You are on page 1of 4

Bài tập LLVH

Câu 1: Hình ảnh và biểu tượng trong thơ.


- Một trong những biểu tượng nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh đó chính là hoa
cúc. Với Xuân Quỳnh, hoa cúc không chỉ là biểu tượng của tình yêu mà còn là sự
thủy chung, son sắc không phai mờ theo năm tháng:
“Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi
Em cộng anh với cuộc đời em
Em biết quên những chuyện đáng quên
Em biết nhớ những điều em phải nhớ
Hoa cúc tím trong bài hát cũ”
__Có một thời như thế.
Hoa cúc còn được coi là biểu tượng cho nỗi nhớ một thời trong thơ thi sĩ:
“Gương mặt ấy tình yêu thuở ấy
Màu hoa vàng vẫn cháy trong em”
__Hoa cúc.
Ngoài ra, màu của hoa cúc cũng là màu của sự sống, màu của mẹ thiên
nhiên ban tặng cho con người. Đối với Xuân Quỳnh, màu vàng của hoa cúc chính
là thứ làm cho thi sĩ cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống:
“Bao ngày tháng đi về trên mái tóc
Chỉ em là đã khác với em thôi!
Nhưng màu hoa đâu dễ quên nguôi
Thành phố ngợp ngày nao chiều gió dậy”
__Hoa cúc.
Biểu tượng ấy còn mang đến những cảm giác vừa hư vừa thực, vừa mộng
mơ vừa bình dị về những kỉ niệm xưa cũ:
“Hoa cúc xanh có hay là không có
Trong đầm lầy tuổi nhỏ anh xưa”
“Hoa cúc xanh có hay là không có
Một ngôi trường bé nhỏ cuối làng xa”
“Hoa cúc xanh có hay là không có
Tháng năm nào ấy ủ thuở ngây thơ”
__Hoa cúc xanh.

- Biển là một biểu tượng nổi bật trong thơ Huy Cận. Đối với nhà thơ, biển
chính là quê hương của sự sống, là người anh em song sinh, là tình yêu máu thịt.
Trong tập thơ “Vũ trụ ca”, biển xuất hiện với nhiều sáng vẻ và sắc màu hơn, vui
say rạo rực trong cái hân hoan của đất trời và lòng người:
“Biển vàng triều chẳng liệt
Sóng rủ nhau đi bát ngát cười”
__Xuân hành.
Với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, nhà thơ đã đưa ta vào một thế giới đầy
bí ẩn của biển cả. Sức sống của thiên nhiên và sức mạnh của con người như chạy
đua với nhau trong cuộc thi cân sức và đẹp mắt:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
Ta bắt gặp những vẫn thơ mĩ lệ về một biển đẹp, biển vui trong ngày mới:
“Sóng chiều xô tới dạt dào
Mây về, dãy đảo xích vào theo mây”
__Trước vịnh Hạ Long, một chiều.
Với Huy Cận, cái bí ẩn rộng lớn, vô hồi vô hạn của biển luôn khơi gợi
trong hồn thi sĩ những chuyển vận vĩnh hằng của sự sống và vũ trụ. Những trạng
thái, hình hài của biển bao giờ cũng mang tới cho nhà thơ những thông điệp vũ trụ:
“Trưa chói trong lòng biển thẳm sâu
Biển vang vang sức sống ban đầu
Buồm ai chấp chới ngoài xa biếc
Hay bướm vừa ra thoát kén nâu”
__Biển trưa.
Về với biển là nhà thơ được nghe tiếng nói, lời ca, hơi thở của biển và sự
sống dạt dào:
“Sóng nói điều chi mãi chẳng thôi
Tiếng riêng tạo hóa nói cùng người
Dạt dào sự sống rằng không mỏi”
__Dạo trên bờ biển.

Câu 2: Nhạc tính của thơ.


- Tính nhạc trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” thể hiện đặc sắc qua nhịp
điệu câu thơ:
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
Tính nhạc còn thể hiện qua hình tượng thơ. Lorca là một nghệ sĩ kiêm nhạc
sĩ, đi khắp xứ sở như một gã Di-gan đơn độc cho nên khi viết về Lorca, nhà thơ đã
dùng hình thức ca khúc để tạo sự hòa hợp giữa hình thức và nội dung. Ngoài ra,
chất nhạc còn vang lên từ tâm hồn Thanh Thảo khi ông muốn cất lên lời ca để ca
ngợi nhà thơ người Tây Ban Nha. Đó là những âm thanh của một nhạc phẩm, tiếng
đàn đầy sức ảm ảnh:
“Tiếng ghi ta nâu
Tiếng ghi ta lá xanh
Tiếng ghi ta tròn
Tiếng ghi ta ròng ròng
Tiếng như cỏ mọc hoang”
Phép điệp xuyên suốt bài thơ liên kết các khổ thơ tạo nên độ luyến láy của một bản
nhạc.
Những hình ảnh thơ được viết theo lối nghệ thuật sắp đặt để bộc lộ suy
ngẫm và cảm xúc của tác giả:
“Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng”
“Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng”
Đặc biệt là Thanh Thảo đã chạm khắc vào mạch thơ chuỗi âm thanh: “li la
li la li la”. Nó có ý nghĩa như phần dạo đầu đánh dấu khoảng ngắt cho người hát
bắt đầu trình diễn ca khúc. Chuỗi âm thanh đó lại lần nữa xuất hiện để khép lại bài
thơ tựa như tiếng đàn cuối cùng tạo dư âm khi lời hát đã ngừng, có ý nghĩa như
khúc ca tiến Lorca đi vào bất tử.

Câu 3: Chất thơ của thơ.


Thơ Tố Hữu gắn bó mật thiết với những sự kiện chính trị của dân tộc nhưng
các sự kiện chính trị ấy ngày lại được “trữ tình hóa” bằng một giọng thơ ngọt
ngào, thương mến nên dễ đi vào lòng người. Trong tác phẩm “Việt Bắc”, chất thơ
được diễn đạt dưới kết cấu đối đáp giữa “mình” và “ta” trong một cuộc chia tay
lưu luyến bịn rịn giữa kẻ ở và người đi. Đó là cách xưng hô thân mật trong ca dao,
dân ca tình yêu đôi lứa. Những điệp ngữ “Có nhớ ta?”, “Có nhớ không?” được
nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh mối bận tâm đau đáu của người ở lại, đồng thời hé lộ
nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm cả bài thơ. Từ láy “thiết tha” trong lời người ở lại đã
được chuyển hóa thành “tha thiết” trong lòng người ra đi tạo nên sự đồng vọng, hô
ứng về tình cảm. Với hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” thể hiện thật
xúc động tình cảm của kẻ ở, ngưởi đi. Sự im lặng cũng là một trạng thái trữ tình
sâu lắng, bởi dường như điều gì cũng muốn nói nhưng lòng bộn bề cảm xúc nên
chẳng biết bắt đầu từ đâu.
Chất thơ còn thể hiện trong bài thơ “Từ ấy”:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Đó là cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, say mê của hồn thơ khi lần đầu tiên bắt gặp
ánh sáng lí tưởng cách mạng, một nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành xuất
phát từ chính trái tim của nhà thơ. Vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng được thể hiện
qua các hình ảnh ẩn dụ và các động từ mạnh thể hiện sự soi sáng của ánh sáng lí
tưởng đảng khắp thế gian. Sự tác động to lớn của lí tưởng cách mạng tới tâm hồn
nhà thơ, một nguồn sống dào dạt đang tuôn chảy trong trái tim người thanh niên
trẻ tuổi. Niềm vui hóa thành âm thanh rộn ràng như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa
tươi xanh, thành âm thanh tỏa lan ngọt ngào

You might also like