You are on page 1of 5

ĐỀ:

Cảm nghĩ về một đoạn văn trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Mở bài chung:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”
(Nhớ con sông quê hương-Tế Hanh)
Nếu ở Tế Hanh, hình ảnh quê hương gắn liền với con sông êm ả, với lũy tre xanh ngắt đầu làng, với
cánh đồng bất tận trong màu lúa mới thì quê hương đối với Bằng Việt hiện lên qua hình bóng người bà và
bếp lửa. Tình bà cháu cùng với dòng hồi ức tưới đẹp của tác giả cùng bà đã tạo nên một bài thơ bất hủ -”Bếp
lửa”. Nhưng đối với em, khổ thơ sau đã để lại cho em nhiều cảm xúc nhất:
Thân bài chung:
a) Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác vào năm 1963 .lúc tác giả đi du học ở nước ngoài, in trong tập “Hương
cây-Bếp lửa” với Lưu Quang Vũ.
b) Nội dung của khổ thơ:
c) Phân tích nghệ thuật nội dung của khổ thơ:
d) Liên hệ bản thân: (bỏ )
Bản thân em cũng có những kỉ niệm tuổi thơ được bà nuông chiều, yêu thương hết mực, cũng vì vậy em
rất đồng cảm cho người cháu trong bài thơ.
e) Chốt nghệ thuật, nội dung của toàn bài thơ:
Với giọng điệu trong trẻo, mượt mà, Bằng Việt đã khai thác một tình cảm bà cháu thiêng liêng, chứa
chan biết bao cảm xúc. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, bếp hiện thể
hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương,
đất nước.
Phân tích từng đoạn (nội dung b,c ):
1.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Trong cái rét trời Nga, nhà thơ nhớ lại cảm giác ấm áp tỏa ra từ bếp lửa quê hương, nhớ lại ngọn lửa “chờn
vờn” mạnh mẽ trong màn sương sớm, nhớ lại bàn tay chi chút, “ấp iu nồng đượm” đầy ắp tấm lòng kiên
nhẫn của người bà nhóm bếp. “Một bếp lửa” được lặp lại ở hai dòng thơ đầu như in đậm những kỉ niệm sâu
lắng trong kí ức tác giả, biến nó thành mạch chảy cho cảm xúc xuyên suốt bài thơ. Tình thương của Bằng
Việt trỗi dậy tràn đầy, dào dạt trước hình ảnh người bà âm thầm, lặng lẽ trong khung cảnh lầm lụi thể hiện
qua câu “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Biết bao tình cảm đan xen trong dòng thơ ấy. Tác giả tâm
tình với độc giả hay cũng chính là tâm sự với bản thân mình.
Với giọng điệu lắng đọng tha thiết thể hiện một sự xúc động cao độ.
2.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Những năm tháng sống bên bà có nhiều kỉ niệm, có những hồi ức đẹp, nhưng cũng có những kí ức buồn.
Trong đó có bóng ma khủng khiếp của nạn đói năm 1945, có hình ảnh người bố vất vả mưu sinh “bố đi đánh
xe” bên con “ngựa gầy” đói lả. Sống trong hoàn cảnh ấy, đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong
sự cưu mang của bà. “Mùi khói”, rồi lại “khói hun nhèm”, nhà thơ đã chọn được một chi tiết sát hợp, vừa
khắc họa nên hiện thực tuổi thơ nghèo khổ, thiếu thốn, vừa gợi nên thấm thía những tình cảm da diết, bâng
khuâng, thương mến. Mùi khói ấy như còn vấn vương đâu đây trong tâm hồn đứa cháu, để khi mỗi lần nghĩ
lại, cảm giác cay nồng vẫn còn trong sống mũi. Đó là nỗi niềm thổn thức, là một dấu ấn không phai mờ hay
phải chăng là sự nhung nhớ chất chứa trong tâm khảm nhà thơ đối với người bà? Thơ Bằng Việt có sức
truyền cảm mạnh mẽ nhờ ở những chi tiết, ngôn từ chân thực và giản dị như thế. Cái “bếp lửa” kỉ niệm của
nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói mà đã đầy ắp hiện thực, thấm đẫm bao
tâm trạng xúc động và nghĩa tình sâu nặng
3.
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Với ngòi bút đầy trân trọng, yêu thương, Bằng Việt bộc lộ những suy ngẫm sâu sắc về hình ảnh người bà
cùng bếp lửa. Chiến tranh đã qua đi, gian khổ cũng dần vơi bớt, thế nhưng “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”,
bếp lửa vẫn “ấp iu nồng đượm”. Sự tảo tần, đức hi sinh của bà được miêu tả bằng việc bà nhóm bếp mỗi
sớm mai ấy. Điệp từ “nhóm” bốn lần mang bốn tầng nghĩa khác nhau, nhưng lúc nào cũng tỏa sáng thật “kì
lạ” và “thiêng liêng” bởi tình nghĩa của bà. Cả đời bà cần mẫn nhóm lửa, “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”
ấm áp xóa tan cái lạnh mùa đông, “nhóm niềm yêu thương” truyền cho người cháu những tình cảm ruột thịt
thiêng liêng, “nhóm nồi xôi gạo” đầy ắp tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, “nhóm dậy” trong đứa cháu
những hạnh phúc tuổi thơ, “những tâm tình tuổi nhỏ”. Bà giờ đây vừa là người nhóm lửa, vừa là người giữ
cho ngọn lửa bùng cháy vĩnh cửu. Hình ảnh “bếp lửa” gắn liền với người bà xuất hiện nhiều lần có giá trị tu
từ độc đáo. Đó là dấu ấn khó phai nhòa gắn liền với sự trưởng thành trong tâm hồn nhà thơ. Âm điệu dào
dạt, lan tỏa hay chính là cảm xúc đang dâng trào trong trái tim nhà văn. Mỗi câu cứ đau đáu một nỗi nhớ
nhung bất tận, nồng ấm biết bao tình cảm yêu thương, ơn nghĩa. Dòng thơ cuối chính là đúc kết của cảm
xúc:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
Câu thơ hàm súc cùng một dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc dâng trào không thể diễn tả hết
bằng ngôn từ. Câu cảm thán như một lời khẳng định về giá trị tinh thần của bếp lửa trong tâm hồn đứa cháu,
bộc lộ thái độ kính trọng của tác giả đối với người bà thân thương.
4.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…
Một mình lẻ loi bên phương trời xa, hình ảnh người bà và bếp lửa vẫn sống mãi trong tâm hồn đứa cháu.
Đứa cháu trưởng thành và đi đến những chân trời mới rộng lớn hơn, với điệp ngữ “có” và các hình ảnh “khói
trăm tàu”, “lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”. Khẳng định một cuộc sống vật chất phong phú, đủ đầy nhưng
trong lòng của đứa cháu hôm nào vẫn không hề nguôi ngoai ngọn lửa của bà. Ngọn lửa ấy trở thành hình
bóng của bà, trở thành kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên con đường đời,
ngọn lửa ấy trở thành tình cảm thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo,
cùng với dấu ba chấm càng nhấn mạnh nỗi nhớ day dứt không nguôi của tác giả . Câu hỏi cũng là nhắc nhở
chính mình phải luôn nhớ ngọn lửa quê hương, ngọn lửa người bà. Trước kia, bà đã là biểu tượng tình yêu
gia đình, thì giờ đây, bà trở thành biểu tượng cho tình cảm quê hương, tổ quốc lớn lao và sống mãi trong
lòng đứa cháu.
ĐỀ:
Cảm nghĩ về một đoạn văn trong bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy

Mở bài chung:
Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Tĩnh dạ tứ, Lí Bạch)
Từ lâu, trăng là đề tài bất tận, là nguồn cảm hứng dạt dào cho thơ ca. Qua những góc nhìn của thi nhân,
vầng trăng được ngân lên theo các cung bậc khác nhau. Trong bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch, vầng trăng là
biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên sau mấy chục năm xa cách, còn ánh trăng trong tác phẩm cùng tên của
Nguyễn Duy chính là hình ảnh vẹn nguyên chẳng phai nhòa, là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với
những tháng ngày chiến đấu gian lao. Trong đó, đề lại cho em nhiều ấn tượng nhất là khổ:
Thân bài chung:
A) Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy được trích trong tập thơ cùng tên, ra đời năm 1978 tại Thành phố
Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là lúc những người lính bắt đầu quen
dần với đời sống tiện nghi vật chất và có biểu hiện lãng quên quá khứ nghĩa tình.
B) Nội dung của khổ thơ:
C) Phân tích nghệ thuật nội dung của khổ thơ:
D) Liên hệ bản thân: (bỏ )
E) Chốt nghệ thuật, nội dung của toàn bài thơ:
Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một
lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất
nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Phân tích từng đoạn (nội dung b,c ):
1.
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Khổ thơ mở đầu ghi lại những kỉ niệm tuổi thơ, sự gắn bó giữa trăng và người lính trong quá khứ. Một tuổi
thơ được đi nhiều, được biết nhiều, trải qua theo từng khoảng không gian khác nhau: từ những cánh đồng
mênh mông màu lúa mới, từ những dòng sông nặng chảy phù sa đến biển cả bao la, bất tận lồng lộng gió
trời. Vì thế mà tâm hồn của cậu bé cũng bay bổng với những vẻ đẹp nên thơ của đất trời. Trăng vằng vặc
trên cánh đồng, trăng dát vàng giữa dòng sông êm ả, trăng mênh mang trên biển là những hình ảnh tuyệt
đẹp sống mãi trong trong tâm thức nhà thơ. Thời gian trôi, đứa trẻ ngày nào đã trưởng thành, trở thành
người chiến sĩ.Trăng vẫn lặng lẽ theo bước chân con người, vượt qua mọi khoảng không gian rộng lớn vào
tận chiến khu trong những đêm rằm. Trăng soi sáng núi rừng, lấp lánh trên từng cành lá, soi rọi gương mặt
nhà thơ. Trăng theo người trong cuộc chiến đấu sinh tử giành độc lập dân tộc, trên những nẻo đường mặt
trận vang dội khúc hát hành quân. Vun đắp bằng mối keo sơn gắn bó, bằng thứ ân tình thủy chung, tình “tri
kỉ” giữa trăng và người được hình thành thật tự nhiên và đẹp đẽ.
2.
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Cột mốc thay đổi của con người được tính từ lúc rời chiến khu trở về thành phố. Xa chiến tranh gian khó,
con người cũng dần lãng quên những quá khứ năm xưa, lãng quên cái vầng trăng tri kỉ. Với động từ “quen”
và hình ảnh “Ánh điện”, “cửa gương” là biểu tượng cho cuộc sống sung túc, tiện nghi giúp chúng ta thấy
được sự lệ thuộc của con người vào các tiện ích trong đời sống hiện đại. Đây cũng chính là rào cản vô hình
ngăn cách con người với thiên nhiên đã một thời gắn bó tha thiết. Trăng vẫn lặng lẽ đi theo bước chân con
người về thành phố. Song trong đôi mắt của kẻ phụ bạc, trăng giờ đây là “người dưng qua đường”. Hình
ảnh so sánh vầng trăng với “người dưng” nghe sao mà phũ phàng chua chát. Sự thay đổi ấy cũng là nỗi
niềm băn khoăn của người dân Việt Bắc khi tiễn đưa cán bộ về xuôi:

"Mình về thành thị xa xôi


Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
(Việt Bắc, Tố Hữu)
3.
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Cuộc đời luôn có những biến động bất chợt mà người ta không thể lường trước. Tình huống diễn ra trong
thơ chính là cánh cửa mở ra cuộc gặp lại ngẫu nhiên, tình cờ của con người và vầng trăng.Những từ gợi tả
“thình lình”, “đột ngột” tái hiện lại chuỗi hành động thật tự nhiên : trước bất ngờ của ngoại cảnh “thình lình
đèn điện tắt”, căn phòng mất điện bỗng tối tăm, ngột ngạt; theo phản xạ tự nhiên, con người “bật tung cửa
sổ” để tìm chút ánh sáng, một chút khí trời thoáng thông để rồi bất ngờ gặp lại vầng trăng ngày xưa với tâm
trạng sững sờ, kinh ngạc. Trăng vẫn thủy chung, vẫn chờ đợi tự bao giờ. Khung cửa sổ nơi con người đang
đứng trở thành một làn ranh phân chia hai khoảng không gian đối lập. Phía sau là khoảng không ngột ngạt
tăm tối của gian phòng tắt điện, phía trước là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa ánh sáng mênh mang. Một bức
tranh mang ý nghĩa triết lí sâu xa, gợi lên nhiều suy tưởng cho người đọc.
4.
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng”
Từ “mặt” trong câu thơ đã được vận dụng một cách tài tình bằng phép nhân hóa và đối xứng thật hài
hòa. Cử chỉ “ngửa mặt lên nhìn mặt” chính là sự “đối diện đàm tâm” với trăng, cũng là một cách nhìn lại
bản thân mình. Những kỉ niệm thiêng liêng, đẹp đẽ bỗng ùa về khiến tác giả rưng rưng. Đó phải chăng là
cảm giác ăn năn, là nỗi xúc động xót xa của người vô tâm khi mới tỉnh lại. Hình ảnh “trăng” giờ đây chính
là biểu tượng của quá khứ, của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hòa, là tuổi thơ êm ả theo ánh trăng dịu
dàng, là sự gắn bó keo sơn của tình đồng chí, đồng đội cao cả, là những tháng ngày sát cánh bên nhau trong
chiến đấu gian khổ. Nghệ thuật liệt kê, điệp ngữ “như là” cùng hình ảnh so sánh có kết cấu giống khổ một
như ùa vào tâm hồn những quá khứ tươi đẹp gắn liền với “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng”. Chỉ cần một tác
động nhỏ cũng đủ khơi dậy những kỉ niệm tạm chìm lặng trong một phút con người vô tâm, làm sống lại
những kỉ niệm tưởng chừng đã ngủ quên trong quá khứ. Hình ảnh chúng bỗng vô cùng đẹp đẽ, đậm sâu hơn
cả chúng từng là. Nhịp thơ gấp gáp bộc lộ rất rõ cảm xúc đang dâng trào mạnh mẽ, con người như đang đi
ngược dòng thời gian để ùa vào kỉ niệm. Tâm hồn người lính trở nên giàu có, mạnh mẽ, hồn hậu và đầy ắp
kì diệu
5.
“Trăng vẫn tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Vào khổ cuối, tác giả gửi gắm đến ta một bài học đầy triết lý nhân sinh. Dù lòng người đã đổi thay,
vô tình, bội bạc theo năm tháng thì vầng trăng tròn vẫn tỏa sáng, vẫn mang vẻ “tròn vành vạnh”, một vẻ đẹp
viên mãn, không khiếm khuyết. Phải chăng đó là biểu tượng cho lòng thủy chung trọn vẹn và sự trong sáng
của quá khứ, là những kỉ niệm tươi đẹp chẳng phai nhòa trong lòng người. Ánh trăng vừa nghiêm khắc,
lạnh lùng, vừa bao dung, nhân hậu “kể chi người vô tình”. Không bộc lộ bằng lời nói, phép nhân hóa “im
phăng phắc” đủ làm lay động, đánh thức con người sau giấc ngủ trong dòng cuốn cuộc đời, nhắc nhở con
người đừng bao giờ lãng quên quá khứ tình nghĩa. Cái “giật mình” chính là sự giác ngộ của lương tri, lời
sám hối thầm lặng của con người trước vầng trăng tri kỉ.

You might also like