You are on page 1of 5

TÂY TIẾN

- Quang Dũng-
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: (1921-1988)
- Tên thật: Bùi Đình Diệm
- Quê ở Hà Tây.
- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc.
- Một nhà thơ lãng mạn, tài hoa: thơ giàu chất nhạc, chất họa; hồn thơ lãng mạn, vừa tinh tế
tài hoa, vừa hồn nhiên bình dị.
2.Tác phẩm:
a . Đoàn quân Tây Tiến:( SGK)
- Quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phần, địa bàn hoạt động.
b. Hoàn cảnh sáng tác :
- QD gia nhập TT năm 1947, cuối năm 1948 chuyển đơn vị. Bài thơ được viết tại Phù Lưu
Chanh (một làng của tỉnh Hà Đông cũ) vào cuối 1948.
c. Nhan đề: “Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến”, trích “Mây đầu ô”
d. Bố cục: 4 đoạn (SGK)
3. Chủ đề: Trên nền bức tranh thiên nhiên rừng núi Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ, bằng
cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, QD khắc họa hình tượng người lính TT gan dạ, dũng
cảm mang vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi tráng.
II.Đọc - hiểu VB:
1. Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân TT và cảnh thiên nhiên miền Tây:
- Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: “Sông Mã xa rồi Tây
Tiến ơi”
 câu thơ vang lên như lời bộc bạch, chứa đựng sự nhớ nhung tiếc nuối.
- Kiểu câu cảm thán cùng với thán từ “ơi” gợi nỗi nhớ không kìm nén nỗi trong lòng, bật lên
thành tiếng gọi tha thiết. Câu thơ có 7 chữ, 4 chữ là tên riêng: là nơi gửi, là chốn về của nỗi
nhớ miền Tây (sông Mã) và đoàn quân Tây Tiến.
 định hướng cảm xúc toàn bài thơ.
- Nỗi nhớ về miền rừng núi đã đưa nhà thơ vào trạng thái đặc biệt: “nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ
không có hình, không có lượng, nhẹ tênh mà nặng vô cùng. Đó là nỗi nhớ mênh mông vô tận.
+ Từ “ơi” bắt vần với từ láy “chơi vơi”  gợi cảm xúc bâng khuâng với nỗi nhớ da diết vời
vợi.
+ Điệp từ: “nhớ”  nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, khôn nguôi.
* Theo nỗi nhớ, thiên nhiên miền Tây hiện về- một thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ, dữ
dội
- Liệt kê các địa danh: Sài khao, Mường Lát vừa gợi thương nhớ, vừa gây ấn tượng về những
miền đất xa xôi, hoang dã, bí ẩn và dữ dội.
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” tả thực: khí hậu khắc nghiệt, sương mù dày đặc,
người lính mệt mỏi đi trong sương đêm gió lạnh  ý thơ gợi vẻ đẹp bình dị, gần gũi vừa có
nét phong trần lãng tử.
- “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: câu thơ độc đáo: “hoa về” chứ kg phải hoa nở - “đêm
hơi” chứ không phải đêm sương  hoa hiện ra trong màng sương, cùng với nhiều thanh
bằng nhẹ nhàng  câu thơ đẹp, lung linh, huyền ảo.
 Tạo sự cân bằng, hài hòa về nhịp điệu, cảm xúc và hình ảnh.
- “Dốc …khúc khuỷu…thăm thẳm.”: từ ngữ tạo hình, từ láy  gợi con đường quanh co,
uốn khúc, gập ghềnh, cheo leo. Nhiều thanh trắc gợi hơi thở gấp gáp, mệt nhọc của người
lính. Đặc biệt từ láy “thăm thẳm” vừa gợi tả độ cao, vừa gợi tả độ sâu: dốc núi vút lên, đổ
xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
 người đọc cảm nhận được sự khó khăn triền miên không dứt.
- “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”: hai chữ “ngửi trời” nhân hóa, được dùng rất hồn
nhiên và cũng rất táo bạo, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm
mây, mây nổi thành cồn heo hút, mũi súng chạm trời  khắc họa tư thế hiên ngang, sánh
ngang trời đất, dù gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
- “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”: nhịp 4/3, thủ pháp đối, câu thơ ngắt nhịp ở
giữa gợi h/a đường lên rất cao, rất dốc, tạo cảm giác rợn người.
 Hình tượng thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ, dữ dội được đặc tả, thể
hiện một ngòi bút khỏe khoắn, bản lĩnh của nhà thơ - chiến sĩ.

- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: câu thơ toàn thanh B  âm hưởng nhẹ nhàng, trầm
lắng. Thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh giữa biển khơi. Ý thơ giảm bớt sự
nghiệt ngã của thiên nhiên  tinh thần lạc quan, hướng về cuộc sống người dân.
 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc đáng yêu, nên thơ, nên họa , hài hòa với một Tây Bắc hùng
vĩ.
- Trên con đường hành quân gian khổ, Quang Dũng không né tránh khi nói về mất mát, hi
sinh. Bởi hiện thực chiến tranh xưa nay vẫn thế.
+ “Anh bạn…quên đời”: Hình ảnh người lính xuất hiện, không khuất phục hoàn cảnh. Trên
chặn đường hành quân gian khổ, người lính đã ngã xuống vì kiệt sức nhưng không bỏ cuộc
cùng đồng đội (anh chỉ “bỏ quên đời” khi chân “không bước nữa”), thật nhẹ nhàng như một
chốn dừng chân. Cách nói giảm, từ ngữ và giọng điệu vừa thấm thía, có chút xót xa nhưng
lại có cứng rắn, hơi ngang tàng “bỏ quên đời”
 Sự hi sinh cao cả, hình ảnh bi thương nhưng không bi lụy mà rất hào hùng.
- Cái dữ dội, hoang sơ, âm u, bí ẩn của thiên nhiên miền Tây được diễn tả ấn tượng qua 2 câu
tiếp theo:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
+ Từ láy “chiều chiều, đêm đêm”: thiên nhiên hoang vu, đầy bí mật.
+ Nhân hóa “thác gầm thét, cọp trêu người: khắc họa âm thanh dữ dội của núi rừng trong
một điệp khúc của bản hùng thiên sông núi. Bởi lẽ trong thời khắc này, cái hoang dã, bí ẩn
của rừng núi mới hiện rõ nhất. Đây là thử thách tinh thần ghê gớm với các chàng trai Hà Nội
từ thuở “Xếp bút nghiên theo việc đao binh”.
 Đường hành quân gian khổ, nguy hiểm, thử thách bản lĩnh, ý chí người chiến sĩ.
- Đoạn thơ được kết thúc đột ngột bằng 2 câu:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- “Nhớ ôi”: từ cảm thán mang sắc thái trữ tình  nỗi nhớ da diết, cháy bỏng. Hai hai câu
thơ gợi cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiên gian khổ, người lính tạm dừng chân, được
nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó. Nếp Mai Châu thơm lại được trao từ tay em như xua đi
mệt nhọc. Nỗi nhớ như có hương vị ngọt ngào, kỉ niệm ấm áp tình người tiếp thêm sức
mạnh vật chất lẫn tinh thần giúp người lính có thêm động lực tiếp tục cuộc trường chinh ->
tình cảm quân dân thắt chặt tạo nên sức mạnh lớn lao.
- Riêng câu cuối, các tiếng hầu hết là thanh bằng gợi cảm giác vương vấn, lan tỏa; “mùa
em” là một sự sáng tạo độc đáo của Quang Dũng trong cách dùng từ: chỉ mùa gặt quê em.
 Nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm êm dịu và ấm áp.
2. Nhớ kỉ niệm đêm hội và sông nước miền Tây Bắc
a. Nhớ đêm liên hoan :
- Đêm liên hoan thắm tình quân dân được miêu tả bằng những hình ảnh lung linh, rực rỡ dưới
ánh đuốc và say sưa, lôi cuốn trong tiếng nhạc, điệu khèn, rất thực và cũng rất ảo.
* Câu 1:
- Sử dụng động từ mạnh “bừng”
- Đuốc hoa: từ cổ -> chỉ những ngọn đuốc được đốt trong đêm liên hoan văn nghệ -> những
ngọn đuốc được thắp lên đột ngột, đồng loạt làm bừng sáng cả núi rừng -> xua đi không khí
âm u, hoang vu, lạnh lẽo -> doanh trại trở thành một sân khấu lớn với đầy đủ ánh sáng rực rỡ
như một đêm đại nhạc hội
* Câu 2:
- Kìa: thái độ ngạc nhiên, kinh ngạc, bất ngờ
- Em: những cô gái dân tộc, những vị khác mời trong đêm liên hoan văn nghệ
- “Xiêm áo tự bao giờ”: trang phục, sóng áo được chuẩn bị từ lâu
 Những chàng lính trẻ bất ngờ trước vẻ đẹp của những cô gái sơn vùng sơn cước. Họ đến
với đêm hội trang phục đã được chuẩn bị, lung linh như cô dâu trong ngày cưới khiến cho
những chàng lính trẻ phải suýt xoa vì ngỡ ngàng.
* Câu 3:
- Khèn: 1 nhạc cụ âm nhạc của miền núi; man điệu: điệu múa, điệu nhạc của dân tộc.
- E ấp: tình tứ, e lệ, duyên dáng
 Ở một vùng đất lạ với những cô gái lạ trong trang phục lạ với những âm thanh của tiếng
khèn, tiếng nhạc dìu dập cùng những điệu múa duyên dáng, tình tứ khiến cho những chàng
lính trẻ ngất ngây, thăng hoa, hồn đã hoá thành thơ.
* Câu 4:
Có thể cuộc liên hoan này diễn ra ở biên giới Việt Lào. Các anh bộ đội say mê trong tiếng
nhạc, tâm hồn tràn đầy ý thơ, mơ tưởng đến những ngày mai tươi vui ở Viên Chăn- thủ đô
nước Lào.
 Chung vui cùng bản làng xứ lạ.
 bốn câu thơ chan hòa màu sắc, âm thanh tình tứ lãng mạn làm say lòng người. Đó là bút
pháp “thi trung hữu nhạc.”
b. Cảnh sông nước mênh mang, mờ ảo
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
………….
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
* Câu 5 :
- Người đi: chỉ những người lính Tây Tiến hành quân qua vùng Châu Mộc.
- Chiều sương ấy: cách nói phiếm định chỉ những buổi chiều sương bãng lãng, sương mờ
giăng lối -> một không gian thơ mộng, lãng mạn, nhuốm màu sắc cổ tích, hư ảo và đượm
buồn
* Câu 6: cỏ lau, loài thực vật vô tri vô giác nhưng trong tâm thức của tác giả nó trở thành
một sinh thể sống động; “Hồn lau” là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng cờ, chập chờn lay động
trên bến sông như cũng có hồn  gợi nhớ nhung da diết.
- Chữ “ấy” câu trên bắt vần chữ “thấy” câu dưới  vần lưng giàu âm điệu, như tiếng khẽ hỏi
“có thấy” cất lên ở trong lòng.
* Câu 7: trên dòng sông bóng dáng của những cô gái dân tộc mềm mại uyển chuyển trên con
thuyền độc mộc xuôi theo dòng nước. Đây được xem là những tay lái ra hoa, những nghệ sĩ
vượt thác leo ghềnh kĩ thuật uyên thâm giúp con thuyền xuôi chèo mát mái qua sông nước
lắm thác ghềnh của vùng Tây Bắc.
* Câu 8: đảo ngữ, đối lập -> những đoá hoa rừng làm duyên làm dáng đong đưa trên dòng
nước cuộn siết, sông nước miền Tây Bắc thơ mộng trữ tình (Không dùng từ “đung đưa” mà
“đong đưa” vì đung đưa là tính chất vật lí)
 nét bút tinh tế mềm mại như bức tranh thủy mặc xen với đôi nét chấm phá tạo ấn tượng.
 bút pháp “thi trung hữu họa”.
 Chất thơ và nhạc hòa quyện cho ta thấy cái nhìn tinh tế, nét bút mềm mại, tài hoa; tình
yêu mến và gắn bó sâu nặng với cảnh và người miền Tây của nhà thơ Quang Dũng.
3. Chân dung người lính TT: Được miêu tả rất thực, vừa nhọc nhằn bởi gian lao, vừa hào
hùng trong chiến đấu.
* Vẻ đẹp ngoại hình đậm chất bi tráng (câu 1, 2)
- Cảm hứng lãng mạn anh hùng đã giúp QD khắc họa được vẻ đẹp kiêu hùng của người lính
vượt qua mọi gian khổ thiếu thốn.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
+ “đoàn binh”: từ HV trang trọng, có âm vang và mạnh hơn chữ đoàn quân.
+ “không mọc tóc”: hậu quả của sốt rét rừng để lại - tóc rụng và đó cũng là cách người lính
cạo trọc đầu để thuận lợi khi giáp lá cà với kẻ thù.
 gợi ra sự thật nghiệt ngã nhưng đậm chất ngang tàn, lẫm liệt người lính Tây Tiến.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+ “quân xanh màu lá”: da dẻ xanh xao như tàu lá bởi sốt rét rừng, thiếu thốn, gian khổ; màu
xanh của lá nguỵ trang. Nhưng cách nói đối lập (Quân xanh màu lá >< dữ oai hùm), phóng
đại (dữ oai hùm)  sự đối lập giữa thể chất xanh xao và tinh thần khí phách, oai phong, dũng
mãnh của chiến binh trên trận tuyến chống quân thù.
 lấy cái thô, mộc để tô đậm cái đẹp, dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ Tây
Tiến.
* Vẻ đẹp tâm hồn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Hình ảnh "mắt trừng" gợi nhiều liên tưởng: là mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với chí
khí mạnh mẽ, quyết liệt, thề sống chết với kẻ thù. Nó cũng chính là chi tiết cực tả nội tâm của
người lính Tây Tiến khi đang làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
-“mộng biên giới”: giấc mộng khao khát giết giặc lập công  cách nói cường điệu của bút
pháp lãng mạn
 ý chí chiến đấu ngất trời.
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
- “HN dáng kiều thơm”: dáng vẻ yêu kiều, thướt tha, kiều diễm của những cô gái đất Hà
Thành  diễn tả một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người chiến sĩ trẻ quê ở thủ đô.
- Hình ảnh “Hà Nội dáng kiều thơm” là nguồn động viên cổ vũ đối với các chiến sĩ. Nó
giống như một bóng cây mát, một giếng nước ngọt đối với người bộ hành trên con đường vất
vả. Một thoáng kỉ niệm êm đềm ấy sẽ tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan  tích
cực, lạc quan.
 Người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng
mạn.
* Vẻ đẹp lí tưởng:
- Một lần nữa, cái bi thương lại được gợi lên qua hình ảnh những nắm mồ chiến sĩ rải rác nơi
rừng hoang biên cương lạnh lẽo.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Những nấm mồ của liệt sĩ nằm rải rác dọc biên cương, được chôn cất qua loa, không hương,
không hoa, không người tưởng niệm  sự hi sinh thầm lặng, cao cả.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
+ “Đời xanh”: tuổi trẻ, thanh xuân (a/d)
+ Âm điệu mạnh mẽ dứt khoát, những người lính Tây Tiến tiều tụy trong hình hài nhưng chói
ngời vẻ đẹp lí tưởng cao đẹp của thời đại: quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Áo bào thay chiếu anh về đất
- Hình ảnh “Áo bào”: miêu tả chân thật sự thiếu thốn – chết không mảnh chiếu che thân, qua
cái nhìn lãng mạn của nhà thơ lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Đồng thời
cũng gợi hình ảnh những chiến sĩ thủa xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ “Anh về đất”: giọng bình thản + nói giảm  giảm nhẹ đi cái bi thương, anh không chết,
anh chỉ về với đất mẹ yêu thương  cái chết êm ái, kiêu hãnh, bi tráng.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
- Tác giả đã nhân hóa con Sông Mã để nó tấu lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa linh hồn
người tử sĩ về với quê hương -> cái chết trẻ không chỉ khiến đồng đội thương tiếc xót xa mà
cả thiên nhiên đất trời sông nước cũng phải tức tưởi nghẹn ngào. Trong âm hưởng dữ dội đó,
sự hi sinh của người lính không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
4. Lời thề của người lính TT:
- Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.
+ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” -> ra đi không hẹn ngày trở lại.
+ “thăm thẳm”: từ láy -> khoảng cách không gian của người đi kẻ ở xa vời vợi.
+ “Mùa xuân ấy”: mùa xuân năm 1947 -> năm thành lập đoàn quân Tây Tiến đã trở thành
thời điểm lịch sử một đi không trở lại, một thời hào hùng, gian khổ ác liệt.
+ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”: Chí nguyện quyết tâm thực hiện lí tưởng dù ngã xuống
vẫn cùng đồng đội chiến đấu -> “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc.”
 Được truyền tụng trong suốt nửa thế kỉ qua, bài thơ đã ghi lại một chặng đường gian khổ,
những nét vẻ vang của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp.
* Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh,từ tượng hình, từ Hán Việt…
- Kết hợp chất nhạc và họa.
* Ý nghĩa VB: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính TT trên nền cảnh núi
rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi
tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.

You might also like