You are on page 1of 11

"Tây Tiến" là bài thơ in đậm phong cách tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng của hồn

thơ Quang Dũng. Tác phẩm đã bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc của nhà thơ với người lính
Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng. Đoạn thơ thứ nhất đã tái dựng
lại sống động bức tranh thiên nhiên miền Tây với những khung cảnh, những chặng
đường hành quân gian khổ, từ đó hình ảnh những chiến sĩ Tây Tiến cũng lần lượt
hiên ra.
Bài thơ mở ra bằng một nỗi nhớ trào dâng:
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Hai câu thơ đầu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/”Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”,
gợi lên những nỗi nhớ, nỗi thương dâng trào về một thời đã qua, về một vùng đất
đã xa. Lời gọi “Tây Tiến ơi” rất tha thiết khắc khoải, Tây Tiến không chỉ là một cái
tên mà dường như nó đã trở thành người thân thương ruột thịt.
Quang Dũng gọi tên “sông Mã” ngay từ những dòng thơ đầu, địa danh ấy cũng là
hiện thân tiêu biểu của vùng rừng núi Tây Bắc. Trên quãng đường hành quân, dòng
sông ấy không chỉ là một địa danh trên bản đồ địa lý mà đã trở thành người bạn,
người tri kỷ, là chứng nhân lịch sử đã chứng kiến biết bao đau thương, gian khó,
vui buồn của người lính chiến trong suốt cuộc trường chinh. Thế nên trong nỗi nhớ
của Quang Dũng, trước hết là nhớ về binh đoàn Tây Tiến thân yêu, sau là về Tây
Bắc với dòng sông Mã vương đầy kỷ niệm. Không chỉ có như vậy, trong ấn tượng,
trong nỗi nhớ của nhà thơ còn có hình ảnh của rừng núi, đó là nỗi nhớ “chơi vơi” lạ
lùng! Bởi với người lính xuất thân từ phố thị, thì hình ảnh rừng núi Tây Bắc hết
sức lạ lẫm, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người lính chiến. Quang
Dũng hai lần nhắc chữ “nhớ”, nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ đang khắc khoải trong tâm
hồn, đặc biệt “nhớ chơi vơi” lại là một cách diễn tả nỗi nhớ rất riêng của Quang
Dũng. Đó là cảm giác, trơ trọi, hụt hẫng, chông chênh trong một nỗi hoài niệm xa
xôi, bởi Tây Bắc đã xa lắm rồi, một Tây Bắc đầy sương mù, mây vờn quanh núi
chơi vơi, hoang vắng, nhưng lắm oai hùng.
Hai câu thơ đầu đã khơi mạch chủ đạo của cả bài thơ là nỗi nhớ khôn nguôi. Nỗi
nhớ ấy được cụ thể dần dần trong những vần thơ tiếp sau.
Hai câu thơ tiếp gợi lại hình ảnh đoàn quân hành quân trong đêm:
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn.Những từ chỉ địa danh Sài
Khao, Mường Lát gợi ra địa bàn rộng lớn, đầy lạ lẫm đối với người lính Tây Tiến.
Sương mù vùng cao dày đặc như trùm lấp bước chân, nuốt chửng cả đoàn binh vốn
đang mỏi mệt, rệu rã vì chặng đường dài gian khổ. Quang Dũng đã nhìn thấy và
miêu tả một mảng hiện thực khuất lấp trong thơ ca kháng chiến. Nhưng những
người lính ấy, dù mệt mỏi mà tâm hồn vẫn trẻ trung, hào hoa, lạc quan, yêu đời.
Hình ảnh " hoa về trong đêm hơi" là hình ảnh đẹp giàu sức gợi. Đó có thể là những
ánh đuốc sáng lung linh của đoàn quân đang tiến về bản làng, cũng có thể là hình
ảnh đoàn quân từ rừng đi ra, trên tay vẫn cầm theo những đóa hoa rừng ngát
hương, mà đó cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ về đoàn quân Tây Tiến như những
bông hoa rừng. Đoàn quân ấy hành quân trong một " đêm hơi" đầy huyền ảo, mơ
hồ, bảng lảng khói sương chốn rừng suối. Hai câu thơ in đậm dấu ấn tài hoa, lãng
mạn của Quang Dũng.
Bốn câu thơ tiếp theo đặc tả địa hình hiểm trở của miền Tây:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời,
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Nhà thơ sử dụng một loạt các từ láy tượng hình "khúc khuỷu", " thăm thẳm", " heo
hút", kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 như chặt đôi câu thơ, mật độ thanh trắc dày
đặc khiến câu thơ trúc trắc gợi sự vất vả, nhọc nhằn. Những phép tu từ đó mở ra
trong tâm tưởng người đọc ấn tượng về sự gập ghềnh, hiểm trở, ẩn chứa bao bất
trắc, nguy hiểm của núi cao, vực sâu nơi núi rừng miền Tây.Trong giờ phút gian
khó ấy, hình ảnh "súng ngửi trời" hiện lên thật thi vị. Đây quả là một cái
nhìn hóm hỉnh, thú vị của người chiến sĩ, nó như phá tan đi cái mệt nhọc
của quãng đường hành quân đầy gian khó. Trong bài thơ "Đồng chí",
Chính Hữu cũng đã từng ghi lại hình ảnh "đầu súng trăng treo". Đây đều là
những hình ảnh tả thực, khi những người lính hành quân, họ luôn vác súng
trên vai, đầu súng hướng lên, ở một góc độ nào đó, như thể súng đang
chạm tới trời, như đang treo mảnh trăng sáng của đêm rừng canh gác
Chính qua những hình ảnh đó, mà ta như nhìn vào được tâm hồn của họ,
họ cũng mang nét tinh nghịch khỏe khoắn, vẫn có thể trêu đùa vô tư sau một
chặng đường hành quân vất vả, mệt nhọc của các anh lính Tây Tiến. Phép đối "
ngàn thước lên cao - ngàn thước xuống" càng nhấn mạnh độ gập ghềnh, hình sông
thế núi trập trùng, hiểm trở của thiên nhiên miền Tây. Ba câu thơ giàu chất hội họa,
dựng lên bức tranh hoang vu, dốc đèo đứt nối, hùng vĩ trên con đường hành quân
của chiến sĩ Tây Tiến. Câu thơ thứ tư toàn bộ là bảy thanh bằng " Nhà ai Pha
Luông mưa xa khơi", vần mở "ơi" đặt cuối câu tạo cảm giác nhẹ nhàng gợi ra
những phút giây nghỉ ngơi thư giãn của người lính. Họ đứng trên những đỉnh núi,
thưởng thức chút bình yên, vẻ đẹp lãng mạn của núi rừng, phóng tầm mắt, thấy
mưa rừng giăng mờ nơi bản làng Pha Luông xa xôi. Bốn câu thơ vừa gợi ra sự dữ
dội hoang vu, sự êm đềm của núi rừng, vừa gợi ra những cuộc hành quân vất vả
nhọc mệt nhưng đầy trẻ trung, yêu đời của các chàng trai Tây Tiến.
Người lính Tây Tiến không chỉ đối diện với dốc cao vực sâu mà còn phải chịu
những mất mát hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.

Từ láy dãi dầu gợi sự vất vả nhọc nhằn, “dầu sương dãi nắng”. Cụm từ “không
bước nữa” thể hiện sự kiệt sức, không bước được nữa. Có thể vì quá mệt nên các
anh tì súng nằm nghỉ một chút hay có thể là cách nói giảm nói tránh “bỏ quên đời”
nhằm xoa dịu sự mất mát, hy sinh khiến cho câu thơ bi mà không lụy. Cõi chết đến
với người lính nhẹ nhõm, thanh thản, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ. Thấy được
sự hy sinh của người lính Tây Tiến, thấy khó khăn gian khổ khiến cho họ phải đối
mặt với cái chết, cùng với đó là vẻ đẹp của người lính, sẵn sàng hy sinh ở trong tư
thế sẵn sàng chiến đấu, dáng hình của các anh tượng trưng cho thế hệ trẻ thời
kháng chiến, như cây súng chắc trong tay lưỡi lê sáng ngời, khiến cho quân thù
bàng hoàng khiếp sợ, dáng hình của các anh đã đi thẳng vào lịch sử để trở thành tư
thế Việt Nam tự hào thế hệ. Đó là sự hiên ngang của người lính, các anh coi cái
chết nhẹ tựa lông hồng. Tư thế ấy đã được Tố Hữu ca ngợi trong Trăng Trối:

“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng


Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh
Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng”
Đọc câu thơ ấy lên, ta mới thấu hiểu được hết hiện thực của chiến sĩ chiến tranh,
hiện thực ấy là hy sinh, mất mát, hiện thực ấy là cả một bài ca mà ta sẽ không bao
giờ quên với giai điệu hào hùng về những con người đã ngã cả, gửi trọn đời cho tất
cả, để đất nước ta được độc lập, để ta có cuộc sống ngày hôm nay. Câu thơ đã thể
hiện được cuộc chiến đấu gian khổ khắc nghiệt, hiện thực chiến tranh khốc liệt bi
thương được khắc họa rõ nét, nhưng cũng chính vì vậy đã nêu cao được tinh thần
kiên cường ý chí chiến đấu và tư thế hiên ngang của người lính Tây Tiến

Hai câu thơ tiếp theo tập trung làm nổi bật lên sự bí ẩn linh thiêng của rừng núi
Tây Bắc:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” khơi gợi những
âm thanh ghê rợn, đặc trưng của rừng già, đem lại cảm giác hãi hùng cho con
người, khắc nghiệt mà người lính phải đối mặt. Biện pháp nghệ thuật tương phản,
đối lập kết hợp với điệp từ “chiều chiều”, “đêm đêm” có tác dụng làm nổi bật lên
sự nguy hiểm, chết chóc luôn rình rập người lính ở mọi thời điểm. Dòng chảy thời
gian vô tận cứ lặp đi lặp lại đã biến rừng già trở thành chốn “ rừng thiêng nước
độc” đối với những người lính Tây Tiến. Khó khăn và gian khổ luôn hiện hữu
trước mắt người lính, nhưng họ vẫn dồn toàn tâm toàn lực để tiếp tục tiến bước
trên con đường thiêng liêng ấy

Như vậy thiên nhiên Tây Bắc không chỉ hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội nó còn bí ẩn oai
linh. Sống chiến đấu trên một địa bàn như vậy đòi hỏi người lính phải gan dạ, can
trường, dũng cảm cực kì. Oai linh, bí hiểm là thế nhưng Quang Dũng đã vô cùng
tinh tế “thả” một chữ “trêu” vào câu thơ. Chính cách dùng từ độc đáo của nhà thơ
đã làm lộ ra sự vui tươi, lạc quan, khẩu khí chiến đấu của chiến sĩ Tây Tiến. Họ
nào có ngại gì khó khăn mà vẫn bước tiếp trên con đường hành quân, đối với họ
bây giờ cọp không còn là mối nguy hiểm nữa mà đó tựa như là trò chơi giao đấu
giữa đôi bên. Cách nói như thế khiến câu thơ không còn quá nặng nề nhưng vẫn
tôn vinh được vẻ đẹp của người chiến sĩ.

Sau chặng đường hành quân gian khổ, vất vả giờ đây người lính có dịp dừng chân
tại một bản làng có tên gọi rất đỗi ngây thơ Mai Châu, được đồng bào dân tộc đón
tiếp nồng nhiệt:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hình ảnh “cơm lên khói” gợi cho người đọc cảm nhận được một khung cảnh bình
yên, đầm ấm. Người lính Tây Tiến được đồng bào Tây Bắc đón tiếp một cách nồng
hậu. Bác cơm nghi ngút khói được trao từ tay em làm ấm lòng người chiến sĩ, xua
tan đi bao vất vả nhọc nhằn. Trong hàng trăm hàng nghìn nỗi nhớ Quang Dũng đặc
biệt dành một phần trái tim mình cho đất Mai Châu khi bước vào mùa mới. Quên
sao được cảm giác ấm tình quân dân bên các bản làng khi dừng chân ngơi nghỉ.
Chẳng thế mà giọng thơ êm đềm tha thiết như khúc nhạc tâm tình gợi nhớ gợi
thương, như mãi vấn vương một nỗi niềm. Thử hỏi rằng mùi hương nếp xôi có gì
mà sao làm bồn chồn, thao thức tâm hồn Quang Dũng đến vậy? Đơn giản lắm! Đó
là hương vị tích tụ từ sự mặn mòi của đất, từ những giọt mồ hôi mặn chát của con
người, từ thần khí thiêng liêng của xứ sở anh hùng. Hơn nữa, hương nếp xôi còn
hòa trộn cả tình người ấm áp, keo sơn. Vì thế mà theo suốt cuộc đời những ai đã
một thời sống cùng Tây Tiến, hương nếp xôi đã trở thành nhịp cầu nối bắc quá
khứ, hiện tại và tương lai để thêm một lần nhà thơ được trở về với Mai Châu, được
sống với những kỉ niệm của một thời chinh chiến.

Cách sử dụng từ ngữ độc đáo của Quang Dũng “mùa em” gợi liên tưởng tới những
thiếu nữ Tây Bắc xinh đẹp, trẻ trung, duyên dáng, những bóng hồng sơn cước tràn
đầy sức sống. Câu thơ hé mở một tâm hồn tươi trẻ, lạc quan, vui tươi, yêu đời của
người lính Tây Tiến. Mọi khó khăn gian khổ giờ đây bị đẩy lùi thay vào đó là
khung cảnh đầm ấm, thắm thiết tình quân dân. “Thơm nếp xôi”- cụm từ ấy gợi cảm
nhận về một hương vị đặc trưng của núi rừng, của đất trời Tây Bắc, cũng là hương
vị của tình người, tình quân dân cả nước. Còn lại sau một chặng đường dài hành
quân người đọc không nghe hơi thở mệt mỏi, chẳng nghe một lời than vãn mà chỉ
thấy dìu dịu, ngọt lành trong hương nếp xôi, trong tình người thắm nghĩa. Hoàng
Cầm khi xa rời Kinh Bắc mang theo “lúa nếp thơm nồng”, Nguyễn Đình Thi rời xa
Hà Nội mang theo mùi hương cốm mới, còn Quang Dũng xa Tây Bắc nhớ lắm
“hương nếp xôi. Hai câu thơ đóng vai trò như tấm bản lề, khép lại khung cảnh
hùng vĩ dữ dội của núi rừng Tây Bắc, mở ra cảnh đêm liên hoan văn nghệ thắm
thiết tình quân dân.

Qua đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và người lính, ta thấy được tài năng
sử dụng bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng. Khi miêu tả thiên nhiên Tây Bắc và
những người đồng đội của mình, nhà thơ đã vận dụng khéo léo cả bút pháp tả thực
và bút pháp lãng mạn. Thiên nhiên trong đôi mắt nhà thơ bộc lộ một cách chân
thực với những nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc: vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ
mộng trữ tình. Hình ảnh những người chiến sĩ gian khổ trong chiến đấu và hào hoa
lãng mạn bằng tâm hồn trẻ trung lạc quan từ đó sáng ngời vẻ đẹp bi tráng. Có thể
thấy hình ảnh thơ trong “Tây Tiến” đã được nhà thơ khám phá và thể hiện một
cách trọn vẹn và đủ đầy sắc thái nhất. Bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn đã
khiến những vần thơ thêm sâu sắc và ấn tượng, đọng lại những tình cảm đẹp trong
lòng người đọc. Thiên nhiên và người lính hiện lên trong nỗi nhớ “chơi vơi” của
nhà thơ với những hình ảnh vừa chân thực vừa đẹp một cách ấn tượng bất chấp sự
trôi chảy của thời gian. Với phong thái hào hoa lãng mạn của một người nghệ sĩ và
một người chiến sĩ từng chiến đấu với đoàn quân Tây Tiến, Quang Dũng đã thể
hiện phong cách sáng tác nổi bật trong nền thơ ca hiện đại như quan niệm của nhà
thơ Sóng Hồng: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”.

PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU BÀI THƠ “ VIỆT BẮC” 9+


“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua long lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
Quả thật đúng như thế phải là con người yêu mảnh đất hóa tâm hồn ấy lắm mới
có thể cảm nhận sâu sắc được cái tình mà nó đem lại đến vậy. Phải chăng vì thế mà
khi đọc thơ Tố hữu người đọc lay động từng chút, từng câu chữ sáng tạo độc đáo
nhưng thấm nhuần hương sắc đất Việt. Điều này được khắc họa rõ nét trong bài
thơ
“Việt Bắc” một thi phẩm đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc, ca ngợi con người kháng
chiến và cuộc sống chiến khu thời kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng và
là bản tình ca thủy chung, nghĩa tình giữa con người cách mạng với đồng bào Việt
Bắc.

Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của bộ đội ta trong
kháng chiến chống Pháp. Tại nơi đây, người dân miền núi đã che chở, đùm bọc cho
Đảng, Chính phủ và kề vai sát cánh bên những người cán bộ kháng chiến để giành
và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Chính vì thế bài thơ “Việt Bắc” được coi là một
trong những đỉnh cao sáng tác của đời thơ Tố Hữu bài thơ được sáng tác nhân một
sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 1954. Đó là thời điểm quân và dân ta giành
được
thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, buộc Pháp phải
ngồi
vào bàn đàm phán và ký với ta hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở miền Bắc.
Đây
cũng là lúc cơ quan trung ương đảng và cán bộ cách mạng rời chiến khu Việt Bắc
để
trở về với Hà Nội- thủ đô sao vàng nắng Ba Đình. Nhân sự kiện trọng đại đó tháng
mười năm 1954, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc, bài thơ ra đời trở thành khúc
hùng
ca, khúc tình ca, được biết bao thế hệ yêu thích và trân trọng gọi đó là đình cao của
thơ kháng chiến chống Pháp. Đúng như lời Chế Lan Viên tâm sự "Anh là một con
chim vụ ở đường bay, hơn là bộ lông bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp"
Là nhà cách mạng nhưng Tố Hữu lại hiện lên trong mắt bạn đọc giống như một
nhà thơ kể chuyện một người nghệ sĩ chuyên viết tình ca, tình cảm gắn bó với đồng
bào Việt Bắc trong những năm tháng sinh hoạt và chiến đấu tại đây đã trở thành
niềm trăn trở trong Tố Hữu. Có lẽ cũng bởi vậy mà giây phút chia li giữa người đi
kẻ ở đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động:
“ Mình về mình mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Câu thơ mở đầu là một câu hỏi tu từ chứa nhiều cảm xúc:
“Mình về mình có nhớ ta”
“Mình” là chỉ người ra đi - người chiến sĩ cách mạng, “ta” chính là người
Việt Bắc. Chữ “về” nghe sao mà tha thiết bâng khuâng đến thế? Có lẽ đây là nơi
thấp nhất khiến người đọc dễ dàng nhìn ra một khoản hụt hẫng trong tâm hồn, giữa
buổi chia
tay đầy bịn rịn. Câu hỏi chính là lời của người ở lại hỏi người ra đi rằng khi
người chiến sĩ cách mạng về xuôi rồi còn có nhớ đến người Việt Bắc hay
không? Với cách xưng hô “mình - ta” đậm chất ca dao cùng với điệp từ mình
đã cho ta thấy được tình cảm gắn bó thân thiết đầy yêu thương, làm cho nỗi
nhớ càng trở nên day dứt khôn nguôi Đọc một bài thơ viết về tháng năm cách
mạng một tình cảm chung
của cả dân tộc vậy mà cách xưng hô nhà thơ này sử dụng lại là “mình -ta”. Chúng
ta
đã từng gặp rất nhiều trong ca dao:
“Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng”
Sáng tạo của Tố hữu khi sử dụng cặp đại từ mình ta để diễn tả tình cảm cách mạng
cho mối quan hệ càng trở nên gắn bó gần gũi thân thiết. Cuộc ân tình cách mạng đã
hóa thành hàng loạt lời hỏi tha thiết vừa để dò hỏi khám phá sự nhắn nhủ cán bộ về
xuôi vừa để bày tỏ nỗi nhớ niềm thương đang đong đầy cõi lòng mình.
Người Việt Bắc muốn hỏi người kháng chiến có nhớ:
“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Cuộc ân tình cách mạng đã
hóa thành hàng loạt lời hỏi tha thiết vừa để dò hỏi khám phá sự nhắn nhủ cán bộ về
xuôi vừa để bày tỏ nỗi nhớ niềm thương đang đong đầy cõi lòng mình. Đây cũng là
thời điểm phù hợp để người ở lại nhắc nhớ về khoảng thời gian mười lăm năm. Đó
là giai đoạn kháng chiến thủa còn Việt Minh một khoảng thời gian dài gắn bó với
biết bao kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình. Tố Hữu đã rất tinh tế khi sử dụng chữ “ấy”
để
cá nhân hóa khoảng thời gian này. Đây là khoảng thời gian đã chứng kiến biết bao
kỉ niệm trong chiến đấu trong sinh hoạt của cán bộ cách mạng và đồng bào Việt
Bắc.
Và đặc biệt thay đó cũng là mốc thời gian nhắc nhớ về cội nguồn cách mạng. Cách
sử dụng từ ngữ của Tố hữu thật đặc biệt nói về tình cảm của những người cán bộ
cách mạng với đồng bào Việt Bắc mà lại sử dụng tính từ “thiết tha ,mặn nồng”.
Đây
vốn là những từ ngữ thường sử dụng cho tình cảm của đôi lứa, uyên ương. Vậy
mới
thấy được chất trữ tình nồng đượm trong tứ thơ của nhà thơ cách mạng Tố Hữu.
Chế
Lan Viên người bạn thơ đã đưa ra nhận xét về thơ Tố hữu như sau "thơ là đi giữa
nhạc và ý rơi vào cái vực ý thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khó khan, rơi vào cái vực nhạc
thì thơ dễ làm đắm say người nhưng cũng dễ nông cạn ,Tố hữu đã giữ được thế
quân
bình giữa hai vực thu hút ấy thơ của anh vừa run người trong nhạc vừa thức người
bằng ý.” Đọc Việt Bắc chúng ta càng thêm thấm thía nhận định này. Qua những
câu
thơ trên, người ở lại đặt bày tỏ tình cảm lưu luyến bịn rịn không nỡ rời xa. Chưa
dừng lại ở đó người ở lại tiếp tục tỏ bày:
“Mình về mình có nhớ không”
“Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”
Điệp từ “nhìn và nhớ” được nhắc lại hai lần, thể hiện một nỗi nhớ bao trùm
không gian và cả thời gian, như tha thiết thường trực trong lòng của người ở lại.
Vẫn
là câu hỏi tu từ nhắc nhở người đi về tình cảm của người ở lại. Lời ướm hỏi nhắc
người đi về nỗi nhớ thiên nhiên và con người nơi đây. Về với Hà Nội của đèn
đường
của phố thị, những cảnh sắc thiên nhiên của Việt Bắc nơi đây có khiến người quên
đi hay không? “Nhìn cây nhớ núi” là nhớ về thiên nhiên Việt Bắc đẹp tươi, “nhìn
sông nhớ nguồn” là nhớ về cội nguồn của tình nghĩa, cội nguồn cách mạng. Có lẽ
bởi vậy, nhà thơ chế Lan Viên cũng đã từng gửi gắm tình cảm của mình nói hộ biết
bao trái tim và những cung bậc trước khi chia xa
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Có lẽ giờ đây Việt Bắc đối với những người cán bộ cách mạng chỉ là một thời
đã xa nhưng vẫn hiện hữu trong ký ức. Nó như một nỗi ám ảnh thường trực như
một
mạch cảm xúc nóng đang chảy trong lồng ngực. Qua bốn câu thơ ta thấy được cách
vận dụng từ ngữ linh hoạt của Tố hữu, Ông đã vận dụng rất khéo léo đạo lí " uống
nước nhớ nguồn" của dân tộc để nhắc nhỏ con cháu đời sau không được quên
công
ơn của thế hệ cha ông đi trước
. Sau này hỏi để gợi nhắc một cách khéo léo của người ở lại là lời giãi bày bộc
bạch cảm xúc của người ra đi. Dù không trực tiếp nhưng đầy bâng khuâng xao
xuyến:
“ Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Mở đầu đoạn thơ là đại từ phiếm chỉ “ai “vang lên một cách đầy tự nhiên.Đó
chính là người ở lại, nhưng đại từ phiếm chỉ gợi cảm giác tiếng của ai đó chưa rõ
mặt chỉ là những âm thanh cách lên vang vọng từ núi rừng Tây Bắc.Những cặp từ
láy
“bâng khuâng” “bồn chồn” diễn tả trạng thái tâm lý nhớ thương luyến tiếc khiến
lòng
chẳng thể yên. “bâng khuâng” gọi trạng thái cảm xúc khó tả mơ hồ đan xen bởi
buồn
vui luyến tiếc nhớ nhung. Còn “ bồn chồn” là tâm trạng thấp thỏm, nôn nào khiến
con người ta đứng ngồi không yên. Đúng như Tú xương đã viết:
“Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
Cách ngắt nhịp 4/4 với hai vị tiểu đối đối lập giữa bên trong và bên ngoài cho
thấy hiệu quả diễn đạt thêm súc tích. Tâm trạng chia tay đầy lưu luyến ấy còn được
thể hiện một cách tinh tế qua hai câu thơ tiếp theo:
“ Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Tình nghĩa sắt son mặn nồng nhưng cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến lúc phải chia
ly. Màu “áo chàm” đặc trưng cho những con người chân chất miền núi Tây Bắc.
Tố
Hữu đã khéo léo tận dụng hình ảnh hoán dụ này, càng thể hiện sự gần gũi giản dị
giữa quân và dân miền núi. Họ không cùng một quê hương nhưng chung một đất
nước, có thể lý tưởng sống của mỗi người cũng khác nhau nhưng một khi đã gặp
nhau trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng trong lòng họ không ai bảo ai, đều
chung
một niềm tin chiến đấu chiến đấu đến cùng đập tan quân giặc. Sắc áo chàm vĩnh
viễn
in đậm trong nỗi nhớ thương của những người con về xuôi, màu áo vừa khắc họa
tính cách một mặt vừa thắm lên tấm lòng son sắc thuỷ chung của họ với cách mạng
với kháng chiến. Động từ “cầm tay” thể hiện sự gắn bó khăng khít yêu thương và
đoàn kết đó là hành động thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ ở người đi. Người ta cầm
tay
nhau để truyền sức mạnh, truyền tình cảm. Giống như người lính cụ Hồ trong
kháng
chiến “nắm tay” nhau để truyền hơi ấm và gắn kết tình đồng đội:
“ Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đồng chí – Chính Hữu
Họ cầm tay nhau trong tâm trạng nghẹn ngào vì thế không nói nên lời. “Biết nói
gì hôm nay” có lẽ không phải không muốn nói gì mà họ có quá nhiều điều muốn
nói
nên không biết nói gì vào lúc này, khi mọi lời nói trở nên bất hữu trước tình cảm
trào
dâng mãnh liệt, bao nhiêu tình cảm thân thương trìu mến chất chứa trong sự im
lặng
đầy xúc động. Dấu ba chấm xuất hiện như một nốt nhạc ngân dài nối tiếp tình cảm
hai bên. Bốn câu thơ là lời đồng vọng nhớ nhung của người về xuôi với người ở
lại,
vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng trong ngày chia tay. Tất cả
đều
được tái hiện qua cặp đại từ “mình ta”, thể thơ lục bát truyền thống với ngôn ngữ
giản dị mộc mạc, cùng các biện pháp tu từ: hoán dụ, từ láy,...
Có thể nói Việt Bắc không chỉ là khúc tình ca mà còn là khúc hùng ca thiết tha, ân
tình của nhà thơ đối với khu căn cứ địa của cách mạng Việt Bắc. Điều này được
thể
hiện rõ qua khổ thơ thứ hai lời tâm tình của người dân Việt Bắc và những ngày
kháng
chiến đã đồng cam cộng khổ cùng cán bộ trong suốt mười lăm năm:
“ Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai

với kháng chiến. Động từ “cầm tay” thể hiện sự gắn bó khăng khít yêu thương và
đoàn kết đó là hành động thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ ở người đi. Người ta cầm
tay
nhau để truyền sức mạnh, truyền tình cảm. Giống như người lính cụ Hồ trong
kháng
chiến “nắm tay” nhau để truyền hơi ấm và gắn kết tình đồng đội:
“ Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đồng chí – Chính Hữu
Họ cầm tay nhau trong tâm trạng nghẹn ngào vì thế không nói nên lời. “Biết nói
gì hôm nay” có lẽ không phải không muốn nói gì mà họ có quá nhiều điều muốn
nói
nên không biết nói gì vào lúc này, khi mọi lời nói trở nên bất hữu trước tình cảm
trào
dâng mãnh liệt, bao nhiêu tình cảm thân thương trìu mến chất chứa trong sự im
lặng
đầy xúc động. Dấu ba chấm xuất hiện như một nốt nhạc ngân dài nối tiếp tình cảm
hai bên. Bốn câu thơ là lời đồng vọng nhớ nhung của người về xuôi với người ở
lại,
vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng trong ngày chia tay. Tất cả
đều
được tái hiện qua cặp đại từ “mình ta”, thể thơ lục bát truyền thống với ngôn ngữ
giản dị mộc mạc, cùng các biện pháp tu từ: hoán dụ, từ láy,...
Có thể nói Việt Bắc không chỉ là khúc tình ca mà còn là khúc hùng ca thiết tha, ân
tình của nhà thơ đối với khu căn cứ địa của cách mạng Việt Bắc. Điều này được
thể
hiện rõ qua khổ thơ thứ hai lời tâm tình của người dân Việt Bắc và những ngày
kháng
chiến đã đồng cam cộng khổ cùng cán bộ trong suốt mười lăm năm:

You might also like