You are on page 1of 5

TÀI LIỆU NGỮ VĂN ‖ LỚP 12 ‖ LUYỆN THI THPT QG 1

Văn bản

TÂY TIẾN
Quang Dũng

2. Đoạn 2: Kỷ niệm về tình quân dân và khung cảnh thiên nhiên miền
cao Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Đoạn thơ thứ hai của bài thơ mở ra những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên và con
người nơi miền Tây: nét đẹp thơ mộng, mơ màng của thiên nhiên và cái đẹp của tình quân dân
thắm thiết, đậm đà. Những nét vẽ bạo, khỏe, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ này được
thay bằng những nét mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng bị
hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương
xa. Cảnh ấy, người ấy được hiện lên trong một thời gian làm nổi lên rõ nhất vẻ lung linh, huyền
ảo của nó: Cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi chiều sương phủ trên
sông nước mênh mang.
▪ Đêm liên hoan cùng tình quân dân gắn kết
Một đêm liên hoan thắm tình quân dân được tả bằng những hình ảnh lung linh, rực rỡ
dưới ánh đuốc. Tất cả say sưa, lôi cuốn trong tiếng nhạc, điệu khèn. Những chữ: bừng lên, hội
đuốc hoa, kìa em liên tiếp nhau đã diễn tả sự hào hứng, thích thú, ngỡ ngàng của người lính trong
đêm liên hoan và trước sự xuất hiện của các cô gái trong những bộ trang phục dân tộc rực rỡ.
Bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, đầy tình tứ: Các cô gái với xiêm y lộng lẫy nhưng
vẫn giữ nguyên vẻ e ấp, dịu dàng. Câu thơ “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” gợi về không gian ở
biên giới Việt – Lào. Lời thơ khỏe khoắn, đầy nhiệt huyết, căng tràn nhựa sống cho thấy một
đời sống tinh thần phong phú, đa dạng; thiết tha, tin yêu với cuộc đời. Trở về sau bao vất vả
của đời lính chiến, họ vẫn là những chàng trai rạo rực thanh xuân, lạc quan, nhiều mộng tưởng.
Trong phút chốc, dân – quân hòa quyện như không hề có một khoảng cách. Người lính sống
trong tình thương yêu của người dân; cảnh tượng ấm áp, yên vui, như không hề có mưa bom,
bão đạn, bóng quân thù:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Tel: 0934.08.48.16 Email:
luan.nguyen@lehongphong.edu.vn
TÀI LIỆU NGỮ VĂN ‖ LỚP 12 ‖ LUYỆN THI THPT QG 2

Khèn lên man điệu nàng e ấp


Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Địa điểm là doanh trại thân quen, ấm cúng; chuyển không gian từ núi rừng hoang vu về
nét vẽ sinh hoạt đời thường ấm áp. Động từ “bừng lên” mạnh mẽ, kết hợp với hình ảnh “đuốc
hoa” xé toang màn đêm, thắp sáng cả doanh trại, lan tỏa ra khắp khung cảnh tịch mịch, u tối.
Hình ảnh “đuốc hoa” trước nay vẫn luôn gợi đến niềm hạnh phúc lứa đôi. Bởi là cây nến thắp lên
trong đêm tân hôn nồng cháy. Nguyễn Du từng viết trong “Truyện Kiều”: Đuốc hoa chẳng thẹn
với chàng mai xưa. Tố Hữu khi nhớ về Việt Bắc cũng từng viết về đêm liên hoan: Nhớ sao lớp học i
tờ / Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan. Tác giả sáng tạo, gắn kết độc đáo từ ngữ tạo thành
“hội đuốc hoa” để liên tưởng đến đêm liên hoan lửa trại bập bùng giữa những người lính, chiến
sĩ Tây Tiến với đồng bào, người dân bản địa. Câu thơ mở đầu vừa gợi được cái rộn rã của âm
thanh tiếng cười nói, tiếng hát hò, vừa làm nổi bật sự du dương, sôi động của nhạc cụ miền cao.
Tất cả mở ra thế giới khác giàu âm thanh, ánh sáng, kỷ niệm rực rỡ, êm đềm.
Trong khung cảnh ắp đầy hân hoan, hình bóng, dáng vẻ con người trở thành chi tiết
trung tâm. Cụm từ “Kìa em” đứng đầu cho thấy trạng thái ngạc nhiên, bất ngờ nhưng đồng thời
cũng tạo cảm giác thân thiện, vui mừng, gần gũi. Bức tranh trở nên sinh động, nhiều phấn khởi
với sự xuất hiện của nhân vật “em”. Những chàng trai, cô gái đan tay trong điệu nhảy truyền
thống hồ hởi, trong trẻo vô ngần. Sắc màu được gợi lên lúc này không chỉ có ánh lửa lung linh
mà còn đến từ váy áo xúng xính của thiếu nữ miền sơn cước. Con người hiện lên với sự trẻ
trung, kiều diễm, sẵn sáng hết mình nhộn nhịp chung vui.
Điểm nhấn của âm thanh vang lên giữa lời thơ là tiếng Khèn man điệu. Đây là một loại
nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc; “man điệu” là một điệu nhạc “lạ”, mang cái hồn
thiêng non núi, đặc trưng văn hoá vùng miền nơi đây. Hòa vào giai điệu mê đắm ấy hẳn là điệu
múa quê hương rộn ràng, thân thuộc, gắn kết bao người. Từ “e ấp” giàu sức gợi, liên tưởng đến
trạng thái, xúc cảm của con người. Vẻ xinh đẹp, dịu dàng, kín đáo khiến cho câu thơ cũng trở
nên tình cảm, nồng nàn và lãng mạn hơn. Ý thơ đẹp, lời thơ bay bổng, tô vẽ tâm hồn người
chiến sĩ đêm nay. Mạch thơ uyển chuyển, linh hoạt; giọng thơ sôi nổi, thiết tha hướng về đời
sống tinh thần của người lính.
Khép lại đêm lửa trại liên hoan là những vang động, dư âm của khúc nhạc lòng. Danh từ
riêng “Viên Chăn” gợi nhắc không gian cụ thể, địa điểm rõ rãng hiện lên trong ký ức của chủ thể.
Biên giới Việt – Lào chẳng phải từng in dấu chân của người lính Tây Tiến năm xưa hay sao? Từ
ngữ chân thật như muốn khẳng định ký ức chân thành, cuộc vui từng có chưa bao giờ quên
trong nỗi niềm nhớ mong của người chiến sĩ. “Hồn thơ” là khía cạnh khác ngoài cái gai góc, can
trường mà người lính luôn biểu hiện. Đó là cái đẹp của thế giới bên trong. Chính giai điệu miền
cao, sắc màu trang phục, cái mãnh liệt của ngọn lửa đêm trăng và dáng vẻ thướt tha, nhẹ nhàng
của người thiếu nữ đã góp nên sự mơ mộng, chất hào hoa cho những chàng trai trẻ. Phút chốc
khói lửa chiến trường, con đường khắc nghiệt, bom đạn chiến tranh đã lùi thật xa, chỉ còn để lại
trong không gian thân tình là những tâm hồn dạt dào xúc cảm, phơi phới lạc quan, tin yêu cuộc
sống.

Tel: 0934.08.48.16 Email:


luan.nguyen@lehongphong.edu.vn
TÀI LIỆU NGỮ VĂN ‖ LỚP 12 ‖ LUYỆN THI THPT QG 3

▪ Dáng vẻ của thiên nhiên, con người miền cao


Nếu một cảnh đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say, ngây ngất thì
cảnh sông nước Tây Bắc lại gợi lên được cảm giác mênh mang, mờ ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Bốn câu thơ viết với bút pháp lãng mạn kết hợp với hiện thực chứa chan thi vị diễn tả
một cuộc tiễn đưa người đi Châu Mộc trong một chiều sương. Tây Tiến đã xưa rồi nhưng
dường như hồn còn vương vấn với cảnh, với người, với hồn của cỏ cây, hoa lá. Sông nước, bến
bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. “Châu Mộc” là địa danh thuộc tỉnh Sơn La, chốn bình
yên đại ngàn với mênh mông cỏ cây, sông suối; nổi bật là dãy núi Pha Luông vời vợi cùng bản
làng người Thái sầm uất, vui vầy. Thời gian trôi qua, cảnh vật miền đất này trở thành ký ức
tươi xanh, neo lại tâm hồn người chiến sĩ. “Chiều sương ấy” là cụm từ vừa khắc họa được không
gian vừa gợi mở được thời gian. Không gian hiện ra bảng lảng khói sương như cõi mộng; đây
là nét vẽ đặc trưng cho thiên nhiên mây trời Tây Bắc. Đại từ “ấy” điểm chỉ rõ ràng khoảnh khắc
của kỷ niệm, dấu ấn xúc cảm không thể phai mờ trong hoài niệm của người lính. Cái mơ màng
của khói sương cùng cái hoang hoải của buổi chiều man mác đã gợi dẫn tâm trạng lặng lẽ,
xuyến xao, bâng khuâng nơi chủ thể. Cảnh nhuốm sắc màu tâm trạng, đậm đà dư âm từ nỗi
lòng.
Mỗi câu thơ trong đoạn giàu tính hội họa. Những nét chạm khắc, vẽ vời dễ khiến độc giả
liên tưởng đến một bức tranh huyền ảo miền sơn cước. Những bông lau chập chờn, lay động
trên những bến bờ như cũng có hồn, hay chính tâm hồn của nhà thơ đã nhập cảm vào cảnh vật
mà thấy được hồn của cảnh trong mỗi bông lau khẽ lay động, phơ phất. “Hồn lau” từ ấy gợi
cảm giác tĩnh lặng, sâu lắng, thoang thoảng thiêng liêng phảng phất chút tâm linh rừng núi.
Trong khí đó, “nẻo bến bờ” lại chỉ lối đi, nơi nơi rộng khắp. Nhìn đâu cũng thấy sắc trắng bông
lau, nhìn đâu cũng cảm nhận được mênh mang hồn lau ấm áp. Cảnh – tình gặp gỡ, đan quyện
vào nhau. Phải là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn mới cảm nhận được sự vật từ bên
trong và phác thảo nên thơ trên trang viết. Chế Lan Viên cũng từng rung cảm viết nên những
câu thơ giàu sức gợi về dáng hình của lau trắng:
Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn của mùa thu đi
Ngàn lau xao xác trắng
(Chế Lan Viên, Lau mùa thu)
Ẩn hiện trong lời thơ là sự gặp gỡ với những câu cổ thi tuyệt bút miêu tả thiên nhiên:
Sương đầu núi buổi chiều như dội,
Nước lòng khe nẻo suối còn sâu…
(Chinh phụ ngâm)

Tel: 0934.08.48.16 Email:


luan.nguyen@lehongphong.edu.vn
TÀI LIỆU NGỮ VĂN ‖ LỚP 12 ‖ LUYỆN THI THPT QG 4

Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, nổi bật lên dáng hình mềm mại,
uyển chuyển của một cô gái trên chiếc thuyền độc mộc. Cảnh và người hòa hợp với nhau. Giữa
hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc đầy sức sống và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây ghi dấu
bởi mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, cần mẫn. Điệp từ “có” trong “có thấy” – “có nhớ” nhấn mạnh,
khắc sâu vào lòng người nỗi nhớ da diết, khôn nguôi. Gợi chân tình của chủ thể dành cho cảnh
vật và con người nơi đây. Qua đó, nhịp thơ cũng trở nên da diết, dạt dào, vỡ òa cái nghẹn ngào
của cảm xúc. “Độc mộc” là một loại thuyền dài và hẹp, được làm từ thân cây gỗ lớn, khoét trũng.
Dáng người trên độc mộc gợi hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của con người. Trong sự tương
phản nhưng hài hòa, giữa cái bao la của đất trời với sự hữu hạn của con người, ý thơ đã làm toát
lên được tầm vóc, tư thế, khí chất chưa bao giờ thay đổi mà tác giả muốn thể hiện. Lời ướm hỏi
cũng thực chất là bày tỏ nỗi lòng, chia sẻ nỗi nhớ mênh mang, sâu lắng; khẳng định vị trí của
cảnh và người trong lòng của nhà thơ.
Câu thơ khép lại đoạn thơ gợi hình, gợi cảm. Trên phông nền “nước lũ” là “hoa”, vừa hiện
thực vừa lãng mạn, vừa khắc nghiệt vừa nên thơ, vừa dữ dội vừa mềm mại, vừa mạnh mẽ vừa
bay bổng. Đây là sự kết hợp giàu liên tưởng trong thế đối lập gay gắt. Những bông hoa dập
dềnh trên dòng nước lũ cũng mang hồn cảnh vật, quyến luyến, tình tứ (hoa “đong đưa” chứ
không phải hoa “đung đưa”). Động từ ấy gợi cái dạt dào, miên man, uyển chuyển – những rung
động được cảm nhận bằng tâm hồn tinh tế, tâm thế tận hưởng. Hình ảnh con người vững chãi
trên con thuyền tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.
Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của âm nhạc. Chất thơ và
chất nhạc hòa quyện với nhau trong một bức tranh thủy mặc hữu tình.

⇒ Trên khung cảnh hùng vĩ nhưng cũng rất trữ tình của thiên nhiên, người lính Tây Tiến hiện
lên trọn vẹn, đủ đầy cả bên ngoài lẫn bên trong. Người đọc không chỉ thấy được sự kiên cường, bất khuất
mà còn thấy được nét trẻ trung, sôi nổi, hào hoa. Khoảnh khắc chiều sương và hội đuốc hoa tựa như bức
họa sơn mài rực rỡ vừa cổ điển vừa hiện đại. Cả đoạn thơ giàu chất nhạc, chất họa, giàu sự mơ mộng qua
hệ thống ngôn từ gợi cảm, hình ảnh độc đáo.
Tel: 0934.08.48.16 Email:
luan.nguyen@lehongphong.edu.vn

You might also like