You are on page 1of 3

TÂY TIẾN-QUANG DŨNG ĐOẠN 2:”DOANH TRẠI BỪNG LÊN...

HOA ĐONG ĐƯA”

Nếu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn học Việt Nam với tác phẩm tiêu biểu là Bài thơ
về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật thì ở thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ
được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã thể hiện lên vẻ
đẹp hào hùng, anh dũng của những người chiến sĩ dưới ngòi bút tài hoa, lãng mạn đầy thi vị của tác giả.
Có lẽ khó có một bài thơ nào trong thời kì này sánh được bằng đoàn binh Tây tiến của ông. Và nổi bật là
hình ảnh của đêm liên hoan ấm áp tình quân nhân và cảnh sông nước miên tây thơ mộng. Cả đoạn thơ
là bức tranh thiên nhiên diễm lệ có sự hòa hợp diệu kỳ giữa thiên nhiên và con người. Cảnh trí miền Tây
dường như được tạo hình theo thi pháp truyền thống đậm chất Đường thi:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Bài thơ Tây Tiến ra đời khi Doàn Quân Tây tiến sau một quãng thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa
Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Ông dãd viết len
bài thơ “Nhớ Tât Tiến” và sau này khi in lại, ông đã đổi tên thành “Tây Tiến”. Tác giả chia sẻ không cần
thêm từ ‘nhớ’mà khi nhắc tới Tây Tiến, chính Tây Tiến là tiếng lòng chơi vơi thổn thức của người quân
nhân với mảnh đất Tây Bắc. Tác phẩm được in trong tập “Mây Dầu Ô. Ở đoạn trước hình ảnh người lính
Tây Tiến được Quang Dũng tạc ra hòa mình với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ. Ở đoạn hai, thiên nhiên và
con người Tây Bắc lại được mở ra với một vẻ đẹp mới, khác với đoạn đầu. Anh hùng trong chiến đấu
nhưng người lính Tây Tiến cũng say mê, lãng mạn trong đêm hội:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Đêm liên hoan văn nghệ diễn ra giữa lòng núi rừng đại ngàn của miền Tây nên cần phải có lửa đuốc để
soi sáng. Người đến xem và những chàng lính trẻ cầm trên tay bó đuốc là những thanh nứa, thanh tre
đập dập. Khi đêm liên hoan văn nghệ diễn ra cũng là lúc ánh sáng của lửa đuốc bừng lên soi tỏ mặt
người, ấm áp tình quân dân. Trong con mắt thơ tài hoa của QD đó là đêm hội đuốc hoa, ngọt ngào, đắm
say, lãng mạn như đêm động phòng hoa trúc của lứa đôi trong tối tân hôn. Thật là cảm xúc táo bạo và
khó phai mờ.
Ánh sáng bừng lên cũng là lúc những sắc màu lung linh tỏa rạng của những xiêm áo thổ cẩm”Kìa em
xiêm áo tự bao giờ”.Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu say đến cảm
phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của
các thiếu nữ Tây Bắc tôn vinh thêm vẻ đẹp của họ Quang Dũng không khỏi không thán phục đến ngạc
nhiên trước vẻ đẹp ấy. Em trở thành hạt nhân của bức tranh với vẻ đẹp xứ lạ phương xa.

Bừng lên cả âm thanh của tiếng khèn “man điệu”.Khèn lên man điệu nàng e ấp.Những điệu nhạc truyền
thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc du dương, bí ẩn hoang sơ như chốn núi rừng có sức mạnh
hút hồn các chàng lính trẻ.

Tiếng nhạc phiêu bồng đưa tâm hồn người lính thoát khỏi thời gian và không gian hiện tại, chơi vơi sang
tận thủ đô Viên Chăn của Lào. Người đọc chắc hẳn đã đặt câu hỏi vì sao? Thủ đô là trung tâm đầu não
của một quốc gia. Khi thủ đô còn bóng một kẻ thù nào thì dân tộc đó chưa có độc lập. Và khi bóng giặc
bị đẩy ra khỏi thủ đô cũng là lúc nam bang, bốn cõi đã cất lên khúc ca khải hoàn. Đêm liên hoan văn
nghệ diễn ra tại Viên Chăn của Lào ắt sẽ là đêm liên hoan vui niềm vui trọn vẹn, niềm vui trong chiến
thắng.Trong lúc mộng mơ nhất, người lính Tay Tien vẫn không quên nhiệm vụ của mình. Vẫn cháy bỏng
một khát khao quét sạch bóng quân thù ra khỏi biên cương, bờ cõi. Đó là khát vọng của lí tưởng chân
chính, đúng đắn.

Cả bốn câu tiếp là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Hình ảnh “người đi”có lẽ người đọc sẽ băn khoăn đặt lên một dấu hỏi: Người đi là ai? Phải chăng đó là
những chiến sĩ trong đoàn quân TT trên đường trường hành quân đã đi qua mảnh đất Châu Mộc của
Hòa Bình. Và giờ đây khi ngồi nhớ về Tay Tien , Quang Dung đã nhớ đến khoảnh khắc đầy ắp những kỉ
niệm cùng đồng đội thân yêu, nhớ từng khuôn mặt, từng bóng hình thân quen. Câu thơ xuất hiện một
cụm từ chỉ thời gian “chiều sương ấy”. Không định vị cụ thể đó là thời gian nào nhưng Quang Dũng chắc
còn nhớ như in đó là một buổi hành quân trong chiều sương mù giăng mắc, bao phủ mênh mang khắp
núi rừng, sông suối. Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái thực
của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích. Ta nhớ
rằng Quang Dũng là một họa sĩ bởi vậy đoạn thơ đậm màu sắc hội họa. Nét bút phác thảo của Quang
Dũng thật tài hoa. Không gian tràn ngập một màu trắng mờ mờ, bàng bạc của làn khói sương hư ảo chốn
núi rừng Tây Bắc. Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước, bến bờ hoang
dại như một bờ tiền sử.

“Hồn lau”: Những cây lau không còn vô tri vô giác mà ẩn chứa linh hồn. Phải là một hồn thơ nhạy cảm,
tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảm nhận được hồn lau đang giăng mắc, neo đậu bến bờ. Những bông
lau nở trắng khắp bờ sông, phất phơ trong làn gió nhẹ và sương khói lam chiều, nó không chỉ mang hồn
cốt của mảnh đất miền Tây mà còn kí thác anh linh của những người đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu.
Câu thơ này gợi người đọc nhớ tới câu thơ đầy ám ảnh của bà Huyện Thanh Quan xưa khi nhớ về kinh
đô Thăng Long cổ kính qua linh hồn cây cỏ:Lối xe ngựa cũ hồn thu thảo - Nền cũ lâu đài bóng tịch
dương.Và nay QD nhớ da diết núi rừng Tây Bắc qua hồn lau lay động bến bờ. Trung tâm, điểm nhấn của
bức tranh là hình ảnh con người chèo thuyền độc mộc trên dòng nước lũ.

Hình ảnh thiên nhiên với những bông hoa đang làm duyên, làm dáng, đong đưa trên dòng nước lũ thì
con người cũng đang duyên dáng, uyển chuyển tựa tay lái nở hoa trên dòng sông. Câu thơ không tả mà
gợi, gợi cái dáng mềm mại uyển chuyển của cô gái trên chiếc thuyền độc mộc. Cảnh rất thơ và người
cũng rất tình. Bởi vậy tác giả như ngây ngất đắm say.

Điệp từ: “có thấy” “có nhớ”. Được lặp lại ở hai câu thơ liên tiếp như những câu hỏi đang xoáy sâu và
tâm can người đại đội trưởng QD. QD như muốn hỏi, muốn đối thoại: Đồng đội của tôi ơi, ai còn, ai mất,
có như tôi lúc này đang nhớ lại từng kỉ niệm đã qua, từng khuôn mặt, từng dáng hình đồng đội thân yêu
không. Với kết cấu câu thơ vắt dòng: “ấy” “thấy”, “bờ” “nhớ” khiến cho âm hưởng câu thơ cứ trào dâng
da diết. Cảm xúc cứ dạt dào cuộn xoáy, câu thơ này gọi câu thơ khác, nỗi nhớ này gọi về nỗi nhớ kia. Tất
cả cứ ào ạt, xô bờ, vỗ sóng trong tâm hồn nhà thơ.

Những câu thơ đầy ánh sáng và âm thanh, có thơ và có nhạc, đối lập hoàn toàn với những con đường
hành quân gian lao, nguy hiểm, với những thiếu thốn, nhọc nhằn... Điệu nhạc hồn thơ như thăng hoa
cho tâm hồn người chiến sĩ cất cánh, hòa nhịp vào những điệu khèn, câu hát say mê. Không gian Tây Bắc
chơi vơi trong một miền tâm thức, với dáng người trên độc mộc, với dòng nước lũ hoa đong đưa, khắc
sâu, ghi tạc trong tâm hồn người chiến sĩ. Những câu hỏi tu từ dịu nhẹ, bâng khuâng làm không gian núi
rừng thêm chơi vơi, bảng lảng trong sương, trong khói. Ngòi bút tả thực của Quang Dũng đến đây trở
nên mềm mại và uyển chuyển, chứa đựng cái tình sâu lắng, thiết tha.Quang Dũng cũng không chỉ khắc
tạc hình ảnh của những người lính với một đời sống tình cảm hết sức phong phú, những tình cảm lớn lao
là tình quân dân. Quang Dũng đã đặc biệt quan tâm tới ý tưởng dựng tượng đài người lính Tây Tiến
trong tác phẩm của mình. Nhà thơ đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàng loạt những thủ
pháp như tương phản, nhân hoá, tăng cấp ý nghĩa để tạo ấn tượng mạnh, để khắc tạc một cách sâu sắc
vào tâm trí người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, của dân tộc.

Hơn năm mươi năm qua, bài thơ Tây Tiến vẫn còn sức quyến rũ với người đọc hôm nay, gợi về những
năm tháng không thể nào quên trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bằng bút pháp vừa hiện thực
vừa lãng mạn, Quang Dũng diễn đạt tài tình nỗi gian khổ trên những con đường hành quân của binh
đoàn Tây Tiến, dựng lên được hình tượng vô cùng đẹp đẽ về người lính với hào khí ngất trời trong chiến
đấu và nét hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn. Bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng cả
tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình.

You might also like