You are on page 1of 3

“Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”.

Người nghệ sĩ gánh trên vai mình sứ mệnh khai thác nguồn cảm hứng tự do nhất
có thể ngay trong những hình ảnh chiêm bao và hướng về một thực tại nơi không
còn những đường ranh giới giữa mộng và thức, kiến tạo nên thế giới nghệ thuật
của người cầm bút. Riêng trong thế giới ấy của Quang Dũng – Một “nhà thơ của
xứ Đoài mây trắng” với ngọn bút đầy tài hoa, lãng mạn – bao giờ cũng là một hoài
niệm với sắc diện mỹ cảm dồi dào, tiếng nhớ vang vọng giữa những ý thơ mà ta
vốn đã thấy rõ trong thi phẩm “Tây Tiến”, cụ thể là tám câu thể hiện sự tự hào
một thời chinh chiến đã xác lập nên mầm sống cho hình tượng thơ qua những vẻ
đẹp của người lính Tây Tiến. Cũng từ đó ta thấy nét mới lạ trong cảm nhận về
người lính từ nhà thơ Quang Dũng
“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ
phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào. Lính Tây Tiến phần đông là
học sinh, sinh viên Hà Nội, và Quãng Dũng là đại đội trưởng. Đến cuối năm 1948
ông được lệnh chuyển qua đơn vị khác, rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, Quang
Dũng nhớ về đơn vị cũ và viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Năm 1957, khi in lại trong
tập “Mây đầu ô”, tác giả đổi nhan đề bài thơ thành “Tây Tiến”. Hoàn cảnh sáng
tác ấy cho thấy rõ hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đơn vị cũ và mảnh đất
miền Tây đầy kỉ niệm. “Tây Tiến” được viết hoàn toàn bằng cảm xúc của một nỗi
nhớ chơi vơi, xao xuyến nên nội dung của bài thơ đều xoay quanh nỗi nhớ: Nhớ
những dọc đường hành quân qua miền núi rừng Tây Bắc hiểm trở, nhớ những kỉ
niệm gắn bó tình quân dân, nhớ thiên nhiên, nhớ con người Tây Bắc… Đến khổ
thơ thứ hai, tác giả đã tái hiện những ấn tượng sâu sắc về một đêm lửa trại và sau
đó là nỗi nhớ về cảnh và người miền Tây
Những câu thơ đầu tiên của đoạn tựa như tiếng reo vui, mang lại cho người
đọc không khí tươi vui của đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân:
“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Cụm từ “bừng lên hội đuốc hoa” gợi cảm giác ấm áp, niềm vui lan tỏa đang
có ở doanh trại. Từ “bừng” cho thấy ánh sáng mạnh, rực rỡ, giàu sức sống, đó
thực sự là nét vẽ có thần khi làm sáng lên, cháy rực lên những ngọn đuốc trong
đêm hội. Nó không chỉ là từ ngữ miêu tả hình ảnh, trạng thái mà dường như còn
mang cả âm thanh, cả sức sống bùng cháy. Bên cạnh đó còn một từ cũng vô cùng
độc đáo đó là “đuốc hoa”, đó là hình ảnh tả thực những ngọn đuốc bập bùng cháy
như những bông hoa lửa xòe nở giữa núi rừng Tây Bắc. Từ “đuốc hoa” là từ chữ
Hán, nghĩa là “hoa chúc” – Cây nến đốt trong phòng cưới, đêm tân hôn. “Đuốc
hoa” mang màu sắc của tình yêu, gợi lên không khí ấm cúng, niềm vui, niềm hạnh
phúc trong lòng các chiến sĩ. Ta cũng từng gặp hình ảnh ngọn đuốc trong “Việt
Bắc” của Tố Hữu khi viết về đêm liên hoan:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”
Ngọn đuốc như biểu tượng của niềm vui và lễ hội. Trong ánh đuốc lửa bập
bùng, sự xuất hiện của những cô gái miền Tây trong bộ xiêm áo dân tộc rực rỡ đã
đem đến cho đoàn binh Tât Tiến bao niềm vui, tình cảm đẹp của tình quân dân.
Hai chữ “kìa em” như sự sung sướng, ngạc nhiên của các chàng trai Tây Tiến, mọi
gian khổ, thử thách đều bị đẩy lùi tiêu tan. Cùng với hình ảnh đó, có tiếng khèn
“man điệu” của núi rừng, có khúc nhạc du dương “xây hồn thơ”, có dáng điệu
duyên dáng “e ấp” của “nàng” – những bông hoa của núi rừng đang múa xòe.
Thật sự bức tranh đêm hội của Quang Dũng không chỉ đẹp, lung linh mà còn thật
say đắm lòng người. Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp bằng cả niềm yêu, niềm say
đến cảm phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang phục, truyền
thống đậm đà bản sắc văn hóa đã tôn vinh lên vẻ đẹp của đêm liên hoan văn nghệ
thấm đẫm tình quân dân. Trước bầu không khí ấy, tâm hồn người lính như được
thăng hoa, mọi mệt mỏi như bị tan biến, thay vào đó là những lòng lạc quan, yêu
đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hướng về “Viên Chăn xây hồn
thơ”. Từ đó, ta có thể thấy rằng các chiến sĩ của chúng ta dù trong những giờ phút
vui vẻ, thoải mái nhất thì tâm hồn họ vẫn luôn hướng về lí tưởng cách mạng cao
đẹp
Bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc, một chiều
sương giăng vừa thực vừa mộng hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

You might also like