You are on page 1of 2

Có ai đó đã từng nói: “Thơ đồng thời là nhạc, là họa, là chặm khắc theo một cách riêng”.

Là một nghệ sĩ đa tài, có thể làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Từ đó, Quang Dũng đã
thể hiện tài năng, phong cách riêng qua những bài thơ đậm chất nhạc và họa của ông. Trong đó,
“Tây Tiến” là tác phẩm tiêu biểu hồn thơ của ông. Qua đó, bài thơ lột tả được cảnh thiên nhiên
hùng vĩ nhưng lại rất chân thực và lãng mạng qua ngòi bút của Quang Dũng. Trong đó khổ thứ
hai là không khí tươi vui của đêm liên hoan đậm tình quân nhân.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mang nhiệm vụ phối hợp bộ đội Lào
bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp. Với những cảm xúc chân thành khi
xa binh đoàn Tây Tiến, Quang Dũng đã viết ra bài thơ đầu năm 1948.
Bốn câu thơ đầu là không khí vui tươi của đêm liên hoang văn nghệ đậm tình quân nhân,
thể hiện tâm hồn trẻ trung quân nhân Tây Tiến:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp.
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”
Sau con đường hành quân đầy gian khổ, người lính cũng có những khoảnh khắc ấm áp tình cảm
trước sự đối đãi đầy tình người của dân bản địa. Hai từ “bừng lên” như tiếp thêm ngọn lửa náo
nhiệt, ấp ám đêm hội. Chính đêm ấy là sự chan hòa của “đuốc hoa”, của lửa trại, tiếng “khèn”,
tiếng hát đầy rộn rã. Ngoài ra, từ “đuốc hoa” thường là nến đốt trong phòng cưới nhưng bây giờ
lại thắp trong lửa trại quân nhân. Từ đó, Quang Dũng gửi khát vọng hạnh phúc về tình yêu đôi
lứa. Tuy bữa liên hoan giữa bộ đội và người bản địa đơn sơ, nhưng vẫn mang chất của bữa dạ
tiệc tưng bừng. Ở nơi “doanh trại” ấy, cụm từ “kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của
người lính trước vẻ đẹp của cô gái vùng cao với vẻ đẹp “e ấp” trên bộ trang phục “xiêm áo” .
Đặc biệt hơn trong cách dùng từ là xưng hô, ban đầu là “em” nhưng lại thay bằng “nàng”,
dường như đang tôn vinh vẻ đẹp người thiếu nữ lên tầm cao mới. Tiếng “khèn”, vũ khúc “man
điệu” hoang sơ đã cuốn húc họ, xua tan những âu lo, mệt mỏi của con đường hành quân. Những
người lính vốn xuất thân học sinh đâu phải chỉ sống với cuộc đời đầy gươm súng, họ còn mang
những nhu cầu văn hóa trẻ trung, lãng mạng.
Miên man trong dòng hồi tưởng về nỗi nhớ binh đoàn Tây Tiến, nhà thơ tiếp tục nhớ về
cảnh đẹp nên thơ núi rừng Tây Bắc. Nỗi nhớ ấy được khắc họa trong khung cảnh chia tay trên
miền nước sông vắng mang lẫn nỗi buồn thi vị:
“Người đi Châu mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ,
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Một không gian ngập tràn khói xương như cõi mộng cứ thế hiện ra. Hình ảnh “người đi” tượng
trưng cho người lính trẻ đang từ biệt vào buổi chiều trong chính không gian ấy. Ngòi bút của
Quang Dũng như có thần lực khi có thể chấm phá vài nét mà gợi ra không gian đẹp như truyện
cổ tích. Vẻ đẹp thiên nhiên say đắm lòng người cũng đi vào trang thơ Tố Hữu với lời thơ tuyệt
đẹp:
“Nông trường Châu Mộc như hoa nở
Giữa núi rừng Tây Bắc hát ca”
Tác giả không miêu tả chi tiết, cụ thể mà chỉ loáng thoáng nhưng cũng tạo ra bức tranh lụa
mượt mà. Câu hỏi tu từ “có nhớ”, “có thấy” cùng hình ảnh nhân hóa “hồn lau” kết hợp với từ
“nẻo bên bờ” đã tạo cảm giác mênh mông, mang nhiều chất thơ. Dường như tâm sự tác giả
được gửi gắm rằng hồn người lính gắn liền với hoa lau Tây Bắc, nay phải xa càng thêm nỗi nhớ.
Nổi bật trên dòng sông là “dáng người trên độc mộc” ở đây có thể hiểu vẻ mềm mại, uyển
chuyển các cô gái của cô gái vùng cao đưa chiến sĩ vượt sông hoặc dáng vẻ của người lính đang
chèo thuyền vượt sông, tiến về nơi “dòng nước lũ”. Không chỉ là hình ảnh con người trên dòng
sông thơ mộng, mà hoa cũng duyên dáng soi mình trên chính dòng sông ấy. Ngoài ra, thay vì
dùng từ nhân hóa “đung đưa”, Quang Dũng đã có cách dùng từ khéo léo khi dùng từ “đung
đưa” gợi hình thêm bông hoa thêm phần duyên dáng đầy mê say như những cô gái vùng cao
Tây Bắc. Dưới con mắt nghệ sĩ đa tình, đến cả những bông hoa dòng nước lũ cũng không hề vô
tri, vô giác ngược lại còn biết làm duyên, làm dáng, đó còn là cái đẹp kiêu hãnh thiên nhiên
được gợi trong câu thơ này.
Có thể nói, bài thơ đã rất thành công về nội dung và nghệ thuật. Về nghệ thuật, bằng
những hình ảnh nhân hóa, nhạc điệu cất lên từ tiếng khèn cùng với hình ảnh mềm mại, uyển
chuyển đã góp phần khắc họa nội dung cụ thể là tâm hồn lãng mạng người lính vô cùng sâu sắc.
Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã thể hiện rất tốt chất trữ tình của tác giả qua việc xây dựng
thành công vẻ đẹp Tây Tiến hào hoa, yêu đời. Bài thơ sẽ luôn có một giá trị to lớn trong lòng
người đọc về sau.

You might also like