi tiết cực tả cái phẫn nộ
sôi sục của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu, chói ngòi lí tưởng “trả nợ nước” của những
chàng lính trẻ.
=> Thủ pháp đối lập được sử dụng trong việc khắc họa sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và
nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng; đối lập giữa hiện thực thiếu thốn với ý chí, khí phách kiêu
dũng oai hùng. Bức chân dung lạ lẫm về những người lính đi từ cái dữ dội của rừng thiêng mà ra,
xuất quỷ nhập thần trong từng nhiệm vụ! (kết đoạn)
2.2. Tâm hồn lãng mạn, hào hoa (luận điểm 2)
(“Đêm mơ HN dáng kiều thơm)
- Không gian và thời gian đậm chất thơ:
+ Thời gian: “đêm” – lúc không gian bên ngoài tĩnh lặng, con người đối diện rõ nhất
với những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn mình -> thời gian của tâm trạng, cảm xúc,
của những nỗi niềm mơ ước riêng tư.
+ Không gian: Hà Nội – nơi những chàng trai ra đi, là hậu phương ngàn năm văn hiến,
là nơi có bóng dáng người thương.
+ Con người: dáng kiều thơm – những bóng hồng kiều diễm, là những cô thiếu nữ trẻ
trung, xinh đẹp, thanh lịch của vùng đất Hà thành.
 Câu thơ dệt mộng tưởng, thể hiện nỗi nhớ thương và ước ao của người lính hướng về hậu
phương. Đây là một nét vẽ bay bổng, lãng mạn từng cùng bài thơ và tác giả của nó chịu
lắm thăng trầm, bị ghép là mộng rơi mộng rớt tiểu tư sản. Thế nhưng, câu thơ là hào hoa
Tây Tiến, là lãng mạn, bay bổng Tây Tiến, cũng là sức mạnh của Tây Tiến. Những giấc
mơ chấp chới dáng kiều thơm trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó
khăn gian khổ, là lời thúc giục họ tiến lên phía trước, lại cũng là sợi dây thiêng liêng của
niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.
2.3. Lí tưởng khát vọng cao cả và sự hi sinh bất tử của người lính TT (Luận điểm 3 - mở
đoạn)
(Trích 4 câu cuối – đoạn 3)
- Lí tưởng, khát vọng được dâng hiến cho tổ quốc: (2 câu trên)
+ Câu thơ 7 chữ tập trung tái hiện những nấm mồ viễn xứ vô danh (“rải rác biên cương
mồ viễn xứ”). Từ láy “rải rác” làm nhói lòng người đọc về hiện thực tàn khốc của chiến
tranh – những cái chết, những nấm mồ hoang lạnh, xa quê nằm rải dọc các lưng đồi,
triền dốc. Ngòi bút của QD không hề né tránh hiện thực, né tránh cái chết. Thế nhưng,
câu thơ chứa đựng 5 chữ là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, hào hùng đã giúp
cho hiện thực chết chóc, buồn thương không chìm vào bi lụy, cúi đầu, tái hiện mất mát
nhưng vẫn ngời lên khí thế cứng cỏi, hiên ngang. Đó là sắc màu bi tráng mang đến sự
tôn nghiêm cho những nấm mồ viễn xứ, tôn vinh “những cái chết đã hóa thành bất tử”.
+ Xuất hiện ngay bên cạnh câu thơ gợi tả hiện thực khốc liệt là lời thơ vút cao tráng chí
oai hùng của người lính: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Hình thức phủ định
“chẳng tiếc” cùng hình ảnh ẩn dụ “đời xanh” (tuổi trẻ rực rỡ, tươi đẹp, ngắn ngủi, quý
giá của đời người) nhằm nhấn mạnh ý chí, quyết tâm ra đi vì nước của người lính. Vượt
lên tất cả là khát vọng được ra đi, được dâng hiến, được xả thân cho quê hương, xứ sở.
Hào khí thời đại của một thời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” đã ùa vào câu thơ,
tinh thần “nhất khứ bất phục phản” của chinh phu tráng sĩ thuở xưa cũng nhuộm thắm
từng ý thơ. Tất cả đã tô đậm tráng chí lẫm liệt, khát vọng cao cả được “nằm xuống cho
TQ đứng lên”, hi sinh đời xanh của mình để mang đến sự hồi sinh nhiệm màu cho đất
nước.
 Hai câu thơ vừa đặc tả được hiện thực chiến tranh khốc liệt, vừa chói ngời hào khí rực lửa
của thời kì kháng chiến, tạo nên tinh thần bi tráng và khẩu khí gân guốc, mạnh mẽ của
người lính TT.
(Hai câu thơ thấp thoáng hình ảnh của người lính trong bài thơ “Ngày về” của Chính Hữu:
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/ Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm/ Rách
tả tơi rồi đôi giày vạn dặm/ Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa)
- Sự hi sinh bất tử: 2 câu cuối – đoạn 3
+ “Áo bào” - những bức chiến bào đỏ thắm trong các trang thơ thuở trước, hoàn toàn
xa lạ với người lính trong thời kì chống Pháp. Đấy là tấm áo được dệt nên từ lòng tiếc
thương vô hạn, từ tình đồng đội đồng chí thiêng liêng và niềm tri ân trước những con
người tử vì nghĩa lớn. Chính chiếc “áo bào” tưởng tượng đã sang trọng hóa cái chết của
người lính, gợi nhắc đến tư thế thanh thản “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của những
tráng sĩ thời xưa.
+ “Về đất”: cách nói giảm nói tránh để chỉ sự hi sinh của người lính. Về đất là sự tựu
nghĩa bất tử của những con người thanh thản dâng mình cho tổ quốc. Cái chết của các
anh được đất mẹ thiêng liêng dang đón, được con sông Mã thay lời Tây Bắc/ nước non
tấu lên hồi kèn vĩnh quyết tiễn đưa. Một chữ “gầm” chất chứa được nỗi đau, khí phách
oai hùng của cả thời đại trong thời khắc tiễn đưa hồn tử sĩ.
 Câu trên nhẹ nhàng, thanh thản, kìm nén. Câu dưới dữ dội, gào thét. Con người câm lặng
trước nỗi đau, thiên nhiên “gầm lên khúc độc hành” bi tráng -> sự hi sinh thầm lặng, vô
danh mà cao cả, lớn lao của người lính TT nói riêng, thế hệ dâng mình cho sự sống của TQ
nói chung.
3. Đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung:
a) Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp tả thực với cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
- Sử dụng hiệu quả từ Hán Việt và các biện pháp tu từ
b) Nội dung: vẻ đẹp độc đáo của người lính Tây Tiến: vừa kiêu dũng hào hùng vừa lãng mạn
hào hoa. Từ bức tượng đài bất tử về tập thể người lính TT vô danh, QD đã hướng hồn thơ
ngưỡng vọng vào cả một thế hệ anh hùng – những con người đã “quyết tử cho TQ quyết
sinh”.
C. KB: tham khảo đề số 1
(Luyện tập:
(1) Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến
- Giải thích: vẻ đẹp hào hùng? (vẻ đẹp mạnh mẽ toát lên từ ý chí, từ cốt cách và phẩm
chất lính tráng); vẻ đẹp hào hoa? (vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ tâm hồn bay bổng, trí
tưởng tượng phong phú, trái tim sôi nổi đa tình)
- Phân tích các biểu hiện:
+ Vẻ đẹp hào hùng: sức mạnh hùng tâm tráng chí của những con người luôn vượt lên
trên nghịch cảnh, thử thách (dc?); lí tưởng khát vọng cao cả và tinh thần hi sinh vì nước
(dc?)
+ Vẻ đẹp hào hoa: trí tưởng tượng bay bổng, phong phú (dc?); tâm hồn mộng mơ, đa
tình (giấc mơ riêng tư về tình yêu đôi lứa)
- Bình luận, đánh giá: hai vẻ đẹp ngỡ đối lập nhau nhưng cùng tồn tại trong bức chân
dung về người lính TT -> vẻ đẹp độc đáo, lạ lẫm, giàu sức sống.
CHUYÊN ĐỀ “VIỆT BẮC” - TỐ HỮU
Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về 8 câu đầu trong đoạn trích VB:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

- Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
I. MB:
(1) “ Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta bừng ngọn lửa” (Chào xuân 67 – Tố Hữu)
Lời tâm niệm của TH đã được minh chứng xúc động và thuyết phục qua sự nghiệp thơ ca của ông.
Mỗi một tập thơ là một chặng đường CM của dân tộc, là một cuốn biên niên sử hào hùng mà tha
thiết lắng sâu. Trong đó, VB như một dấu son của lịch sử kháng chiến chống Pháp, đồng thời, là
đỉnh cao của thơ ca CM VN. Đến với 8 câu thơ đầu, ta như được hòa mình vào không khí chia
tay bin rịn, luyến lưu của một thời kì lịch sử không thể nào quên!
(2) “Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
(3) Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng” (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
B. TB
1. Đoạn văn giải thích (giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề và hình thức kết
cấu)
- Tố Hữu và Vb: xem lại kiến thức bài cũ
- Ý nghĩa nhan đề: VB là căn cứ địa cách mạng của thời kì kháng chiến chống Pháp, là chiếc nôi
nghĩa tình kháng chiến vô cùng gần gũi trong tâm thức của người Việt. Đấy là dấu son lưu giữ và kết
tinh tinh thần – sức mạnh dân tộc, tình yêu TQ – đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác TH. Đó vừa là tên
của một tập thơ, vừa là tên của một bài thơ tiêu biểu trong tập, tái hiện một chặng đường vĩ đại, vinh
quang của nhân dân.
- Hình thức kết cấu: theo lối đối đáp của cặp đại từ xưng hô “mình” – “ta” (nguồn gốc và ý nghĩa
biểu đạt?; sự vận dụng linh hoạt của TH và mục đích, ý nghĩa của việc vận dụng?; ẩn sâu trong cặp
đại từ xưng hô là lời của ai? Nhằm nói về điều gì?)
2. CÁC đoạn văn phân tích – chứng minh
2.1. 4 câu thơ đầu – Lời ướm hỏi gợi nhắc, khơi nguồn nỗi nhớ (luận điểm 1)
- Mở đoạn: Mở đầu khúc hát tâm tình Vb là lời ướm hỏi, khơi nguồn nỗi nhớ của người ở lại:
“- Mình về mình có nhớ ta (hỏi)
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng (gợi)
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?(gợi)
- Thân đoạn: (phân tích đoạn thơ trên từ từ ngữ -> chi tiết, hình ảnh -> câu thơ.; từ hình thức -
> nội dung ý nghĩa)
+ Hai cặp lục bát đều được khởi đầu bằng câu hỏi tu từ tạo âm hưởng dồn dập, khắc khoải cho
người nghe. Bptt lột tả được tâm trạng rối bời, thẫn thờ vì nhung nhớ, xen cả những âu lo phập
phồng thấp thỏm của người ở lại, rằng người ra đi sẽ quên hết những kỉ niệm đã có, những
tháng ngày xưa cũ, những ngọt bùi sẻ chia, những ước hẹn cùng nhau …Hỏi người cũng là để
bộc bạch nỗi lòng mình, bao yêu thương gần gũi chất chứa trong lời hỏi, trong điệp từ “nhớ”
và đại từ thân thiết “mình, ta”.
+ Kết cấu độc đáo của hai cặp lục bát: câu lục hỏi, câu bát gợi nhắc. Một câu gợi nhắc thời
gian (“mười lăm năm ấy …..nồng”), một câu gợi nhắc không gian (“nhìn cây nhớ
núi….nguồn”). Lời ướm hỏi gợi nhắc rất ngắn gọn, nhưng khơi nguồn nỗi nhớ về một thời
kháng Nhật chống Pháp khổ nhục mà vinh quang, làm sống lại dáng hình đặc trưng của vùng
VB mênh mông núi thẳm non cao. Bên cạnh đó, hình thức lẩy Kiều (“Mười lăm năm ấy biết
bao nhiêu tình”) và cách khéo léo gợi nhắc câu tục ngữ quen thuộc “Uống nước nhớ nguồn”
đã tô đậm tình nghĩa khắng khít đậm đà của hai miền xuôi ngược, nhắn nhủ tha thiết về đạo lý
truyền thống nghìn đời của dân tộc, mong người ra đi đừng bao giờ bội ước, lãng quên!
- Kết đoạn: Lời ướm hỏi của người ở lại dung dị, mộc mạc nhưng chứa đựng tình cảm thắm
thiết, sâu đậm và nghĩa tình cách mạng son sắt, thủy chung!
1.2. Lời bộc bạch, tâm tình của người ra đi (4 câu sau) (luận điểm)
- Mở đoạn: VB được kết cấu theo hình thức ý nối ý, lời tiếp lời. Đáp lại lời ướm hỏi của kẻ ở,
người ra đi bộc bạch nỗi niềm của mình trong buổi phân li:
“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay”
- Thân đoạn:
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” tạo sự lửng lơ, mơ hồ, phiếm định, xóa nhòa sự xác định về chủ thể
của lời nói, nhưng mở rộng biên độ cảm xúc đến vô cùng. Lời của kẻ ở hòa với lời người ra đi,
tiếng nói của con người dường như vang vọng, ngưng đọng vào cả không gian, thời gian, tạo
nên khúc chia tay ngậm ngùi, tha thiết …
+ Sự xuất hiện dồn dập, trùng điệp của các từ láy chỉ tâm trạng cảm xúc (tha thiết, bâng
khuâng, bồn chồn) tạo sự cộng hưởng, nhấn sâu về tâm trạng xao xuyến, vương vấn, bịn rịn,
nhung nhớ tiếc nuối trong ngày chia xa.
+ Hình ảnh hoán dụ (áo chàm -> nhân dân VB) cùng với nhịp thơ lẻ bất thường: cầm tay nhau/
biết nói gì/ hôm nay tạo tiết tấu đứt quãng, nhịp thơ như hẫng lại, lơi ra -> tiếng nấc nghẹn
ngào, những yêu thương không thể nói hết thành lời của cả kẻ ở lẫn người đi trong thời khắc
chia tay lịch sử
- Kết đoạn: bốn câu đáp như một sự hô ứng, đồng vọng, tạo nên những vòng tròn cảm xúc đồng
tâm mà tâm điểm của nó là nỗi nhớ nhung luyến tiếc không dứt, không nguôi. Cuộc chia tay
của đời sống chính trị đẫm đầy tâm trạng cảm xúc như cuộc chia tay của đôi lứa yêu nhau!
2. Đoạn bình luận đánh giá
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát giàu nhạc điệu; kế thừa nhuần nhuyễn và linh hoạt chất liệu
VHDGVN; ngôn ngữ mộc mạc, bình dị; hình ảnh thân quen, gần gũi; giọng điệu tâm tình ngọt
ngào sâu lắng
- Nội dung: Bức tranh chia tay thấm đượm tình quân dân được thể hiện da diết qua cái tôi trữ
tình chính trị say men lí tưởng Tố Hữu
 Tính dân tộc đậm đà, tính trữ tình chính trị độc đáo.
III. KB: xem lại bài cũ

You might also like