You are on page 1of 11

Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Trình bày Hội nghị thành lập Đảng, nội dung cơ bản của Cương lĩnh
chính trị đầu tiên (2/1930). Ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời.

2. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và nội dung cuộc vận
động dân chủ giai đoạn 1936 - 1939. Ý nghĩa thực tiễn của chủ trương đó.

3. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945. Những chủ trương của Đảng nhằm xây dựng chế độ
mới và kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.

4. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Đại
hội II (2/1951) của Đảng.

5. Trình bảy những thành tựu đạt được và những kinh nghiệm trong công
tác lãnh đạo của Đảng thời kỳ đổi mới (1986 - 2019).

6. Trình bày những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng từ khí đời cho đến
nay.

Trả lời.
Câu 1: Trình bày Hội nghị thành lập Đàng, nội dung cơ bản của
Cuơng lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930). Ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời.

* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Trước yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam phải thống nhất các tổ
chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm về Trung Quốc và chủ tri Hội
nghị hợp nhất Đảng từ ngày 6/1 đến 72/1930 tại Hương Cảng.

- Hội nghị tán thành việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng
duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương văn
tắt, Sách lược văn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ văn tắt của Đảng.

* Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

1
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành
lập Đảng thông qua. Nội dung cơ bản:

- Phương châm chiến lược của cách mạng Việt Nam: làm tư sản tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sàn.

- Lực lượng cách mạng: công nhân - nông dân là lực lượng cơ bản, đồng
thời chủ trương đoản kết tất cả các giai cấp, lực lượng yêu nước, tiến bộ để
tập trung chống để quốc và tay sai. Đối với bộ phận nào đã ra mặt phản
cách mạng thi phải đánh đổ.

- Phương pháp tiến hành: phải bằng con đường bạo lực cách mạng của
quân chủng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp.

- Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sàn là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho
được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp minh lãnh đạo
được dân chúng.

- Tinh thần đoàn kết quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sàn
giai cấp thế giới.

=> Cương lĩnh chinh trị đầu tiên của Đảng đã phân ánh một cách súc tích
những luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam, thể hiện tư duy độc lập,
tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội Việt Nam
trong những năm 20 của thế kỳ XX, đặc biệt là thái độ các giai tầng xā hội
đối với nhiệm vụ GPDT. Từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp
và lực lượng cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã
đề ra.

* Ý nghĩa lịch sứ của sự kiện thành lập Đâng Cộng sản Việt Nam:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra dời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường
lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít
của cách mạng thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sàn phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước.

2
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

- Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định
sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường dúng đắn để giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Sự ra đoi của Đảng là nhân to hàng đầu quyết định đua cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và nội dung
cuộc vận động dân chủ giai đoạn 1936 - 1939. Ý nghĩa thực tien của
chủ trương đó.

• Bối cảnh lịch sử:

- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoàng kinh tế 1929 - 1933 đã làm cho
mâu thuẫn trong các nước tư bản phát triển gay gắt, phong trào đấu tranh
của quần chủng dâng cao. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và thắng thế ở một
số nơi, đe doạ nghiêm trọng nên hoà binh và an ninh quốc tế.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935), xác định:

+ Kẻ thù chính lúc này của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

+ Nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxit, chống chiến
tranh, bảo vệ dân chl và hòa bình.

+ Để thực hiện nhiệm vụ đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới
phải thống nhất hàng ngũ, lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

- Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp (do Đảng Cộng sàn Pháp làm nòng
cốt) giành được thăng lợi trong cuộc tổng tuyến cử, dẫn đến sự ra đời của
Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. Chính phủ này đã ban hành nhiều
chính sách tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đầu tranh đôi tự do, dân
chủ trong các nước thuộc địa Pháp.

-Ở Việt Nam, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác
động sâu sắc đến đời sống của mọi tầng lớp xã hội. Những người cầm
quyền phản động Pháp ở Đông Dương ra sức khủng bố quần chúng, làm
cho bầu không khí chính trị và kinh tế hết sức ngột ngạt, mọi tầng lớp xã
hội đều mong muốn có những cải cách dân chủ.

* Chủ trương và nhân thức mới của Đảng:

3
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

-Tháng 7/1936 Ban Chấp hành Trung ương Đàng họp Hội nghị lần thứ hai
tại Thượng Hải (Trung Quốc), xác định:

+ Về kẻ thủ của cách mạng Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân
Đông Dương cần tập trung đánh đồ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay
sai của chúng.

. + Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến
tranh để quốc, chống bọn phản động thuộc địa tay sai, đỏi tự do, dân chủ,
cơm áo và hòa bình.

+ Về đoàn kết quốc tế: đề ra khẩu hiệu “ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp",
“ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp".

+ Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Chuyển từ hinh thức tổ
chức bí mật, không hợp pháp sang đầu tranh công khai và nửa công khai,
hợp pháp và nửa hợp pháp.

- Tháng 10/1936, văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới", Đảng
nêu nhận thức mới về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

- Tháng 3/1939,"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời
cuộc" chi rõ: toàn dân phải thống nhất hành động chống nguy cơ chiến
tranh đế quốc; đỏi dân sinh, dân chủ, hòa binh.

- Tháng 7/1939, tác phẩm “Tự chi trích" của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
đã tổng kết công tác xây dựng Đảng, góp phần chỉnh đốn Đảng, tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng.

* Nội dung và ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ:

- Phong trào dân chủ 1936 - 1939 diễn ra sôi nổi và đa dạng dưới sự lãnh
đạo của Đảng:

+ Phong trào đâu tranh đỏi triệu tập Đông Dương Đại hội, nhân dân từ
khắp các vùng đô thị lẫn nông thôn, từ nhà máy đến hầm mỏ, đồn đien lập
ra các “Ủy ban hành động" tập hợp lực lượng của quần chúng, lấy thinh
nguyện thư đòi quyền dân sinh dân chủ.

+ Phong trào đón rước phái viên Godard và toản quyền Brévié đưa yêu
sách, biểu dương lực lượng hùng hậu của quần chúng dưới sự länh đạo của
Đảng.

4
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

+ Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí với sự xuất hiện của báo chí
cách mạng khắp ba miền như to Lao động, Tập hợp, Tiến lên, Dân chủng,
Nhành lúa, Tiền Phong...

+ Phong trào truyền bá chữ quốc ngữ lôi cuốn đông đảo người dân tham
gia, giúp cho nhiều người dân thoát nạn mù chữ, lực lượng cách mạng phát
triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

+ Phong trào đấu tranh nghị trường, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt
trận dân chủ đã giảnh được thắng lợi trong các cuộc tranh cử vào Viện Dân
biểu Bắc Kỳ, Hội đồng Kinh tế tài lý Đông Dương...

- Ý nghĩa:

+ Phong trào dân chủ 1936- 1939 đã giúp Đảng mở rộng khả năng hoạt
động hợp pháp và nửa hợp pháp để đấu tranh với kẻ thù, tạo điều kiện cho
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chính
sách của Đảng được tuyên truyền và giáo dục sâu rộng cho quần chúng
nhân dân

+ Qua thực tế đấu tranh, lực lượng cách mạng đã được mở rộng hơn. Lực
lượng này bao gồm hàng triệu quần chúng công nông cùng với đông đảo
tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, tư sản... Đó chính là đội quân chính trị hùng
hậu của quân chúng do Đảng lãnh đạo để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh
giảnh chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Câu 3: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945. Những chủ trương của Đảng nhăm xây
dựng chế độ mới và kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.

• Tinh hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám:

Thuận lợi

- Trên thế giới:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu trở đối trọng với phe tư
bản chủ nghĩa

+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Á, châu Phi và Mỹ
Latinh.
5
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

+ Phong trào hỏa binh, dân chù đang vươn lên mạnh mẽ.

- Ở trong nước:

+ Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân trở thành chủ nhân
của chế độ mới.

+ Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả
nước.

+ Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ Trung
ương đến cơ sở.

+Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường.

Khó khăn

-Trên thế giới

+ Các nước đế quốc nuôi dưỡng âm mưu “chia lại hệ thống thuộc địa", ra
sức đản áp phong tráo cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt
Nam.

+ Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào công nhận. Việt Nam
nắm trong vòng vây của chú nghla để quốc, bị bao vây cách biệt hoản toàn
với thế giới bện ngoái.

- Ở trong nước:

+ Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn non trẻ.

+ Hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nê (nền tải chính kiệt quệ;
95% dân số mù chữ, 2 triệu người chết đói).

+ Giặc ngoại xâm: Ở miền Nam, thực dân Pháp dưới sự bảo trợ của 2 vạn
quân Anh - Ấn trở lại xâm lược nước ta. Ở miền Bắc, 20 vạn quân của
Tường Giới Thạch cùng tay sai Việt quốc, Việt cách chống phá chính
quyền cách mạng.

=> Tổ quốc lâm nguy, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc".

• Những chủ trương của Đảng nhăm xây dựng chế độ mới và kháng
chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ:

- Chủ trương kháng chiến kiến quốc:


6
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

Ngày 3/9/194S, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của
Hồ Chủ tịch đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt là diệt giặc đói, giặc
đốt và giặc ngoại xâm. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng ra Chi thị “Kháng chiến kiến quốc" định hướng con đường đi lên của
cách mạng Việt Nam sau khi giành được chính quyền:

+ Mục tiêu cách mạng vẫn là “dân tộc giải phóng" và đề ra khẩu hiệu “Dân
tộc trên hết, Tổ quốc trên hết".

+ Xác định kẻ thủ chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

+ Nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách là “cùng cố chính quyền, chống thực dân
Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân".

+ Biện pháp cụ thể: về chính trịi, cần nhanh chóng tiến hành bầu cử Quốc
hội để thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp; về ngoại giao,
Đảng chủ trương kiến trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu
“Hoa - Việt thân thiện"...

=> Những chủ trương của Đảng nêu ra trong Chi thị “Kháng chiến kiến
quốc" đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam, nêu bật hai nhiệm vụ
chiến lược mới là xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nước.

- Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ:

+ Ngày 23/9/1945, nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực
dân Pháp, nêu cao tinh thần “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ", kiên quyết
bảo vệ nền độc lập, tự do và chính quyền cách mạng.

+ Nhân dân miền Bắc ra sức ủng hộ, kịp thời chi viện và chia lửa với đồng
bào Nam Bộ kháng chiến. - Đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non
trẻ:

+ Để làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ" của quân Tưởng và tay sai,
Đảng chủ trương “Hoa - Việt thân thiện", thực hiện “nhân nhượng có
nguyên tắc" thông qua một loạt sách lược hỏa hoãn về kinh tế, chính trị,
quân sự...

+ Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kỷ kết, trong đó có nội dung
thỏa thuận để P đưa quân dội và bắc vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ giải giáp
quân Nhật thay thế cho 20 vạn quân Tưởng rút về nước.
7
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

+Trước sự thay đổi nhanh chóng cuat tình hình, ngày 3/3/1964 trường vụ
TUD ra chỉ thị “ tình hình và chủ trương” nêu rõ chủ trương ta tạm thời “
dản hòa với Pháp” để thúc đẩy nhanh quân tưởng về nước bớt đi một kẻ thù
nguy hiểm.

+Ngày 6/3/1946, ct HCM thay mặt chính phủ việt nam dân chủ cộng hòa
với đại diện chính phủ cộng hòa Pháp tại HN là Xanhtony bản hiệp định Sơ
bộ.

+ Ngày 9/3/1946, Thuờng vụ Trung uong Đảng ra Chi thị "Hoa để tiến"
phản tich, đánh giá chủ trương hòa hoàn và khả năng phát triển của tinh
hình.

+ Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Muté đại diện Chính
phủ Pháp bán Tạm uớc 14/9 tại Mácxay, nhân nhượng thêm cho Pháp một
số quyển lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam, đồng thời hai bên cam kết đinh
chỉ chiến sự ở Nam Bộ và tiếp tục đảm phán.

= > Những chủ trương, sách lược và biện pháp đủng đẫn của Đảng đã ngăn
chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vąch trần và làm
thất bại mọi ảm mu, hoạt động chống phá của kẻ thù; củng cổ, giữ vững và
bảo vệ chính quyền cách mạng từ Trung uơng đến cơ sở và những thành
quả của Cách mạng Tháng Tảm; tạo thêm thôi gian hòa bình, hòa hoăn,
tranh thủ xây dụng thục lực chuẩn bị cho cuộc khảng chiến lâu dài.

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, những nội dung cơ bản và ý nghĩa
của Đại hội II (2/1951) của Đảng.

* Bối cảnh lịch sử:

- Trên thế giới: Liên Xô lớn mạnh về mọi mặt; các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu bước vào công cuộc kiến thiết đất nước; nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa ra đời. Đế quốc Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp can thiệp trực
tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

- Ở trong nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều
thắng lợi quan trọng. Cách mạng Lào và Campuchia có nhiều chuyển biến
tích cực. Yêu cầu lịch sử đặt ra cho Đảng cần phải bổ sung và hoàn chỉnh
đường lối cách mạng phủ hợp với mỗi nước Đông DưƠng để đưa kháng
chiến đến thắng lợi.

8
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II và Chính cương của Đảng
(2/1951):

- Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đång hop tại
Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí
Minh trình bày; quyết định Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng
Lao động Việt Nam; thông qua Chính Cương của Đảng Lao động Việt
Nam.

- Nội dung cơ bán của Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
(2/1951):

+ Tinh chất xã hội: Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân
chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.

+ Đối tượng cách mạng: Đối tượng chính hiện nay là đế quốc Pháp và bọn
can thiệp Mỹ; đối tượng phụ là bọn phong kiến phản động.

+ Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và
thống nhất cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong
kiến, làm cho người cảy có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

+ Động lực của cách mạng được xác định gồm có bốn giai cấp là công
nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, ngoài ra còn có những thân sĩ
(thân hảo, địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Trong đó, nền tảng là liên minh
công - nông và lao động trí thức; giai cấp công nhân đóng vai trò là lực
lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

+ Đặc điểm của cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân.

+ Triển vọng của cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất
định sẽ tiến lên CNXH.

=> Đại hội II của Đảng đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình lãnh
đạo và trưởng thành của Đảng. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng
yêu cầu trước mắt và lâu đài của cách mạng, góp phần đưa cuộc kháng
chiến chống Pháp đến thắng lợi hoán toàn.

Câu 5. Trình bảy những thành tựu đạt được và những kinh nghiệm
trong công tác lãnh đạo của Đảng thời kỳ đổi mới (1986 - 2019).

* Những thành tựu đạt được:


9
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua hơn 30 năm đối mới, Việt Nam đã đạt
đưoc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

+ Đưa đất nước ra khỏi tinh trạng khủng boảng kinh tế - xã hội và kém phát
triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đây mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

+ Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa từng bước hình thành, phát triển; chính trị - xā hội ổn định; quốc
phòng - an ninh duoc tăng cường; văn hóa - xã hội có bước phát triển.

+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và mở rộng. Đại đoàn kết dân
tộc được củng cố và tăng cường.

+ Công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền và cả hệ thống
chính trị được đấy mạnh.

+ Ba là, đối mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy
luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, giải quyết nhữmg vấn đề do thực tiễn đặt ra.
+ Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập,
tự chủ, đồng thời chù động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở binh
đẳng, cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

+ Năm là, thường xuyên tự đối mới, tự chinh đốn, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đầu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đoi ngũ
cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực và phẩm chất; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã
hội và cả hệ thống chính trị.

Câu 6: Trình bày những bài học lớn về sự lành đạo của Đảng từ khi ra
đời cho đến nay.

Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có
thể nêu lên một số bai học tổng quát:

+ Một là, nấm vmg ngọn cờ độc lập dân tộc và chi nghĩa xã hội. Độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xa hội có quan hệ hữu cơ và quyết định lẫn nhau. Đoc
lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa xã hội là ca sở bảo đảm vữnng chắc cho đoc lập dân tộc. Độc lập dân
10
Bùi Hoàng Nguyễn – 19126116

tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và dân toc
ta.

+ Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Lý luận của chù nghĩa Mác Lênin, tu tưởng Hồ Chí Minh đã nhiều lần
nhấn mạnh cách mạng muốn thánh công phải lấy dân làm gốc. Thực tiễn
cách mạng Việt Nam cũng cho thấy chính nhân dân là người làm nên mọi
thắng lợi. Trong điều kiện Đảng cầm quyền phải phòng ngừa nguy cơ xa
rời quần chúng, sự thoái hóa biến chát của một bộ phận cán| bộ, đảng viên.

+ Ba là, không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dán, đoàn két toàn
Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu
của dân tộc. Nhớ sức mạnh dại doàn kết dân toc, doan két quốc té đa làm
nên thành công cua Cách mạng tháng Tâm và hai cuộc kháng chiến cứu
nước cũng như thang lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dụng và báo vệ Tổ
quốc.

+ Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời dai, sức mạnh trong
nước với sức mạnh qudc to. Quá trình länh dạo cách mạng giánh chính
quyền và kháng chiến chống thực dân, đế quốc trước đây đa chứng minh
cho bai học này. Ngày nay, với duong 16i đối ngoại độc lập, ty chu, hoa
binh, hữu nghị, hợp tác phát triển, da phưrơng hón, đa dang hóa, Việt Nam
là bạn, là đối thc tin cay và thành viên có trách nhiệm của cong đong quốc
tế, da to được sự hội nhập thânh công đồng thời giữ vững đoc 1ập, ty chủ
của dát nước,

. +Năm là, sự lãnh đạo của Đáng là nhán tố quyết định tháng lợi của cách
mạng Việt Nam. Chú tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng muốn
thánh công trước hết phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đáng huôn chú trọng xây dựng, nâng cao vai
trò lãnh đạo và sức chiến đầu của Đảng Trong điều kiện cảm quyền, Đảng
phải tiếp tục không ngừng đối mới, tự chinh đốn, phồng ngừa, đầy lùi nguy
cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời nhân dân, sự suy thoái, biển chất
của của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

11

You might also like