You are on page 1of 3

ĐỀ Tây Tiến:

Đề 1: nét đặc sắc của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ sau đây: “ Sông Mã
xa rồi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Dàn ý chi tiết:

I. Mở bài :

“Rất đẹp hình anh lúc ráng chiều/ Bóng dài rên đỉnh dốc cheo leo/ Núi
không đè mỏi vai vươn tới/ Lá ngụy trang reo với gió đèo”. Những câu
thơ trong bài thơ “Lên Tây Bắc’ của Tố Hữu vang lên như vượt qua
những khoảng cách về không gian, ngược thời gian để đưa ta về sống lại
những ngày tháng chiến tranh gian khó, một thời đạn bom nơi núi rừng
Tây Bắc. Giữa rất nhiều tác phẩm văn chương nói chung và văn học thời
kì kháng chiến chống Pháp nói riêng in đậm dấu ấn vùng cao Tây Bắc,
Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ có vị trí đặc biệt. Đọc Tây Tiến
người ta không chỉ thấy hiện lên sừng sững bức tượng đài người lính mà
còn ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ,
hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu chung:

a. Tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và
soạn nhạc. Nhưng trước hết ông là một nhà thơ có hồn thơ phóng khoáng,
hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về người lính Tây
Tiến. Những chiến sĩ Tây Tiến luôn là kỉ niệm đẹp trong phần đời binh
nghiệp của ông. Họ là những người đồng chí chiến đâu trong hoàn cảnh
hết sức khó khăn vả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng trong họ luôn hừng
hực một lí tưởng cao đẹp “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Khi phải rời
xa đơn vị, Quang Dũng đã trút cả tâm hồn, cả nỗi nhớ của mình vào bài
thơ Tây Tiến. Đoạn trích được phân tích là phần đầu của bài thơ diễn rả
nỗi nhớ da diết về đồng chí, đồng đội, về thiên nhiên con người miền Tây
– nơi Quang Dũng đã cùng họ đi qua, cùng bên nhau chiến đấu.

b. Tác phẩm: Tây Tiến là khúc ca về người lính được viết bằng bút pháp lãng
mạn và cảm hứng bi tráng. Cả bài thơ là nỗi nhớ, là những kí ức, tâm niệm
của tác giả về một những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến. Ở
đó, Quang Dũng đã đưa tới người đọc một vẻ đẹp khác của người lính thời
chống Pháp khác với cái chân chất, mộc mạc của những người lính nông dân
trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu, đó là vẻ đẹp hào hoa của những
chiến sĩ phần lớn xuất thân từ trí thức đất Hà Thành. Mạch cảm xúc xuyên
suốt toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, về đất và người Tây
Bắc.

2. Giải thích, khái lược về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội: rộng lớn, gây được ấn
tượng mạnh mẽ, và cả đáng sợ; vẻ đẹp nên thơ, mỹ lệ: quyến rũ, huyền
ảo.

- Phân tích các căn cứ để làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và lãng mạn, nên thơ
của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được
thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự
hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Cụ thể là:

+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Màn sương ở Sài Khao mênh mông,
dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.

+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời –
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô
tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu.

+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu
người“: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng
cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng
miền Tây từ bao đời.

- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được
thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương,… Cụ thể là:

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong
đêm sương.

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong
mưa.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – … Trôi
dòng nước lũ hoa đong đưa“: Một chiều sương với hoa lau xao xác trắng xóa núi
rừng; sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, mờ ảo, cái phơ phất
của ngàn lau trong xào xạc gió núi…đã khiến cho rừng lau như trở nên có linh
hồn. Những bông hoa rừng như những cô gái đang soi mình làm duyên trên sông
nước chòng chành, sóng sánh.

Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ của
thiên nhiên núi rừng Tây Bắc bằng bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng
mạn. Khắc họa thiên nhiên Tây Bắc, nhà thơ không chỉ vẽ nên trước mắt
người đọc một bức tranh về núi rừng vừa hiểm trở, dưa dội vừa lãng mạn, trữ
tình đến nên thơ mà còn gián tiếp cho thấy hình tượng người lính Tây Tiến
với sức mạnh hào hùng, khí thế oanh liệt và vẻ đẹp hào hoa, kiêu hùng, lãng
mạn. Thiên niên chính là cái nền cảnh để nhà thơ làm nổi bật lên hình ảnh
của con người.

You might also like