You are on page 1of 2

Đoạn 2

Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với
cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy

Bức tranh thiên nhiên và con người ở đây lại mang những vẻ đẹp mới khác với bức tranh trên, nhưng lại
bổ sung cho bức tranh Tây Tiến thêm hoàn mĩ với những sắc màu đầy ấn tượng, khó quên. Đó là bức tranh mĩ lệ,
duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những
nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Doanh trại không chỉ là không gian của hiện thực mà còn là không gian của tâm tưởng, của hoài niệm và nỗi nhớ. Nơi
đó đang bừng lên bởi những ngọn lửa bập bùng mà tác giả liên tưởng đến đuốc hoa. Động từ "bừng lên” như một
nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, nó không chỉ đem đến ấn tượng về ánh sáng chói lóa, đột ngột của lửa, của đuốc,
xua đi cái tối tăm, lạnh lẽo của núi rừng mà còn thể hiện niềm vui sướng rạo rực trong lòng người. Người đọc có thể
hình dung những ánh mắt ngỡ ngàng, những gương mặt bừng sáng của anh chiến sĩ là do phản chiếu của ánh lửa,
ấm lòng chiến sĩ, ngọn lửa của niềm vui, trẻ trung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Hai từ "bừng lên" không chỉ là
bừng lên của ngọn đuốc mà còn là "bừng lên" của kỉ niệm, của hồi ức như một tiếng reo vui biết bao hồ hởi, say mê.
Không còn những chặng đường hành quân vất vả, cũng không còn những bước chân nhọc nhằn ra trận mà chỉ còn lại
không khí rộn ràng sôi nổi. Người lính như quên hết những mệt mỏi hiểm nguy để đắm hồn mình vào đêm hội liên
hoan ấy. Hình ảnh trung tâm của đêm hội liên hoan là sự hiện diện của những cô thiếu nữ vùng sơn cước:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ."

Trong ánh lửa bập bùng của ngọn đuốc lung linh kì ảo, trong tiếng khèn tiếng nhạc du dương, những cô thiếu nữ
vùng cao xuất hiện với vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ, e ấp, duyên dáng và tình tứ khiến những chàng lính không khỏi ngạc
nhiên, ngỡ ngàng. Kìa em" là tiếng reo với bao bất ngờ vui sướng và có cả sự thán phục ngợi khen đầy thích thú của
người chiến sĩ, những cô gái lào trong trang phục truyền thống cùng góp vui với những anh chiến sĩ trẻ. trước vẻ đẹp
của cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng lẫy cùng dáng vẻ “e ấp” rất thiếu nữ. Quang Dũng phát hiện ra
vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang
phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ. Quang Dũng
không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên trước vẻ đẹp ấy. Vẻ đẹp ấy lại càng lung linh hơn, rực rỡ hơn khi được
soi sáng bởi ánh lửa bập bùng. Hội đuốc hoa bừng trong ánh sáng của đuốc, ngập tràn trong âm thanh của tiếng
khèn, mê man trong man điệu e ấp của những cô gái. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh
cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời, yêu
miền đất lạ. Cảnh vật và con người đểu như ngả nghiêng, say sưa trong tiếng khèn, tiếng nhạc, trong những vũ điệu
ngọt ngào say đắm, vừa có chút gì đó hoang dại bí ẩn mê hoặc lòng người. Tiếng khèn tiếng nhạc đã đưa người lính
Tây Tiến hoà vào sự lãng mạn và mơ mộng. Hành quân gian khổ khốc liệt là vậy thế nhưng những thứ ấy chẳng thể
làm bào mòn đi sự tươi trẻ, sức xuân ngập tràn trong tâm hồn mình. Các anh với tâm hồn hào hoa, nghệ sĩ đặc biệt
nhạy cảm với cái đẹp, người lính Tây Tiến say đắm chiêm ngưỡng và cảm nhận những hình ảnh rực rỡ, những âm
thanh ngọt ngào của đêm lửa trại để được thả hồn phiêu diêu, bay bổng trong thế giới mơ mộng. Những âm thanh
khốc liệt của súng đạn bị đẩy lùi chỉ còn những tâm hồn lãng mạn, những "hồn thơ" hòa mình trong điệu nhảy điệu
múa đến say lòng người. Tuy vui vẻ là thế nhưng những người chiến sĩ vẫn không quên nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ
thiêng liêng tiến về phía trước phối hợp với nước bạn bảo vệ biên giới Việt – Lào. Vì vậy mà “nhạc về Viên Chăn xây
hồn thơ”. Giọng thơ trở nên vui nhộn, hóm hỉnh, trẻ trung nhưng không làm mất đi tinh thần khí phách của người
lính.

Sau những giây phút hoà mình vào với đêm lửa trại ấm áp tình quân dân là khung cảnh chia tay trên nền sông
nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác
mênh mang, huyền ảo:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ"

So với bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hoà hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ
trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì bốn dòng thơ tiếp theo, Quang Dũng đưa người đọc đến với hình ảnh của
con người và núi rừng Tây Bắc trong một buổi chiều sương … Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi
mộng cứ thế hiện ra. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên theo chiều hướng nhẹ hoá. Cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và
thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng. Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh ông nước miền Tây hiện ra vào
một buổi chiều sương tĩnh lặng. Không gian giăng mắc một màn sương mênh mang, mờ ảo và nhạt nhòa, tạo nên vẻ
đẹp lãng mạn huyền ảo. Ở đây không phải là sương lấp, sương che hay sương phủ mà là sương giăng, ta như cảm
nhận được cái thực và cái mộng của khí trời Tây Bắc sương khói hiện ra như một miền cổ tích. Nó gợi màu sắc bảng
lảng, sương khói vừa có nỗi buồn man mác. Đại từ ”ấy” làm rõ nghĩa hơn cho từ chiều sương để nhấn mạnh rằng đây
là một buổi chiều sương rất đặc biệt, chiều sương trong nỗi nhớ đã thành kỷ niệm nên tình người cũng man mác,
bâng khuâng. Hai bên bờ sông là những dãy lau ngút ngàn gợi lên một không gian hoang sơ tĩnh lặng. Những bông
lau chập chờn lay động như có hồn. Hồn của lau hay chính tâm hồn của nhà thơ đã hóa thân vào cảnh vật trong
những bông lau phất phơ, huyền ảo. Cảnh vật tuy hoang sơ là vậy những lại khiến người chiến sĩ Tây Tiến nhớ tiếc
đến lạ kì. Khung cảnh sông nước hoang vắng man mác buồn chợt khiến ta nhớ đến dòng sông Đà trong trang văn của
Nguyễn Tuân "dòng sông như chảy từ tiền cổ, bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một
nỗi niềm cổ tích xưa." Và hơn thế nữa, đối với Quang Dũng, hình ảnh "hồn lau" dường như đã trở thành đặc trưng,
biểu đạt cho một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa và giàu ý chí:

Đâu đây đứt pháo xích kêu giòn

Liệt sĩ tên còn xanh núi non

Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt

Mà như lau sậy có linh hồn"

Không gian nên thơ ấy làm nền cho con người xuất hiện:

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Xuôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Giữa hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên đầy sức sống và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây hiện lên
mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường. Điệp ngữ “có thấy – có nhớ” luyến láy như chạm khắc vào lòng
người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. Dáng người trên độc mộc ở đây có thể là hình ảnh mềm mại, uyển
chuyển của những cô gái Thái, Mèo đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu là dáng hình kiêu dũng của các
chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông, vượt thác dữ tiến về phía trước. Tất cả những hình ảnh ấy
đều đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhoà… Thiên nhiên Tây Bắc vốn nổi tiếng với con
sông Mã, một dòng sông đã chứa trong nó biết bao dữ dội. Nhưng ở đây, dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng
đến kỳ lạ. Những cánh hoa rừng không bị ”dồi lên dập xuống” mà là “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Từ láy đong
đưa cùng với nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng gợi cảm. Không phải ngẫu nhiên khi Quang Dũng đặt hình
ảnh người thiếu nữ bên cạnh "hoa đong đưa". "Đong đưa" chứ không phải là "đung đưa". Nếu "đung đưa" chỉ là sự
chuyển động vật lý thì "đong đưa" còn đem đến tâm trạng, linh hồn cho cảnh vật. Những bông hoa rừng trở thành
những sinh thể có hồn. Hoa cũng như con người đang soi mình trên gương nước chòng chành, cũng biết làm duyên
làm dáng. Hóa ra con người Tây Bắc, bóng dáng của người thiếu nữ trên chiếc thuyền độc mộc cũng đẹp như những
bông hoa rừng trong chiều sương mờ ảo. Không chỉ vậy câu thơ còn làm ta cảm tưởng rằng cánh hoa rừng như cũng
quyến luyến con người. Cánh hoa rừng như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông đi đánh giặc. Chỉ
qua 8 câu thơ với tài năng và nghệ thuật của mình nhà thơ Quang Dũng đã tái hiện lại những kỉ niệm đẹp về tình
quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

You might also like