You are on page 1of 6

 

(H) Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình Việt Nam, là “nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đem đến cho thơ ca đương thời
một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới mẻ, thể hiện quan niệm sống mới, quan
niệm thẩm mĩ độc đáo cùng nữ các tân nghệ thuật táo bạo. Được in trong tập “Thơ
thơ”, “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho nhịp sống vội vàng, cuống quýt của Xuân
Diệu. Là người yêu đời, ham sống tha thiết, mãnh liệt nên trong bất cứ hoàn cảnh
nào, Xuân Diệu không bao giờ bỏ cuộc, vẫn cứ bám chặt vào cuộc đời. Trong tâm
thế sống “Chẳng bao giờ chán nản”, Xuân Diệu đã có giải pháp tích cực khi ước
muốn níu giữ mùa xuân không thành. Sau lời hối thúc, giục giã phải sống mau,
sống vội, Xuân Diệu say sưa cụ thể hóa lẽ sống vội vàng bằng lẽ sống thiết thực.
Với thi sĩ, vội vàng không đơn thuần chỉ là sống gấp sống vội mà còn là sống với
cường độ cao nhất: “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn

      Mở đầu khúc thơ cuối là câu thơ ba chữ được tách riêng ra đặt chính giữa khổ
thơ. Câu thơ làm nổi bật lên hình ảnh một cái tôi ham hố đang dang rộng cánh tay
ôm hết, ôm khắp, ôm trọn tất cả sự sống mơn mởn non tơ đang bày ra trước mắt.
Điệp ngữ “ta muốn” còn lặp đi lặp lại với mật độ dày đặc ở những câu tiếp theo.
Khát khao tận hưởng cuộc sống non tơ đang trào dâng mãnh liệt ngày càng nồng
nàn và cháy bỏng hơn trong trái tim yêu đời đến tham lam của Xuân Diệu. Đại từ
nhân xưng “tôi” bất ngờ chuyển hóa thành “ta”. Trước sự sống rộng lớn bao la của
vũ trụ, thi sĩ cần xưng ta chăng? Hay ở đây thi sĩ đang nói lên khát vọng của bao
người, hối thúc, lay tỉnh bao người hãy sống mãnh liệt, hãy sống tận độ trong từng
phút giây cho nên phải xưng “ta”?

      Say đắm thiên nhiên, cảnh trời, Xuân Diệu muốn tận hưởng thiên nhiên và sự
sống. Dĩ nhiên, với một trái tim xanh non biếc rờn, thiên nhiên và sự sống mà Xuân
Diệu khát khao phải là thiên nhiên giữa thời tươi, phải là sự sống mới bắt đầu mơn
mởn, phải là xuân hồng căng mọng, quyến rũ. Điều ấy có nghĩa là Xuân Diệu tham
lam, ham hố tận hưởng tất cả những gì ngon nhất, đẹp nhất của sự sống. Nàng xuân
mà Xuân Diệu đắm đuối hết sức thanh tân quyến rũ, rạo rực xuân sắc, đắm đuối
xuân tình. Đến với thiên nhiên, đến với mùa xuân như đến với người tình tuyệt vời
của mình, thi sĩ tình tự với thiên nhiên, ái ân cùng sự sống. Hàng loạt động từ mạnh
theo trình tự tăng tiến lần lượt xuất hiện trong các dòng thơ: “ôm”, “ riết”, “say”,
“thâu”, “cắn” là biểu hiện của tình yêu ngày càng say đắm mãnh liệt. Ôm chọn
khắp, riết thật chặt, say sưa mê đắm và đỉnh điểm là cắn. Xuân Diệu đã tận hưởng
thiên nhiên như tận hưởng ái tính. Hình ảnh “thâu trong một cái hôn nhiều” rất Tây.
Đi liền đó là câu thơ thừa thãi liên từ “và”: “và non nước, và cây, và cỏ rạng”.
Chính sự lặp lại có vẻ như thừa thãi ấy lại là một sáng tạo rất hiện đại của Xuân
Diệu. Sự lặp lại liên tiếp liên từ “và” trong một dòng thơ đã truyền đến người đọc
một cảm xúc hăm hở cuồng nhiệt của một gã suy tình trước tình nhân đắm đuối.
  Xuân Diệu tận hưởng sự sống mơn mởn như tận hưởng ái tình và phải đạt
đến độ no nê, đã đầy, chênh choáng. Nghĩa là phải thỏa thuê, ngây ngất, mê đi, lịm
đi:

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

      Xuân Diệu hiện ra đúng là một gã si tình chếnh choáng men say. Hàng loạt điệp
từ “cho” liên tiếp lặp lại dồn đầy cảm xúc yêu đương cuồng nhiệt, mãnh liệt đến vô
biên, tuyệt đích. Lời yêu cháy bỏng không thể kìm nén trong lòng, thì thầm trong
trái tim mà vang lên thành lời đối thoại dõng dạc, trực tiếp: “Hỡi xuân hồng, ta
muốn cắn vào ngươi!”. Đọc câu thơ, ta tưởng nhu thi sĩ đang muốn hét lo lên để cả
đất trời, vũ trụ hiểu được niềm yêu cuồng nhiệt của mình. Ôm, riết, say, thâu chưa
đủ, no nê, đã đầy, chếnh choáng vẫn chưa thỏa mà phải cắn vào xuân hồng, phải tận
hưởng bằng cả tâm hồn, bằng cả trái tim đắp đuối, ham hố mới thỏa niềm khát
khao. Ở đây, dường như có để biểu đạt niềm yêu đời cuồng nhiệt vô biên của mình,
Xuân Diệu đã dùng đến yếu tố phi lí, phi hiện thực. Cũng chính vì thế mà câu thơ:
“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” trở thành một trong những vần thơ độc
đáo, táo bạo nhất trong thơ hiện đại. Cùng với “Tháng Giêng ngon như một cặp môi
gần”, Xuân Diệu đã làm cả một cuộc cách mạng lớn trong thi ca để trở thành nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

      “Với những nguồn cảm hứng mới, yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc
buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời, thấm thía”. Và khúc thơ
cuối trong “Vội vàng” là một trong những khúc thơ tiêu biểu trong giọng thơ yêu
đời nhát. Đọc đoạn thơ, ta như nghe thấy giọng nói, hơi thở, nhịp đập sôi nổi bồng
bột trong trái tim thi sĩ. Qua bài thơ “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái nhịp
sống vội vàng, niềm say mê cuộc đời mãnh liệt của Xuân Diệu. Đồng thời, ta còn
thấy được một thông điệp vô cùng ý nghĩa, sâu sắc của Xuân Diệu: Hãy sống vội
vàng, sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại mong manh của
tuổi thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân và tuổi trẻ, cả những ước
mơ, khát vọng.
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông
chịu ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Pháp, giọng thơ ảo não. Thơ Huy Cận trước
cách mạng tháng 8 thường mang tâm trạng buồn, u uất. Đó cũng là một tâm trạng
chung của cả thế hệ một dân tộc.

Bài thơ "Tràng giang" được trích từ tập "Lửa Thiêng" thể hiện một nỗi buồn cô
đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn trước tràng
giang.

Nếu như những khổ thơ đầu, nhà thơ Huy Cận tập trung miêu tả khung cảnh sông
nước, mây trời rộng lớn, rợn ngợp thì ở hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã trực tiếp bộc
lộ tâm trạng phiền não và những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về kiếp người:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Hình ảnh "bèo dạt" không chỉ mang ý nghĩa tả thực về cảnh vật mà nhà thơ bắt
gặp trên sông mà còn gợi ra sự nhỏ bé, trôi nổi lênh đênh của những kiếp người
giữa cuộc đời rộng lớn. Sông nước mênh mông, rộng lớn nhưng buồn vắng đến
cùng cực "Mênh mông không một chuyến đò ngang", dù cố gắng tìm kiếm nhưng
nhà thơ không tìm thấy dù một "chút niềm thân mật". Câu thơ "Không cầu gợi
chút niềm thân mật" tựa như một tiếng thở dài đầy bất lực của nhà thơ khi chẳng
thể tìm kiếm được một chút hơi ấm của con người, của sự sống. Điệp từ "không"
đã cực tả sự vắng lặng của không gian, nó phủ định tất cả những gì gắn kết giữa
con người và thiên nhiên sông nước, không có con đò, không cầu, không chút
niềm thân mật. Tất cả mở ra trước mắt của nhà thơ chỉ có sự rộng lớn, hoang
vắng đến rợn ngợp. Từ láy "lặng lẽ" cực tả sự vắng lặng đồng thời cũng gợi ra sự
tồn tại nhạt nhòa, không mang đến ấn tượng sâu đậm của "bờ xanh", "bãi vàng".
Sự xuất hiện của bờ, bãi hai bên sông cùng những hình ảnh gợi liên tưởng đến sự
sống xanh, vàng vẫn không đủ để làm cho bức tranh sông nước bớt đi phần hiu
quạnh, trống vắng bởi bờ xanh, bãi vàng chỉ là những cảnh vật vô tri, nó không
"chút thân mật", giao hòa gì với nhau.

Giữa trời đất rộng lớn, mênh mông nhưng nhà thơ Huy Cận lại không tìm được
một tiếng nói đồng cảm, tri âm, không có một ai có thể thấu hiểu được tâm trạng
và những nỗi buồn đang giăng kín trong tâm hồn nhà thơ. Nỗi phiền muộn, u sầu
không thể giãi bày, chỉ có thể tự mình giữ lấy nên nó càng nhức nhối, khắc khoải.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Không thể tìm thấy một chút giao cảm từ khung cảnh sông nước, nhà thơ Huy
Cận hướng sự chú ý của mình đến không gian rộng lớn, khoáng đạt của hoàng
hôn. Từ láy "lớp lớp" gợi liên tưởng đến rất nhiều sự vật chất chồng lên nhau.
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc" mở ra khung cảnh huy hoàng, tráng lệ với những
đám mây bàng đan xen, xếp chồng lên nhau. Động từ "đùn" gợi ra sự tiếp diễn,
dâng lên ngày càng mạnh mẽ. Chúng ta cũng từng bắt gặp trong thơ Nguyễn Trãi:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường


Hòe lục đùn đùn tán rợp giương"
Câu thơ "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc " thật đẹp nhưng cũng thật buồn bởi nó
càng tô đậm thêm sự trống trải, hoang vắng. Hình ảnh những đám mây lớp lớp
còn gợi ra những cảm xúc bộn bề cứ khoắc khoải, xếp chồng lên nhau. Sự xuất
hiện của hình ảnh cánh chim trong "bóng chiều xa" càng tô đậm nỗi trống vắng,
cô đơn trong tâm hồn của nhà thơ. Giữa khung cảnh hùng vĩ, huy hoàng của
những đám mây bàng bạc, cánh chim càng trở nên nhỏ bé, nó cũng giống với tâm
trạng cô đơn, lạc lõng của nhà thơ giữa cuộc đời rộng lớn.

"Lòng quê dợn dợn vời con nước,


Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
Từ láy "dợn dợn" là sáng tạo đặc biệt của nhà thơ Huy Cận, khi được hô ứng với
"vời con nước" đã khắc họa sống động nỗi niềm bâng khuâng, cô quạnh của một
con người đang nhớ về quê hương.Nếu những thi nhân xưa nhìn khói trên sông
nhớ về quê nhà thì nỗi nhớ của Huy Cận da diết, khắc khoải hơn, nhà thơ không
nhìn khói hoàng hôn vẫn nhớ nhà. Có lẽ rằng nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng
nhà thơ nên dù không có "chất xúc tác", nhà thơ vẫn khôn nguôi một tấm lòng
quê.

Hai khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang không chỉ mở ra trước mắt chúng ta
khung cảnh sông nước mênh mông, rợn ngợp mà còn bộc lộ nỗi lòng sầu muộn
của người thi nhân. Hai khổ thơ gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn man mác,
thế nhưng nỗi buồn ấy cũng thật đẹp bởi đó đều là những cảm xúc quen thuộc, có
phần mơ hồ mà chúng ta vẫn thường trải qua, thế nhưng qua ngòi bút của Huy
Cận nó lại thật thơ, thật da diết
Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định” đời chúng ta nằm trong một vòng
chữ tôi, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, càng đi sâu ta càng lạnh, ta thoát lên tiên
cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng
với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nếu Xuân Diệu
gắn liền với đắm say, với tha thiết, rạo rực thì nhà thơ HC lại gắn liền với nỗi sầu
vạn kỉ mênh mang, đa sầu, đa cảm. Bài thơ “ TG” là một trong những bài thơ tiêu
biểu cho hồn thơ HC. In trong tập lửa thiêng xuất bản 1940, TG đã gợi tả cảnh
đất trời sông nước mênh mông, qua đó thể hiện nỗi buồn tủi, tâm trạng cô đơn và
cảm giác rợn ngợp của con người khi đứng trước khung cảnh trời nước mênh
mông hùng vĩ của đất nước quê hương mình
Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã có thể khái quát được tư tưởng và cảm xúc chủ
đạo của bài thơ. Hai chữ “Tràng giang” có thể nói là một con sông dài, mênh mông và
bát ngát. Từ Hán việt này khiến người ta liên tưởng đến những bài thơ Đường của
Trung quốc. Nhưng chính tràng giang này cũng gợi lên được tâm tư của người trong
cuộc khi muốn nhắc tới những thân phận nổi trôi, bé nhỏ sống lênh đênh trên con
sông dài tâm tưởng và sông của nỗi u uất như thế.
Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” một lần nữa khái quát nên chủ đề của
bài thơ chính là nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa trời đất mênh mông
và bao la. Cả bài thơ toát lên được vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ điển, cũng là đặc
trưng trong thơ của Huy Cận.
Bước vào bài thơ, khổ thơ đầu tiên đã khiến người đọc liên tưởng đến một con sông
chất chứa bao nỗi buồn sâu thẳm:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Với một loạt từ ngữ gợi buồn thê lương “buồn”, “xuôi mái”, “sầu trăm ngả”, lạc mấy
dòng” kết hợp với từ láy “điệp điệp”, “song song” dường như đã lột tả hết thần thái và
nỗi buồn vô biên, vô tận của tác giả trong thời thế nhiều bất công như thế này.
Ngay khổ thơ đầu, nét chấm phá của cổ điển đã hòa lẫn với nét hiện đại. Tác giả đã
mượn hình ảnh con thuyền xuôi mái và hơn hết là hình ảnh “củi khô” trôi một mình,
đơn lẻ trên dòng nước mênh mông, vô tận, vô đỉnh. Sức gợi tả của câu thơ thực sự
đầy ám ảnh, một con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh càng
khiến người đọc thấy buồn và thê lương.
Vốn dĩ thuyền và nước là hai thứ không thể tách rời nhau nhưng trong câu thơ tác giả
viết “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”, liệu rằng có uẩn khúc gì chăng, hay là sự chia
lìa không báo trước, nghe xót xa và nghe quạnh long hiu hắt quá. Một nỗi buồn đến
tận cùng, mênh mang cùng sông nước dập dềnh. Điểm nhấn của khổ thơ chính là ở
câu thơ cuối với hình ảnh “củi” gợi lên sự đơn chiếc, bé nhỏ, mỏng manh, trôi dạt
khắp nơi. Có thể nói câu thơ đã nói lên được tâm trạng của các nhà thơ mới nói
chung ở thời kỳ đó, một kiếp người đa tài nhưng vẫn long đong, loay hoay giữa cuộc
sống bộn bề chật chội như thế này.
Đến khổ thơ thứ hai dường như nỗi hiu quạnh lại được tăng lên gấp bộ:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Hai câu thơ đầu phảng phất một khung cảnh buồn thiu, đìu hiu và vắng lặng của một
làng quê thiếu sức sống. Đó có phải là quê hương của tác giả hay không. Hình ảnh
“cồn nhỏ” nghe rất rõ tiếng gió đìu hiu đến tái lòng ở ven dòng sông dường như khoác
lên mình một nỗi buồn mặc định.
Ngay cả một tiếng ồn ào của phiên chợ chiều ở nơi xa cũng không thể nghe thấy, hay
có chăng phiên chợ ấy cũng buồn đến hiu quạnh như thế này. Một câu hỏi tu từ gợi
lên bao nỗi niềm chất chứa, hỏi người hay là tác giả đang tự hỏi bản thân mình. Từ
“đâu” cất lên thật thê lương và không điểm tựa để bấu víu. Khung cảnh hoang sơ, tiêu
điều nơi bến nước không có một bóng người, không có một tiếng động thật chua xót.
Hai câu thơ cuối tác giả mượn hình ảnh trời và sông để đặc tả sự mênh mông vô
đinh.Không phải trời “cao” mà là trời “sâu”, lấy chiều cao để đo chiều sâu thực sự là
nét tài tình, tinh tế và độc đáo của Huy Cận. Hình ảnh sông nước mênh mông và một
chữ “cô liêu” ở cuối đoạn dường như đã lột tả hết nỗi buồn sâu thẳm không biết ngỏ
cùng ai ấy.
Ở khổ thơ thứ ba, tác giả muốn tìm thấy sự ấm áp nơi thiên nhiên hiu quạnh này
nhưng dường như thiên nhiên không như lòng người mong ngóng:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thương nhớ
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Sang khổ thơ thứ 3 dường như người đọc nhận ra một sự chuyển biến, sự vận động
của thiên nhiên, không còn u buồn và tĩnh lặng đến thê lương như ở khổ thơ thứ hai
nữa. Từ “dạt” đã diễn tả thật tinh tế sự chuyển biến của vạn vật này. Tuy nhiên từ ngữ
này gắn liền với hình ảnh “bèo” lại khiến cho tác giả thất vọng vì “bèo” vốn vô định,
trôi nổi khắp nơi, không có nơi bấu víu cứ lặng lẽ dạt “về đâu”, chẳng biết dạt về đâu,
cũng chẳng biết đạt được bao nhiêu lâu nữa. Mặt nước mênh mông không có một
chuyến đò. Tác giả chỉ đợi chờ một chuyến đò để thấy được rằng sự sống đang tồn
tại nhưng dường như điều này là không thể.
Mong ngóng gửi niềm thương nỗi nhớ về quê hương nhưng tác giả nhận lại là sự im
lặng của vạn vật quanh đây qua từ láy “lặng lẽ” đến thê lương và đìu hiu.
ở khổ thơ cuối dường như bút pháp của tác giả được đẩy lên cao nhất, nét vẽ chấm
phá dung rất đắc điệu:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Có thể nói tư tưởng cũng như tâm tình của nhà thơ được gửi gắm qua khổ thơ này.
Nét chấm phá “mây cao” và “núi bạc” giống như trong thơ Đường càng thêm sầu,
thêm buồn hơn. Hình ảnh “chim nghiêng cánh” và “bóng chiều sa” là sự hữu hình hóa
cái vô hình của tác giả. Bóng chiều làm sao có thể nhìn thấy được nhưng qua ngòi
bút và con mắt của tác giả người ta đã hình dung ra được trời chiều đang dần buông
xuống.
Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang đầy thi vị nhưng tới hai câu thơ cuối cùng
chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gửi vào đâu, chỉ biết chất
chứa đong đầy trong trái tim. Câu thơ của Huy Cận khiến chúng ta liên tưởng đến tứ
thơ của Thôi Hiệu:
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Là sóng của sông hay là sóng trong lòng người

You might also like