You are on page 1of 4

CÁC ĐỀ BÀI NLVH

I. Tây Tiến
1. Vẻ đẹp thiên nhiên
Tây Tiến được sáng tác năm 1948, khi Quang Dũng vừa rời xa đơn vị cũ, tại Phù Lưu
Chanh, một làng nhỏ ven sông Đáy hiền hòa. Bài thơ được xem là tác phẩm tiêu biểu
cho đời thơ Quang Dũng và cũng là bông hoa đẹp nhất trong chùm hoa thơ viết về
người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Trước và sau Tây Tiến đã có biết
bao chân dung người lính được tạc vào dòng chảy văn chương bất tận nhưng chàng
trai Tây Tiến vẫn có một nét đẹp riêng. Những nét đẹp riêng ấy không chỉ toát ra từ
tâm hồn hào hoa, đa tình, lãng mạn của những chàng trai trẻ đất Hà Thành năm ấy mà
chính thiên nhiên Tây Bắc đã góp phần giúp họ làm nên dáng vẻ độc, lạ, ấn tượng và
cũng rất đỗi hiên ngang, kiêu hùng trên mỗi bước đường hành quân. Cho nên đọc Tây
Tiến không chỉ để hiểu thêm về chân dung những đồng đội của Quang Dũng mà còn
để được đắm mình vào thiên nhiên Tây Bắc cùng cảm nhận tất cả vẻ đẹp hùng vĩ mà
cũng rất đỗi nên thơ của mảnh đất nơi địa đầu tổ quốc.

2. Vẻ đẹp của hình tượng người lính


3. Nỗi nhớ
4. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
4.1 Trong bức chân dun người lính Tây Tiến
4.2 Trong toàn bài
5. Cảm hứng lãng mạn
6. Cảm hứng lãng mạn và Bút pháp lãng mạn
7. Vẻ đẹp ngôn ngữ
8. Chất nhạc, họa
9. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
10. So sánh hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp
11. So sánh chống Pháp và chống Mĩ
12. Nghệ thuật
 Một số đoạn văn cần nhớ
a. Khái quát tác giả, tác phẩm
Với thơ ca, cuộc sống không chỉ là hiện thực bên ngoài mà là đời sông tâm hồn
tận sâu bên trong trái tim của người nghệ sĩ. Thơ tôn sùng nghệ thuật trong sự
thăng hoa cảm xúc, thơ là sự sung mãn của một tình cảm mãnh liệt. Đối với
Banzac, thơ là “rượu của quỷ sa tăng”, đối với Lê Quý Đôn “Thơ khởi phát từ
lòng người ta” còn Đối với Sóng Hồng, “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới
ánh sáng mặt trời”. Riêng đối với nhà thơ Quang Dũng, thơ là bến đỗ bình yên
để ông gửi gắm nỗi nhớ nhung, khắc khoải. Tây Tiến được ra đời trong dòng
cảm xúc mãnh liệt, dâng trào khi nhà thơ ở Phù Lưu Chanh, năm 1948 khi
người đại đội trưởng hôm nào nay đã phải rời xa Tây Tiến. Bài thơ được in
trong tập “Mây Đầu Ô”, được xem là những bông hoa tươi thắm nhất của chùm
hoa thơ viết về anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp, qua đó
thể hiện phong cách lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng với tâm hồn phóng
khoáng, hồn hậu và hào hoa. Ban đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi
thành Tây Tiến: Nỗi nhớ đã lặn xuống tầng sâu trong tâm trong tâm hồn để chỉ
còn hiện lên một nỗi lòng hướng trọn đến Tây Tiến, tạo nên vẻ đẹp hàm súc,
sâu sắc cho bài thơ.
Hoặc:
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: Ông biết viết văn, làm thơ, vẽ tranh,
soạn nhạc, đặc biệt là giỏi cả kiếm thuật. Hồn thơ của ông được kết tinh từ chất
Phóng Khoáng – Hồn Hậu – Lãng Mạn – Tài Hoa, từ tinh thần chiến đấu kiên
cường của người chiến sĩ cách mạng với tâm hồn bay bổng, lãng tử của một
người cầm bút làm thơ. Mang đậm chất men say của người thanh niên trí thức
Hà Thành xếp gọn bút nghiêng lên đường ra trận, Quang Dũng gửi gắm vào
từng trang thơ trọn vẹn hơi thở của hai trái tim trái ngược: một bên là hào hùng,
bi tráng, mãnh mẽ “Người ra đi đầu không ngoảnh lại”, “Nhất khứ bất phục
hoàn”, một bên lại lãng mạn, xúc động, hào hoa trên từng ngọn bút của một
người sinh ra để làm thơ “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời” (Nguyễn Công Trứ).
Như Xuân Diệu đã tững viết: “Thơ hay, lời thơ chính đỏ trong cảm xúc”, Chính
những tình cảm mãnh liệt xuất phát từ nỗi nhớ cồn cào, dai dẳng chất chứa
trong lòng người lính năm xưa đã chắp bút cho thi phẩm Tây Tiến ra đời
(1947) vào khoảng thời gian những gắn bó bên binh đoàn TT của tác giả giờ
chỉ còn là kỉ niệm. Tây Tiến đã tái hiện chân thực và xúc động nỗi nhớ đồng
đội, nhớ những dặm đường hành quân, nhớ non cao hùng vĩ, nhớ những con
người miền sơn cước như một chiếc radio cũ tua ngược, chầm chậm vén bức
màn của một vùng hồi ức vẫn vẹn nguyên từ dáng hình, âm thanh cho đến tận
sâu trong tâm hồn và lí tưởng.
b. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ
phối hợp với quân đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao lực lượng
lượng địch ở Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Quang Dũng là đại
đội trưởng, lính Tây Tiến chủ yếu là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp
khác nhau, đa phần là các tri thức tiểu thư sản.
c. Bố cục
Xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ (Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ)
- Nỗi nhớ thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ và những cuộ hành quân của
chiến sĩ Tây Tiến
- Nỗi nhớ về tình quân dân trong những kỉ niệm trong đêm liên hoan và cảnh
sông nước miền Tây
- Nỗi nhớ về bức chân dung người lính Tây Tiến
Bài thơ có kết cấu Logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng miền hoài
niệm và trở về hiện tại với nỗi nhớ chơi vơi.
d. Hai câu đầu: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Khoảng cách không gian, thời gian chẳng thể làm phai nhạt trong tâm hồn tác
giả những tình cảm thiêng liêng, gắn bó mà trái lại còn khiến cho nỗi nhớ
thương mãnh liệt, da diết. Nỗi niềm nhớ thương ấy không thể kìm nén đã bật ra
thành lời như một tiếng gọi vang vọng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Ngăn kéo kí ức bổng dưng được mở ra tràn ngập chiếm trọn tâm hồn Quang
Dũng. Cách ngắt nhịp 4/3 cùng dấu phẩy giữa dòng khiến cho câu thơ như
chia làm hai thế giới: một bên là thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, mị lệ, một bên là
hình ảnh những người đồng đội chí tình, từng gắn bó keo sơn. Nỗi nhớ ấy được
khơi nguồn, được khai sinh từ hình ảnh dòng sông Mã – một chứng nhân vĩ đại
cho xuyên suốt những dặm đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. Hai chữ
“Xa rồi” nghe thật xót xa, nghẹn ngào làm sao! Xa rồi có nghĩa là đã xa, đã
từng gắn bó, đã từng có nhau nhưng giờ không còn nữa, tất cả đã chìm vào
dòng hoài niệm dĩ vãng của nhà thơ Quang Dũng. Bốn chữ “Sông Mã xa rồi”
là một lời nhắn gửi đến chủ thể trữ tình “Tây Tiến ơi”. Sông Mã đã rời xa Tây
Tiến và Tây Tiến cũng đa xa rời Quang Dũng. Tiếng “ơi” cùng dấu chấm
cảm như một nhịp nghẹn ngào, thổn thức xen lẫn sự nuối tiếc, nhớ nhung của
người lính chiến đấu nay đã tạm chia tay đồng đội của mình. Nhịp thơ đến đây
dường như chậm lại, để tâm trí cùng con tim người lính bắt đầu mở khóa tất cả
những kỉ niệm về quãng thời gian hào hùng, để đôi tay cầm bút sẵn sàng xúc
động mà bộc lộ dòng cảm xúc tiếp theo.

II. Việt Bắc

III. Đất Nước

IV. Sóng

V. Đàn ghi ta của Lorca

VI. Ai đã đặt tên cho dòng sông


VII. Người lái đò sông Đà

You might also like