You are on page 1of 2

kỉ niệm đêm liên hoan chung vui với bản làng xứ lạ đã trở thành kỉ niệm

đẹp trong lòng nhà thơ, và là thành trang trong tâm hồn các chiến sĩ Tây
Tiến:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa


Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu, nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Câu thơ đầu mở ra một khung cảnh lãng mạn giữa núi rừng Tây Bắc:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa


Danh từ”doanh trại” gợi ra không gian rộng lớn,hoành tráng. Động từ đặc
sắc "bừng lên” như một nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, nó không chỉ
đem đến ấn tượng về ánh sáng chói lóa, đột ngột của lửa, của đuốc, làm
cho không gian bừng sáng,xua đi cái tối tăm, lạnh lẽo của núi rừng mà còn
thể hiện niềm vui sướng rạo rực trong lòng người chiến sĩ. Từ “bừng” ở
đây vừa là ánh sáng của đuốc hoa, ánh sáng của lửa trại, vừa là màn cất
giọng của những tiếng khen, tiếng hát, tiếng cười nói rộn rã của mọi người.
Từ “bừng” ấy ta đã từng bắt gặp trong thơ của Tố Hữu, khi người thanh
niên trẻ đã giác ngộ lí tưởng Đảng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ


Điểm chung của sự “bừng” của Quang Dũng và Tố Hữu là trước nó mang
một màu u tối, và sau nó là ánh sáng ngập tràn. Hình ảnh “đuốc hoa” được
hiểu là cây nến thắp lên trong phòng tối đêm tân hôn, nhưng ở trong câu
thơ đầu, “đuốc hoa” ấy lại mang nghĩa là ánh sáng của đêm liên hoan.Hình
ảnh “hội đuốc hoa” đã tô đậm thêm không khí lãng mạn của lễ hội truyền
thống người dân Tây Bắc, gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng những
người lính trẻ. Có thể hình dung đêm hội mà Quang Dũng đang kể lại trong
bốn câu thơ này giống như một đám cưới tập thể tràn đầy niềm vui và
tiếng cười. Nối tiếp không khí ấy là hình ảnh con người trong buổi liên
hoan.

Kìa em xiêm áo tự bao giờ


Khèn lên man điệu, nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Từ “kìa em” và hình ảnh “xiêm áo tự bao giờ” ở câu thơ thứ hai thể hiện
được sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của những chàng lính Tây Tiến trước vẻ
đẹp của những cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng lẫy, kiêu
sa cùng dáng vẻ “e ấp” vừa duyên dáng vừa tình tứ đậm chất thiếu nữ
trong vũ điệu dân tộc. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp tỏa sáng của cô gái
bằng cả niềm yêu, sự say đắm đến cảm phục từ vóc dáng cho đến trang
phục. Chính trang phục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, bản sắc
văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ. Vẻ đẹp
ấy đã khiến nhà thơ phải thán phục đến ngạc nhiên.Cùng hòa với vẻ đẹp
ấy là âm thanh của “khèn”,nhạc réo rắt đưa tâm hồn con người bay
bổng,ngây ngất say mê, muốn vượt biên giới để “xây hồn thơ”-xây mộng
lập chiến công, khát vọng đem lại sự bình yên cho cuộc sống. Hình ảnh
“em” trở thành hạt nhân của cả bức tranh đêm hội với vẻ đẹp xứ lạ
phương xa. Có thể nói, bốn câu thơ đầu của khổ hai đã xua tan đi cảm
giác mỏi mệt, đẩy lùi những vất vả, gian khó của những người chiến sĩ.
Thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên
con đường hướng về Viên Chăn xây hồn thơ. Từ đó, người đọc cảm nhận
được rằng dù trong những phút giây vui vẻ, những người chiến sĩ vẫn
hướng về lí tưởng cách mạng cao cả.Bằng cảm hứng lãng mạn, chất thơ...

You might also like