You are on page 1of 8

KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


--- 0O0 ---

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Năm học 2022 - 2023

1. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và
Luận cương tháng 10/1930.
a) Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1930 ( gồm 2 văn kiện
là “Chánh cương vắn tắt” của Đảng và “ Sách lượt vắn tắt” của Đảng).
 Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: Trong Chính cương của Đảng đã
nêu "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản." Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và cách mạng Việt
Nam. 
 Nhiệm vụ:
+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm
cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nôn g binh, tổ
chức quân đội công nông.
+ Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công
nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho
Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ
nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở
mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ.
+ Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ thông
giáo dục theo công nông hóa.
+ Về lực lượng cách mạng: cần phải đoàn kết công nhân, nông dân - đây là lực lượng
cơ bản, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo. Chủ trương đoàn kết tất cả các giai
cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước tập trung lại để chống đế quốc và bọn tay sai.
+ Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam.
+ Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

b) Luận cương tháng 10/1930.


 Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần

tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

 Về phương hướng chiến lược của cách mạng: lúc đầu cách mạng Đông Dương là

một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi

cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn

mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”

 Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: “đánh đổ phong kiến, thực hành

cách mạng ruộng đất triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông

Dương hoàn toàn độc lập”. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”.

 Về lực lượng cách mạng: giai cấp vô sản và nông dân là hai lực lượng lao động

chính cảu cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính

và mạnh.

 về phương pháp cách mạng: phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường

“võ trang bạo động”, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.

 Về quan hệ với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của
cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn
bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, mật thiết liên lạc
với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
 Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ
luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.

2. Nội dung trọng tâm Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng
5/1941 ( Hội nghị TW 8)
 Thứ nhất: nhấn mạnh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Bởi dưới áp bức của Pháp-Nhật thì “
quyền lợi tất cả cấc giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy không lúc nào
bằng”.
 Thứ hai
 Khẳng định nhất khoát chủ trương “ phải thay đổi chiến lược” và giải thích “
cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, cuộc cách mạng giải quyết 2 vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là
cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết vấn đề cân kíp “dân tộc giải phóng””.
 Trung ương Đảng khẳng định: “chủ trương làm cách mạng tư sản tư sản dân
quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc”
 Nhiêm vụ trước mắt của Đảng là giải quyết vấn đề dân tộc: quyền lợi , tồn
vong sinh tử của dân tộc , của quốc gia.
 Thứ ba: giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương, thi hành chính
sách “ dân tộc tự quyết”. Ở Đông Dương sẽ “ tổ chức thành liên bang cộng hòa
dân chủ hay đứng riêng thành lập 1 quốc gia tùy ý” và được “ sự tự do độc lập
của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”.
 Thứ tư: cần phải đoàn kết công nhân, nông dân - đây là lực lượng cơ bản, trong
đó giai cấp công nhân lãnh đạo. Chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực
lượng tiến bộ, yêu nước tập trung lại để xây dựng các đoàn thể cứu quốc nhưng
“cốt lõi ở đây là họ có tinh thần cứu quốc và muốn tranh đấu cứu quốc”.
 Thứ năm: sau khi cách mạng thành công thì sẽ thành lập sẽ thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước
“của chung cả toàn thể dân tộc”.
 Thứ sáu: hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm
của Đảng và nhân dân,” phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm
vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại với quân thù”.
3. Nội dung đường lối (quan điểm chỉ đạo) của cuộc kháng chíến chống Pháp
(1946 - 1950)

 Ngày 12-12-1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng
chiến.
 Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc –
Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.
 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy,
tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng
nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời  kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
 Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
(12/12/1946).
 Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).
 Là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích,
nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

4. Những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ.
 Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến:
+ Đối với ta, thắng lợi này đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp.
Từ đó, Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta.
Thắng lợi này cũng đã làm cho miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, từ đó tạo
tiền đề giúp miền Bắc tiến lên con đương XHCN, là hậu phương vững chắc ,
chắc chắn, là nơi chi viện thường xuyên cho miền Nam.
+ Đới với quốc tế, cuống kháng chiến của nước ta đá lan ra trong khu vực, cỗ vũ
phong trà giải phóng cho các nước, các dân tộc trên thế giới. bên cạnh đó là sự
tăng cường lực lượng cho CHXH và cách mạng thế giới vì là đầu tiên trong
lịch sử các phong trào giải phòng dân tộc , có 1 nước nhỏ bé như Việt nam lại
chiến thắng 1 nước đế quốc lớn.
 Kinh nghiệm của Đảng ta:
+ Thứ nhất: có sự lãn đạo vững vàng của Đảng và đường lối kháng chiến đúng
đắn.
+ Thứ hai: kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ
là kháng chiến - kiến quốc và chống đế quốc – chống phong kiến.
+ Thứ ba: ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc
kháng chiến phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn
+ Thứ tư: xây dựng phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, dân
quân du kích, đội địa phương thích hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong kháng
chiến.
+ Thứ năm: coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng kháng chiến tất cả các lĩnh vực, mặt trận.
5. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).
 Một là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “
lấy dân làm gốc”.
 Hai là Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan
 Ba là phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạng thời đại trong điều
kiện mới.
 Bốn là chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh
đạo nhân dân tiến hành cách mạng XHCN
6. Những thành tựu về kinh tế của công cuộc Đổi mới từ 1986 đến nay.
1- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều
mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
 Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
 Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
2- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
 Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu
nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Nhiều nhà ở và
đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và
thành thị.
 Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể dục thể thao,…
 Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không
hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo,..
 Lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đát nước, vào Đảng và
Nhà nước được nâng lên.

3- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.


 Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường
hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi
mới.
 Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả
việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố
,chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng lên. Thế
trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Công tác
bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường.
4- Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống
chính trị.
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, chúng ta đã từng bước cụ thể hóa đường lối đổi mới trên các
lĩnh vực, củng cố Đảng và chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng trong xã hội .Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị,
xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đạt hiệu
quả thiết thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hóa được phát huy. Các tầng lớp nhân dân,
đồng bào các dân tộc đoàn kết, gắn bó trong sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh

5. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm
vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
 Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu
nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, Lào, Camphuchia, trở thành
thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN, từng bước đổi mới quan hệ với
Liên bang Nga, Mỹ ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam
Á, Nam Thái Bình dương, Trung Đông, châu Phi và Mỹ latinh;
 Đảng ta tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng
sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, các tổ chức và phong
trào tiến bộ trên thế giới; thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một
số nước.
 Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ
buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh
thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta..

( câu 6 nếu thấy nhiều quá có thể học 5 cái mục nhỏ được rồi, khỏi học
nội dung nha).

You might also like