You are on page 1of 5

MB:

"Và Anh chết trong khi đang đứng bắn


Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.”
Trong nhiều năm dài dai dẳng kháng chiến giành độc lập dân tộc, hình tượng
người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác của
những nhà thơ, nhà văn. Những con người giản dị, hồn nhiên mà cũng thật mạnh
mẽ, hào hùng đã đi vào thơ Tố Hữu, Hồng Nguyên, Lê Anh Xuân,… một cách
rất chân thực và sinh động. Và, không thể không kể đến Tây Tiến của Quang
Dũng - một thi phẩm đậm chất lãng mạn và tinh thần bi tráng. Và đoạn thơ “Sông
Mã … thơm nếp xôi” là đoạn thơ đặc sắc, kết tinh những giá trị nổi bật của “Tây
Tiến”. Có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng
vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Lại có ý kiến khác khẳng
định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người lính Tây Tiến gian khổ, hi sinh
song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.”. Mỗi ý kiến thể hiện những thành công
trên phương diện khác nhau của đoạn thơ. Song, các ý kiến tổng hoà với nhau
làm nên sự trọn vẹn mà Quang Dũng, qua lăng kính lãng mạn của mình đã khắc
hoạ trong đoạn thơ.
TB:
Tổng:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
Nhưng khi nhắc đến Quang Dũng, trước hết là nhắc đến một nhà thơ.
- Quang Dũng có một phong cách thơ phóng khoáng, hồn hậu, nhưng cũng không
kém phần lãng mạn và tài hoa.
- Bài thơ “Tây Tiến” in trong tập “Mây đầu ô” ra đời cuối năm 1948 khi nhà thơ
đã rời xa binh đoàn Tây Tiến, chuyển sang đơn vị khác. Ngồi ở Phù Lưu Chanh,
ông bồi hồi nhớ về đơn vị cũ và viết bài thơ này, ban đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”,
sau đổi thành “Tây Tiến”.
- Nhan đề “Tây Tiến” mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đó là tên binh đoàn Tây
Tiến - một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp bộ đội Lào
bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng
Lào và Tây Bắc Việt Nam, là hướng hành quân và cũng là vẻ đẹp lí tưởng của
một thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Ý kiến thứ nhất: Bằng ngòi bút giàu chất thơ, chất nhạc, Quang Dũng đã dựng
lên bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội mà cũng thơ mộng,
nên thơ.
- Ý kiến thứ hai: "Tây Tiến" khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người lính thời chống
Pháp. “Bi” là đau buồn, bi ai, “tráng” là khỏe khoắn, mạnh mẽ. Họ “bi” mà
không “lụy”, buồn đau mà hùng tráng, mất mát, hi sinh mà vẫn lãng mạn, lạc
quan.
Cả hai ý kiến đều chính xác, làm nên nội dung hoàn chỉnh của đoạn thơ. Vì
thiên nhiên và con người gắn bó với nhau, tôn vinh nhau với cảm hứng chủ đạo
là lãng mạn, tinh thần bi tráng Quang Dũng khắc hoạ nên qua đoạn 1 của bài
thơ.

Phân
a) Hai câu đầu
- Mở đầu bài thơ là sự bộc bạch nỗi nhớ: “Sông Mã... chơi vơi.” Đây là một
tiếng gọi tha thiết, dòng chảy cảm xúc bắt đầu từ tiếng gọi ấy. Lời thơ vang lên
bằng âm điệu trìu mến, da diết, cháy bỏng, tưởng chừng như không thể kìm nén
nổi như tiếng gọi đối với người tình nhân trong xa cách: Em buồn em nhớ chao
em nhớ/ Em gọi thầm anh suốt cả ngày.
+ Cách sử dụng từ địa danh cho thấy nỗi nhớ bắt đầu từ Sông Mã - dòng sông
gắn bó và chứng kiên những vui buồn của người lính trong suốt chặng đường
hành quân. Sông Mã là một chứng nhân lịch sử, là nơi ghi dấu chân của đoàn
quân Tây Tiến. Mượn hình ảnh sông Mã, QD cũng muốn thể hiện một nỗi nhớ
trải dài và thắm sâu như dòng sông.
+ Cảm thán từ “ơi”: nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng mãnh liệt trong lòng không kìm
nén nồi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi thân thiết “Tây Tiến ơi”.
+ Nỗi nhớ được hình tượng hoá “nhớ chơi vơi”:
+ Điệp từ “nhớ”: Đối tượng của nỗi nhớ ấy rất cụ thể, rõ ràng là sông Mã, là
Tây Tiến, là rừng núi. Nỗi nhớ ấy phải khắc khoải lắm thì tác giả mới điệp lại
hai lần từ “nhớ”. Về nỗi nhớ, trong ca dao là “Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi...” trong
thơ Xuân Diệu “Tương tư nâng lòng lên chơi với”. Quang Dũng nâng tầm nỗi
nhớ, tình yêu đôi lứa thành tình yêu cách mạng.
+ Hiệp vần “ơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, khiến nỗi nhớ được
cộng hưởng trở nên da diết, dai dẳng hơn.
--> Những câu thơ ngân vang, đã thể hiện được cảm xúc chung bao trùm lên bài
thơ, đó chính là nỗi nhớ. Nhớ lơ lửng, mông lung, nhớ ngập tràn lan toả. Nỗi
nhớ như chiếm lấy không gian, thời gian, tâm hồn con người.
b) 10 câu tiếp
Từ nỗi nhớ chơi vơi, mạch cảm xúc của bài thơ như tuôn chảy dưới ngòi bút
Quang Dũng, tái hiện sinh động khung cảnh núi rừng miền Tây hiểm trở, dữ dội
hoang sơ mà giàu chất thơ và đan xen vào là hình ảnh người lính trên con đường
hành quân gian khổ:
“Sài Khao... cọp trêu người.”
+ Những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch là những
vùng đất lạ lẫm nơi biên giới Việt Lào mà đoàn quân đã đi qua --> gợi sự xa xôi
bí hiểm đầy hoang sơ nhưng cũng thu hút đối với những chàng trai trẻ hào hoa
đất Hà Thành, đó là những chàng trai “Từ thuở mang gươm đi giữ nước - Nghìn
năm. thương nhớ đất Thăng Long”.
+ Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt “sương lắp đoàn quân” nhưng
những chàng trai hào hoa, đa tình vẫn thả hồn mình bay bổng theo hương thơm
của hoa rừng, sương núi trong đêm hơi. Sương vùng cao như trùm lắp và nuốt
chửng đoàn binh. QD đã nhìn thấy và miêu tả một mảng hiện thực chiến
tranh vẫn bị khuất lắp trong thơ ca kháng chiến. Đằng sau hình ảnh những
đoàn quân hùng dũng, hăm hở ra trận là những đoàn quân mỏi mệt. Đằng sau
vinh quang chiến thắng còn có cả những gian khổ, hi sinh.
+ Điệp từ “dốc”, từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đầy giá trị tạo
hình, gợi cảm giác dốc nối dốc, đèo nối đèo, dốc cứ ngược lên mãi gây nên sự
hiểm trở trùng điệp. Nhịp thơ 4/3 + dầu phẩy giữa dòng ngắt đôi câu thơ “Heo
hút cồn mây, súng ngửi trời”, làm câu thơ như gấp khúc lại, mây dày đặc nổi
thành “cồn mây”, núi cao tưởng chừng chạm mây => Hai câu thơ diễn tả thật
đắt sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc.
+ Mật độ thanh trắc dày đặc khiến câu thơ trúc trắc gợi sự vất vả, nhọc nhằn.
+ Tiểu đối “ngàn thước lên cao - ngàn thước xuống” càng nhấn mạnh độ gập
ghềnh, hình sông thế núi trập trùng của thiên nhiên Tây Bắc.
+ Các từ láy chỉ biên độ lặp lại thường xuyên của thời gian “chiều chiều”, “đêm
đêm” cùng biện pháp nhân hoá “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, đặc biệt kết
hợp thanh điệu “hịch - cọp” đã nhấn mạnh sự nặng nề, vẻ bí hiểm, cái chết luôn
rình rập đe doạ người lính. Sự nguy hiểm ấy không chỉ trải rộng trong không
gian mà còn kéo dài và lặp lại thường xuyên theo thời gian.
Tuy thiên nhiên khắc nghiệt như thế, nó cũng hiện lên rất thơ mộng qua
lăng kính Quang Dũng.
+ Nếu những câu thơ toàn vần trắc nghe thật khó khăn vất vả thì đến câu thơ
toàn bộ là thanh bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, vần mở “ơi” đặt cuối
câu tạo cảm giác nhẹ nhàng, là tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính. Đó là
giây phút họ được thưởng thức chút bình yên, vẻ đẹp lãng mạn của núi rừng,
phóng tầm mắt, thấy mưa rừng giăng mờ nơi bản làng Pha Luông xa xôi.
+ Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” lúc này đây như một nét nghệ thuật độc đáo
trữ tình. Đó có thể là những ánh đuốc sáng lung linh của đoàn quân đang tiến về
bản làng, cũng có thể là hình ảnh đoàn quân từ rừng đi ra, trên tay vẫn cầm theo
những đóa hoa rừng ngát hương, mà đó cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ về đoàn
quân Tây Tiến như những bông hoa rừng. Còn gì thơ hơn khi đoàn quân ấy trở về
trong đêm hơi đầy huyền ảo, mơ hồ. Hai câu thơ in đậm dấu ấn tài hoa, lãng mạn
của chàng trai Hà Thành Quang Dũng. .

+ Hình ảnh “súng ngửi trời” là một nhân hoá độc đáo. Hình ảnh ấy được sử
dụng hồn nhiên nhưng cũng rất táo bạo, vừa đặc tả độ cao của những đỉnh đèo,
vừa thể hiện chất lính hồn nhiên, bốc tếu, tinh nghịch. Những chàng trai Tây
Tiến trèo lên những ngọn núi cao như đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời.
+ Cách dùng từ “trêu” trong “cọp trêu người” cũng thật độc đáo, nó làm giảm
bớt đi những nguy hiểm, thiên nhiên dữ tợn bỗng trở nên gần gũi, trở thành
niềm vui, sự trêu đùa qua góc nhìn lạc quan nghịch ngợm của người lính
Đối với sự khắc nghiệt của núi rừng, người lính Tây Tiến không chùn
bước, ngược lại họ hiên ngang sẵn sàng mà bước, sẵn sàng chấp nhận:
“Anh bạn dãi dầu... bỏ quên đời.”
+ Từ láy “dãi dầu” gợi lên sự mỏi mệt bởi những gian khổ khó khăn trong
chặng đường hành quân. Đó là hiện thực khốc liệt của chiến trường mà Quang
Dũng không che giấu.
+ Từ “gục” vừa chỉ tư thế không còn đứng thẳng, vừa gợi trạng thái mỏi mệt,
khiến con người gục xuống. Khi đặt cạnh “bỏ quên đời”, người đọc ấn tượng về
những con người đang quật khởi đứng dậy vươn lên tiếp tục tiến về phía trước.
+ Cách nói tránh về cái chết “không bước nữa”, “bỏ quên đời” gợi tư thể ngạo
nghễ của người lính Tây Tiến. Họ chủ động chấp nhận cái chết, coi nó chỉ đơn
giản như là giấc ngủ mà thôi. Tư thể hi sinh đầy xót xa nhưng cũng thật hào
hùng.

C) Hai câu còn lại


+ Hai câu thơ cuối của khổ thơ như diễn tả nỗi nhớ da diết, ám ảnh khôn khuây
của Quang Dũng cũng như người lính Tây Tiến về đồng bào Tây Bắc: “Nhớ
ôi... nếp xôi.”
+ Từ cảm thán “ôi” như là sự nhói lòng của nhà thơ khi hồi tưởng lại cảnh quân
đoàn quây quần quanh nồi xôi nếp thêm lừng đang bốc khói. Thời khắc được
quây quần bên nồi “cơm lên khói” của ngày mùa xua tan bao mệt mỏi, vất vả
của cuộc hành quân. Hương của nếp mới hay cũng chính là hương thơm của
tình người.
+ Cách kết hợp từ “Mùa em” thật độc đáo, gợi những liên tưởng đẹp, lãng mạn,
“mùa em” là mùa vui, hạnh phúc, sum vầy. “Em” là nhân dân, trong nhân dân
có em, chính cách nói này đã khiến cho câu thơ mềm mại, đậm tình, Đây là
động lực tiếp sức mạnh cho họ trên bước đường hành quân. Hai câu thơ tạo nên
cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đoạn thơ
tiếp theo.
Hợp:
Hai nhận định đều chính xác, đều khái quát được nội dung cơ bản của đoạn thơ.
+ Cả hai đã cho thấy cái nhìn đầy đủ, rõ nét về thiên nhiên Tây Bắc và người
lính Tây Tiến hiện về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi ông đã rời xa
Tây Tiến, rời xa con sông Mã.
+ Đoạn thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” đã thể hiện tài hoa và tâm hồn lãng mạn
phóng khoáng của nhà thơ Quang Dũng. Đoạn thơ có ngôn ngữ giàu chất tạo
hình, giàu nhạc điệu, là sự phối hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và bút pháp
lãng mạn, kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo từ nhân hoá đến từ láy,
đối lập, cách gieo vần gây ấn tượng táo bạo, dựng lên bức tranh sinh động, có
chiều sâu về cảnh hành quân của đoàn quân Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên
rừng núi hùng vĩ thơ mộng miền Tây.
KB:
Cả hai ý kiến đã chứng minh bài thơ thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt và sự
gắn bó máu thịt của nhà thơ Quang Dũng đối với binh đoàn Tây Tiến cũng như
mảnh đất, thiên nhiên và con người núi rừng Tây Bắc, giống như nhà thơ Chế
Lan Viên từng viết:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”

You might also like