You are on page 1of 6

Câu hỏi tự luận trả lời ngắn

---//---
Câu 1. Nêu tóm lược đối tượng nghiên cứu của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản VN
Đối tượng nghiên cứu của khoa học LSĐ là sự ra đời, phát triển va hoạt động lãnh đạo của Đảng
qua các thời kỳ lịch sử.
- Nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống các sự kiện lịch sử Đảng
- Nghiên cứu xây dựng và phát triển đất nước bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn.
- Nghiên cứu, học tập LSĐCS VN làm rõ thắng lợi, thành tựu, kinh nghiệm, bài học của cách
mạng VN do Đảng lãnh đạo.
Câu 2. Nêu tóm lược chức năng của khoa học Lịch sử Đảng.
- Nhận thức đầy đủ, có hệ thống những tri thức lịch sử lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của
Đảng qua các thời kì lịch sử
- Nhận thức rõ về Đảng với tư cách một Đảng chính trị-tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân
dân lao dộng và dân tộc Việt Nam.
- Nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc-thời đại HCM, nhận thức về giác ngộ chính trị
- Nhận thức rõ vấn đề lớn của đất nước, dân tộc trong mqh với những vấn đề của thời đại và TG
Câu 3. Nêu các nhiệm vụ của khoa học Lịch sử Đảng.
- Làm rõ điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của ĐCSVN.
- Trình bày có hệ thống cương lĩnh, đường lối của Đảng.
- Tái hiện tiến trình lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng.
- Tổng kết lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng, làm rõ kinh nghiệm, bài học, quy luật và những
vấn đề lý luận của CMVN.
Câu 4. Nêu ý nghĩa của việc học tập , nghiên cứu LSĐCSVN
- Giáo dục lý tưởng, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc
- Củng cố, bồi đắp niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng , tự hào về Đảng
- Nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ khi gia nhập Đảng, tham gia xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh
và thực hiện sứ mệnh vẻ vang của Đảng
Câu 5. Hãy nêu mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN và yêu cầu đặt ra cho sự phát triển của lịch sử
dân tộc VN vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn - Yêu cầu đặt ra cho sự phát triển dân tộc
cơ bản: VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
+ Toàn thể dân tộc Việt Nam - thực dân + Đánh đuổi thực dân xâm lược, giành độc
Pháp xâm lược. lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
+ Nhân dân Việt Nam (nông dân) - địa chủ + Xoá bỏ chế độ PK, giành quyền dân chủ
phong kiến. cho dân ruộng (ruộng đất cho nông dân).
Câu 6. Các phong trào yêu nước tiêu biểu theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản ở
VN cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX; ý nghĩa của các phong trào đó.
* Theo khuynh hướng Tư sản: - Phong trào của tổ chức Việt Nam quốc dân
Đảng (1927-1930)
- Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu –
Phong trào Đông Du (1904-1908) * Theo khuynh hướng phong kiến:
- Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh – - Phong trào Cần Vương (1885 - 1896).
Phong trào Duy Tân (1904-1908)
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Bắc Giang
(1884-1913)
* Ý nghĩa :
- tuy thất bại nhưng các phong trào yêu nước đã góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước nhất là
tầng lớp thanh niên tiên tiến lựa chọn con đường mới
- Sự tiếp nối truyền thống yêu nước đồng thời tạo cơ sở xã hội cho việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-
Lênin, quan điểm CM của Nguyễn Ái Quốc, là một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của
ĐCSVN.
Câu 7. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Lựa chọn và xác lập đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc VN – Giải phóng dân tộc theo con
đường CMVS
- Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về VN, chuẩn bị những tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ
chức cho việc thành lập ĐCSVN
- Triệu tập, chủ trì và dự thảo các văn kiện cho Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng.
Câu 8. Tóm lược nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng.
Trong đó, nhiệm vụ chống Đế quốc giành độc lập được đặt ở vị trí hàng đầu
- Về lực lượng cách mạng:
+ Đoàn kết công nhân, nông dân là lực lượng cơ bản, là động lực của CM; GCCN giữa quyền
lãnh đạo.
+ Đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng yêu nước, tiến bộ để tập trung chống đế quốc và tay
sai .
- Về phương pháp cách mạng: thực hiện bằng con đường bạo lực CM của quần chúng
- Về quan hệ giữa CMVN và CMTG: CMVN là 1 bộ phận của CMTG, liên lạc vs các dân tộc
bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới .
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng :
+ GCVS là lực lượng lãnh đạo CM + Đảng là đội tiên phong của GCVS.
Câu 9. Nêu tóm lược ý nghĩa lịch sử của việc thành lập ĐCSVN vào đầu năm 1930
- Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở nước ta, là sự kiện có ý nghĩa quyết định
đ/v toàn bộ qt phát triển của CMVN.
- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắng khít của CMVSTG.
- GCCNVN đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CMVN.
- Xác lập vai trò lãnh đạo của GCCNVN đ/v CMVN.
Câu 10. Nêu những nhiệm vụ trước mắt được đề ra tại Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng
(3/1935); ý nghĩa của Đại hội I.
* Nhiệm vụ : - Thu phục quảng đại quần chúng
- Củng cố phát triển Đảng - Chống chiến tranh đế quốc ủng hộ Liên Xô
* Ý nghĩa: đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức đảng và phong trào CM quần chúng tạo điều
kiện để bước vào cao trào CM mới.
Câu 11. Qua phong trào dân chủ 1936-1939 đã giúp cho Đảng tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệm mới như thế nào?
Đảng đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm chỉ đạo chiến lược – đã giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa :
- Mục tiêu chiến lược với mục tiêu cụ thể - Về vấn đề phản đế và điền địa
trước mắt
- Phong trào CM đông dương vs phong trào
- Xây dựng liên minh công nông vs mở rộng CM Pháp và thế giới.
mặt trận thống nhất rộng rãi
Câu 12. Nêu tóm lược những nội dung quan trọng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần 8 (5/1941); ý nghĩa của Hội nghị.
- Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách: giữa dân tộc Việt Nam
với đế quốc Pháp và phátxít Nhật.
- thứ hai, khẳng định cuộc CM hiện tại chỉ phải giải quyết 1 vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”
- thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính
sách dân tộc tự quyết
- thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc bao gồm nông dân, công nhân, địa chủ yêu nước,
tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
- thứ năm, sau khi CM thành công sẽ thành lập nước VN dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân
chủ một hình thức nhà nước của chung của toàn thể dân tộc
- thứ sáu, xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và nhân dân.
*Ý nghĩa của Hội Nghị: - Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
- Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược mới đề ra từ Hội nghi Trung ương tháng 11-1939
- Khẳng định lại đường lối CMGPDT đúng đắn được nêu ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng.
- Ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do.
Câu 13. Những mốc son lịch sử đánh dấu thắng lợi trong quá trình Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước vào tháng 8-1945.
-Ngày 13-15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của chính quyền trước khi quân Đồng minh vào
Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động Đông Dương.
toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành
- Ngày 14-18/8/1945: Hải Dương, Bắc - Ngày 23/8, giành chính quyền ở Huế.
Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam nổi dậy khởi
nghĩa và giành chính quyền. - Ngày 25/8, giành chính quyền ở SG.

- Ngày 19/8, giành chính quyền ở HN – có ý - Ngày 28/8 khởi nghĩa giành thắng lợi trên
nghĩa quyết định đ/v thắng lợi của CMt8 cả nước.
trong phạm vi cả nước. - Ngày 30/8, Bảo Đại tuyên bố thoái vị,
chấm dứt chế độ PK ở VN.
Câu 14. Bài học kinh nghiệm của Đảng trong cách Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. (chống đế quốc và phong kiến)
- Thứ hai, về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông, cần khơi dậy tinh thần
dân tộc , tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc.
- Thứ ba, về phương pháp cách mạng: Kiên quyết dùng bạo lực CM và biết sd bạo lực CM 1 cách
thích hợp; Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
- Thứ tư, về xây dựng Đảng: xây dựng một Đảng Mác – Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa
giành chính quyền.
Câu 17. Nêu những kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
- Một là đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp vs thực tiễn lịch sử của cuộc kháng chiến
ngay từ những ngày đầu
- Hai là kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ cơ bản vừa kháng
chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến
- Ba là ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc kháng chiến phù hợp
vs đặc thù của từng giai đoạn
- Bốn là xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, dân quân du kích một cách thích hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị -
quân sự của cuộc kháng chiến
- Năm là coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng; nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của
Đảng đối vs cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh vực, mặt trận.
Câu 18. Nêu nội dung đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam do Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua.
Thực hiện đồng thời 2 chiến lược cm khác nhau ở 2 miền:
- Đẩy mạnh CM XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ cm vững mạnh của cách
mạng cả nước;
- Tiến hành CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà hoàn
thành độc lập dân chủ trong cả nước .
Mỗi chiến lược cách mạng đều có vị trí qua trọng quyết định nhằm giải quyết yêu cầu riêng của
cách mạng từng miền, nhưng đều hướng vào mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền Nam,
thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
Câu 19. Hãy nêu ró đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
nước ta, do Đại hội III đề ra (9/1960).
- Đoàn kết nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta và đoàn
kết với các nước XHCN.
- Đưa miền Bắc tiến nhanh tiến mạnh lên xhcn, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc,
củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 20. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn mới đã xác định mục
tiêu và phương châm chiến lược như thế nào?.
- Mục tiêu chiến lược: kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất
kì tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc giải phóng miền Nam hoàn thành CM dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
- Phương châm chiến lược: đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh; cần
phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả 2 miền để mở những cuộc tiến công
lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường
miền Nam.
Câu 21. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 11 và lần thứ 12 (năm 1965) đã kịp thời
xác định chủ trương, nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới
trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh như thế nào?
- Kịp thời chuyển hướng xây dựng kt cho phù hợp vs tình hình có chiến tranh phá hoại
- Tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp vs sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh
- Ra sức chi viện cho miền Nam mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam
- Phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp vs tình hình mới.
Câu 22. Nêu tóm lược kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng qua cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 - 1975)
- Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CHXN nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả
nước đánh Mỹ.
- Tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh
nhân dân, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp.
- Phải có công tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội, thực
hiện thắng lợi từng bước đến thắng lợi hoàn toàn.
- Coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CM chiến đấu trong cả nước, tranh thủ
tối đa sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.

You might also like