You are on page 1of 8

Tây Tiến

Cả bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ về đơn vị được thành lập năm 1947, về những
người đồng chí, đồng đội kề vai sát cánh và cả một thời máu lửa quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh, và nỗi nhớ ấy bắt đầu. Xa sông Mã là xa Tây Tiến, mà xa
Tây Tiến thì hình ảnh rừng núi cứ ùa về tạo thành nỗi nhớ chơi vơi. Đó là nỗi
nhớ da diết, tha thiết, nhớ đến nao lòng, nhớ đến mức người ta phải cất lên tiếng
gọi “Tây Tiến ơi”. Tiếng gọi thân thương, trìu mến như gọi chính người thân
dẫu Tây Tiến chỉ là tên một đơn vị. Nhớ sông Mã là nhớ về địa bàn chiến đấu,
nhớ về một thời chinh chiến gian lao, con sông Mã như một chứng nhân lịch sử,
như người bạn đồng hành dõi theo bước chân người lính. Nhớ rừng núi là nhớ
về đặc trưng thiên nhiên Tây Bắc, với núi cao, rừng sâu, vực thẳm. Điệp từ
“nhớ” được lập lại hai lần như khắc sâu, khắc chạm vào tâm khảm nhà thơ.
Cụm từ “nhớ chơi vơi” diễn tả thật chính xác tâm trạng của những người lính xa
rời đơn vị, nỗi nhớ miên man, vô định, như lan tỏa khắp núi rừng. Dẫu không
đầu, khuông cuối, không gì là cụ thể nhưng ngẫm lại thì người ta nhớ hết,
những từng chặng đường đã đi qua, từng con người đã gắn bó. Thiên nhiên Tây
Bắc cùng với con đường hành quân dường như luôn hiện hữu trong tâm trí
người nghệ sĩ tài hoa, mà chỉ cần chạm vào thì bao kỉ niệm lại ùa về. “Sài Khao
sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Sài Khao, Mường
Lát là hai địa danh gợi lên sự hoang vu và giá lạnh của thiên nhiên vùng cao,
mặc khác đó cũng là tên mường, tên bản đã gắn bó mật thiết với những người
chiến sĩ Tây Tiến. Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối, biện pháp tương phản,
kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn để tạo nên những vần thơ vừa gân
vuốt, lại vừa mềm mại, uyển chuyển. Và trong miền kí ức của Quang Dũng,
thiên nhiên ấn tượng bởi hình ảnh “sương lấp”. Đó là những màn sương dày
đặc, ùn ùn đổ xuống như muốn bao phủ cả núi rừng và che khuất cả đoàn người
hành quân. Hệ quả để lại là cái lạnh cắt da cắt thịt khiến “đoàn quân mỏi”.
Nhưng cái mệt mỏi ấy đã nhanh chóng tan biến để nhường chỗ cho cái tâm hồn
lãng mạn, hào hoa của những người chiến sĩ Hà Thành. Những màng sương giá
lạnh nơi Sài Khao bỗng chốc hóa thành những lớp sương bồng bềnh, nhẹ trôi
nơi Mường Lát. Để rồi những ngọn đuốc cũng hóa lung linh, huyền ảo như
dòng sông hoa đăng chầm chậm nhẹ trôi. Phải chăng sương đã trở thành một
phần không thể thiếu trong câu chuyện của những người lính “Đêm nay rừng
hoang sương múi. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo”. Và
nó cũng là thứ khơi nguồn nỗi nhớ. “Nhớ từng bản khói cùng sương. Sớm
khuya bếp lửa người thương đi về”. Hay “Nhớ bản sương giăng. Nhớ đèo mây
phủ. Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”. Đâu chỉ có cái lạnh cắt da cắt thịt,
mà thiên nhiên miền Tây còn dữ dội bởi địa hình hiểm trở. “Dốc lên khúc khuỷa
dốc thăm thẳm. Heo hút cồn may súng ngửi trời”. Dốc hiểm trở, khúc khuỷa và
thăm thẳm. Dốc khúc khuỷa là dốc quanh co, gấp khúc đột ngột như muốn bẻ
gập bước chân người lính. Dốc thăm thẳm diễn tả độ cao, độ xa của những ngọn
núi. Điệp từ “dốc” đã chia câu thơ thành 2 vế, tô đậm thêm sự hiểm trở, dốc cứ
chồng dốc không điểm dừng, dốc dựng đứng chất chồng lên nhau đến vô tận.
Bằng cách sử dụng từ ngữ độc đáo kết hợp với cặp mắt nhìn ngược của người
nghệ sĩ, Quang Dũng đã gợi lên những thế núi cao, hiểm trở. Nhắc đến thế núi
cao, ta lại nhớ đến bài thơ Chinh Phụ Ngâm. “Hình khe thế núi gần xa. Đứt thôi
lại nối, thấp đà lại cao”. Dốc núi hiểm trở, đỉnh núi chót vót. “Heo hút cồn mây
súng ngửi trời”. Hình ảnh “Heo hút cồn mây” mở ra trước mắt ta những đỉnh
núi cao ngất như muốn đâm thủng những tầng mây dày đặc. Đó là những đỉnh
đỉnh núi sừng sững, cheo leo và cô độc. Núi chạm mây, mây nổi thành cồn tạo
thành cồn mây. Đi giữa không gian ấy người lính tưởng chừng mình đang đi
trong mây trời Tây Bắc và cảm nhận mũi súng chạm đến trời “súng ngửi trời”.
Đó là cách nói nhân hóa, thể hiện sự lạc quan, hóm hỉnh của những người lính
giữa những năm tháng gian khổ chiến tranh. Sóng Hồng từng khẳng định “Thơ
là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Và những
vần thơ của Quang Dũng thật đúng với nhận định ấy. Ý thơ không nhắc đến
người lính mà ta vẫn thấy người lính, không nhắc đến núi cao mà ta vẫn thấy
được thế núi cao sừng sững. Thơ chỉ gợi chứ không tả nhưng vẫn khắc họa vẻ
đẹp của người lính vừa lãng mạn vừa kiêu hùng. Và ta lại một lần bắt gặp nét
đẹp ấy trong bài thơ Lên Tây Bắc của Tố Hữu “Rất đẹp hình anh lúc nắng
chiều/ Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo/ Núi không đè nổi vai vươn tới/ Lá ngụy
trang reo với gió đèo”. Dốc núi ấy, đỉnh núi ấy đã tạc lên những ngọn núi hùng
vĩ và hiểm trở. “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Bằng cách ngắt nhịp
4/3, sử dụng cặp từ đối “lên-xuống” và điệp ngữ “ngàn thước”, Quang Dũng đã
vẽ nên hai sườn núi cao, thẳng đứng như muốn cản trở và thách thức bước chân
những người chiến sĩ. Họ phải hành quân lên cao rồi lại xuống thấp, dốc nối
dốc, đèo nối đèo, qua những ngọn núi sừng sững. Và dốc núi ngàn thước ấy
cũng từng xuất hiện trong bài thơ Xa ngắm núi Thác Lư của Lí Bạch “Phi lưu
trực há tam thiên xích/ Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên”(Nước bay thẳng xuống
ba ngàn thước/ Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây). Nhưng cái trắc trở ấy nhanh
chóng tan biến khi đến câu thơ toàn thanh bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi”. Sau những chặng đường mệt nhoài vượt núi, băng rừng, những người
lính đã nghỉ chân tại một đỉnh núi nào đó, phóng tầm mắt ra xa và ngắm nhìn vẻ
đẹp của mưa rừng, sương núi. Những ngôi nhà ở Pha Luông bỗng chốc hóa
bồng bềnh, lung linh, huyền ảo trong “mưa xa khơi”. Xét từ góc độ hội họa,
hình ảnh thơ không chỉ có những đường nét gân guốt, khỏe khoắn mà còn có cả
những nét vẽ nhẹ nhàng , tình tứ. Nếu như ở câu thơ trước, nhà thơ phóng tầm
mắt lên cao rồi lại xuống thấp, thì đến câu thơ này ông lại phóng tầm mắt ra xa
để thưởng thức vẻ đẹp mây trời Tây Bắc. Nếu như ở những câu thơ trước, ta
cảm nhận được sự nặng trĩu bởi sự dày đặc của thanh trắc, thì đến câu thơ này
lại hóa nhẹ nhàng bởi toàn thanh bằng. Đâu chỉ có những ấn tượng về thiên
nhiên mà tình đồng chí, đồng đội cũng để lại những miền kí ức sâu đậm. “Anh
bạn dãi dầu không bước nữa”. Cụm từ “anh bạn” gợi ra tình cảm keo sơn gắn bò
giữa những con người cùng chung chí hướng, hướng về Tổ quốc, hướng về
đồng bào. Câu thơ đã gợi ra sự thật bi tráng của chiến tranh qua từ láy “dãi dầu”
và cách nói giảm, nói tránh “không bước nữa”, “bỏ quên đời”. Từ láy “dãi dầu”
thể hiện những gian khổ, khó khăn mà người lính phải đối mặt giữa thiên nhiên
khắc nghiệt và cái kết tất yếu là cái chết vì kiệt sức. Nhưng đó là cái chết ngạo
mạn, oai hùng.“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Nếu như với Tố Hữu, súng mũ
là vật bất li thân, là người bạn đồng hành “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”,
thì với Quang Dũng đó còn là chứng nhân của cái chết bất tử. Ông đã đề cập
đến cái chết như chưa từng thấy cái chết, bi nhưng không lụy, cái chết nhẹ
nhàng như một giấc ngủ an yên. “Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng/ Lòng
khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng/ Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành”. Nhớ
Tây Tiến còn là nhớ thác gầm và thú dữ. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Cụm từ “chiều chiều” và “đêm đêm”
không chỉ gợi ra thời gian mà còn mở ra không gian bao la, rừng rậm và vô
cùng âm u. Hình ảnh thác ầm ấy khiến ta nhớ đến âm thanh ghê rợn của những
con thác được ghi lại dưới ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân. “Nó
rống lên như một ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng vầu. Rừng tre nứa nổ
lửa. Đang phá tuông rừng lửa. Rừng lửa cùng gầm thét cùng đàn trâu da nổ
bừng bừng”. Với Quang Dũng những con thác như những vị hung thần giận dữ,
oai linh của chúng khiến đoàn quân phải khiếp sợ. Hơn thế nữa, đó còn là dáng
vẻ thoắt ẩn thoắt hiện của thú dữ “cọp trêu người”. Sự nguy hiểm ấy thường
xuyên rình rập và ám ảnh đoàn quân Tây Tiến. Bằng biện pháp nhân hóa “thác
gầm thét”, “cọp trêu người” và trạng từ “chiều chiều”, “đêm đêm”, Quang Dũng
đã tô đậm thêm ấn tượng về vùng núi hoang vu và không gian rợn ngợp sự bí
hiểm. Và sự dữ dội ấy chẳng thua kém gì sự đọ sức trên chiến trường. Khép lại
nỗi nhớ không phải là những gian lao, vất vả cũng chẳng phải sự mất mát, hy
sinh mà khép lại nỗi nhớ ấy là tình đời, tình người. “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên
khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Cụm từ cảm thán “nhớ ôi” là cảm xúc
dâng trào mãnh liệt từ trái tim của nhà thơ nói riêng và những người lính nói
chung. Đó là nỗi nhớ về bữa cơm lên khói, về bản làng mai châu và có lẽ đặc
biệt nhất là nỗi nhớ về mùa em. Em là từ chỉ những sơn nữ xinh tươi, với gói
cơm nếp dẻo thơm trao tay những người lính trẻ. “Mùa em” thể hiện sự sáng
tạo, mới mẻ trong câu thơ, là mùa của sự đủ đầy, của yêu thương, đã để lại
những kỉ niệm khó phai, và trở thành những hành trang thật đẹp trong suốt cuộc
đời người lính. Và Chế Lan Viên đã chạm khắc nỗi nhớ ấy thành câu chuyện
thật đẹp “Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch/ Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa
rừng/ Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch/ Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi
hương”. Có những bài ca không bao giờ quên, có những thời khắc đã đi vò lịch
sử, và cũng có những kí ức đã in hằn trong tâm trí mỗi người. Và với Quang
Dũng, đó là những giờ phút vui tưới trong đêm liên hoa văn nghê “Doanh trại
bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ/ Khèn lên màn điệu nàng e
ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ ”. Nếu như cả bài thơ là một bản nhạc thì
mỗi từ ngữ trong bài thơ ấy là một nốt nhạc. Cụm từ “bừng lên” chính là nốt
nhạc tươi sáng và bay bổng nhất trong cả câu thơ. Nó không chỉ đánh dấu sự
chuyển tiếp đột ngột trong không gian từ tối đến sáng mà còn gợi ra niềm cảm
xúc vui sướng, rạo rực trong lòng những người lính trẻ. Nếu như Tố Hữu nhìn
những ngọn đuốc trong đêm bằng căn mắt hiện thực “Đồng khuya đuốc sáng
những giờ liên hoan”, thì với cái nhìn đầy hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng,
những ngọn đuốc ấy đã trở thành một hình ảnh vô cùng thú vị, tượng trưng cho
những giây phút mặn nồng của tình yêu. Với tâm hồn lãng mạn của mình,
những người chiến sĩ đã biến đêm lửa trại thành đêm hội của tình yêu. Và hình
ảnh trung tâm của đêm hội ấy là những cô thiếu nữ miền sơn cước. Từ “kìa” kết
hợp với cụm từ nghi vấn “Tự bao giờ” đã gợi ra cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng
và sự ngưỡng mộ trìu mến của những chàng trai Hà thành trước sự xuất hiện
của những người con gái của núi rừng Tây Bắc. Họ xuất hiện với hai nét ấn
tượng. Thứ nhất là xiêm y lộng lẫy, thứ hai là nét đẹp nữ tính, e ấp, dịu dàng.
Và chính cái nét đẹp ấy đã làm vơi đi phần nào những gian truân, vất vả mà
những người lính phải đối mặt trong suốt chặng đường hành quân. Không chỉ
ngỡ ngàng trước sự xuất hiện cả các cô gái, mà những giời lính trẻ còn say mê
trước những man điệu cảu núi rừng. “Mạn điệu” không chỉ là những điệu múa
uyển chuyển của những cô sơn nữa trong dáng vẻ e thẹn mà còn là âm thanh
ngọt ngào, bay bổng của tiếng khèn vang lên giữa chốn núi rừng hoang sơ. Câu
thơ cuối có đến sáu thanh bằng đã gợi ra những âm điệu du dương, bay bổng
phát ra từ những chiếc khèn và cả sự chơi vơi, bồng bềnh trong tâm hồn người
lính. Nếu như ai đó đã ấn tượng thiên nhiên miền tây bởi sự hoang vu, bí hiểm
thì đến đây ấn tượng ấy đã nhanh chóng tan biến. Giờ đây những người lính trẻ
đang hoà mình với những âm thanh rộn ràng, bay bổng của những man điệu núi
rừng và tận hưởng những giờ phút vui tươi ít ỏi. Chính những điều đó đã biến
tâm hồn rắn rỗi của những người lính trở thành tâm hồn của những thi nhân
“xây hồn thơ”. Quả đúng như Đinh Minh Hằng từng khẳng định “Tây Tiến- sự
thăng ho của một tâm hồn lãng mạn”. Nếu như ở bốn câu thơ trước, bao nhiêu
kỉ niệm về đêm lửa trại cứ ùa về với biết bao niềm vui tươi, phấn khởi, thì đến
bốn câu thơ này, hình ảnh sông nước miền Tây thơ mộng mà đượm buồn bất
chợt hiện lên trong tâm trí của nhà thơ. “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có
thấy hồn lau nẻo bến bờ có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa
đong đưa”. Thời gian buổi chia tay hiện lên là một buổi chiều với không gian
được bao phủ bới những màn sương dày đặc. Hai bên bờ sông vắng lặng như bờ
tiền sử, gợi cho ta nhớ đến con sông Đà của Nguyễn Tuân. “Bờ sông vắng lặng
như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Nỗi nhớ
của Quang Dũng trong buổi chiều sương ấy là những màn sương trắng của hoài
niệm, của nhớ thương, để lại trong lòng ông những bâng khuâng, trăn trở đến
cất lên tiếng hỏi “ Có nhớ dáng người trên độc mộc/ Trôi dòng nước lũ hoa
đong đưa”. Câu thơ sử dụng phép điệp cấu trúc “Có thấy dáng người”, “Có nhớ
hồn lau”. Hỏi có thấy, có nhớ nhưng thật ra nhà thơ đã thấy từ lâu và nhớ rất sâu
đậm. Câu thơ thứ nhất gợi ra nỗi nhớ về thiên nhiên. HÌnh ảnh “hồn lau” hiện ra
thật sống động nhờ phép nhân hoá. Những hàng lau xám phất phơ trước gió như
cũng có hồn, như biết sẻ chia với nỗi niềm của con người. Hay “hồn lau” cũng
là hình ảnh ẩn dụ cho linh hồn những người lính đã ngã xuống. Giờ đây đang
hoà cùng với cỏ cây, sông núi trên mọi nẻo đường hình quân. Câu thơ thứ hai là
nỗi nhớ về con người. Cái âm u, lạnh lẽo của núi rừng đã được làm ấm lên bới
sự xuất hiện của những con người dễ thương, dễ nhớ. Hình ảnh ấy còn thể hiện
sự mảnh mai, uyển chuyển mà vô cùng hỏi khoắn của con người Tây Bắc.
Thiên nhiên và con người miền tây đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng
nhà thơ. Câu thơ cuối “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ” là sự kết hợp hài hoà
giữa cái dữ dội và mềm mại của thiên nhiên Tây Bắc. Chính Hữu đã từng kết
hợp súng và trăng “Đầu súng trăng treo”. Hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập
nhưng khi được đặt cạnh lại tạo ra cái ý nghĩa vô cùng độc đáo. Và ta lại bắt gặp
cái độc đáo ấy trong những vần thơ của Quang Dũng. Sự kết hợp tưởng chừng
như vô lí mà lại hợp lí, hợp tình. Những đoá hoa rừng trôi giữa dòng nước lũ
như gợi tình tứ. Thiên nhiên Tây Bắc trong cái nhìn của Quang Dũng không chỉ
là cái gian khổ, hiểm trở mà còn vô cùng lãng mạn, tình tứ. Sóng Hồng từng
khẳng định “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là hâm khắc theo một cách
riêng”. Và đây là cách riêng của Quang Dũng khi đã gợi ra trước mắt ta bao
nhiêu khung cảnh, bao nhiêu cái tình con người được gửi gắm.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Hình ảnh “không mọc tóc” là một nét vẽ vừa chân thực, vừa kì lạ. Chân thực
bởi nó đã khắc hoạ cái hiện thiện trần trụi, gian khổ trước mắt người đọc về cái
khó khăn, thiếu thốn mà những người lính phải đối mặt. Chịu đói, chịu khát,
chịu cả đau ốm, bệnh tật đến nỗi không thể mọc tóc. Kì lạ bởi nét vẽ ấy đã mở
ra trước mắt ta hình ảnh một đoàn binh có một không hai với những người lính
trọc đầu. “Quân xanh màu lá” cũng là một hình ảnh đa nghĩa. Nó có thể được
hiểu đơn giản là màu xanh của quân phục. Mặt khác, đó là cách nói hóm hỉnh
nhưng đầy thương cảm về những người lính với màu da xanh xao, dáng hình
tiều tuỳ. Sự đồng hoá về màu da với màu quân phục đã tô đậm thêm cái tính
chất khốc liệt của cuộc chiến và nổi bật lên cái tâm hồn lạc quan của những
người chiến sĩ. Thơ văn kháng Pháp đã không ít lần nhắc đến người lính trong
dáng vẻ bệnh tật ấy “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng
tráng ướt mồ hôi”. Hay “Giọt giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ”. Tuy
nhiên, dù thiếu thốn, dù bệnh tật thì những người lính ấy vẫn hiện lên với dáng
vẻ hiên ngang , bất khuất qua cách nói chủ động “không mọc tóc”. Dù trong bất
kể hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ được nét oai phong, lẫm liệt “dữ oai hùng”. Hình
ảnh ấy gợi cho ta liên tưởng đến “cọp trêu người” ở khổ thơ trên. Giữa mảnh đất
lắm cọp dữ thì người lính phải có oai hùm chế ngự và chiến thắng. Đâu chỉ gợi
lên vẻ bên ngoài mà Quang Dũng còn thể hiện phẩm chất và vẻ đẹp nội tâm của
người lính qua hai câu thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm”. “Mộng” là ước mơ, là hoài bão, là chí lớn. Và chí lớn ấy cũng
giống như chí lớn của những trang nam nhi thời trước. “Làm trai phải lạ ở trê
đời/ Há để càng khôn tự chuyển dời”. Hay
“Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. “Gửi
mộng qua biên giới” là gửi mộng dẹp tan quân thù, bảo vệ bờ cõi và quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh. Còn “mơ” thể hiện sự lãng mạn, thơ mộng trong tâm
hồn người lính. Đặt bên cạnh giấc mộng lớn lao, những người lính ấy vẫn là
những con người bằng xương bằng thịt, họ cũng có những khát vọng hạnh phúc
và ước mơ bình dị, cũng có những giây phút yếu lòng. Ta đã bắt gặp hình ảnh
ấy trong một chiều thu trước cách mạng “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau
lưng thềm nắng lá rơi đầy ”. Hay trong những đêm dài hành quân “Những đêm
dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”. Câu thơ “Đêm
mơ Hà Nội dáng kiều thơm” mang âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng, thể hiện vẻ
hào hoa, lịch lãm và đa tình của những người lính trẻ.Họ nhớ về quê hương, nhớ
về “dáng kiều thơm”. Nếu như những người lính của Chính Hữu ra đi từ làng
quê mang trong lòng nỗi nhớ về giếng nước, gốc đa, thì nỗi nhớ của những
người lính Hà Thành còn thoang thoảng mùi sách vở cũng là lẽ thường tình.
Như Vũ Quần Phương nhận xét “Hai câu thơ như chứa đựng cả thế giới”. Đó là
thế giới của ngày và đêm, của những con người vừa mang những giấc mộng lớn
lao, vừa có những ước mơ bình dị. Giờ đây, ta hãy trở lại với cái hiên thực của
cuộc chiến, một hiện thực khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Bốn câu thơ mang đậm âm hưởng bi tráng của một thời kì lịch sử. “Bi” là buồn,
là đau thương, mất mát và cả sự hy sinh. Quang Dũng đã không né tránh sự thật
đau buồn ấy trong những năm đầu kháng Pháp. Hình ảnh “Rải rác biên cương
mồ viễn xứ” và “Áo bào thay chiếu anh về đất” khiến ta không khỏi bồi hồi, xúc
động. Những nấm mồ nằm rải rác ở những nơi xa, khắp mọi miền Tổ quốc. Từ
Hán Việt “viễn xứ” đã gợi ra cái giá lạnh, hoang vu của những nấm mồ xa quê,
xa xứ, quanh năm không ai hương khói. Hơn thế nữa, cái bi ấy còn được tô đậm
qua cách nói nghịch lí “Áo bào thay chiếu anh về đất” để thể hiện cái thiếu thốn
đến tận cùng của người lính. Khi trở về với lòng đất mẹ, họ cũng không có nỗi
một tấm chiếu quấn thân. Mà thay vào đó là những tấm áo sờn bạc vì dãi dầu
sương gió và đen sạm vì khói lửa chiến tranh. Và ta cũng bắt gặp cái cái thiếu
thốn ấy trong những vần thơ “Viếng bạn” của Hoàng Lộc “Ở đây khôn manh
ván/ Chôn anh bằng tấm chăn/ Của đồng bào Cửa Ngàn/ Tặng anh ngày sơ tán”.
Trái với cái bi là cái tráng. “Tráng” là cái hào hùng, là tinh thần mạnh mẽ, lạc
quan. Quang Dũng đã nhắc tới cái chết nhưng không tạo ra cảm giác yếu mềm,
tuyệt vọng. Trái lại, vượt lên trên tất cả hoàn cảnh ấy, những vần thơ vẫn vô
cùng hào hùng, như tin tưởng và khích lệ. Và cái tráng ấy đã được thể hiện
trước tiên ở quyết tâm ra đi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. “Đời xanh”
là tuổi trẻ với biết bao ước mơ, hoài bão còn dang dở.Nhưng những người lính
ấy đã đặt cái sinh mệnh, tương lai dân tộc lên trên cái tương lai, sinh mệnh cá
nhân. Bởi lẽ “Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Nhưng tuổi 20 thì sao chẳng
tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20/ Thì làm gì còn Tổ quốc”. Cái khúc ca hùng
tráng ấy còn được thể hiện qua hình ảnh “Áo bào thay chiếu”. Đó là cách nói
thiêng liêng, trang trọng hoá, làm mờ nhạt đi cái hiện thực ác liệt của chiến
tranh. Hình ảnh gợi nhắc đến những tráng sĩ thuở xưa ra đi vì chí lớn, nguyện xả
thân nơi sa trường. “ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này
bọc trong da ngựa, ta cũng cam lòng ”. Hay lí tưởng của những con người sống
vì đất nước. “Tiếng em thì thầm ngày đêm vẫn nhắc / Khi Tổ quốc cần chúng
mình biết hy sinh”.Cuối cùng, cách nói giảm, nói tránh “anh về đất” cũng góp
phần tạo nên khúc hùng ca ấy. Đối với những người lính, chết không phải là ra
đi, mà là trở về, trở về với đất, với môi trường thân yêu, quen thuộc. Cách nói
ấy thật nhẹ nhành và bình thản. Cũng giống như “Hôm nay về một chân anh
mất/ Nhưng quê hương tất cả hãy còn”.Và sự hy sinh của người lính đã được
đặt trong bối cảnh thiên nhiên bị kích động dữ dội “Sông Mã gầm lên khúc độc
hành”. Biện pháp nhân hoá đã biến một con sông vô tri vô giác trở thành một
người bạn vĩ đại, bí ẩn mà vô cùng thân thiết với người lính. Để rồi giờ đây nó
đang hoà cùng hồn thiêng sông núi để gầm lên những âm thanh vang dội như
khóc thương cho số phận những người chiến sĩ và bày tỏ nỗi câm phẫn đến
quân thù.
Quang Dũng đã khép lại thi phẩm đặc sắc nhất đời mình bằng lời nguyện thề sắt
son với Tây Tiến và với mọi nẻo đường Tây Bắc:
“ Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến màu xuân ấy
Hồn vế Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Khổ thơ cuối mang âm hưởng hào hùng, giai điệu dồn dập, như những bước
chân hăm hở của người lính khi ra đi giết giặc lập công. Tây Tiến một đi “đầu
không ngoảnh lại”, “không hẹn ước”, “thăm thẳm một chia phôi”. Làm sao có
thể hẹn ước khi con đường ra trận từ trước đến nay luôn xa xôi, mờ hiểm trở.
“Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu/ Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi ”. Người ra
chiến trận mấy ai trở về. Hãy lắng nghe khúc ca của đất nước trong một thời
mưa bom lửa đạn. “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của
mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về để mình mẹ
lăng im”. Dẫu gian khổ là thế, khắc nghiệt là thế, nhưng ý chí chiến đấu của
những người lĩnh không bao giờ phai mờ, chưa đánh đuổi được quân thù thi
không mơ tưởng đến ngày về. “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Và là nguyện
thề ấy khiến ta nhớ đến những tráng sĩ thuở xưa ra đi vì nghĩa lớn trong “Tống
Biệt Hành” của Thâm Tâm. “Chí nhớn chưa về bàn tay không/ Thì không bao
giơ nói trở lại/ Ba năm mẹ già cũng đừng mong”.Quang Dũng đã giữ đúng lời
nguyện thế ấy, dù xa rời đơn vị nhưng con người ấy, tâm trí ấy, lí tưởng ấy vẫn
vẹn nguyên cho Tây Tiến. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hoá tâm
hồn”.

You might also like