You are on page 1of 3

BẾP LỬA- BẰNG VIỆT

MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI


Nhà thơ Bằng Việt, ông tên thật là Nguyễn Việt Bằng sinh năm
1941, quê ở tỉnh Hà Tây. Ông là một trong những nhà thơ trưởng thành trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ của ông mang cho mình gam màu trong
trẻo, mịn mà nhưng không kém phần sâu lắng, trầm tư giống như lời tâm sự
đem đến cho người đọc cảm giác rất gần gũi, ấm áp. Bài thơ “Bếp Lửa”là một
trong những bài mang sắc thái tiêu biểu nhất, được ông chắp bút vào năm 1963,
khi đang theo học tại Liên Xô, bài thơ được trích trong tập thơ “ Hương cây-
Bếp lửa”. Bài thơ này là tác phẩm đầu tay của ông và Lương Quang Vũ- nhà
thơ, nhà biên soạn kịch tài năng. Hình ảnh “ Bếp lửa” trong bài thơ đã gợi nhớ
những kỉ niệm đẹp đó là những “ điều giản dị” nhưng đầy sự thiêng liêng của
tình bà cháu. Hình ảnh “ bếp lửa” vô cùng sâu sắc, câu thơ tràn đầy cảm xúc.
Bên cạch đó, bài thơ in đậm trong mỗi chúng ta về quê hương nơi ta sinh thành.
Bài thơ như một bức thư được gói gém nhiều sự giãi bày, tâm sự của người con
xa xứ :
“ Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa


Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Đoạn thơ mở đầu với hình ảnh giản dị “bếp lửa”. Từ đó gợi nhớ về tuổi thơ
của tác giả hồi còn bé, như bao đứa trẻ khác, tác giả sống trong tình thương của
bà. Khi cha mẹ vào chiến khu lập căn cứ cách mạng. Từ những kỉ niệm, đứa trẻ
nay đã trưởng thành, biết thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời và gửi gắm nỗi
thương nhớ người bà qua hình ảnh bếp lửa. Như vậy, mạnh cảm xúc của bài thơ
đi từ sự hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy nghĩ từ những điều giản dị.
Hình ảnh bếp lửa đó in sâu trong lòng tác giả mỗi khi ông nhớ về bà của
mình. Bằng những câu thơ chan đầy sự chân thành, một bức thư trầm tư, sâu
lắng. Song hình ảnh bếp lửa đã chuyển sang một ý nghĩa mới đó là tình bà cháu
nồng đượm, ấp ủ, sưởi ấm cả cuộc đời cháu, thắp lên một niềm tin dai dẳng và
bất diệt.
Cái bếp lửa bà nhen: “sớm sớm chiều chiều” đã bừng sáng thành ngọn
lửa trung kiên bất diệt, ngọn lửa của niềm yêu thương luôn ấm ủ trong trái tim
của bà. Hình ảnh ngọn lửa kết hợp với từ ngữ chỉ thời gian: “rồi sớm” “rồi
chiều” , các cáo động từ “nhen” “ủ” “chứa”. Đã khẳng định được ý chí, bản lĩnh
của người bà nói riêng và người phụ nữa Việt Nam nói chung, họ là những
người mẹ, người bà một tay săn sóc nên những chiến sĩ cách mạng quả cảm
giữa thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Cuộc đời của bà là sự đong đầy của nỗi lo
toang, gian khổ. Nỗi niềm đó cùng với cấu kết song hành, giọng thơ vang lên vô
cùng mạnh mẽ, xúc động, tự hào.
Tám dòng thơ tiếp theo đó là những suy nghĩ của tác già về bà,về bếp
lửa thì đó là hình ảnh giản dị không thể thiếu trong mỗi làng quê Việt Nam.
Cuộc đời của người phụ nữ cũng như là người bà trải qua những “lận đận” biết
bao nhiêu là “nắng mưa” suốt mấy chục năm rồi, cho đến giờ bà vẫn thức khuya
dậy sớm vì bữa cơm, lo cái quần cái áo cho con cháu. Bốn câu thơ này đều có
điểm chung với động từ “ nhóm” nhưng điểm khác điệm thể hiện rõ ràng qua ý
nghĩa cụ thể. Từ “ nhóm” được tác giả lặp lại bốn lần. Mỗi buối sáng khi trời
còn chưa ló qua khỏi đầu ngọn cây, bà thức dậy như mọi ngày, nhóm bếp lửa
luộc khoai và sắn, khoai ngọt hơn cả khi có niềm yêu thương của bà. Tấm lòng
rộng bao la của bà vĩ đại thật, những nồi xôi gạo mới chung vui cùng người
trong làng. “nồi xôi gạo mới” nuôi dưỡng trong lòng cháu bao ước mơ, khát
vọng, nuôi dậy những tâm tình nhỏ bé. Chính vì thế nhà thơ đã cảm nhận được
trong hình ảnh bếp lửa giản dị đó một sự thiêng liêng và cao quý:
“ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”
Bếp lửa đã là một phần trong tâm hồn của nhà thơ Bằng Việt, kể cả
trong đời sống tinh thần.
Nếu chúng ta đọc nhiều tác phẩm văn chương, có lẽ nhiều người nhận
ra bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải cũng có những nét tương đồng,
ông có một niềm mong muốn cống hiến cho đời:
“ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Có lẽ mùa xuân ở đây, ngay trong thơ của Thanh Hải tượng trưng
cho những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời. Là con chim ông sẽ dâng tiếng hót hay
nhất của mình còn nếu là nhành hoa thì ông sẽ trao tặng hương thơm nhất. Đó là
những điều nhỏ nhoi và giản dị thôi nhưng đó là những thứ quý giá nhất. “Mùa
xuân” đó là một mùa xuân giản dị nhưng vô cùng to lớn, ý nghĩa. Giản dị ở số
lượng “ một”, “một mùa xuân nho nhỏ”, “một” nhành hoa hay nốt trầm. Không
chỉ thế mà còn bởi hình thức “nho nhỏ” và cách thức “ lặng lẽ”. Còn cái quý giá
là cái ước quyện dân hiến mùa xuân cho đất nướ, mùa xuân ấy là tất cả những gì
đẹp đẽ nhất của một đời người, từ “dâng” để thể hiện lòng chân thành, trân
trọng, ước quyện thiêng liêng. Và đâu phải khi trẻ ta mới cống hiến, cũng không
phải nghỉ cả khi đã già.
Sau một chặng đường, chúng ta đã đi qua hai bài thơ cũng những
cảm nhận về nội dung và nghệ thuật. Nhà thơ Bằng Việt bằng lối kể chuyện nhẹ
nhàng, sâu lắng, kết hợp với miêu tả tinh tế sử dụng các biện pháp điệp từ, từ
láy linh động, hình ảnh bếp lửa vô cùng ý nghĩa cùng những câu thơ đầy sự ấm
áp, ta thấy được cả tình yêu thương của bà hiện ra rõ nét, giản dị mà thiêng
liêng.Về phần Thanh Hải, sự giản dị mà quý báu của một mùa xuân nho nhỏ đã
thể hiện khát vọng dâng hiến cho đời, cho quê hương đất nước và khát vọng ấy
không nguôi ngoai ngay cả những giây phút cuối đời. Thật là một điều tuyệt
vời! Hết sức thăng hoa.

You might also like