You are on page 1of 14

Phân tích đoạn thơ trong Vội vàng từ : Tôi muốn tắt …hoài xuân

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT


I. MỞ BÀI
Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là “ông hoàng
của thi ca tình yêu”. Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho
gió”, Xuân Diệu đã chính thức trờ thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”
(Hoài Thanh). Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu
cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa xuân, tuổi trẻ. Tác phẩm
để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
II. THÂN BÀI
1 Khái quát: Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm
1938 là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói
chung. “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. Bài thơ
thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách
cảm nhận thiên nhiên, sự sống. Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý
nghĩa nhân bản sâu sắc. Thiên đường là ở ngay trên mặt đất. Vì vậy hãy yêu
mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại đầy tươi vui này. Nó
bộc lộ niềm ham sống, khát sống, tận hưởng đến vô biên và tuyệt đích của thi
nhân:
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”
2 Nội dung phân tích
Đoạn thơ mở đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngôn chứa đựng những khát vọng
mãnh liệt và táo bạo của thi nhân:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Bốn câu đầu có lẽ là độc đáo nhất trong bài thơ vì chỉ riêng nó là thể ngũ ngôn. Nó
là thể thơ phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của Xuân Diệu bởi câu
thơ ngắn lại giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần cùng với đó
là hai động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khao
khát “tăt nắng, buộc gió” để giữ lại màu hoa “Cho màu đừng nhạt mất” để giữ lại
sắc hương “ cho hương đừng bay đi”. Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của
tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ
muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những
phút giây tuổi trẻ của đời mình. Bởi nhà thơ sợ “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, sợ
“đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”. Suy cho cùng khát vọng ấy của Xuân
Diệu thật ngông cuồng nhưng cũng rất hợp lí.
Bảy câu thơ tiếp theo, với tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng và
khát khao giao cảm mãnh liệt, Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi
phơi phới, đầy tình tứ ở những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc quanh ta:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Bảy câu thơ trên là một bước tranh thiên nhiên mùa xuân được vẽ nên bằng một
hồn thơ có “Cặp mắt xanh non biếc rờn”. Cảnh vật đang vào độ thanh tân, diễm lệ.
Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh (đây chính là
phép tương giao giữa các giác quan mà Xuân Diệu học được ở thơ ca phương
Tây). Cảnh vật hiện lên đều có đôi, có cặp: “Ong bướm- tuần tháng mật” ;“Hoa-
đồng nội xanh rì”; ” lá- cành tơ”; ”yến anh- khúc tình si”;…
Điệp ngữ “này đây” được nhắc lại năm lần diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày,
thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Từ “này đây” lại là từ chỉ trỏ. Xuân
Diệu như đang đứng trước bức tranh và liệt kê cho ta thấy vẻ đẹp tươi non, nõn nà
của mùa xuân. Thi sĩ như muốn nói với chúng ta rằng: “Sao người ta cứ phải đi tìm
chốn Bồng Lai Tiên Cảnh ở mãi chốn mông lung hão huyền nào? Nó ở ngay giữa
cuộc sống quanh ta”. Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn
quyến rũ: Ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọt ngào như “tuần tháng
mật”. Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn “giữa đồng nội xanh rì”. Cây cối
nảy lộc đâm chồi tạo nên những “cành tơ” với những chiếc lá tươi non phất phơ
tình tứ. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng hót đắm say của loài chim yến anh đã tạo
nên “khúc tình si” say đắm lòng người.
Cặp mắt “xanh non biếc rờn” của Xuân Diệu còn mang đến cho người đọc
cách cảm nhận mới mẻ về mùa xuân. Xuân Diệu nhìn thiên nhiên bằng đôi
mắt của tình yêu, tưởng tượng đang được tình tứ cùng giai nhân giữa vườn
xuân trần thế: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng
gõ cửa/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Ánh sáng buổi sớm mai như
phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của giai nhân, đôi môi giai nhân gọi mời bao rạo
rực. Nàng vừa tỉnh giấc nồng suốt một đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng
nở ra muôn vàn hào quang. Chính ánh sáng ấy đã tưới lên cảnh vật càng làm cho
bức tranh thiên nhiên giống như một nguồn nhựa sống chảy dào dạt xung quanh
cuộc sống của con người. Thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng:
“Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”
Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng:
“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”
Xuân Diệu đã kết lại bức tranh mùa xuân bằng một câu thơ đầy gợi cảm “Tháng
giêng ngon như một cặp môi gần”. Đây là một cách so sánh đầy gợi cảm, có một
chút nhục cảm. Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh
và hương thơm trở thành “cặp môi gần” rất “ngon, ngọt” của người tình nhân. Mùa
xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người. Và chắc
chắn vẻ ngọt ngào của người thiếu nữ là bờ môi chín mọng kia.
Ở đây, trong sự so sánh giữa thiên nhiên và con người, Xuân Diệu đã mang đến
cho người đọc một quan niệm nghệ thuật về con người rất mới mẻ. Thơ ca cổ điển
thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. Mọi cái đẹp trong vũ trụ phải
đem so sánh với cái đẹp của thiên nhiên. Bởi vậy khi miêu tả nét đẹp của Thúy
Vân, Nguyễn Du đã lồng vào biết bao nhiêu cái đẹp của thiên nhiên:
“Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/Hoa cười
ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Còn Xuân Diệu
đưa ra một tiêu chuẩn khác: con người mới là chuẩn mực của cái đẹp trong vũ trụ
này. Bởi con người là tác phẩm kì diệu nhất của tạo hóa. Nên mọi vẻ đẹp trong vũ
trụ phải đem so sánh với vẻ đẹp của con người. Quan niệm nghệ thuật này là một
đóng góp mới mẻ của Xuân Diệu vào thơ ca đương đại Việt Nam.
Hai câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Trong một câu thơ mà thi sĩ có hai tâm trạng “Tôi sung sướng” – “Nhưng vội vàng
một nửa”. Dấu chấm ở giữa câu đã phân tách nhà thơ thành hai nửa: nửa sung
sướng và nửa vội vàng. Tâm trạng “sung sướng” là tâm trạng: “hạnh phúc, lạc
quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn
bó. Còn “vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già
mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối
mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài
xuân”.
3. Đánh giá nghệ thuật: Đoạn thơ để lại dấu ấn nghệ thuật sâu sắc. Thể thơ tự do,
sử dụng nhiều điệp ngữ, điệp từ, so sánh ẩn dụ… Cái tôi trữ tình được thể hiện
bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp; chuyển đổi thể thơ linh hoạt; từ ngữ
táo bạo… Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay mang đậm phong cách thơ Xuân
Diệu.
III. KẾT BÀI
Tóm lại, đoạn thơ ta vừa phân tích ở trên là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ “Vội
vàng”. Bằng ngôn ngữ rất đỗi Tây phương, nhưng tình cảm của nhân vật trữ tình
lại rất gần gũi, thân quen. Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một giọng thơ lạ,
một cách cảm nhận về mùa xuân rất đỗi nồng nàn. Qua đó thấy được lòng yêu đời
và khát vọng sống mãnh liệt của thi nhân. Đúng như nhà phê bình Thế Lữ đã nhận
xét “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống rào
rạt của cuộc đời”.

THAM KHẢO ĐOẠN VĂN CỦA MỘT HỌC SINH LAM VỀ ĐOẠN THƠ ĐẦU
TRONG BÀI VỘI VÀNG.
“Vội vàng” đã được mở đầu bằng những câu thơ hết sức cô đọng, hàm xúc như
một tuyên ngôn cho khát vọng sống của nhà thơ:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Đó là điều khát khao cuồng nhiệt của hồn thơ luôn khao khát sống, sống mãnh liệt
từ một tình yêu đến bồng bột đối với thiên nhiên tạo vật cũng như đối với con
người. Câu thơ tưởng như hết sức mộc mạc giản dị nhưng sức lay động tâm hồn
thật lớn bởi nó khơi dậy tình yêu của tuổi trẻ nói riêng và khát vọng của con người
nói chung. Không chỉ điệp từ “tôi muốn” như tiếng nói của mỗi cá nhân vang lên
giữa cuộc đời khi mơ ước muôn thủa của con người bật ra thành tiếng, mà còn là
sự sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ dứt khoát như “tắt, buộc”. Cái
cuồng nhiệt trong tình yêu của con người là ở sự tương phản giữa hành động cụ thể
lại hướng tới cái trìu tượng, đó là hành động “tắt nắng, buộc gió”. Khát vọng của
con người như muốn “tắt nắng buộc gió” đâu phải bắt nguồn từ sự tham sống mà là
ham sống, “ham yêu” để vĩnh viễn hoá tuổi trẻ tình yêu, để mãi mãi tận hưởng
hương sắc của thiên nhiên tạo vật của cuộc đời. Và nói như Xuân Diệu là để “màu
đừng nhạt mất”, “hương đừng bay đi”. Đó là màu, là hương của thế giới xung
quanh mà cũng là của chính mình. Chưa ở đâu trong thơ Xuân Diệu khát vọng đối
với tuổi trẻ, tình yêu lại trở thành một tuyên ngôn mãnh liệt đến thế. Con người
muốn chế ngự cả thiên nhiên. Những chữ “mất đi” tuy thế vẫn gợi một sự tiếc nuối
trong tâm trạng của nhà thơ, những tiếc nuối thổi bùng lên thành trạng thái cảm
xúc sôi nổi bồng bột và nhiệt cuồng.
“Vội vàng” đã dành một phần hết sức quan trọng, những câu thơ hết sức mới mẻ,
tinh tế của Xuân Diệu để dựng lên bức tranh của một cõi vườn trần đầy sức sống
của mùa xuân, một thế giới với những tiếng than thầm tiễn biệt để cắt nghĩa bằng
niềm xúc động của tâm hồn Xuân Diệu.
Ở một cõi vườn trần trong thơ Xuân Diệu như giục giã sự sống của muôn loài.
Bằng một sự gắn bó thiết tha với cuộc sống, bằng một khát vọng được hoà nhập
với đời trong những tình cảm nồng nàn, sôi nổi nhất, Xuân Diệu đã dựng lên trước
mắt người đọc cả một thế giới đầy sức xuân với những giao hoà, giao cảnh, cho
nên thế giới ấy tràn đầy hương sắc, tràn đầy âm thanh và ánh sáng, rạo rực những
bướm ong say đắm khúc tình si của yến oanh, sự sống dâng đầy lên trong đầu cành
ngọn lá. Cả một cõi vườn trần trong sức sống mãnh liệt như đang “bày” ra trước
mắt người đọc bởi những chữ “của”, “này đây”, nhà thơ như chào, như mời chân
thực nồng nàn và tha thiết. Trong cõi vườn trần ấy cuộc sống là “tuần tháng mật”,
là mùa xuân vĩnh viễn của ong bướm, của lá non lộc biếc.
Sức sống từ hồn thơ Xuân Diệu như trào ra từ từng chữ, từng chữ. Nhà thơ đã lấy
sự sống của con người, khát vọng của con người làm chuẩn mực cho sự sống của
vũ trụ. Cho nên, mùa xuân là “tuần tháng mật” của ong bướm, tiếng hát của yến
oanh, là một khúc tình si, ngay cả tia sáng mặt trời buổi sáng cũng trở thành hàng
mi người thiếu nữ và mỗi ngày đến với sự đánh thức của thần Vui đối với cuộc
sống con người. Ai cũng biết dường như chỉ đến Xuân Diệu, cái đẹp con người
mới trở thành chuẩn mực của tạo hoá. Giá trị nhân văn của t/p cũng có thể ở sự đề
cao vẻ đẹp ấy của con người. Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc một cái nhìn
xanh non đối với thế giới xung quanh, đem đến cho con người tình yêu, sự gắn bó
đối với cuộc đời. Chính Xuân Diệu cũng từng viết:
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi ở mãi mãi vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”.
Hình ảnh một cõi vườn trần như thế chính là sự cắt nghĩa cho quan niệm sống giục
giã vội vàng của thi nhân. Lẽ nào trước một cuộc sống xanh tươi mơn mởn đầy
màu sắc hương thơm và ánh sáng với những khúc tình si, với “niềm vui” như thế
mà con người lại có thể để cho nắng cho gió làm phai nhạt, làm bay đi tất cả sao.
Con người cần phải biết tận hưởng vì đó là vẻ đẹp, là sức sống mà tạo hoá đã ban
cho.
Về phương diện nghệ thuật, có thể thấy Xuân Diệu không chỉ đem đến cho câu thơ
của mình những so sánh độc đáo qua các hình ảnh “tuần tháng mật”, “khúc tình
si”, “ánh sáng chớp hàng mi” mà còn là những cảm giác hết sức mới lạ, chưa từng
thấy trong thơ, như “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Thời gian như được
vật thể hoá vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân có thể cảm nhận bằng vị giác để biết
tháng giêng ngon như thế nào.
Tuy nhiên, cảm xúc về thời gian đã khiến niềm vui của Xuân Diệu đâu được trọn
vẹn. Cho nên, giữa niềm say mê trước một “cặp môi gần” nhà thơ bỗng giật mình
thoảng thốt.:
“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa”.
Nó nhắc nhở thi nhân cái “phũ phàng” của thời gian. Nhà thơ vội lên tiếng “tôi
không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Trong cái giật mình thảng thốt kia Xuân Diệu
bỗng nhớ mùa xuân ngay giữa mùa xuân.
Câu thơ “tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa” đã như một sự chuyển dòng đột
ngột của cảm xúc. Từ niềm vui, niềm sung sướng, niềm hạnh phúc tràn trề trong
tâm hồn nhà thơ bỗng trở nên suy tư khi lắng nghe nhịp bước của thời gian. Nỗi
buồn chia li mỗi lúc trở nên một sâu sắc trong cõi lòng thi nhân. Cả một đoạn thơ
tiếp theo, từ câu thơ “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua” cho đến câu thơ
“mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm” là đoạn thơ hay chính là nhịp điệu của thời
gian. Lời thơ hay chính là tiếng thở dài của một linh hồn cô đơn trước những tiếng
than thầm tiễn biệt của thiên nhiên tạo vật, của con người đang lan ra “khắp sông
núi”. Những câu thơ tràn đầy xúc cảm của một tình yêu mãnh liệt bỗng trở thành
những câu thơ đậm một màu sắc triết lý “xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua”,
“xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Cái bồng bột của một tâm hồn đương thời sôi
nổi, của một trái tim vừa độ vang ngân bỗng trở thành những lời lý giải như của
một triết gia. Những chữ “nghĩa là” như xoáy vào suy tưởng của nhà thơ một niềm
tiếc nhớ.
CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN THƠ:
● “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chyếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Vội vàng, Xuân Diệu)

1. MỞ BÀI:
Ngày Xuân Diệu mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh
đã có một đánh giá rất xác đáng: "Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời,
sống vội vàng"... Có lẽ cái nét đặc sắc ấy của hồn thơ Xuân Diệu được biểu hiện
đầy đủ nhất trong bài thơ "Vội vàng", mà đoạn thơ ta bình giảng dưới đây là đoạn
hay nhất của bài thơ.
2. THÂN BÀI:
I. Giới thiệu vài nét về bài thơ và đoạn trích.
Bài thơ "Vội vàng" nằm trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938, là bài thơ tiêu
biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ xuân Diệu nói chung. Cả bài thơ thể hiện
một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc: Thiên đường là ở ngay trên
mặt đất chúng ta với biết bao điều hấp dẫn và quyến rũ. Vì vậy, hãy yêu mến, hãy
gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại đầy tươi vui này. Nó bộc lộ niềm
ham sống, khát sống, tận hưởng đến vô biên và tuyệt đích của thi nhân. Nó làm ta
nhớ tới câu thơ nổi tiếng của Tago "Ta muốn uống cạn cái ly tràn đầy sự sống".
Ở phần trên của bài thơ, thi sĩ luận giải cho người đọc thấy được tạo hoá có sinh
ra con người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn trần gian này đâu. Đời người ngắn
ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại nên đã "giục giã"
chúng ta phải "nhanh lên", "vội vàng lên" để tận hưởng bữa tiệc của trần gian khi
mà "mùa chưa ngả chiều hôm", khi mà xuân đang non, xuân chưa già.
II. Niềm yêu đời ham sống, khát sống và tận hƣởng đến vô biên và tột đỉnh của thi
nhân.
"Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn"
"Ở trên, tác giả xưng "tôi" để đối thoại với đồng loại, ở dưới lại xưng "ta" để đối
diện với sự sống" (Chu Văn Sơn). Giữa những câu thơ dài, đột ngột xen vào một
câu thơ rất ngắn, chỉ có ba chữ: "Ta muốn ôm". Câu thơ như thắt ngang giữa bài
làm ta liên tưởng đến vòng tay đang ôm bó, níu giữ, quấn quýt "Cả sự sống mới bắt
đầu mơn mởn", non tơ của nhà thơ. "Mơn mởn" là từ láy rất gợi cảm và giàu ý
nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm giác sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt đầy sức
sống:
"Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất"
(Thanh niên)
Lần theo bước chân "vội vàng", cuống quýt và trái tim "say đắm", "nồng nàn",
"tha thiết" với sự sống của thi nhân, ta bước vào một thế giới đầy ắp những hình
ảnh sinh động, đẹp đẽ của mùa xuân và cuộc đời:
"Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
… cắn vào ngươi"
Một đoạn thơ ngắn mà có tới bốn, năm từ "ta muốn" được lặp đi lặp lại như nhịp
điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Nó đã nói lên được cái ham muốn
khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Nhất là mỗi lần điệp, lại đi liền
với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn
“ôm" - "riết" - "say" - "thâu"- trong vòng tay vẫn chưa thỏa; còn muốn "riết”, ghì
chặt lấy, rồi “say” đến ngất ngư vẫn chưa thôi và "thâu” đưa vào, hòa làm một để
cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện niềm yêu đời, khát
sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào
ngươi!".
Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt "xanh non", "biếc rờn" của thi sĩ,
mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hồn, có sắc. Mùa
xuân như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp
xinh, trinh nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong
vườn. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như không nén
nổi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu: "Ta muốn cắn vào ngươi".
Về ý thơ này, trong bài "Hôn con", nữ thi sỹ Anh Thơ cũng đã có mấy câu thơ
rất hay:

"Mặt trăng của mẹ


Mẹ nâng trên tay
Mặt trăng tươi thế?
Mẹ cắn vào đây"
(Hôn con - Anh Thơ).
Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ
Xuân Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham
sống của "một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Mới từ điệu tâm hồn, cách
cảm, cách nghĩ đến cách đặt câu, dùng từ. Ngay cả liên từ "và" được dùng có vẻ
thừa thãi, nhưng cũng đã thể hiện được một cách đậm nét cái "tôi" của Xuân Diệu.
Nghĩa là làm nổi rõ được cái cảm xúc tham lam, ham hố đang trào lên mãnh liệt
trong trái tim yêu đời của Xuân Diệu.
Câu thơ:
"Cho chyếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
… Cho no nê thanh sắc của thời tươi",
mới đọc qua tưởng như là một câu văn xuôi tầm thường, nhưng thực ra lại rất thơ.
Điệp từ "cho" với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt
đến độ thoả thuê, sung mãn, trọn vẹn. Và với chữ "hồng" độc đáo rất gợi hình, gợi
cảm, với một loạt từ láy tính từ "chuếnh choáng", "đã đầy", "no nê", chỉ cảm giác
về hưởng thụ vật chất cụ thể trong nghệ thuật ẩm thực kèm theo trong câu thơ trên,
nhà thơ không chỉ đã diễn tả được ý thơ ấy (thoả thuê, sung mãn) mà còn gợi cho
ta ý nghĩ: thế giới này vừa hiện ra như một người tình hồng hào sức xuân mà thi sĩ
là một tình nhân đắm say, vừa được bày ra như một bữa tiệc lớn với những thực
đơn đầy của ngon vật lạ và thi nhân là một thực khách đang trong trạng thái khát
thèm đến cháy lòng.
3. Kết bài: Xuân Diệu đã có lần viết: "Tôi gửi tâm hồn tôi cho những người trẻ
tuổi và nhất là trẻ lòng, những "Thơ thơ"' cũng là những cái bỏng lưỡi hay những
cơn buốt môi, vì đã uống tham vào suối của mặt trời, đã ăn hàm hồ vào suối xuân...
Và khi người ta đã xua tay không còn khát thèm, là lúc người ta không còn vui
sống nữa". Và vì vui sống mà Xuân Diệu "say đắm với tình yêu và hăng say với
mùa xuân, thả mình bơi trong nắng, rung động với bướm chim, chất trong tim mấy
trời thanh sắc" (Thế Lữ).

Đề 3: Hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi rõ cảm nhận về thời gian của
Xuân Diệu - một nhà thơ có lòng ham sống yêu đời mãnh liệt:
…“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt…”
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Nêu ngắn gọn về tác giả, bài thơ, đoạn trích
1. Xuân Diệu, tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985) là “nhà thơ mới nhất”…
“nhà thơ say đắm tình yêu, say
đắm cảnh trời, sống cuống quýt…” (Hoài Thanh). Thơ ông có nhiều cách tân táo
bạo và thành công rất vẻ vang. Trước
Cách mạng ông có hai tập thơ “Thơ thơ”, “Gửi hương cho gió” rất nổi tiếng, được
độc giả yêu thích.
2. Bài thơ “Vội vàng” rút từ tập “Thơ thơ” (1938). Đây là bài thơ rất tiêu biểu cho
hồn thơ Xuân Diệu trước
Cách mạng. Cả bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến
hăm hở, vồ vập, đắm say và cuồng
nhiệt. Nhà thơ nhận thấy cuộc đời nơi trần thế này tuyệt đẹp mà đời người thì ngắn
ngủi so với thời gian vĩnh hằng. Vì
vậy, phải chạy đua với thời gian để mỗi giây phút của cuộc sống đều trở nên có ý
nghĩa. Đoạn trích trên đây nằm ở
giữa bài thơ và cũng là một trong những đoạn tiêu biểu cho chủ đề bài thơ.
II. Phân tích đoạn thơ
1. Hai câu thơ đầu diễn tả thời gian trôi chảy rất nhanh, theo quy luật nghiệt ngã
của vũ trụ không thể nào có thể
níu kéo được, nhất là ngày xuân, tuổi xuân thấm thoắt như bóng câu qua cửa sổ.
2. Sáu câu tiếp: Xuân Diệu nhận thức được một sự thực phũ phàng: thiên nhiên
vũ trụ vô hạn, tồn tại vĩnh cửu,
trong khi đó cuộc sống của con người thì ngắn ngủi, hữu hạn. Vì vậy, thi sĩ cảm
thấy lo lắng, băn khoăn đến mức
thành một nỗi hốt hoảng chạy đua với thời gian.
Nội dung cơ bản của tám câu thơ trên tuy được phân thành hai ý nhỏ, nhưng đều
tập trung làm nổi rõ một nghịch
lí trớ trêu, éo le giữa cái quy luật nghiệt ngã của thời gian chảy trôi, đi qua nhanh
chóng không có gì có thể cưỡng
được với khát vọng hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc giữa mùa xuân và tuổi trẻ của
thi nhân. Cái nghịch lí ấy được tô
đậm bằng những cặp từ ngữ, hình ảnh tương phản: “đương tới” >< “đương qua”;
“còn non” >< “sẽ già”; “lòng tôi
rộng” >< “lượng trời cứ chật”… và cái cấu trúc song hành: “xuân hết” // “cũng
mất”.
3. Ba câu cuối: Sự nuối tiếc đối với cuộc đời, đất trời của Xuân Diệu đã giúp cho
nhà thơ đặc biệt nhạy cảm với
thời gian:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt”
Là “nhà thơ mới nhất”, Xuân Diệu đã tiếp thu và vận dụng tài tình “phép tương
giao” các giác quan của lối thơ
tượng trưng Pháp. Vì thế, Xuân Diệu đã “ngửi” được mùi của vị thời gian, “nhìn”
được giọt lệ chia phôi và “nếm” cái
vị chia lìa, “nghe” được lời than thầm tiễn biệt âm vang khắp sông núi…
4. Tất cả những điều đã phân tích cho ta thấy rõ: Xuân Diệu hơn ai hết đã có ý
thức khẳng định cái tôi cá nhân của
mình. Qua đoạn thơ người đọc cũng cảm nhận được một nét đặc sắc của hồn thơ
Xuân Diệu “say đắm với tình yêu và
hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong nắng, rung động với bướm chim, chất
trong tim mấy trời thanh sắc…”
(Thế Lữ)
Bài thơ "Vội vàng" - Một quan niệm nhân sinh hiện đại
Đoàn Thị Hạnh, Giáo viên Trường THPT Chuyên – Đại học Vinh
Vội vàng là một bài thơ hay của nhà thơ Xuân Diệu in trong tập: “Thơ thơ” xuất
bản năm 1938. Bài thơ đã để lại cho các thế hệ học trò một ấn tượng sâu sắc về
Xuân Diệu, cùng một quan niệm nhân sinh hết sức mới mẻ hiện đại của ông.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghê phát triển, nền kinh tế thị
trường đang không ngừng can thiệp và chi phối mọi hoạt động xã hội và tư duy của
con người. Chúng ta đã thấy được cả mặt ưu việt lẫn hạn chế của vấn đề này.
Riêng về lĩnh vực giáo dục học trò cũng đã đang đặt ra bao điều khó khăn phức
tạp. Cùng lúc chúng ta thấy xuất hiện nhiều quan niệm và có thể phân loại được
nhiều đối tượng. Chúng ta nhận thấy trong tầng lớp trẻ còn có những quan niệm về
cuộc sống rất lệch lạc. Chẳng hạn: Tự do vô kỷ luật, sống buông thả, vô trách
nhiệm, sống gấp, sống vội, lạnh lùng, vô cảm…và đặc biệt là tính tự giáo dục rất
thấp... Có không ít bạn trẻ đang lúng túng không biết nên hiểu về quan niệm nhân
sinh trong thời hiện đại như thế nào? Nhưng, có một sự thật là khi được học bài thơ
“Vội vàng” của Xuân Diệu các em học trò đều cảm thấy tâm đắc và dường như đã
tìm thấy một lời giải đáp cho quan niệm sống đúng đắn của mình.
Trước hết, sau khi giới thiệu về tiểu sử Xuân Diệu, học sinh nhấn mạnh hai đặc
điểm trong thơ ông trước cách mạng:
- Yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt
- Bi quan chán nản
Lòng yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt có những biểu hiện nào?
Thứ nhất, Xuân Diệu không lẩn trốn thực tại mà quấn quýt lấy cõi trần:
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất
(Thanh niên)
Kẻ đựng trái tim trìu màu đất
Hai tay chín móng bám vào đời
(Hư vô)
Thứ hai, Xuân Diệu luôn có ý thức về sự trôi chảy của thời gian.
Trong thơ ông chịu ảnh hưởng nhiều của trường phái thơ tượng trưng Pháp. Khi
còn trẻ ông đã nghe Baudelaire rên xiết:
Ôi đau đớn! Ôi đau đớn !Thời gian ăn cuộc đời
Xuân Diệu sợ thời gian, ghét thời gian:
Gấp lên em anh rất sợ ngay mai
 Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn
(Giục giã)
Thứ ba, Ông là nhà thơ của tình yêu - tuổi trẻ
Quan niệm tình yêu của ông thiên về khao khát thoả mãn cuộc sống vĩnh viễn, vô
cùng “Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ. Mà vạn vật là muôn đá nam châm”.
“Đây là quán tha hồ muôn khách đến”. Ông mở rộng tâm hồn và chào mời tất cả và
muốn lòng mình như phấn thông trên bãi biển bay vàng cả trời đất mênh mông
đem tình yêu đi khắp thế gian .
Thứ tư, Xuân Diệu luôn vội vàng, cuống quýt lo sợ cuộc sống tàn phai:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em em ơi, tình non sắp già rồi
(Giục giã)
Xuân Diệu yêu đời nhưng cũng rất bi quan tạo nên nét biện chứng trong thơ ông
trước cách mạng:
Hiu hắt nhỉ bốn phương trời vò võ
Lạnh lùng chăng sầu một đỉnh chon von
                                                   (Hy Mã Lạp Sơn)
Lòng anh là một cơn mưa lũ
Bắt gặp lòng em là lá khoai
                                              (Nước đổ lá khoai)
Đặc biệt lòng yêu đời ham sống của ông được thể hiện rõ trong bài thơ “Vội
vàng”:
Giáo viên cùng học sinh chia đoạn sau đó đi vào phân tích:
Mở đầu, Ông nói lên một khao khát kì lạ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Tôi muốn buộc gió lại
Nắng, gió là là thuộc về thiên nhiên vĩnh hằng, vậy mà ông muốn níu giữ lại quy
luật cuộc sống để “màu đừng nhạt, hương đừng bay đi”. Cần nói rõ màu sắc,
hương thơm là tinh hoa của trời đất vũ trụ dâng tặng. Đó là vẻ đẹp của cuộc sống.
Vậy, tác giả muốn lưu giữ vẻ đẹp ấy thành vĩnh cửu, đó là một ước muốn táo bạo.
Phần hai, Tác giả nêu cảm nhận của mình vè cuộc sống thông qua mùa xuân.
Đó là một bức tranh về cuộc sống sinh sôi, đang phát triển, đang dâng đầy màu sắc,
âm thanh, ánh sáng:
               Này đây: - Tuần tháng mật
                               -Hoa
                               -Lá cành
                               -Khúc tình si
                               -Ánh sáng chớp hàng mi.
Nghệ thuật điệp ngữ để liệt kê, để khái quát một bức tranh sinh động tươi mới về
mùa xuân được cảm nhận từ sự phát triển, sự nảy lộc đâm chòi đầy sức sống của
muôn loài.
Cuộc sống được vẽ ra như một thiên đàng ngay trên mặt đất mà mỗi sáng sớm
“Thần Vui hằng gõ cửa”. Dư vị thời gian mùa xuân được cảm nhận “ngon như một
cặp môi gần”. Tác giả tự hào hãnh diện say mê vì độ sung mãn của mùa xuân. Tác
giả như đang nhập vào nhịp sống của mùa xuân để cảm nhận vẻ đẹp, sức sống và
làm bừng thức dậy ánh sáng của sức sống ấy, truyền đến mọi người vẻ đẹp dâng
trào của mùa xuân. Và, làm bừng sáng những vẻ đẹp của cuộc sống mà chưa mấy
ai thấy.
Phần 3, Ý thức vể sự trôi chảy của thòi gian
Nhịp thơ đang hân hoan bỗng thay đổi đột ngột: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng
một nửa.
Dấu chấm giữa dòng tách thành hai câu thơ diễn tả hai nét tâm trạng: Vui và bi
quan thất vọng.
Tác giả đang háo hức mê say bỗng đột nhiên thay đổi vì tận thấy quy luật nghiệt
ngã của thời gian:
                    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
                    Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
                    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất .
Mùa xuân hay là sức xuân, tuổi trẻ, cuộc sống cá nhân của con người hữu hạn còn
thời gian thì vô hạn. Chính mâu thuẫn này gây nên cảm giác lo sợ, hốt hoảng, niềm
vui không trọn vẹn.
Bằng cách lý giải, hình ảnh cái tôi tác giả hiện lên thật tội nghiệp, lo sợ, tiếc nuối
và cảm nhận sâu xa sự chia li tiễn biệt về sự trôi đi của thời gian:
                    Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
                    Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Tác giả cảm giác hoá về thời gian, cảm nhận dược cái dư vị đắng chát của sự tách
vỡ, chia lìa trong vạn vật do thời gian thay đổi. Cuộc sống là dòng chảy của sự vận
động vì vậy tác giả nhớ mùa xuân ngay cả khi mùa xuân đang tồn tại. Đỉnh cao của
sự lo sợ tiếc nuối được thể hiện trong câu:
                      Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Sự tiếc nuối vô cùng tham lam, ôm trọn cả không gian, trời đất vô thuỷ vô chung.
Ông giục giã mình, giục giã người vội vàng tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống “Mau đi
thôi” - vội vàng, cuống quýt.
Phần cuối, Cao trào của khát vọng sống:
Đại từ “Ta” thay cho đại từ “Tôi”: Cá nhân tự hoá thành rộng lớn để ôm trọn bao
trùm cuộc sống, thống lĩnh cuộc sống. Tác giả dùng một loạt động từ mạnh: Ôm,
riết, say, thâu, cắn, diễn tả cảm giác nắm bắt, chiếm lĩnh cuộc sống ở mức giao hoà
tuyệt đích vĩnh viễn.
Ở đây, cần lý giải rõ: Xuân Diệu yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt, đến vội vàng
cuống quýt là bởi ông muốn cảm nhận cuộc sống trong mọi chiều kích của thời
gian, không gian.
Để tránh hiểu sai: Vội vàng tức là sóng gấp sống vội để tận hưởng về vật chất. Ở
đây Xuân Diệu ham hố cuồng nhiệt là chiếm lĩnh cuộc sóng trong chiều sâu tình
thần, trong tâm hồn tình cảm. Vội vàng hoàn toàn không hiểu theo nghĩa “Đi đâu
mà vội mà vàng. Mà quơ phải đá mà quàng phải dây”.
Xuân Diệu yêu cuộc sống mãnh liệt, vội vàng nhưng không rơi vào rồ dại, thác
loạn.
Đằng sau thái độ vội vàng lo sợ kia chính là một cái tôi cô đơn
Ta là MỘT, là RIÊNG, là THỨ NHẤT
Xuân Diệu “vội vàng” vì ông hiểu và trân trọng giá tri của cuộc sống. Nó là phần
tinh tuý mà trời đất ban tặng, nhưng cuộc đời con người thì hữu hạn.
Yêu cuộc sống, Xuân Diệu nhìn cuộc sống dù ở góc độ nào cũng thấy nó thật đẹp
và đáng quý trọng. Ông đã từng quan niệm buổi chiều thu là một bài thơ duyên mà
ở đó con người và tạo vật, con người và con người gắn bó với nhau như một cặp
vần. Đó phải là một cái nhìn về cuộc sống hết sức tài hoa và nhạy cảm, tinh tế, với
một tầm văn hoá cao.
Xuân Diệu cảm nhận được cả những mối liên hệ mong manh nhưng vô cùng bền
vững của cuộc sống ở chiều sâu tinh vi nhất:
                          Không gian như có dây tơ
                          Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
(Chiều)
Vì vậy ông cảm thấy luôn lo sợ cuộc sống trôi chảy, tàn phai. Ông chạy đua với
thời gian với vạn vật. Ông hối hả vồ vập trước cuộc sống để sống tốt, sống đẹp
hơn.
Từ đó học sinh đi đến liên hệ :
Trong cuộc sống thực tại, bên cạnh những con người ưu tú, những quan niệm sống
tích cực, có lý tưởng đáng để cho chúng ta ngưỡng mộ, vẫn còn những quan niệm
sống tâm thường. Chẳng hạn: Sống gấp, sống vội thiên về thụ hưởng vật chất, sống
ươn hèn yếu đuối..., lạnh lùng, vô cảm, phi nhân tính…
Vậy, chúng ta càng thấy rõ giá trị đích thực của bài thơ “Vội vàng”. Bài thơ với
hình ảnh táo bạo, khơi gợi cảm giác, bút pháp trữ tình tâm trạng và cảm xúc, tứ thơ
hăm hở cuống quýt, cú pháp Tây phương, lối qua hàng hết sức thoải mái… xứng
đáng đươc xem là tiếng gọi đàn, là lời tập hợp, là tiếng thức tỉnh con người:  hãy
sống và tận hưởng đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống trong mọi chiều kích của thời
gian, không gian một cách tuyệt đích, vĩnh viễn. Đó thật sự là một quan niệm nhân
sinh mới mẻ hiện đại của nhà thơ “mới nhất trong phong tràoThơ mới”./.

You might also like