You are on page 1of 2

Phân tích tác dụng phép tu từ trong 2 câu thơ:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc


Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Trong hai câu thơ nhỏ xinh mà Bà Huyện Thanh Quan viết trong bài Qua Đèo Ngang, đã sử dụng
khéo léo và tinh tế phép tu từ chơi chữ đầy sắc xảo, dựa trên hiện tượng đồng âm ở hai từ: quốc
quốc, gia gia. Ta có thể thấy cặp từ quốc quốc và gia gia có thể là âm thanh chân thực, quên thuộc
của tiếng con chim cuốc, chim đa vang vọng một các đầy tha thiết, buồn tủi, và đáng thương vào
buổi chiều xế tà nơi Đèo Ngang hoang vu, lạnh lẽo. Cái âm thanh vang vang của chúng tựa như dây
đàn căng thẳng chỉ cần chạm nhẹ là ngân lên mãi mãi. Chúng càng làm cho cảnh Đèo Ngang nay đã
đơn độc, hẻo lảnh lại càng thêm đượm buồn, trống trải. Nhưng ngôn ngữ đâu phải thứ vật liệu trơ
như gỗ đá, có chăng ẩn sâu bên trong âm thanh “quốc quốc, gia gia” ấy là tiếng vọng thăm thẳm
từ nỗi lòng ưu tư mang đầy tâm sự của tác giả vì quốc nó còn mang ánh nghĩa là : nước, gia thì là
nhà. Thế ta mới cảm nhận được nỗi nhớ nước, thương quê nhà sâu nặng của nữ sĩ. Là người đất
kinh kì Thăng Long (Đàng Ngoài) thân gái dặm trường xa gia đình, quê hương đặt chân tới Đèo
Ngang – ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường
như bà cũng không tránh khỏi nỗi nhớ nhà, xót xa đắng lòng, cũng không tránh khỏi sự ngậm ngùi,
luyến tiếc thời cũ với mái nhà tranh vách đất nhưng đầy tình cảm yêu thương. Nỗi nhớ nước
thương nhà của bà đều sâu kín, lặng lẽ, chất chứa biết bao nỗi xuyến xao, sâu nặng, da diết một
lòng với quê hương thân yêu. Thứ tình cảm mộc mạc, giản dị mà thật tâm, chân thật ấy của Bà
Huyện Thanh Quan được khắc hoạ nên thật rõ nét, sâu sắc đến đáng thương khiến ai ai đọc lên
cũng phải trân trọng và cảm thông. Tâm trạng hoài cổ, nhớ thương quê hương đất nước. Là tình
cảm đnags trân trọng sâu trong lòng bà

Lom khom dưới núi tiều vài chú


Lác đác bên sông chợ mái nhà
Đây là 2 câu thơ đặc sắc thuộc phần thực trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu thơ ấy gợi tả cảnh tượng Đèo Ngang mênh mông, bạt ngàn. Vậy cái hay ở đây là gì mà tôi
lại yêu mến nó đến vậy? Xin thưa, ấy là cách dùng từ, các phép tu từ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm
được nhà thơ khéo léo đan xen, lồng ghép vào với nhau. Bắt đầu với từ “lom khom” là một từ láy
bộ phận mang sắc thái gợi tả hình ảnh của những chú tiều phu đang cặm cụi, chăm chỉ đốn củi
dưới núi xa xa, với dáng lưng cong xuống mải miết làm việc, chỉ mong sao có thể kiếm được tiền
để mà trang trải cuộc sống khốn khổ này. Rồi tiếp đến, nhà thơ lại dùng thêm một từ láy hay ho,
thanh tao nữa, đó là từ “lác đác”. Lắng nghe trong âm điệu đơn sắc của từ “lác đác” ta cảm nhận
được sự đượm buồn, đơn côi phảng phất đâu đây vì chỉ có thưa thớt, ít ỏi của vài túp chợ ven
sông. Nhưng chưa dừng lại ở đó, cái sắc thái u buồn ấy còn thể hện qua những lượng từ chỉ số ít:
vài, mấy càng tôn lên sự vắng vẻ, hiu quạnh của cảnh vật Đèo Ngang hiu hoắt, thẩm thiu. Chao
chao, từ “dưới núi” hay “bên sông” nghe sao mà xa xôi, cách xa thế! Nhưng có ai hay, dưới ngòi
bút điệu nghệ của Bà Huyện Thanh Quan thì ta thấy phép đối rất chuẩn chỉnh với phép đảo ngữ
gây ấn tượng khó quên với mỗi độc giả. Và điều không thể thiếu trong những bài thơ cổ nức tiếng,
thường thấy, đấy là hình ảnh ước lệ tượng trưng (Ngư, tiều, canh, mục). Thế mới thấy, cách dùng
từ ngữ mạch lạc trong thơ văn quan trọng thế nào! Cách dùng từ ngữ, phép tu từ sắc xảo, sinh
động và mang nhiều ý nghĩa, ẩn sâu những cảm xúc mộc mạc, giản dị được nêu đầy tinh tế, làm
cho lời thơ như được thả hồn vào trong đó. Vừa diễn tả cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, hoang vu,
xa xa là con người bé nhỏ giữa không gian mênh mông, bao la, gián tiếp bộc lộ nỗi buồn của lòng
người, của người con xa xứ. Hai câu thơ ấy rất hay, gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc,
ngỡ như dây đàn căng thẳng, chỉ cần chạm nhẹ là ngân lên mãi mãi.

Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là người bạn tri âm, tri kỉ với các thi nhân. Có lẽ vì thế mà trên
những trang văn, trang thơ thiên nhiên chưa bao giờ vắng bóng. Ngoài hình ảnh gần gũi như trăng
hoa, mây núi thì hình ảnh, âm thanh của tiếng suối chảy cũng được các nhà thơ dành cho tình cảm
ưu ái. Trong trích đoạn Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi viết:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Cảnh trí Côn Sơn hiện lên thật sống động bởi âm thanh tiếng suối chảy tinh khiết, nhẹ nhàng. Tiếng
suối chảy được so sánh với “tiếng đàn cầm”. Tiếng đàn cầm là tiếng dàn nguyệt cầm thường được
sử dụng trong những buổi ca múa nhạc trong cung. Trong những ngày “lánh đục về trong”, khi so
sánh tiếng suối nghe xao động như tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã có những cảm nhận thật tinh tế về
tiếng suối chảy nơi đây. Nó không chỉ là thứ âm thanh trong trẻo, sang trọng của thiên nhiên mà
nó còn là thứ âm nhạc trời ban, mang lại sức sống cho Côn Sơn núi rừng trùng trùng điệp điệp,
mang lại món quà tinh thần, là niềm vui sống cho bậc thi nhân. Qua thanh âm vang vang ấy, ta cảm
nhận một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên da diết, thiết tha của nhà thơ.Hơn bốn trăm năm sau, khi
ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh cũng có những vần thơ thật hay, thật yêu kiều về tiếng suối:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Tiếng suối trong trẻo vang lên báo hiệu đêm đã khuya, đã sâu,
tĩnh lặng lắm! Phép so sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối tựa như tiếng hát êm ái,
ngọt ngào, trong trẻo của một cô gái yểu điệu nào đó vọng về. Phép tu từ ấy khiến tiếng suối
không chỉ sống động, trẻ trung ấm áp tràn đầy sức sống mà còn làm cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch
trở nên gần gũi biết bao! Nhưng dù trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi hay Hồ Chí Minh đều
rất yêu tiếng suối. Tiếng suối chính là những sản phẩm nghệ thuật của tâm hồn thi sĩ nhạy cảm,
yêu mến thiên nhiên, đắm say cái đẹp của đất trời. Hoà hợp, yêu mến thiên nhiên, yêu đất nước
đó chính là nét đẹp cao quý, thanh tao đồng điệu trong tâm hồn hai thi nhân giữa Nguyễn Trãi và
Hồ Chí Minh.

You might also like