You are on page 1of 3

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc.

trước hết phải


nói đến quang dùng là một nhà thơ hồn thơ phóng khoáng hồn hâu lãng mạng và tài hoa. Thơ của
ông thường viết về thời kỳ kháng chiến với sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con
người, đặc biệt là vẻ đẹp của người lính. Tây Tiến” là tác phẩm tiêu biểu nhất của hồn thơ Quang
Dũng dược in trong tập mây dầu ô . đặc sắc nhất về nội dung và nghệ thuật phải kể đến đoạn thơ
sau:
“Tây Tiến” là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp
với bộ đội Lào chống lại thực dân Pháp. Đa phần những người lính trong binh đoàn Tây Tiến
đều là học sinh sinh viên, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948, sau khi chuyển sang đơn
vị khác, nhà thơ đã nhớ về binh đoàn cũ và sáng tác ra bài thơ “nhớ Tây Tiến”. Tác phẩm đã
khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng đầy lãng mạn, hào hoa,
cùng với đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và thơ mộng.

Bài thơ mở ra với những khó khăn, gian khổ trên chặng đường hành quân của đoàn binh Tây
Tiến, trên chặng đường ấy, thiên nhiên Tây Bắc cũng hiện lên với nét hùng vĩ dữ dội xen lẫn với
vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Hai câu thơ đầu giới thiệu cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn, toàn bài, đó
là nỗi nhớ nhung tha thiết:

Câu thơ mở đầu với ngữ điệu của một câu cảm thán, khơi gợi nhiều cảm xúc của nhà thơ Nhà
thơ đã cất tiệng gọi “Sông Mã”, là hiện thân của thiên nhiên Tây Bắc, địa danh mà đã đồng hành,
gắn bó với đoàn binh suốt chặng đường hành quân . gọi về những gì thân thuộc nhất. sông Mã
tựa như một sinh thể sống, một chứng nhân lịch sử ghi lại chiến công và những chặng đường
hành quân của người lính Tây Tiến. Hai tiếng “xa rồi” như một tiếng nấc nghẹn, bật ra trong nỗi
niềm ngậm ngùi, xót xa, khi mà giờ đây, những kỉ niệm với dòng sông Mã năm xưa đã trở thành
lịch sử, tác giả chỉ có thể trở về trong tâm tưởng. xuất phát từ nỗi nhớ thẳm sâu, da diết trong trái
tim mình, Quang Dũng đã viết nên những vần thơ chân thật, khởi nguồn từ những kỷ niệm về
chiến khu cũ của mình. Hai từ “Tây Tiến” nghe mới thật thân thương làm sao! Tây Tiến là sản
phẩm của nỗi nhớ nhưng không chỉ có nỗi nhớ, nỗi nhớ là mạch nguồn để khơi gợi tình cảm,
cảm xúc chân thật, khát vọng, cho dù đã xa nhưng tâm hồn mãi thủy chung với Tây Tiến. Điệp
từ “nhớ” xuất hiện với tần suất lớn có tác dụng làm nổi bật lên nỗi nhớ nhung tha thiết của nhân
vật trữ tinhf. “Chơi vơi” là từ láy tượng hình, diễn tả trạng thái lơ lửng của con người trong
không gian, không điểm đầu không điểm kết thúc. Như vậy nhớ chơi vơi là nỗi nhớ thường trực,
triền miên, khắc khoải, khiến con người ta đứng ngồi không yên.. Có lẽ vì nó gắn với “rừng núi”
bao la, trời đất rộng lớn và quá khứ bi hùng nên nó phải “chơi vơi” như thế, Hai câu thơ đã thể
hiện trọn vẹn cảm xúc chủ đạo của bài thơ, tạo nền tảng để cho những nỗi nhớ được nâng lên
thành tình cảm luyến lưu sâu sắc. Và nỗi nhớ ấy đang đưa nhà thơ về với những kỉ niệm không
quên của một thời gian khổ. Ta bắt gặp ở đó con đường hành quân đầy gian khổ nhưng thật trữ
tình nơi núi rừng miền Tây. Liệt kê hai cái tên: “Sài Khao”, “Mường Lát” xa lạ, Quang Dũng
như gieo vào lòng người đọc ấn tượng về một vùng đất xa xôi, hoang dã. Hình ảnh tả thực
“sương lấp” cho ta thấy sương ở đây bao phủ dày đặc tưởng chừng như có thể nuốt chửng cả một
đoàn quân, khiến cho bước chân của đoàn binh Tây Tiến mệt mỏi rã rời. Thời tiết nơi đây khắc
nghiệt, khiến cho chặng đường hành quân của người lính khó khăn, vất vả, gian khổĐối lập với
câu thơ trên, câu thơ thứ hai là một nét vẽ lãng mạn, mềm mại, thơ mộng. Về thiên nhiên Tây
Bắc: “Biện pháp nhân hóa “hoa về” khiến cho thiên nhiên tạo vật trở nên sống động, có hồn
Đêm hơi” chính là đêm trong nước, đêm trong mưa bụi“ Hoa về trong đêm hơi” khiến cho đêm
nơi núi rừng bạt ngàn bồng bềnh, chơi vơi tựa như trong cõi mộng chứ không phải là thực tại
nhân sinh nữa Ba câu thơ tiếp theo khắc họa được rõ nét địa hình hiểm trở của núi rừng Tây Bắc:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Các từ láy tạo hình “khúc khuỷu “thăm thẳm “heo hút” gợi hình ảnh những con dốc quanh co,
gập ghềnh. Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”
khiến khi đọc lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi như đang cùng hành quân với đoàn binh
vậy Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: “súng ngửi trời” giàu
chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn. Nó khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm
lĩnh mọi tầm cao mà đi tới. Điệp từ “ngàn thước”, “lên” đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 khiến câu
thơ như bị bẻ gãy làm đôi tô đậm chiều cao, độ sâu của dốc núi đã đặc tả được sự nguy hiểm đối
với chiến sĩ. Thiên nhiên lúc này không phải là đối tượng thưởng thức nữa mà trở thành đối thủ
thách thức ý chí của con người. Hai câu thơ tiếp theo tập trung khắc họa sư hy sinh anh dũng của
người lính, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Từ láy dãi dầu gợi sự vất vả nhọc nhằn,. Cụm từ “không bước nữa” thể hiện sự kiệt sức, không
bước được nữa. Có thể vì quá mệt nên các anh tì súng nằm nghỉ một chút hay có thể là cách nói
giảm nói tránh “bỏ quên đời” nhằm xoa dịu sự mất mát, hy sinh khiến cho câu thơ bi mà không
lụy. Cõi chết đến với người lính nhẹ nhõm, thanh thản, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ. Thấy
được sự hy sinh của người lính Tây Tiến, thấy khó khăn gian khổ khiến cho họ phải đối mặt với
cái chết, cùng với đó là vẻ đẹp của người lính, sẵn sàng hy sinh ở trong tư thế sẵn sàng chiến
đấu. Hai câu thơ tiếp theo tập trung làm nổi bật lên sự bí ẩn linh thiêng của rừng núi Tây Bắc:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét


Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” khơi gợi những âm thanh ghê
rợn, đặc trưng của rừng già, đem lại cảm giác hãi hùng cho con người, khắc nghiệt mà người lính
phải đối mặt. Biện pháp nghệ thuật tương phản, đối lập kết hợp với điệp từ “chiều chiều”, “đêm
đêm” có tác dụng làm nổi bật lên sự nguy hiểm, chết chóc luôn rình rập người lính ở mọi thời
điểm. Dòng chảy thời gian vô tận cứ lặp đi lặp lại đã biến rừng già trở thành chốn “ rừng thiêng
nước độc” đối với những người lính Tây Tiến..

Những sáng tạo nghệ thuật với bút pháp tạo hình đa dạng của Quang Dũng
đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh
của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Bút
pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng
cho thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo

Nói tóm lại, Đoạn thơ trên của bài thơ tt để lại một dấu ấn đẹp về thơ ca chiến sĩ. đưa “tầm vóc
của nhà thơ sánh ngang tầm chiến lũy”, cho thấy dấu riêng của Quang Dũng quả thật vô cùng đắt
giá. Đồng thời của cho ta thấu hiểu hiện thực của chiến tranh, hiện thực ấy là hy sinh, mất mát
qua đó cũng nhắc nhớ cho các thế hệ sau này phải luôn biết ơn những người ở thế hệ
trước- những chiến sĩ đã ngã cả, gửi trọn đời cho tất cả, để đất nước ta được độc lập, để ta có
cuộc sống ngày hôm nay

You might also like