You are on page 1of 3

Khi nhắc tới thơ ca Việt Nam, ta không thể không kể tới những cái tên đã làm nên

lịch sử văn
học, và cái tên để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất, có lẽ chính là thi nhân Huy Cận. Nhắc đến Huy Cận,
nhà văn Tô Hoài đã từng nói:

“Nhà thơ (Huy Cận) đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á,… đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn
năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.”

Thực vậy, Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông chịu
ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Pháp, giọng thơ ảo não. Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng 8 thường
mang tâm trạng buồn, u uất. Đó cũng là một tâm trạng chung của cả thế hệ một dân tộc.Trong tập thơ Lửa
Thiêng (1940), Phong cảnh trong Lửa thiêng, nhất là trong các bài thơ Vạn lí tình, Tràng giang, Đẹp xưa...
đều đượm một nỗi buồn man mác. Đặc biệt là tác phẩm Tràng Giang…

Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939 với cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ
hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng,mang một nỗi buồn như dồn
nén thấm sâu vào cảnh vật và lan xa muôn vàn con sóng, nhất là bốn câu kết của bài thơ:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Bao trùm cả bài thơ là một không gian nghệ thuật bao la, thật đẹp và cũng thật buồn. Có sóng gợn
tràng giang buồn điệp điệp. Có lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu. Có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng và trước mắt
nhà thơ là một khung cảnh bao la, vắng vẻ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Thế nhưng ở khổ cuối tác giả
lại nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô
lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím
thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao
la mênh mông bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim đang chở nặng bóng chiều, bay vội vã.
Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim
lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây
bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng
hơn, và cũng buồn hơn.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,

Hình ảnh cánh chim chiều bao giờ cũng vậy, nó gợi lên trong lòng thi nhân cũng như mỗi người
chúng ta một nỗi buồn nào đó. Có lẽ cũng bởi vậy mà rất nhiều những thi nhân khác cũng đã đưa hình ảnh
ấy vào trong tác phẩm của mình như để đem tâm tư ẩn chứa trong lòng qua từng câu chữ thể hiện ra bên
ngoài:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

(Chiều Tối- Hồ Chí Minh)

Hay trong thơ của Nguyễn Du cũng từng viết:

Chim hôm thoi thóp về rừng

Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành.

Cánh chim bay lượn ở Tràng Giang tuy gợi lên một chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng
mông lung quá, nỗi buồn ở đây càng thêm da diết trong nhớ thương. Nó không đóng khung cảnh
sông nước ở trước mặt mà mở ra đến chân trời của miền quê xa. Phải chăng cái nỗi buồn cô đơn
cùng nỗi buồn “sầu nhân thế” đó càng gợi lên trong nỗi buồn của nhà thơ. Nó thể hiện sâu đậm
trong hình ảnh thi nhân một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vĩnh hằng,
cái vô tận của không gian đối lập với kiếp người.

Lòng quê dợn dợn vời con nước


Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Lần đầu tiên thi sĩ bộc lộ tâm trạng nỗi nhớ quê hương được hiện lên từ khói hoàng hôn,
từ con nước dợn dợn. Nó đã gợi ta nghĩ đến cảm giác đang rợn lên trong tâm trí con người hay
những con sóng nhấp nhô trên sóng nước rất khó phân định chỉ biết qua từ “dợn dợn” sóng nước,
sóng lòng đang hòa quyện vào nhau mênh mang trên dòng sông. Chỉ biết tấm lòng thương nhớ
quê hương không chỉ ở trong ý thức mà đã xâm lấn cảm giác của con người thấm thía.

Câu thứ 4 “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” tính đối thoại với một tình cảm quan
niệm thơ đi trước cho ta nghĩ đến tiếng thơ của Thôi Hiệu:

“Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”


Với Huy Cận không cần khói sóng nào cần đến tác dụng của ngoại cảnh mà vẫn nhớ quê
hương, nỗi niềm thương nhớ luôn thường trực trong lòng người. Đó là cách bày tỏ tình cảm thật
sâu sắc. Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc


Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Đứng trên quê hương, đất nước mà vẫn nhớ quê hương đất nước. Phải chăng đó là nỗi
buồn sông núi của một trí thức yêu nước sống trong thân phận vong quốc nô, nỗi buồn của một
thế hệ thanh niên yêu nước sống dưới thời Pháp đương thời. Bức tranh thiên nhiên gây ấn tượng
bởi vẻ đẹp kì vĩ mĩ lệ của khung cảnh trời chiều đậm màu sắc nhưng bức tranh quá rộng lớn làm
đầy lên nỗi cô đơn nhớ thương khắc khoải của nhân vật trữ tình.

Đó cũng là nỗi buồn của thế hệ thanh niên mà trong thơ của Huy Cận thường đem nỗi buồn vào
vũ trụ bao la. Bài thơ còn là sự kết hợp hài hào giữa yếu tố cổ điển và hiện đại với các nghệ thuật thất
ngôn trường thiên, phép đối ngẫu, thi tứ, bút pháp tả cảnh ngụ tình lấy điểm tả diện đã làm nổi bật khổ
cuối của bài thơ. Tuy chỉ là một khổ thơ nhưng khổ thơ cuối lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc bộc lộ tâm trạng của Huy Cận khi đứng trên quê hương ngắm nhìn cảnh đẹp kì vĩ trên
đất nước mình mà trong lòng không khỏi bồi hồi xúc động từ đó bộ lộ tình yêu thiên nhiên yêu
quê hương kín đáo mà cũng tha thiết của tác giả.

Khi ta thấm thía từng câu thơ trong khổ thơ cuối bài Tràng giang, ta dường như được
khơi gợi lên trong lòng một tình yêu quê hương đất nước tha thiết, yêu cảnh sắc quê hương mình
từ đó mà dạy chúng ta cách trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì đang có. Đặc biệt hơn, nó
khiến ta càng thêm phần thán phục trước sự tài hoa của Huy Cận- một nhà thơ xuất sắc trong nền
văn học Việt Nam.

You might also like