You are on page 1of 4

THU HỨNG

Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc được mệnh danh là “thi
thánh”. Ông sáng tác rất nhiều và để lại cho đời hàng ngàn bài thơ có nội dung
phong phú phản ánh sinh động những sự kiện lịch sử thời ông đang sống và chan
chứa lòng yêu nước thương đời. Bên cạnh những bài thơ được coi là thi sử, Đỗ Phủ
còn sáng tác nhiều bài thơ trữ tình thể hiện cảm xúc chân thành của mình trước
thiên nhiên con người và cuộc đời, một trong những bài thơ đặc sắc là “Thu hứng -
Cảm xúc mùa thu”. Đây là bài thơ thứ nhất trong chùm thơ tám bản được Đỗ Phủ
sáng tác năm 766 khi đang phiêu bạt ở Quý Châu là vùng núi non hùng vĩ hiểm trở
cách xa quê hương nhà thơ Đỗ Phủ mấy ngàn dặm. “Thu Hứng” là một bức tranh
mùa thu ảm đạm, hiu hắt; vừa là bức tranh tâm trạng trĩu nặng u sầu của nhà thơ
trong cảnh loạn ly: lo cho tình hình của đất nước đang lâm vào cảnh rối ren, loạn
lạc, thương nhớ quê hương xa xôi và ngâm ngùi xót xa cho thân phận bất hạnh của
mình nơi đất khách.
Mùa thu là đề tài quen thuộc trong cổ thi và cảnh thu thường có đặc điểm cao rộng,
trong sáng; núi biếc, non xanh; mây trắng nước trong; cúc vàng, phong đỏ, trăng
sáng, gió êm nhưng ở đây là một khung cảnh mùa thu đặc biệt: bức tranh mùa thu
rộng lớn được nhìn từxa với tầm bao quát từ trên cao với những hình ảnh làm nổi
bật sự lạnh lẽo, dữ dội, tàn tạ, ảm đạm.
Hai câu thơ đầu cho thấy Đỗ Phủ đứng ở vị trí tương đối cao để ngắm được toàn
cảnh:
“ Ngọc Lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sn Vu giáp khí tiêu sâm”
Hình ảnh “ngọc lộ” (sương trắng), “phong thụ lâm” (rừng phong), “điêu thương”
(tiêu điều, đau thương). Sương móc trắng xóa khiến cả rừng phong xơ xác tiêu
điều. Bản dịch thơ “lác đác” (mật độ thưa thớt, ít ỏi) không thể hiện được sắc thái
tiêu điều của rừng phong (Mùa thu thường gợi buồn, rừng phong chuyển màu lại
càng buồn hơn. Rừng phong nhuộm đỏ là cảnh đặc trưng mùa thu ở Trung Quốc
nhưng ở đây sắc đỏ không còn mà mang vẻ thê lương, ảm đạm, nặng nề). Cảnh
buồn mang nét bi thương tàn tạ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ.
Câu thơ thứ hai miêu tả khí thu hứng hiu hắt điêu tàn (“tiêu sâm” ở núi Vu kẽm
Vu ). Bản dịch thơ đã làm mất các địa danh cụ thể gợi những cảm xúc núi vu, kẽm
vu nổi tiếng hiểm trở, hùng vĩ. Suốt cả chiều dài 700 dặm, nối tiếp núi dọc đồi bờ
sông, không có một chỗ trống. Quanh năm mây mù bao phủ những ngọn núi cao
vút. Vách núi dựng đứng nên ánh sáng mặt trời khó lọt được tới lòng sông, nên mặt
nước lúc nào cũng âm u khí thu lạnh làm cho hơi nước bốc lên mù mịt phủ kín mặt
sông. Vào mùa thu khung cảnh nơi đây càng thêm tối tăm, ảm đạm, bản dịch “khí
thu loà” chưa đạt vì sắc thái nhạt nhoà
Như vậy hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở rừng phong, ở núi non lạnh lẽo, xơ
xác, tiêu điều, hiu hắt. Cảnh được thể hiện qua cái nhìn đầy tâm trạng, buồn thương
và cô đơn của tác giả
- Đến hai câu thực tiếp theo, nhà thơ Đỗ Phủ tiếp tục miêu tả cảnh thu ở sóng trên
sông Trường Giang, mây trên cửa ải
“Giang Gian Ba Lãng kiêm Thiên Dũng
Tái Thượng Phong Vân tiếp địa âm”
(Lng tri sóng rn lòng sông thm
mặt đất mây đùn cửa ải xa)

-Bản dịch tứ ”rợn” không diễn tả được sự vận động mạnh mẽ của sóng như trong
nguyên tác. Động từ “đùn” không truyền tải được hình ảnh “mây sa sầm xuống
giáp mặt đất”
Bức tranh với những nét vẽ tạo hình mạnh mẽ, dứt khoát, dữ dội bởi những từ
ngữ hình ảnh : dũng ( sóng vót tung ), “âm” ( tối tăm, âm u), ba lãng ( sóng nước ),
phong vân ( gió mây ,mưa gió ). Trên sông những con sóng đập mạnh vào vách đá
rồi vọt tung lên lưng trời. Hình ảnh vừa thể hiện chiều cao của kẽm vu vừa tạo sự
chuyển động dữ dội mạnh mẽ. Trên cửa ải xa những đám mây nặng nề sa xuống
mặt đất âm u. Mây sà xuống thấp đến mức tưởng chừng như đùn từ dưới mặt đất
lên che lấp cả cửa ải xa. Cảnh thu vừa hoành tráng vừa dữ dội từ lòng sông lên
miền quan ải, không gian như được mở ra ở 3 chiều: rộng, cao, xa. Sự vận động
trái chiều của thiên nhiên gợi cảm giác về sự dồn nén, nghẹn thở
4 câu thơ như là một bức tranh mùa Thu khác lạ gợi cảm giác thê lương, không
gian chao đảo, thời gian ngưng lắng. Bức tranh Thu gợi một hiện thực xã hội bất
an, cuộc sống tiêu điều xơ xác không khí ngột ngạt bức bối của những năm sau
Loạn - An - Sử qua đó thấy được chất thi sử

4 câu thơ sau: Tình thu: Nỗi lòng của nhà thơ khi cảnh thu về trên đất khách
Tầm nhìn của tác giả từ xa lại gần từ khung cảnh chung của thiên nhiên đến các sự
vật gắn bó riêng với tác giả, ở gần tác giả.
Câu 5 và 6 có nghệ thuật đối rất chỉnh vừa là cảnh thu mà cũng là tình thu
“ Tùng cúc lng khai tha nht l
Cô chu nht h c viên tâm
( Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
Con thuyn buc cht mi tình nhà )
“Khóm cúc” là hình ảnh chỉ mùa thu. Khóm cúc nở hoa đã hai lần tức là hai năm
đã qua, hai năm nhà thơ lưu lạc ở đất Quý Châu, hai lần cúc nở hoa làm tuôn rơi
nước mắt (nước mắt của quá khứ và hiện tại) thể hiện tâm trạng cô đơn chất chứa
sầu thương của Đỗ Phủ trong những năm tháng phiêu bạt, nghèo đói, đồng thời là
tình cảm của Đỗ Phủ trước những đau thương của dân chúng trong cảnh loạn ly.
Câu 6 đối xứng với câu 5 về ý, từ và thanh. Câu thơ dịch bỏ mất từ “cô” trong “cô
chu” là từ chất chứa đầy tâm trạng của Đỗ Phủ nơi đất khách.
(nhất: có thể là một mà cũng hàm nghĩa: chỉ, duy nhất mãi mãi)
Cố viên tâm tấm lòng nhớ nơi vườn cũ dịch là mối tình nhà mới chỉ nói được nỗi
nhớ quê mà chưa thể hiện được tình ý sâu kín của tác giả: nhớ nước- đất nước của
thời thái bình thịnh trị
Hình ảnh “con thuyền”- trước hết là hình ảnh thực, đó là con thuyền chở gia đình
nhà thơ bị buộc chặt ở đất Quý Châu. Nhưng hình ảnh con thuyền lẻ loi cô độc còn
gợi liên tưởng tấm lòng nhớ quê nhớ nước bị buộc chặt mãi ở nơi đây khiến trái
tim bị thắt lại
Tình cảnh của tác giả muốn đi cũng không được, muốn nhớ cũng không xong.
Chắc hẳn Đỗ Phủ rất xót xa đau khổ khi thốt ra những câu thơ đau thắt quặn ruột
gan đến như thế
“ Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”
(Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bch, chày vang bóng ác tà)
Trời đã dần về tối, không nhìn thấy gì nữa chỉ nghe thấy tiếng chày đập vải dội vào
nỗi buồn lo nhung nhớ. Tiếng chày đập vải, tiếng thước đo vải, tiếng kéo cắt vải để
may áo rét là những âm thanh đặc thù của mùa thu Trung Quốc xưa. Người ở quê
nhà thường may áo rét gửi cho người lính trấn thủ biên cương và người thân
phương xa khi mùa thu lạnh lẽo đến, bước chuyển để mùa đông buốt giá ùa về
Hai câu thơ hướng ngoại, tả cảnh sinh hoạt của nhân dân vùng Quý Châu nhưng
đặt trong liên hệ với câu 3 và 4, thì hai câu kết không phải là tả cảnh đơn thuần mà
là thể hiện nỗi lo âu cho tình hình đất nước chưa yên ổn. Đặt trong hoàn cảnh lúc
bấy giờ của Đỗ Phủ, âm thanh của tiếng chày đập vải ẩn giấu nỗi ngậm ngùi xót
thương cho chính mình, cho thân phận kẻ tha phương lưu lạc. Ngày đêm ông chỉ
ôm ấp một hy vọng mong manh là được trở về quê cũ. Đó cũng là ước mơ của bao
người dân nghèo khổ tha phương. Bởi vậy, bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình
hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời
Bài thơ kết thúc với âm thanh của tiếng chày đập vải ở thành Bạch Đế lúc chiều tà.
Dư âm của nó vẫn còn đọng lại mãi trong lòng mỗi người đọc. Đúng là “ngôn tận
nhi ý bất tận” (lời hết mà ý không hết), âm thanh của tiếng chày đập áo khép lại bài
thơ nhưng đồng thời nó dường như lại là một nốt nhạc đầu tiên trong bản nhạc của
nỗi nhớ quê đang cất lên những giai điệu buồn, đang lan tỏa những vòng sóng âm
thanh da diết tới tận những không gian nhỏ bé nhất trong tâm hồn nhà thơ)
Cảnh thơ ở 4 câu thơ sau thấm đượm tình thu khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn lẻ loi
u uất của người tha hương nặng lòng với quê hương và lo âu cho tình hình đất
nước chưa yên ổn.
Bài thơ là bức tranh thu hiu hắt, thê lương, ảm đạm mà đầy dồn nén dữ dội, thấm
đẫm tâm sự của tác giả: Lo âu cho đất nước; buồn nhớ quê hương da diết, ngậm
ngùi xót xa cho thân phận mình. Tác phẩm còn đạt tới trình độ mẫu mực của nghệ
thuật thơ Đường: Bút pháp tả cảnh ngụ tình; ngôn ngữ hàm súc. Nghệ thuật đối
chỉnh, tạo các mối tương quan (xa-gần, không gian-thời gian; thị giác-thính giác;
từ ngoại cảnh thể hiện nội tâm).

You might also like