You are on page 1of 4

Đỗ phủ sinh ra và lớn lên trong tình cảnh đất nước Trung Quốc triền

miên trong cảnh loạn li mặc dù ông giữ một chức quan nhưng cũng chỉ
trong một thời gian ngắn ông đã rơi vào tình cảnh phiêu bạt. Đỗ Phủ là
nhà thơ lớn nhất không chỉ của thơ Đường mà là trong cả lịch sử Trung
Quốc. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng
lớn . Trong số đó cá bài thơ “Thu Hứng” là bức tranh mùa thu hiu hắt và
đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ đồng thời bìa thơ cũng là một
tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Đường thời bấy giờ
Bốn câu thơ đầu là cảnh được bao quát trong tầm mắt rộng và xa:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
(Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)
Bốn câu thơ dầu tả cảnh thu đầy màu sắc và âm thanh vừa có chất vừa
có họa. Ta có cảm nhận được ông đang đứng ở vị trí tương đối cao để
có thể ngắm nhùn toàn cảnh vật ví thế khả năng quan sát của ông cũng
khá cao và rất là rộng nên ông đứng ở đó có thể nhìn được toàn cảnh
bức tranh thiên nhiên mùa thu . Cảnh rừng phong được nhà thơ nhắc
đến trong những câu thơ đầu tiên. Mùa thu thì gắn với những cánh
rừng phong đang vào mùa rụng lá, cảnh rừng phong đã chuyển sang
màu đỏ tượng trưng cho màu sắc của sự li biệt của sự cách xa. “móc
sa”ở đây chính là những giọt sương trắng tượng trưng cho mùa thu cho
sự lạnh lẽo. Sườn móc xa làm xơ xác cả một rừng phong đang vào mùa
thu buồn, những giọt sương làm cho cánh rừng đã nhuốm màu buồn
nay lại được tô điểm thêm khiến cho cảnh vật thêm nét tiêu điều ảm
đạm . Cảnh vật buồn được hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng
của nhà thơ. Hình ảnh rừng phong gợi lên một vẻ thu, một sắc thu tiêu
điều, buồn bã. Rừng phong là một biểu tượng của mùa thu phương Bắc,
là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ, tuy mang tính ước lệ,
nhưng rất gợi cảm thi vị. Hai câu đầu, hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa với 2
cặp từ gợi tả (điêu thương, tiêu sâm). Đỗ Phủ đã làm hiện lên một
không gian núi rừng mang một màu sắc buồn thương tàn tạ, hiu hắt.
Hai câu thơ tiếp theo tả cảnh thực đầy ám ảnh đối với người đọc. Nếu
như hai câu thơ đầu tiên là tả cảnh trên cao thì hai câu thơ tiếp theo thì
tả cảnh dưới thấp được cảm nhận qua đôi mắt tinh sảo của thi nhân
nhưng chứa đựng rất nhiều tâm sự Trước cảnh vật bao la kì vĩ trước
cảnh đất trời nổi sóng dường như con người bé lại và thật nhỏ nhoi thật
nhỏ bé biết chừng nào trước thiên nhiên rộng lớn ấy. Các từ “sóng rợn”
“mây đùn”đã diễn tả cảnh trời đất rộng lớn bao la hùng vĩ trước con
người nhỏ bé. Hai câu thơ đầu tả cảnh sắc buồn tẻ của thiên nhiên thì
hai câu thơ sau lại tả cảnh dữ dội hùng vĩ của thiên nhiên như hô ứng
đối lập nhau khiến cho bài thơ thêm phần mới lạ và có đôi chút bí hiểm
thu hút người đọc. bốn câu thơ đầu bài thơ, cảnh thu từ rừng phong
đến Vu Sơn, Vu Giáp, từ dòng sông sóng vỗ, đến cửa ải mây đùn – tất cả
đã gợi lên nỗi niềm, bao cảm xúc đối với kẻ tha hương. Ở bốn câu thơ
đầu tả cảnh thu, hai câu đề đặc tả cảnh sắc mùa thu đẫm uất bi thương,
tàn tạ (điêu thương, tiêu sâm), hai câu thực đặc tả cảnh thu hoành tráng
dữ dội (ba lãng, phong vân, tiếp địa âm). Cảnh sắc mùa thu mang dấu
ấn của địa phương Quỳ Châu vừa âm u, vừa hùng vĩ, cảnh sắc ấy mang
phong cách thơ của Đỗ Phủ vừa trầm uất, vừa bi tráng.
Bốn câu thơ sau tác gải phát triển cảm xúc của mình nỗi lòng tác giả
được thể hiện trực tiếp hơn cụ thể hơn:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
(Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà. )
Hoa cúc cũng giống như rừng phong đều là những như gợi nhớ mọi
người đến mùa thu. Nhắc đến mùa thu tác giả nói đến hoa cúc là một
điều bình thường nhưng cái lạ ở đây chính là khi nhắc đến loài hoa lại
xuất hiện dòng lệ rơi . Chữ “lệ” trong câu thơ này khiến cho người đọc
khó nhận biết được đây là lệ của hoa hay chính là lệ của nhà thơ của tác
giả. Nhưng có lẽ ta nên hiểu theo ý mỗi khi nhìn hoa của nở nhà thơ lại
chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt đó cũng cứ như
thế mà tuôn rơi không thể nào chặn lại được. Hình ảnh hoa cúc tuôn
thêm dòng lệ cũ thể hiện nỗi nhớ quê hương trở đi rồi trở lại cứ thấp
thỏm trong tâm trạng của nhà thơ đồng thời cũng gợi về dòng lệ chứa
chan tình của nhà thơ.
Đây là hình ảnh thơ vừa có ý nghĩa tả thực, vừa là một biểu tượng nghệ
thuật. Khi chạy loạn, cả gia đình Đỗ Phủ đã phải sống trên một con
thuyền thả trôi trên sông Trường Giang. Loạn lạc nên họ không thể trở
về quê hương được. Tấm lòng thương nhớ quê nhà đành buộc chặt nơi
con thuyền nhỏ ấy. Hình ảnh con thuyền còn mang một ý nghĩa khái
quát, nó đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật của văn học, dùng để
chỉ thân phận lênh đênh của con người. Ở hai câu thơ cuối bổng nổi lên
một tiếng chày giặt vải trên dòng sông. Am thanh ấy khiến ta dường
như có thể quên được đi cái nỗi nhớ quê hương đang chen lấn đang trôi
dậy trong lòng nhà thơ. Nhưng đối với tác giả thì âm thanh ấy lại không
đủ để xua tan những áng mây buồn trong lòng người thi sĩ. Khí thu lạnh
lẽo như nhắc nhở con người về việc may áo để chuẩn bị cho cái rét cái
lạnh. Âm thanh mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ vừa mở ra một nỗi
nhớ mênh mang sâu thẳm trong lòng nhà thơ miên man không dứt.
Qua tâm trạng của nhân vật trữ tình, bài thơ đã tố cáo mạnh mẽ những
cuộc chiến tranh phi nghĩa, nguyên nhân cơ bản đẩy con người đến
những cảnh ngộ thương tâm. Bài thơ vừa là nỗi u sầu của người nhớ
quê, vừa là niềm khao khát một cuộc sống yên bình của mỗi người dân.
Ai đã từng sống trong chiến tranh, từng chịu cảnh loạn li ắt hẳn sẽ có sự
đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này.
Phần lớn thơ của Đỗ Phủ là thơ luật. Thu hứng cũng nằm trong số đó.
Về cấu tứ và hình ảnh quả thực không có gì quá xa lạ. Đó đều là những
thi liệu vẫn được các nhà thơ đời Đường ưa thích sử dụng. Nhưng với tài
năng tinh luyện ngôn ngữ, sử dụng thanh bằng, trắc và tấm lòng tha
thiết với quê hương đất nước, nhà thơ đã sáng tạo nên một thi phẩm
giàu xúc cảm, vừa gợi cảm vừa giàu giá trị nhân văn. Bài thơ là một bức
tranh tâm cảnh được bắt đầu từ cảnh để biểu lộ tình. Nó mang vẻ đẹp
cổ điển về ngôn ngữ thi liệu, cấu tứ và nồng nàn hơi thở thời đại.
Bài thơ không chỉ là tâm trạng của một Đỗ Phủ trong cảnh ngộ cụ thể.
Bài thơ là tâm trạng của nhiều người, của nhiều thời đại khi họ phải
sống trong cảnh biệt li, nhất là biệt li trong loạn lạc. Cảnh và tình đã có
sự kết hợp rất chặt chẽ tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật và chiều sâu tư
tưởng của bài thơ.
Qua tâm trạng của nhân vật trữ tình, bài thơ đã tố cáo mạnh mẽ những
cuộc chiến tranh phi nghĩa, nguyên nhân cơ bản đẩy con người đến
những cảnh ngộ thương tâm. “Thu hứng” vừa là nỗi u sầu của người
nhớ quê, vừa là niềm khao khát một cuộc sống yên bình của mỗi người
dân. Ai đã từng sống trong chiến tranh, từng chịu cảnh loạn li ắt hẳn sẽ
có sự đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài
thơ này.
Bài thơ mang đậm cảm xúc của Đỗ Phủ cảm xúc ấy được thể hiện trong
từng câu từng chữ của bào thơ. Bên cạnh đó bài thơ cũng cho chúng ta
thấy được cái hay của thơ thất ngôn bát cú mỗi câu thơ đều mang cái
thần thái cái cảm xúc của nhà thơ được gửi trọn vào tác phẩm.

You might also like